Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2016/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 11 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO VÀ MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định mức chi phí và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện thực hiện đào tạo trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

- Người khuyết tật đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ) có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề học.

- Phụ nữ, lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề học.

- Các cơ sở tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đủ điều kiện theo quy định.

- Các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mức chi phí và mức hỗ trợ chi phí đào tạo

1. Mức chi phí và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng đối với các nghề, cụ thể như sau:

TT

Tên nghề đào tạo

Thời gian đào tạo/ khóa học
(tháng)

Người khuyết tật

Lao động khác

Mức chi phí đào tạo nghề/ người/ khóa học
(nghìn đồng)

Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề/ người khóa học
(nghìn đồng)

Mức chi phí đào tạo nghề/ người/ khóa học
(nghìn đồng)

Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề/ người/ khóa học
(nghìn đồng)

I. Nhóm nghề nông nghiệp

1

Trồng lúa năng suất cao

03

2.800

2.800

1.800

1.800

2

Trồng ngô

03

2.800

2.800

1.800

1.800

3

Trồng và nhân giống nấm

03

2.800

2.800

1.800

1.800

4

Trồng rau an toàn

03

2.800

2.800

1.800

1.800

5

Trồng cây ăn quả

03

2.800

2.800

1.800

1.800

6

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

03

3.000

3.000

2.000

2.000

7

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

03

3.000

3.000

2.000

2.000

8

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà, ngan, vịt

03

3.000

3.000

2.000

2.000

9

Chuẩn đoán bệnh động vật thủy sản

03

3.000

3.000

2.000

2.000

10

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

03

3.000

3.000

2.000

2.000

11

Nuôi cua đồng

03

3.000

3.000

2.000

2.000

II. Nhóm nghề phi nông nghiệp

1

May công nghiệp

03

3.500

3.500

2.000

2.000

2

Hàn

03

 

 

2.000

2.000

3

Điện dân dụng

03

3.500

3.500

2.000

2.000

4

Điện công nghiệp

03

3.500

3.500

2.000

2.000

5

Công nghệ ô tô

03

 

 

2.000

2.000

6

Mộc mỹ nghệ

03

3.500

3.500

2.000

2.000

7

Mộc dân dụng

03

3.500

3.500

2.000

2.000

8

Tin học văn phòng, vi tính văn phòng

03

3.000

3.000

2.000

2.000

9

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

03

3.500

3.500

2.000

2.000

10

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

03

3.500

3.500

2.000

2.000

11

Sửa chữa xe máy

03

3.500

3.500

2.000

2.000

12

Thêu ren, Ren thủ công

03

3.000

3.000

1.800

1.800

02

2.200

2.200

1.500

1.500

13

Mây tre đan

03

3.000

3.000

1.800

1.800

02

2.200

2.200

1.500

1.500

14

Sản xuất hương xuất khẩu

03

3.000

3.000

1.800

1.800

02

2.200

2.200

1.500

1.500

15

Xâu chiếu trúc

02

2.200

2.200

1.500

1.500

16

Kỹ thuật khảm trai

03

3.500

3.500

2.000

2.000

17

Kỹ thuật chế biến món ăn

03

3.000

3.000

1.800

1.800

2. Hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người học được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

3. Mỗi người chỉ được hỗ trợ chi phí đào tạo một lần. Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Quyết định này. Riêng những người đã được hỗ trợ chi phí học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Quyết định này để chuyển đổi việc làm, nhưng tối đa không quá 03 lần.

4. Trường hợp có nghề mới phát sinh chưa quy định tại Quyết định này, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng mức chi phí và mức hỗ trợ chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Điều 3. Nội dung chi phí đào tạo và nguồn kinh phí thực hiện

1. Nội dung chi phí đào tạo, bao gồm:

- Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;

- Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề;

- Thù lao giáo viên, người dạy nghề;

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề;

- Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (nếu có);

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề đối với trường hợp dạy nghề lưu động;

- Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học;

- Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có);

- Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo;

2. Nguồn kinh phí thực hiện

- Ngân sách trung ương

- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. SLao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện theo quy định.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai, thực hiện.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo quản lý và sử dụng kinh phí, thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tổng hợp nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng của người lao động trên địa bàn theo từng nhóm đối tượng, xây dựng kế hoạch đào tạo, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn quản lý.

5. Các cơ sở đào tạo

- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người học theo hợp đồng đặt hàng, nhiệm vụ được giao theo đúng quy định về giáo dục nghề nghiệp.

- Quản lý và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo theo quy định.

- Báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo với cơ quan đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TBXH (để b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như Điều 5;
- VPUB: LĐVP, các CV;
- Lưu VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Bùi Quang Cẩm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 20/2016/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

  • Số hiệu: 20/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Bùi Quang Cẩm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản