BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1989/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2009 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Cục Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: NATIONAL LEGAL AID AGENCY; viết tắt: NLAA.
Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch, các biện pháp hỗ trợ phát triển trợ giúp pháp lý và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản do Bộ trưởng giao hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan;
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, năm năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành Tư pháp;
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch, các biện pháp hỗ trợ phát triển trợ giúp pháp lý và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý sau khi được ban hành hoặc phê duyệt;
4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ, biểu mẫu, giấy tờ về trợ giúp pháp lý; thống nhất ấn hành các tài liệu về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
5. Hướng dẫn, theo dõi việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; định kỳ báo cáo Bộ trưởng về công tác theo dõi, thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Cục;
6. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục;
7. Giúp Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương và Tổ giúp việc cho Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương;
8. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng hướng dẫn, theo dõi và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
9. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các hội nghề nghiệp về trợ giúp pháp lý, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cá nhân thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý và tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
10. Trong quản lý chuyên ngành về trợ giúp pháp lý:
a) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
b) Thống nhất quản lý nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đối với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn và theo dõi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển trợ giúp pháp lý;
d) Thống nhất quản lý, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý trong phạm vi thẩm quyền hoặc theo phân cấp của Bộ; tổ chức kiểm tra và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
11. Chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng và thực hiện quản lý Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
12. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý; thực hiện truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
14. Tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
15. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
16. Nghiên cứu khoa học về trợ giúp pháp lý; phối hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thực hiện công tác phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
17. Thực hiện chương trình cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
18. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
19. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật theo phân cấp của Bộ hoặc do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Quản lý nghiệp vụ;
- Phòng Quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Phòng Tài chính - Kế toán.
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục bao gồm:
- Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam;
- Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế:
a) Biên chế hành chính của Cục thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
b) Biên chế sự nghiệp của Cục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ theo quy định của pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Cục chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách; có trách nhiệm báo cáo, kiến nghị kịp thời với Lãnh đạo Bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo Bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, về cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Cục.
2. Cục là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Cục.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan thì Cục trưởng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác giữa Cục và một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức thực hiện các chế độ về tài chính kế toán của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
c) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ Quyết định số 752/QĐ-TCCB ngày 24 tháng 10 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Quyết định số 458/1998/QĐ-BTP ngày 03 tháng 6 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý; Quyết định số 874/1998/QĐ-BTP ngày 27 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Chi nhánh của Cục Trợ giúp pháp lý tại bộ phận thường trực phía Nam của Văn phòng Bộ Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 256/2002/QĐ-BTP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý (trên cơ sở chuyển đổi Phòng Trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý); Quyết định số 567/2004/QĐ-BTP ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Chi nhánh của Cục Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thái Nguyên.
Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 458/1998/QĐ-BTP về Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 395/QĐ-BTP năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 4Quyết định 1689/QĐ-BTP năm 2015 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Quyết định 458/1998/QĐ-BTP về Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 395/QĐ-BTP năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 4Quyết định 1689/QĐ-BTP năm 2015 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 1989/QĐ-BTP năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1989/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Hà Hùng Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực