Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1932/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 25 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1873/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Khu xử lý chất thải rắn Vùng Kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1906/TTr-SXD ngày 15 tháng 12 năm 2014 và Báo cáo thẩm định tại Văn bản số 1434/TĐQH-SXD ngày 08 tháng 10 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi, đối tượng quy hoạch

a) Phạm vi:

- Trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau; bao gồm, thành phố Cà Mau và 8 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời và U Minh; với diện tích là 5.294,88km². Dân số toàn tỉnh Cà Mau (năm 2012) là: 1.219.128 người; trong đó, dân số đô thị là 263.128 người và nông thôn là 956.004 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 21,58%.

- Phạm vi nghiên cứu mở rộng: Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

b) Đối tượng quy hoạch:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư, thương mại, công cộng…

- Chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề.

- Chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá, phòng khám…

2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch

a) Quan điểm quy hoạch:

- Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất trên toàn tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Phù hợp với Chiến lược quản lý chất thải rắn, quy hoạch quản lý chất thải rắn được Chính phủ phê duyệt.

- Kế thừa và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

- Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chủ yếu; từng bước khắc phục, xử lý có hiệu quả những bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực của địa phương, kết hợp sự hỗ trợ của Trung ương, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho công tác xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau.

b) Mục tiêu quy hoạch:

- Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh Cà Mau.

- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển, các điểm tập kết, các trạm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau.

3. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh

3.1. Dự báo về nguồn và khối lượng chất thải rắn

- Giai đoạn đến năm 2020: Khối lượng chất thải rắn phát thải khoảng 1.750 tấn/ngày; trong đó: chất thải rắn sinh hoạt là 1.281,50 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp là 462,03 tấn/ngày và chất thải rắn y tế là 6,75 tấn/ngày; khối lượng chất thải rắn phải thu gom, xử lý theo mục tiêu đề ra khoảng 1.214 tấn/ngày.

- Giai đoạn đến năm 2030: Khối lượng chất thải rắn phát thải khoảng 2.284 tấn/ngày; trong đó: chất thải rắn sinh hoạt là 1.524,50 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp là 751,84 tấn/ngày và chất thải rắn y tế là 7,65 tấn/ngày; khối lượng chất thải rắn phải thu gom, xử lý theo mục tiêu đề ra khoảng 1.870 tấn/ngày.

Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn

STT

Thành phần CTR

Giai đoạn 2020 (tấn/ngày)

Giai đoạn 2030 (tấn/ngày)

1

Chất thải rắn sinh hoạt

1.281,50

1.524,50

2

Chất thải rắn công nghiệp

462,03

751,84

3

Chất thải rắn y tế

6,75

7,65

 

Tổng cộng

1.750,28

2.283,90

 

Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn thu gom và xử lý

STT

Thành phần chất thải rắn

Tổng lượng chất thải rắn thu gom xử lý (tấn/ngày)

Giai đoạn 2020 (tấn/ngày)

Giai đoạn 2030 (tấn/ngày)

1

Chất thải rắn sinh hoạt

900,00

1.331,30

2

Chất thải rắn công nghiệp

306,70

530,70

3

Chất thải rắn y tế

6,75

7,65

 

Tổng cộng

1.213,45

1.869,65

3.2. Phương thức phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn

a) Phân loại chất thải rắn:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại chất thải rắn tại nguồn. Mục đích của công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường.

- Tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn gồm: Khu dân cư, thương mại, công cộng, hộ gia đình nông thôn; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề; bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá, phòng khám; trường học…

b) Giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn:

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:

+ Phân loại tại nguồn, tận dụng các loại chất thải tái sử dụng như: bao bì, nhựa, giấy, kim loại… làm nguồn nguyên liệu tái sinh, tái chế tạo ra các sản phẩm hàng hóa khác cho xã hội. Với chất thải hữu cơ, tổ chức các mô hình làm phân vi sinh để lấy mùn hữu cơ làm phân bón hoặc làm biogas thu gom hỗn hợp khí mêtan (CH4).

+ Đơn vị chuyên trách sẽ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về nhà máy xử lý theo quy định. Riêng vùng nông thôn hoặc khu vực chưa có điều kiện thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý sẽ áp dụng mô hình xử lý tại hộ gia đình.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp: Phân loại tại nguồn và được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

- Đối với chất thải rắn y tế: Chất thải rắn không nguy hại và nguy hại tại tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá, phòng khám… đều thực hiện thu gom, phân loại tại nguồn. Sau khi phân loại tại nguồn, chất thải rắn không nguy hại sẽ được vận chuyển đến khu xử lý tập trung để xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt đô thị; riêng chất thải rắn nguy hại thực hiện xử lý theo quy định của Bộ Y tế.

3.3. Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn và trạm trung chuyển

a) Quy hoạch khu xử lý:

- Việc lựa chọn vị trí các khu xử lý chất thải rắn dựa trên các tiêu chí sau:

+ Tuân thủ theo định hướng quy hoạch chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

+ Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau và quy hoạch xây dựng.

+ Lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn phải đảm bảo các tiêu chí về xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo quy định hiện hành (tiêu chí về địa chất, thủy văn, xã hội và môi trường…).

+ Quỹ đất xây dựng khu xử lý chất thải rắn có tính đến nhu cầu mở rộng để đáp ứng nhu cầu xử lý lâu dài; thời gian hoạt động của khu xử lý chất thải rắn từ 20÷30 năm. Khoảng cách ly khu xử lý chất thải rắn thực hiện theo quy định.

- Trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn năm 2020 và đến năm 2030 quy hoạch 03 khu xử lý chất thải rắn tập trung liên huyện, bao gồm:

STT

Khu xử lý

Vị trí, phạm vi phục vụ

Diện tích
(ha)

Công suất
(tấn/ngày)

1

Khu liên hợp xử lý tại huyện U Minh

- Vị trí: Xã Khánh An, huyện U Minh (xây dựng mới).

- Phạm vi:

+ Xử lý chất thải rắn sinh hoạt: thành phố Cà Mau, huyện U Minh, huyện Thới Bình và một phần huyện Trần Văn Thời.

+ Xử lý chất thải rắn công nghiệp, Y tế nguy hại: Trên địa bàn toàn tỉnh.

 

 

 

80-100

 

 

 

800-1.000

2

Khu xử lý tại huyện Cái Nước

- Vị trí: Thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (xây dựng mới)

- Phạm vi: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và một phần huyện Trần Văn Thời.

 

 

40

 

 

600

3

Khu xử lý tại huyện Đầm Dơi

- Vị trí: Xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi (xây dựng mới)

- Phạm vi: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Đầm Dơi

 

 

10

 

 

200

+ Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện hữu tại thành phố Cà Mau và một số dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được chủ trương đầu tư sẽ tiếp tục hoạt động, thực hiện theo thời gian quy định trong Giấy Chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cấp.

+ Trong giai đoạn đến năm 2020, trong khu xử lý liên hợp tại xã Khánh An, huyện U Minh cần đầu tư trước hạng mục xử lý chất thải nguy hại công nghiệp và y tế, nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường.

+ Đối với các xã ở khu vực khó khăn về hệ thống giao thông, chưa có điều kiện thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, trong giai đoạn đầu tiếp tục đầu tư các bãi chôn lấp hợp vệ sinh với quy mô từ 0,1÷0,2ha. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ trang bị các phương tiện thu gom tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương để vận chuyển đưa về khu xử lý tập trung theo quy định.

+ Các bãi rác hiện hữu cải tạo môi trường và khi tái sử dụng cho mục đích khác phải thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 3, phần III của Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

+ Đối với khu xử lý chất thải nguy hại sẽ được bố trí cùng khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Khánh An, huyện U Minh.

b) Quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn:

- Các đô thị bố trí từ 01÷3 trạm trung chuyển với bán kính phục vụ từ 3÷10km/01 trạm, diện tích trạm từ 1.000÷3.000 m2. Vị trí các trạm trung chuyển bố trí tại các khu vực ven của đô thị, đảm bảo các khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường.

Bảng quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn

STT

Tên đô thị

Số trạm

Diện tích (m2)

1

Thành phố Cà Mau

03

3x2.000

2

Thị trấn Năm Căn (thị xã), huyện Năm Căn

02

2x1.000

4

Thị trấn Sông Đốc (thị xã), huyện TVT

02

2x1.000

3

Thị trấn Trần Văn Thời, huyện TVT

01

1.000

5

Thị trấn Khánh Bình Tây, huyện TVT

01

1.000

6

Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình

01

1.000

7

Thị trấn Trí Phải, huyện Thới Bình

01

1.000

8

Thị trấn U Minh, huyện U Minh

01

1.000

9

Thị trấn Khánh Hội, huyện U Minh

01

1.000

10

Thị trấn Khánh An, huyện U Minh

01

1.000

11

Thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước

01

1.000

12

Thị trấn Trần Thới, huyện Cái Nước

01

1.000

13

Thị trấn Rau Dừa, huyện Cái Nước

01

1.000

14

Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

01

1.000

15

Thị trấn Phú Tân, huyện Phú Tân

01

1.000

16

Thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

01

1.000

17

Thị trấn Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi

01

1.000

18

Thị trấn Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi

01

1.000

19

Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

01

1.000

20

Thị trấn Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

01

1.000

 

Tổng cộng

23

24.000

- Mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ bố trí ít nhất một trạm trung chuyển chất thải rắn, diện tích khoảng 1.000÷2.000m2, đảm bảo lưu giữ toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong toàn khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong vòng 02 ngày. Trạm trung chuyển chất thải rắn do Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý.

 

Bảng quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp

STT

Tên khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Số trạm

Diện tích (m2)

1

KCN Năm Căn, huyện Năm Căn

01

2.000

2

KCN Hòa Trung, huyện Cái Nước

01

1.000

3

KCN Khánh An, huyện U Minh

01

1.000

4

KCN Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời

01

2.000

5

CCN Hòa Thành, Tp. Cà Mau

01

1.000

6

CCN tuyến đường Quản lộ - Phụng Hiệp, phường Tân Thành, Tp. Cà Mau

01

1.000

7

CCN phường 1, Tp. Cà Mau

01

1.000

8

CCN phường 8, Tp. Cà Mau

01

1.000

9

CCN thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

01

1.000

10

CCN thị trấn Đầm Cùng, huyện Cái Nước

01

1.000

11

CCN thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình

01

1.000

12

CCN thị trấn Phú Tân, huyện Phú Tân

01

1.000

13

CCN thị trấn Trần Văn Thời, huyện TVT

01

1.000

14

CCN Khánh Bình Tây, huyện TVT

01

1.000

15

CCN thị trấn U Minh, huyện U Minh

01

1.000

16

CCN Bắc cửa Khánh Hội, huyện U Minh

01

1.000

17

CCN thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

01

1.000

 

Tổng cộng

17

19 000

4. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn

- Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.

- Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.

5. Kế hoạch và nguồn lực tài chính để thực hiện

5.1. Kế hoạch vốn đầu tư

Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn:

Stt

Khu xử lý

Năm 2020

Năm 2030

Công suất
(tấn/ngày)

Kinh phí
(tỷ đồng)

Công suất
(tấn/ngày)

Kinh phí
(tỷ đồng)

1

Khu liên hợp xử lý tại huyện U Minh

600

900

1.000

600

2

Khu xử lý tại huyện Cái Nước

400

300

600

200

3

Khu xử lý tại huyện Đầm Dơi

100

200

200

150

4

Trang bị phương tiện vận chuyển…

 

100

 

250

 

Tổng cộng

700

1.500

1.800

1.200

5.2. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức công bố, công khai Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng thuộc huyện, phòng Quản lý đô thị thuộc thành phố Cà Mau, phòng Tài nguyên và Môi trường, chính quyền cơ sở và các đơn vị chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch theo đúng “Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được ban hành kèm theo Quyết định này.

- Triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết các khu xử lý chất thải rắn và tổng mặt bằng các trạm trung chuyển để phục vụ cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng theo quy định.

2. Giao Sở Xây dựng:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cho từng giai đoạn.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” để các địa phương thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về các tiêu chuẩn, kỹ thuật, lựa chọn vị trí… trạm trung chuyển chất thải rắn tại các đô thị, khu công nghiệp và cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt.

3. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Tiến Dũng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1932/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1932/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Dương Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản