Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1990 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 37-LCT/HĐNN8 NGÀY 23/05/1990 VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Để xác định trách nhiệm quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phù hợp với đường lối đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân;
Căn cứ vào Điều 19 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách liên quan đến các hoạt động tiền tệ; xây dựng các dự án pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;
2- Ban hành các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của mình về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thi hành và kiểm tra việc thi hành các văn bản pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;
3- Thực hiện vai trò ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng;
4- áp dụng các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm sự tôn trọng các nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng;
5- Tổ chức in, đúc, bảo quản tiền dự trữ phát hành, thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ;
6- Nhận và trả tiền gửi của kho bạc Nhà nước, của các cơ quan nước ngoài và tổ chức quốc tế; cho ngân sách Nhà nước vay, khi cần thiết;
7- Quản lý Nhà nước về ngoại tệ và vàng, lập cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế;
8- Bảo quản dự trữ Nhà nước về ngoại tệ và vàng;
9- Trực tiếp ký kết hoặc được uỷ quyền ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;
10- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ, tín dụng, ngân hàng quốc tế;
11- Thanh tra các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;
12- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ - kỹ thuật ngân hàng.
TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Mục 1: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1- ViệC quản trị Ngân hàng Nhà nước do Hội đồng quản trị đảm nhiệm.
2- Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề tiền tệ, kinh tế và tài chính;
b) Thông qua các dự án pháp luật, chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và ngân hàng trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Hội đồng bộ trưởng;
c) Giám sát tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thi hành nhiệm vụ được giao;
d) Quyết định tỷ lệ dự trữ tối thiếu bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ mua công trái và các tỷ lệ an toàn khác đối với các tổ chức tín dụng;
e) Quyết định các nghiệp vụ in, đúc, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu huỷ tiền giấy và tiền kim loại;
g) Thông qua dự toán, quyết toán năm tài chính và báo cáo hàng năm của Ngân hàng Nhà nước.
Hội đồng quản trị gồm có các thành viên:
- Chủ tịch là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Phó Chủ tịch là Phó Thống đốc thứ nhất;
- 4 uỷ viên cấp thứ trưởng đại diện của Bộ tài chính, Bộ thương nghiệp, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư;
- 4 uỷ viên được chọn trong số chuyên gia kinh tế, tiền tệ.
Các uỷ viên Hội đồng quản trị phải tinh thông về tiền tệ.
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các uỷ viên khác của Hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Không được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị:
1- Cả hai vợ chồng; những người thân thuộc trực hệ ba đời; những người cùng là hội viên, cổ đông của một công ty cổ phần;
2- Thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc hoặc nhân viên của một tổ chức tín dụng;
3- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về tội phạm hình sự.
Không còn là thành viên Hội đồng quản trị trong những trường hợp sau đây:
1- Vi phạm quy định tại
2- Có đơn xin từ chức và được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng chấp thuận;
3- Không còn khả năng, điều kiện để thi hành nhiệm vụ và được xác nhận theo quy định của pháp luật.
Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm giám sát viên do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành.
Mục 2: ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
2- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng quản trị;
b) Điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
c) Quyết định tổ chức bộ máy, quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh và văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật nhân viên Ngân hàng Nhà nước theo Quy chế viên chức Nhà nước;
e) Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, các quy định của Ngân hàng Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng quản trị;
g) Trong phạm vi quyền hạn được giao, ký kết những điều ước quốc tế và hợp đồng về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;
h) Khởi kiện vụ kiện dân sự, đề nghị khởi tố vụ án hình sự, liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;
i) Thay mặt Hội đồng quản trị trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng báo cáo hàng năm về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2- Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thanh tra các tổ chức tín dụng trong cả nước và quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Pháp lệnh thanh tra.
2- Nhân viên Ngân hàng Nhà nước không được lợi dụng vị trí và quan hệ công tác của mình để nhận thù lao hoặc chia lời dưới bất kỳ hình thức nào của tổ chức tín dụng.
1- Chi phí hoạt động;
2- Các khoản dự phòng về rủi ro, giảm giá tài sản;
3- Các khoản dự phòng khác, nếu Hội đồng quản trị thấy cần thiết, sau khi được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng chấp thuận.
1- Ngân hàng Nhà nước không được cho các đối tượng sau đây vay:
a) Nhân viên của mình, kể cả các thành viên Hội đồng quản trị;
b) Xí nghiệp, cơ quan, tổ chức kinh tế và cá nhân.
2- Ngân hàng Nhà nước không được góp vốn vào các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và thành lập công ty hay xí nghiệp vì mục đích kinh doanh hoặc tiến hành các hoạt động không phù hợp với chức năng mà Pháp lệnh này quy định.
1- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2- Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng bảng tổng kết tài sản và bảng lỗ lãi cùng với báo cáo hàng năm của Ngân hàng Nhà nước; gửi Bộ trưởng tài chính bảng lỗ lãi hàng năm.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Mục 1: QUAN HỆ VỚI BỘ TÀI CHÍNH
1- Phát hành công trái ngắn hạn và dài hạn;
2- Trả vốn gốc và lãi đối với công trái.
2- Ngân hàng Nhà nước thoả thuận với Bộ tài chính việc ứng trước, cho vay, mức tiền, thời hạn, lãi suất đối với Kho bạc Nhà nước.
3- Việc ứng trước và cho vay được bảo đảm bằng các trái phiếu Kho bạc sinh lãi do Bộ tài chính giao cho Ngân hàng Nhà nước. Các trái phiếu Kho bạc này có kỳ hạn tối đa 180 ngày và có thể chuyển nhượng.
Ngân hàng Nhà nước bảo quản dự trữ Nhà nước về ngoại tệ và vàng.
1- Làm tiền giả; tàng trữ, lưu hành tiền giả;
2- Phá hoại tiền giấy và tiền kim loại;
3- Dùng tiền kim loại vào mục đích khác;
4- Làm biến đổi màu sắc, mệnh giá đồng tiền nhằm mục đích lừa đảo;
5- Từ chối không nhận lưu hành tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Mục 3: QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Ngân hàng Nhà nước có quyền bắt buộc các tổ chức tín dụng duy trì:
1- Các quỹ dự trữ pháp định;
2- Các nguồn tiền khác sẵn sàng thanh toán các khoản tiền gửi
và nợ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
3- Tỷ lệ dự trữ tối thiếu bắt buộc và các tỷ lệ an toàn khác.
Ngân hàng Nhà nước quy định mức phạt đối với tổ chức tín dụng vi phạm Điều này.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước được phát hành, mua, bán trái phiếu và tổ chức điều khiển các thị trường tiền tệ.
Trong việc quản lý Nhà nước về ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Xây dựng các dự án pháp luật về quản lý ngoại hối;
2- Ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý ngoại hối, tổ chức và kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật về ngoại hối;
3- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối đối với tổ chức và cá nhân;
4- Xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam;
5- Lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế; theo dõi quan hệ tín dụng với nước ngoài và tổ chức quốc tế; tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế.
2- Việc quản lý ngoại hối phải theo các nguyên tắc sau đây:
a) Mọi khoản thu ngoại tệ về xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phải chuyển hết về nước qua các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
b) Tổ chức, công dân Việt Nam không được mở tài khoản và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, trừ trường hợp được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
c) Mọi hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam phải thực hiện bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động bằng ngoại tệ;
d) Các tổ chức tại Việt Nam có ngoại tệ, ngoài định mức được để lại theo quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối, phải bán cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối, hoặc bán tại thị trường hối đoái trong nước do Ngân hàng Nhà nước tổ chức; khi có nhu cầu thì mua ngoại tệ tại Ngân hàng hoặc tại thị trường hối đoái trong nước;
e) Công dân Việt Nam có ngoại tệ thì bán cho ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối; khi có nhu cầu thì mua tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối;
g) Tổ chức, cá nhân đầu tư, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài phải thực hiện theo quy định của Luật đầu từ nước ngoài tại Việt Nam và quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối;
h) Mọi hoạt động vay nợ, trả nợ, cho vay, thu hồi nợ với nước ngoài đều phải thực hiện qua ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Trường hợp tổ chức kinh tế vay nợ, trả nợ với nước ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước;
i) Tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1990.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1990
| Võ Chí Công (Đã ký) |
- 1Hiến pháp năm 1980
- 2Nghị định 20-CP năm 1995 về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Quyết định 135/QĐ-NH6 năm 1995 về Quy chế tiêu huỷ các loại tiền giấy rách nát, hư hỏng, và tiền đình chỉ lưu hành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 397/1997/QĐ-NHNN1 về tỷ lệ và cơ cấu dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 5Quyết định 69-QĐ/NH6 năm 1995 quy định về việc thu hồi và đổi tiền giấy, ngân phiếu thanh toán không đủ tiêu chuẩn lưu thông do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 73-QĐ/NH9 năm 1995 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát Ngân hàng Nhà nước
Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 37-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 23/05/1990
- Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 01/10/1990
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra