Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 200/1997/QĐ-NH1 | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THỂ LỆ TÍN DỤNG TRUNG HẠN, DÀI HẠN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 367/QĐ-NH1 NGÀY 21/12/1995 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà bước Việt nam; Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính ngày 23 tháng 05 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ về nhiêm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 07 năm 1996 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng; - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ nghiên cứu kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn ban hành kèm theo Quyết định số 367/QĐ - NH1 ngày 21/12/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: 1. Điều 1 khoản 4 được sửa đổi như sau:
"Tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép để chủ đầu tư lựa chọn các phương án thực hiện dự án đầu tư".
2. Điều 1 khoản 7 được sửa đổi như sau:
"Tín dụng trung hạn là loại cho vay vốn có thời hạn từ 01 đến 05 năm; tín dụng dài hạn là loại cho vay vốn có thời hạn từ 05 năm trở lên; nhưng thời gian cho vay tối đa bằng thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hình thành bằng vốn vay".
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều kiện vay vốn:
3.1 Điều 7 khoản 2 được sửa đổi như sau:
"Dự án hoặc khoản vay theo tính toán có hiệu quả kinh tế, xác định được nguồn vốn để trả nợ. Kết quả sản xuất kinh doanh của bên vay không bị lỗ, không có nợ quá hạn Ngân hàng. Riêng các trường hợp sau đây bên cho vay được xem xét để có thể cho vay tiếp:
a, Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được Nhà nước cấp bù lỗ theo chính sách.
b, Kết quả sản xuất kinh doanh của bên vay là doanh nghiệp Nhà nước đang bị lỗ, nếu có phương án sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả khắc phục được lỗ để trả nợ Ngân hàng; phương án sản xuất kinh danh phải được Bộ, ngành quản lý (đối với doanh nghiệp Trung ương) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) chấp thuận.
c, Bên vay đang có nợ quá hạn Ngân hàng mà các khoản nợ quá hạn đó do Nhà nước thay đổi chủ trương chính sách hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng".
3.2 Điều 7 khoản 4 được sửa đổi như sau:
"Bên vay phải thực hiện biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ (nghĩa vụ trả nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và lãi phạt quá hạn), trừ các trường hợp mà Pháp luật có quy định khác. Việc lựa chọn các biện pháp đảm bảo trả nợ như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... là do tổ chức tín dụng xem xét quyết định đối với từng dự án hoặc khoản vay cụ thể. Trình tự, thủ tục về thế chấp, cầm cố và bảo lãnh thực hiện theo quy định hiện hành về thế chấp, cấm cố và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng".
3.3 Điều 7 bổ sung thêm khoản 9 như sau:
"Dự án đầu tư phải được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, cho phép đầu tư và cấp giấy phép đầu tư như quy định tại Điều 7 của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ".
4. Điều 12 được sửa đổi như sau:
"Tổ chức tín dụng không dược cho một khách hàng vay quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ. Tổng số vốn cho 10 khách hàng vay nhiều nhất không được quá 30% tổng số dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng".
5. Điều 14 khoản 3, bổ sung vào cuối câu đoạn: "...trừ trường hợp doanh nghiệp vừa mới thành lập và hoạt động trong quý xin vay vốn".
6. Điều 18 khoản 1 sửa đổi như sau: "Trường hợp bên vay không trả nợ đúng hạn của từng kỳ hạn trả nợ cụ thể do các nguyên nhân khách quan, nếu có văn bản giải trình xin gia hạn nợ thì bên cho vay xem xét cho gia hạn thêm thời gian trả nợ theo từng kỳ hạn trả nợ cụ thể, nhưng tổng số thời gian được gia hạn các kỳ hạn trả nợ của 1 hợp đồng tín dụng không quá 1/3 (một phần ba) thời hạn nợ trước khi ga hạn".
7. Bổ sung "Điều 21a. Mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng:
Các tổ chức tín dụng được thực hiện việc mua bán nợ trung và dài hạn với nhau. Nghiệp vụ mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy chế mua bán nợ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| Cao Sĩ Kiêm (Đã ký) |
- 1Quyết định 367/QĐ-NH1 năm 1995 về Thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
- 2Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 5Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 200/1997/QĐ-NH1 sửa đổi Thể lệ tín dụng Trung hạn, dài hạn kèm theo Quyết định 367/QĐ-NH1 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước
- Số hiệu: 200/1997/QĐ-NH1
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/06/1997
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra