Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2019/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 10 tháng 9 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 08/6/2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
Căn cứ Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 9 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 10/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Quy định này quy định về quản lý, bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (trừ trường hợp xả nước thải vào phạm vi hoạt động của công trình thủy lợi được điều chỉnh theo Luật Thủy lợi và Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi) và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Các nội dung không được quy định trong Quy định này thì thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Điều 3. Thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại và chuyển nhượng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
2. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục, các mẫu hồ sơ liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 201/2013/NĐ-CP). Hồ sơ cấp phép thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT).
Điều 4. Đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình; khai thác, sử dụng nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và có chiều sâu giếng khoan lớn hơn 20 m (tính từ bề mặt) phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có công trình khai thác nước dưới đất.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất được thực hiện theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
Điều 5. Khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại và chuyển nhượng giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển đối với các công trình:
a) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô trên 0,1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây.
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kW đến dưới 2.000 kW.
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
2. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục, các mẫu hồ sơ liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP. Các mẫu đơn, hồ sơ cấp phép thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
Điều 6. Xả nước thải vào nguồn nước
1. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đối với các công trình:
a) Xả nước thải với lưu lượng trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.
b) Xả nước thải với lưu lượng trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động khác.
c) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm, phải có giấy phép, bao gồm: Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy; luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử; xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất, lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ; sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt; các cơ sở khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế; thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
2. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục, các mẫu hồ sơ liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP. Các mẫu hồ sơ cấp phép thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
Điều 7. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
a) Khai thác nước mặt để phát điện.
b) Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.
c) Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.
d) Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cây công nghiệp dài ngày với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
2. Phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục; các mẫu hồ sơ liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 82/2017/NĐ-CP).
Điều 8. Hành nghề khoan nước dưới đất
1. Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có quy mô nhỏ và vừa cho các tổ chức, cá nhân có địa chỉ thường trú trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ: Hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 110 milimét và thuộc công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
b) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 milimét và thuộc công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm.
2. Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục, các mẫu hồ sơ liên quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT).
Điều 9. Quy định về điều kiện năng lực
1. Điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên và xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại: Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước; Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 60/2016/NĐ-CP); Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2018/NĐ-CP).
2. Điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất được quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT, Nghị định số 60/2016/NĐ-CP và Nghị định số 136/2018/NĐ-CP.
Điều 10. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
1. Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi bao gồm: Tái sử dụng nước, tái sử dụng nước tuần hoàn; thu gom nước mưa để sử dụng nước cho sinh hoạt; khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt; sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được ưu đãi về vay vốn, miễn, giảm thuế theo quy định tại Nghị định số 54/2015/NĐ-CP ngày 08/6/2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2015/NĐ-CP).
Điều 11. Hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
2. Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước:
a) Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, kênh, rạch, hồ chứa.
b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại.
3. Căn cứ xác định; hồ sơ, trình tự thủ tục lập, phê duyệt, công bố Danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước và phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Điều 12. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt
1. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vực lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
2. Các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, gồm: Các công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 100 m3/ngày đêm đối với nước mặt và trên 10 m3/ngày đêm đối với nước dưới đất.
3. Phạm vi, trình tự xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Điều 13. Công tác trám lấp giếng
1. Các loại giếng khoan nước dưới đất, lỗ khoan, giếng đào bị hỏng, không sử dụng, sau khi sử dụng; hoặc bị hỏng trong quá trình thi công (gọi chung là giếng không sử dụng) thì phải thực hiện trám lấp theo quy định.
2. Quy trình, yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng không sử dụng; mẫu Phương án trám lấp giếng không sử dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 14. Các trường hợp phải giám sát tài nguyên nước
1. Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50kW, bao gồm cả công trình thủy lợi kết hợp với thủy điện.
2. Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1 m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho mục đích khác.
3. Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác với quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều này có quy mô trên 0,1 m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100 m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho mục đích khác.
4. Các công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10 m3/ngày đêm.
Điều 15. Hình thức giám sát và hệ thống giám sát
1. Hình thức giám sát
a) Giám sát tự động trực tuyến: Theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát.
b) Giám sát bằng camera: Theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát.
c) Giám sát định kỳ: Theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
2. Hệ thống giám sát
a) Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước là một hệ thống thống nhất, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước với Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước bao gồm các thành phần sau: Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu, Cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát; Thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu từ cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.
Điều 16. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát
Các yêu cầu về hệ thống giám sát, hình thức giám sát, cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT).
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước có các quyền và nghĩa vụ theo Quy định tại Điều 38, Điều 43 Luật Tài nguyên nước và nội dung quy định tại giấy phép được cấp.
2. Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Điều 14 của Quy định này có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt thiết bị đo đạc và các thiết bị khác liên quan; quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của các thiết bị giám sát tài nguyên nước.
3. Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm báo cáo, lập phương án và thực hiện trám lấp các giếng không sử dụng theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT .
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân được cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (chủ giấy phép) có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT và các nội dung quy định tại giấy phép hành nghề được cấp.
2. Báo cáo kịp thời khi có những diễn biến bất thường trong quá trình thi công; định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất (theo Mẫu 08 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 19. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và môi trường:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
c) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo quy định; báo cáo tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh.
d) Tổ chức thực hiện khoanh định, công bố danh mục các vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trên địa bàn tỉnh.
đ) Tham mưu cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép hoạt động tài nguyên nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
e) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
g) Xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; tổ chức vận hành, duy tu, bảo dưỡng, duy trì hoạt động của hệ thống.
h) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh; đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh theo quy định tại điểm b và d, khoản 4, Điều 2 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP.
i) Tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh theo quy định; tổ chức điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông hồ là nguồn nước nội tỉnh.
k) Rà soát, thống kê, phân loại và xây dựng kế hoạch thực hiện trám lấp các giếng hỏng, không sử dụng theo quy định; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thi công trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.
l) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp;
b) Quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; cung cấp số liệu, dữ liệu tình hình khai thác sử dụng nước phục vụ cho ngành nông nghiệp, dữ liệu nước sinh hoạt nông thôn cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.
c) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.
d) Tham gia, đóng góp ý kiến đối với công tác cấp phép hoạt động tài nguyên nước; ý kiến đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Công thương:
a) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.
b) Tham gia, đóng góp ý kiến đối với công tác cấp phép hoạt động tài nguyên nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước, kế hoạch, phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoanh định vùng hạn chế và vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông hồ là nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Xây dựng (Thường trực Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh):
a) Thực hiện nhiệm vụ chống thất thoát, thất thu nước sạch; đảm bảo cấp nước an toàn theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, Ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố lập, theo dõi việc thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh gắn với việc quản lý tài nguyên nước; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch cấp, thoát nước đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung theo quy định.
c) Tham gia, đóng góp ý kiến đối với công tác cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; ý kiến đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực hoạt động về tài nguyên nước;
b) Tham gia, đóng góp ý kiến đối với công tác cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; điều tra cơ bản tài nguyên nước, kế hoạch, phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông hồ là nguồn nước nội tỉnh; phương án xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện các nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước; tham gia, đóng góp ý kiến cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, Ban, ngành có liên quan rà soát, tham mưu xây dựng giá tính thuế tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo quy định.
b) Tham gia, đóng góp cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
c) Tham mưu, đề xuất bố trí kinh phí cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước đúng theo quy định.
8. Sở Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành và địa phương có liên quan giám sát, công bố chất lượng nguồn nước khai thác, sử dụng cho sinh hoạt theo quy định; kiểm tra chất lượng nước của các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp thực hiện, đóng góp ý kiến cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
9. Cục Thuế tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành có liên quan thông báo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; tổ chức thực hiện thu thuế tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và các quy định khác có liên quan.
b) Tham gia đóng góp cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
10. Ban Quản lý Khu Kinh tế Trà Vinh:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện việc xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hệ thống quan trắc nước thải tự động đúng theo quy định; Không cấp phép đầu tư cho các dự án sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước đầu tư vào các khu công nghiệp.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong các khu công nghiệp.
11. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đến các đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; giám sát việc thực hiện pháp luật, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 71 Luật Tài nguyên nước.
2. Tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh, công trình chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh theo quy định tại điểm a, c và đ, khoản 4, Điều 2 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát thực tế, đóng góp ý kiến đối với công tác cấp phép hoạt động tài nguyên nước; ý kiến đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn quản lý; tổ chức cắm mốc và chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn quản lý.
4. Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa nước xây dựng phương án cắm mốc xác định hành lang bảo vệ hồ chứa nước trên địa bàn; thực hiện việc cắm mốc trên thực địa sau khi phương án được phê duyệt.
5. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê, phân loại, lập danh mục giếng phải trám lấp trên địa bàn quản lý; Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất, trám lấp giếng không sử dụng trên địa bàn quản lý theo đúng quy định; xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước; thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình sau khi kiểm tra, xử lý.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quản lý, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 71 Luật Tài nguyên nước.
2. Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra, lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp phải đăng ký trên địa bàn quản lý.
3. Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thi công trám lấp các giếng thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng; giếng khoan bị sự cố trên địa bàn quản lý.
4. Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước; thông báo đến UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình sau khi kiểm tra, xử lý.
5. Định kỳ trước ngày 05 tháng 12 hàng năm, tổng hợp, lập danh sách hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất; các giếng đã trám lấp; tình hình quản lý hoạt động tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn quản lý, gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy định này;
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện Quy định này; Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 37/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 04/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 26/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 03/2020/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý tài nguyên nước kèm theo Quyết định 11/2016/QĐ-UBND do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 6Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 8Quyết định 19/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 3Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Thông tư 40/2014/TT-BTNMT về hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Thông tư 56/2014/TT-BTNMT quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- 7Nghị định 54/2015/NĐ-CP Quy định ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- 11Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 12Thông tư 24/2016/TT-BTNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 13Luật Thủy lợi 2017
- 14Thông tư 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 16Thông tư 72/2017/TT-BTNMT về quy định việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Nghị định 136/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- 18Quyết định 37/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 19Quyết định 04/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 20Quyết định 26/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 21Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 22Quyết định 03/2020/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về quản lý tài nguyên nước kèm theo Quyết định 11/2016/QĐ-UBND do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 23Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 24Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 25Quyết định 19/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 19/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Anh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra