Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198-QĐ/NH1 | Hà Nội ngày 16 tháng 9 năm 1994 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo lệnh số 37-HĐNN8; Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo lệnh số 38-LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế.
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.
| THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
TỔ CHỨC TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
(Ban hành theo Quyết định số 198-QĐ/NH1 ngày 16-9-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Các quy định trong thể lệ này áp dụng đối với loại tín dụng ngắn hạn bằng đồng Việt Nam.
1.1 Tổ chức tín dụng cho vay vốn ngắn hạn quy định tại thể lệ này bao gồm các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Công ty Tài chính, Hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính.
1.2 Các tổ chức kinh tế vay vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là đơn vị vay) là các pháp nhân và thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; cá thể và hộ sản xuất.
3.1 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng hạn đã cam kết.
3.2 Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu qủa kinh tế.
3.3 Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương.
Điều 4: Điều kiện để được vay vốn:
4.1 Đối với mọi đơn vị vay:
4.1.1 Có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
4.1.2 Sản xuất kinh doanh có lãi, hoặc được cấp bù lỗ theo chính sách; không nợ quá hạn.
4.1.3 Phải có vốn tự có. Mức vốn tự có cụ thể của các đơn vị khác nhau do Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quy định.
4.1.4 Tổ chức hạch toán và quản lý tài chính theo đúng Pháp lệnh kế toán và thống kê.
4.1.6 Thừa nhận và chấp hành Thể lệ tín dụng của ngân hàng Nhà nước và các quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng cho vay.
4.2 Đối với các doanh nghiệp tư nhân, ngoài những điều kiện quy định tại điểm 4.1 trên đây, phải có giấy phép kinh doanh, phải có trụ sở cùng địa bàn với tổ chức tín dụng cho vay; đối với cá thể, hộ sản xuất phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với tổ chức tín dụng cho vay.
Mỗi đơn vị, ngoài việc vay ở tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán (nơi mở tài khoản giao dịch đầu tiên) còn được vay ở các tổ chức tín dụng khác theo các quy định sau:
5.1 Đơn vị đã và đang vay vốn ở tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi thanh toán, được vay thêm vốn ở các tổ chức tín dụng cùng hoặc khác hệ thống với tổ chức tín dụng mà đơn vị có mở tài khoản tiền gửi thanh toán.
5.2 Khi vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác, đơn vị vay phải thống kê đây đủ các khoản còn dư nợ của các tổ chức tín dụng trước đó và phải cam kết trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc nộp tiền mặt, ngân phiếu thanh toán để trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay khi đến hạn. Cam kết này có hiệu lực tới khi vốn vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi hoặc được tổ chức tín dụng cho vay đồng ý hủy bỏ.
5.3 Khi cho vay vốn đối với đơn vị đã vay tổ chức tín dụng khác thì tổ chức tín dụng nơi cho vay phải yêu cầu có xác nhận của tổ chức tín dụng nơi giữ tài khoản tiền gửi thanh toán về các điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 4 thể lệ này, đồng thời thông qua hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn cung cấp thông tin về xác định các điều kiện đảm bảo an toán vốn trước khi quyết định cho vay.
5.4 Các tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vốn ngắn hạn đối với đơn vị vay để dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Trường hợp đơn vị vay chuyển trụ sở và chuyển tài khoản tiền gửi thanh toán đến mở ở tổ chức tín dụng khác thì có thể được vay của tổ chức tín dụng nơi đơn vị vay mới đến để trả nợ cũ cho tổ chức tín dụng trước đó.
5.5 Trường hợp một đơn vị vay nhiều chi nhánh trong cùng một hệ thống thì do Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng quy định.
Điều 6: Nguyên tắc xử lý đối với một số trường hợp cụ thể:
6.1 Tổ chức tín dụng thu nợ trước thời hạn cả gốc và lãi trong các trường hợp sau:
6.1.1 Đơn vị vay giải thể hoặc ngừng hoạt động (không phải do phá sản).
6.1.2 Đơn vị vay chia tách hoặc sáp nhập với đơn vị mới.
6.1.3 Đơn vị vay chuyển trụ sở và đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở tổ chức tín dụng khác.
6.1.4 Người điều hành đơn vị vay bị khởi tố hình sự.
6.1.5 Có các vụ kiện đe dọa đến phần lớn tài sản của đơn vị vay.
6.1.6 Đơn vị vay vi phạm khế ước vay vốn, vi phạm thể lệ tín dụng.
Đơn vị vay phải hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi khi tổ chức tín dụng yêu cầu thu nợ trước thời hạn theo quy định này.
6.2 Đơn vị vay phá sản thì xử lý các khoản nợ theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp.
6.3 Khi đơn vị vay có sự thay đổi người điều hành hoặc người chủ doanh nghiệp trong mọi trường hợp thì người mới kế nhiệm phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với các khoản nợ cả gốc và lãi mà người trước đã ký nhận vay các tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng không được cho một đơn vị vay quá 10% vốn tự có và qũy dự trữ của mình, tổng số vốn cho mười đơn vị vay nhiều nhất không được quá 30% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng đó. Trường hợp cho vay vượt quá mức quy định trên đây phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Tổ chức tín dụng không được giành quyền ưu đãi cho vay đối với khách hàng như quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng:
12.1 Yêu cầu đơn vị vay vốn của mình cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến vốn vay.
12.2 Được quyển kiểm tra đơn vị vay trước, trong và sau khi cho vay về những vấn đề liên quan đến vốn vay.
12.3 Đến hạn trả nợ, đơn vị vay không chủ động trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc đề nghị tổ chức tín dụng nơi đơn vị vay có tài khoản tiền gửi thanh toán trích tiền từ tài khoản của đơn vị vay để thu nợ; tổ chức tín dụng nơi có tài khoản tiền gửi của đơn vị vay có trách nhiệm thực hiện đề nghị của tổ chức tín dụng nơi cho vay.
12.4 Trường hợp đến hạn trả nợ mà đơn vị vay không có tiền để trả và không có giải trình lý do chính đáng để được gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng được chuyển số nợ đó sang tài khoản nợ quá hạn và đơn vị vay phải chịu lãi suất nợ quá hạn.
12.5 Được xét cho gia hạn nợ khi đơn vị vay có khó khăn do nguyên nhân khách quan không trả nợ được đúng hạn.
12.6 Có quyền và nghĩa vụ thu nợ trước hạn theo quy định Điều 6 thể lệ này.
12.7 Được phát mại tài sản thế chấp, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và được tham gia thanh lý tài sản để thu nợ khi đơn vị mất khả năng trả nợ.
Điều 13: Đơn vị vay vốn có trách nhiệm và nghĩa vụ:
13.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu qủa; chủ động trả đủ nợ vay cả gốc và lãi đúng kỳ hạn như đã cam kết trong đơn xin vay và khế ước vay tiền.
13.2 Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi khi tổ chức tín dụng cần kiểm tra.
13.3 Thông báo cho tổ chức tín dụng cho vay biết những sự kiện quy định tại Điều 6 thể lệ này và những thay đổi khác liên quan đến doanh nghiệp và người điều hành doanh nghiệp.
Điều 14: Các loại cho vay vốn ngắn han:
Các tổ chức tín dụng được cho các đơn vị vay vốn tín dụng ngắn hạn theo các loại sau đây:
14.1 Cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu
14.2 Chiết khấu các chứng từ có giá trị.
A. CHO VAY VỐN BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG
16.1 Các đơn vị vay vốn thuộc loại hình sản xuất và kinh doanh ổn định, nếu có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có thể lập kế hoạch vay và trả nợ cho cả qúy hoặc cả mùa, vụ kèm theo đơn xin vay lần đầu. Nếu tổ chức tín dụng đồng ý cho vay thì (trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định) báo cho đơn vị vay làm thủ tục vay vốn.
16.2 Đối với những đơn vị có nhu cầu vay vốn không thường xuyên thì tổ chức tín dụng áp dụng phương pháp cho vay từng lần. Mỗi lần vay, đơn vị vay phải làm đơn xin vay nói rõ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, số vốn đã có, số vốn xin vay, mục đích sử dụng, thời hạn vay và kế hoạch trả nợ gửi đến tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay.
16.3 Đối với tất cả các đơn vị vay theo cả hai phương pháp nêu trên, sau khi được tổ chức tín dụng duyệt đồng ý cho vay đều phải lập khế ước vay tiền kiêm kế hoạch trả nợ theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng, mỗi lần nhận tiền vay đều ký nhận nợ trên khế ước.
16.4 Tiền vay được chuyển trực tiếp trả cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa hoặc dịch vụ cho đơn vị vay.Trường hợp đơn vị vay dùng nguồn vốn khác để trả cho người cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tại Ngân hàng thì mới chuyển vào tài khoản tiền gửi, phát bằng ngân phiếu thanh toán hoặc tiền mặt cho đơn vị vay.
23.1 Đơn vị nộp cho tổ chức tín dụng hồ sơ xin chiết khấu gồm: đơn vị xin chiết khấu, bảng kê chứng từ chiết khấu kèm theo các bản chính của chứng từ xin chiết khấu.
23.2 Tổ chức tín dụng kiểm tra hồ sơ xin chiết khấu, xem xét và trả lời đơn vị biết những chứng từ, tổng mệnh giá được nhận để chiết khấu.
23.3 Mức chiết khấu bằng 80% đến 120% mức sinh lợi của chứng từ chiết khấu; mức chiết khấu cụ thể do tổ chức tín dụng thỏa thuận với đơn vị.
Trường hợp chứng từ chiết khấu không ghi rõ lãi suất, tổ chức tín dụng tính mức chiết khấu bằng với lãi suất cho vay tại thời điểm chiết khấu.
Tiền chiết khấu được trừ ngay vào số tiền xin chiết khấu, số tiền còn lại được ghi vào tài khoản tiền gửi, phát tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán cho đơn vị.
23.4 Thời hạn chiết khấu tính riêng cho từng chứng từ trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại, nhưng tối đa không quá 90 ngày.
23.5 Các chứng từ đã được nhận để chiết khấu, các tổ chức tín dụng phải bảo quản chu đáo như đối với việc bảo quản chứng từ có giá.
III. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NỢ CHO VAY
Mức độ xử lý cao hơn là lập hồ sơ đưa ra Tòa án kinh tế xét xử hoặc khởi kiện trước Pháp luật bằng các hình thức khác tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Thủ trưởng các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm, kiểm tra và giám sát việc thi hành Thể lệ này.
Việc sửa đổi, bổ sung Thể lệ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Quyết định 04-NH/QĐ năm 1991 về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 199/1997/QĐ-NH1 sửa đổi Thể lệ tín dụng ngắn hạn kèm theo Quyết định 198/QĐ-NH1năm 1994 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 04-NH/QĐ năm 1991 về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Quyết định 198-QĐ/NH1 năm 1994 về thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 198-QĐ/NH1
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/1994
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra