Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2003 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 3989/CV-KHĐT ngày 10 tháng 10 năm 2002 và công văn số 4909/CV-KHĐT ngày 09 tháng 12 năm 2002) về duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Định hướng phát triển ngành than:
- Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Vì vậy, việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả.
- Phát triển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩu để điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ.
- Phát triển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, sinh thái trên các địa bàn vùng than, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
- Không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn trong khai thác than.
- Quản trị tài nguyên than chặt chẽ.
Tổng trữ lượng than tính đến tháng 01 năm 2002 được xác định khoảng 3,8 tỷ tấn, trong đó:
- Than đá là 3,4 tỷ tấn.
- Than bùn là 0,4 tỷ tấn.
- Trữ lượng than đưa vào quy hoạch là 2,5 tỷ tấn.
Trong giai đoạn từ năm 2003 - 2010 cần tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò đến mức -300 m, đồng thời triển khai việc tìm kiếm, điều tra cơ bản dưới mức -300 m bể than Quảng Ninh; từng bước thăm dò bể than đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ cho chiến lược phát triển năng lượng; các vùng than khác bao gồm cả than bùn.
a) Sản lượng sản xuất than thương phẩm:
Sản lượng sản xuất than đá thương phẩm với mức dự kiến sau:
- Đến năm 2005 là 16-17 triệu tấn.
- Đến năm 2010 là 23-24 triệu tấn.
- Đến năm 2015 là 26-27 triệu tấn.
- Đến năm 2020 là 29-30 triệu tấn.
Sản lượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc nhập khẩu than trên cơ sở cân đối hiệu quả chung của nền kinh tế.
b) Công nghệ sản xuất:
Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò; tập trung vào việc cơ giới hoá hầm lò, chống lò và khấu than để giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh công nghiệp. Đồng bộ và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sàng tuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác động môi trường, sinh thái.
c) Đầu tư xây dựng cơ bản:
- Từng bước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng tuyển than hiện có và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân (xem phụ lục).
- Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2003 - 2010 ước tính khoảng 14.166 tỷ đồng, trong đó:
Vốn đầu tư duy trì, mở rộng, xây dựng mới khoảng 12.933 tỷ đồng.
Vốn bổ sung kinh doanh khoảng 1.233 tỷ đồng.
- Nguồn vốn:
Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi và các nguồn khác.
Ngành than được hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho các công tác: lập quy hoạch phát triển ngành và vùng than, điều tra cơ bản phần sâu bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng Bắc Bộ, các khu vực than khác bao gồm cả than bùn.
Trong quá trình đầu tư, cần tạo thêm nguồn vốn theo các hình thức: vay nước ngoài, mua thiết bị thanh toán trả chậm, thuê mua tài chính, cổ phần hoá, phát hành trái phiếu công trình, hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.
1. Bộ Công nghiệp với chức năng quản lý Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chỉ đạo triển khai thực hiện theo Quy hoạch được duyệt, trước hết là công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư giai đoạn 2003 - 2010.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tổng công ty Than Việt Nam và các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty Than Việt Nam lập kế hoạch đầu tư, khai thác có hiệu quả và có các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác mỏ; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành và chính sách đối với người lao động ngành than.
- Trong quá trình thực hiện Quy hoạch: tổ chức định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với ngành than, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
- Chỉ đạo ngành than phối hợp chặt chẽ các Bộ, ngành và địa phương (đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh) có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường, sinh thái tại các địa bàn hoạt động.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, cân đối nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch ngành, quy hoạch các vùng than, điều tra cơ bản đến mức -300 m và dưới - 300 m bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng Bắc Bộ và các vùng than khác, bao gồm cả than bùn.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ vào từng thời kỳ, tình hình sản xuất và tiêu thụ than, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giá bán than hợp lý cho bốn hộ tiêu thụ than lớn: điện, xi măng, giấy và đạm theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí sản xuất hợp lý để tiến tới thực hiện giá bán than theo cơ chế thị trường vào năm 2006.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có tài nguyên than: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Nam, Hưng Yên... chỉ đạo các Sở, ngành của địa phương và phối hợp với các Bộ, ngành, Tổng công ty Than Việt Nam tạo điều kiện cho các đơn vị ngành than thực hiện Quy hoạch này.
5. Tổng công ty Than Việt Nam và các đơn vị sản xuất kinh doanh than khác có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện Quy hoạch và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý và khai thác tài nguyên được giao. Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật nhằm tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của thế giới, khu vực trong lĩnh vực thăm dò, khai thác than đạt năng suất cao và đảm bảo an toàn. Phối hợp với các địa phương trong việc lập quy hoạch tổ chức thăm dò, khai thác than bùn làm phân bón phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC MỎ THAN GIAI ĐOẠN 2003-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên công trình | Quy mô công suất 1.000 tấn/năm | Loại hình đầu tư |
1 | Mỏ Cao Sơn | 1.500 | Cải tạo |
2 | Mỏ Đông Cao Sơn | 1.200 | Cải tạo |
3 | Mỏ Cọc Sáu | 1.500 | Duy trì |
4 | Mỏ Đèo Nai | 1.500 | Cải tạo |
5 | Mỏ Thống Nhất | 1.500 | Cải tạo |
6 | Mỏ Mông Dương | 850 | Cải tạo |
7 | Mỏ Khe Chàm 1 | 600 | Cải tạo |
8 | Mỏ Khe Chàm 2 | 1.200 | Xây dựng mới |
9 | Mỏ Khe Chàm 3 | 2.000 | Xây dựng mới |
10 | Mỏ Khe Chàm 4 | 1.500 | Xây dựng mới |
11 | Mỏ Bắc Cọc Sáu | 500 | Xây dựng mới |
12 | Mỏ Bắc Khe Chàm, Khe Tam | 300 | Cải tạo |
13 | Mỏ Quảng Lợi | 300 | Cải tạo |
14 | Mỏ Nam Khe Tam | 800 | Cải tạo |
15 | Mỏ Đông Đá Mài | 380 | Cải tạo |
16 | Mỏ Đông Khe Sim | 100 | Cải tạo |
17 | Mỏ Đông của Tây Khe Sim | 200 | Cải tạo |
18 | Mỏ Khe Tam (Dương Huy) | 1.500 | Cải tạo |
19 | Mỏ Tây Khe Sim | 100 | Xây dựng mới |
20 | Mỏ Kế Bào | 600 | Xây dựng mới |
21 | Mỏ Đông Bắc Mông Dương | 800 | Cải tạo |
22 | Mỏ Ngã Hai | 1.500 | Cải tạo |
23 | Mỏ Tây Nam Đá Mài | 300 | Cải tạo |
24 | Mỏ Tây Bắc Đá Mài | 350 | Cải tạo |
25 | Mỏ Bàng Nâu | 500 | Cải tạo |
26 | Mỏ Hà Tu | 1.000 | Duy trì |
27 | Mỏ Núi Béo | 1.500 | Cải tạo |
28 | Mỏ Hà Lầm | 1.500 | Cải tạo |
29 | Mỏ 917 | 300 | Cải tạo |
30 | Mỏ Giáp Khẩu | 800 | Cải tạo |
31 | Mỏ Cao Thắng | 500 | Cải tạo |
32 | Mỏ Hà Ráng - Núi Khánh | 500 | Cải tạo |
33 | Mỏ Thành Công - Bình Minh | 600 | Cải tạo |
34 | Mỏ Vàng Danh | 1.800 | Cải tạo |
35 | Mỏ Mạo Khê | 2.000 | Cải tạo |
36 | Mỏ Phạm Hồng Thái | 500 | Cải tạo |
37 | Mỏ Nam Mẫu | 1.200 | Cải tạo |
38 | Mỏ Đồng Vông | 500 | Cải tạo |
39 | Mỏ Tân Dân | 300 | Cải tạo |
40 | Mỏ Quảng La | 600 | Cải tạo |
41 | Mỏ Hồ Thiên | 300 | Xây dựng mới |
42 | Mỏ Khe Chuối | 500 | Xây dựng mới |
43 | Mỏ Đồng Rì | 600 | Cải tạo |
44 | Mỏ Núi Hồng | 300 | Cải tạo |
45 | Mỏ Khánh Hoà | 400 | Cải tạo |
46 | Mỏ Na Dương | 600 | Cải tạo |
47 | Mỏ Khe Bố | 20 | Duy trì |
48 | Mỏ Nông Sơn | 232 | Cải tạo |
49 | Mỏ Làng Cẩm | 100 | Cải tạo |
50 | Các mỏ than đá địa phương | 200 | Cải tạo |
51 | Mỏ Bình Minh - Khoái Châu | 1.500 | Xây dựng mới sau năm 2010 |
52 | Các mỏ than bùn | 1.000 | Xây dựng mới |
- 1Quyết định 10/2002/QĐ-BCN về Đơn giá khảo sát thăm dò chuyên ngành than do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Công văn 2197/TTg-KTN về Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2015, có xét đến triển vọng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1265/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 10/2002/QĐ-BCN về Đơn giá khảo sát thăm dò chuyên ngành than do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Công văn 2197/TTg-KTN về Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2015, có xét đến triển vọng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1265/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 20/2003/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 20/2003/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/01/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 13/02/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra