- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 4Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 6Quyết định 577/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy định về cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 1Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 3Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 7Thông tư 01/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 35/2008/NĐ-CP về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang
- 11Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 12Thông tư liên tịch 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn do Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư 09/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 15Nghị định 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị
- 16Thông tư 02/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 17Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 18Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 1Quyết định 24/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang kèm theo Quyết định 19/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2010/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 16 tháng 8 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang; Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị; Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT- BTC-BXD-BNN ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn; Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 437/TTr-SXD ngày 21 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý, sử dụng và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh về công tác quản lý, khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (sau đây viết tắt là HTKTĐT), bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước; thoát nước, xử lý nước thải; chiếu sáng; công viên cây xanh; nghĩa trang; chất thải rắn trong đô thị và hệ thống thông tin liên lạc. Kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
2. Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi tham gia các hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng công trình HTKTĐT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm:
- Hệ thống các công trình giao thông đô thị;
- Hệ thống các công trình cấp nước đô thị;
- Hệ thống các công trình thoát nước đô thị;
- Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị;
- Công viên và cây xanh đô thị;
- Hệ thống các công trình thông tin đô thị;
- Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn;
- Về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang đô thị.
1. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: nền đường, mặt đường, vỉa hè (hay hè phố), bó vỉa hè, nút giao thông, đảo giao thông, dải phân cách, hệ thống báo hiệu đường bộ, bến, bãi đỗ xe.
2. Công trình cấp nước đô thị, bao gồm: hệ thống ống truyền tải và phân phối nước, các công trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước: trạm xử lý và cấp nước, giếng khoan, hồ nước, đài chứa nước và mạng lưới cấp nước đô thị, trụ cấp nước cứu hỏa.
3. Công trình thoát nước đô thị, bao gồm: mạng lưới cống ngầm, kênh mương thu gom và chuyển tải, ao, hồ, hố ga, cống rãnh và các công trình đầu mối: trạm bơm, nhà máy xử lý, các cửa xả và hệ thống tiêu thoát nước mưa, xử lý nước thải…
4. Chiếu sáng đô thị bao gồm: chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài công trình; chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội; chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.
5. Công viên cây xanh:
- Công viên là mảnh cây xanh được trồng tập trung trong một diện tích đất được xác định nhằm mục đích phục vụ công cộng. Trong công viên có thể bao gồm: việc nuôi dưỡng, trưng bày một số loại động vật và có các công trình văn hóa khác;
- Cây xanh đô thị: các loại cây thân gỗ, cây phong cảnh, hoa, cỏ được trồng theo quy hoạch, dọc theo hành lang bảo vệ đường bộ (vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông, quảng trường, đài tưởng niệm…) các công viên, vườn hoa, vườn dạo, trong các khu công sở, trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, biệt thự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân.
6. Nghĩa trang là nơi chôn cất, táng người chết tập trung theo hình thức khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Chất thải rắn trong đô thị là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại; hệ thống quản lý chất thải rắn bao gồm: thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh.
a) Chất thải rắn thông thường: chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn thông thường.
b) Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặt tính nguy hại khác.
c) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói từ nơi phát sinh tại nhiều điểm thu gom, lưu trữ, trung chuyển và vận chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
8. Hệ thống công trình thông tin liên lạc bao gồm: tuyến dây cáp ngầm, cáp treo, trụ điện thoại, hộp cáp, thùng điện thoại công cộng, hộp thư công cộng, trạm, nhà, tháp thu, phát sóng viễn thông…
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH HTKTĐT
Mục 1. QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
Điều 3. Sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông, thực hiện theo quy định tại khoản 7, mục IV, phần II của Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
2. Sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông trong trường hợp khó khăn về địa hình, địa vật hoặc yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật mà không thể xây dựng các công trình thiết yếu ngoài phạm vi đất của đường đô thị, hành lang an toàn đường đô thị thì cho phép sử dụng tạm thời đất của đường đô thị, hành lang an toàn đường đô thị để xây dựng công trình thiết yếu như: công trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng; công trình ngầm đường cáp quang, đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện, đường ống cấp nước, đường cống thoát nước, các công trình cột, đường dây tải điện, cột, đường dây thông tin… chủ đầu tư công trình thiết yếu phải thực hiện đầy đủ các bước thỏa thuận, phải xin cấp giấy phép thi công theo quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy trình cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh và tuân thủ các quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng. Đồng thời cam kết tự di chuyển công trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu sử dụng và không phải bồi thường.
3. Sử dụng lòng đường và hè phố làm nơi để xe: thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9, mục IV, phần II của Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
4. Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi bên trên đường đô thị bao gồm: hệ thống HTKTĐT, các công trình phục vụ công cộng bên trên đường đô thị thì các tổ chức, cá nhân phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Đối với thiết kế xây dựng cầu vượt qua đường đô thị được giới hạn phạm vi bảo vệ trên không (tĩnh không) đường đô thị theo quy định;
b) Đối với đường dây thông tin liên lạc, đường dây tải điện, các đường ống, các công trình nổi bên trên đường đô thị phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ mặt đường tới điểm thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại theo quy định.
Chủ đầu tư công trình lưới điện, đường dây thông tin liên lạc và đường ống, các công trình nổi bên trên đường đô thị chịu trách nhiệm đặt và quản lý biển báo hiệu, biển hạn chế chiều cao ở những vị trí giao chéo giữa đường dây tải điện, đường dây thông tin liên lạc, đường ống, công trình trên cao;
c) Giới hạn khoảng cách an toàn đường đô thị theo chiều ngang đối với đường dây thông tin liên lạc và đường dây tải điện, đường ống các công trình nổi bên trên đường đô thị phải tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
d) Các công trình nổi bên trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị;
đ) Trong khi thi công cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi bên trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
5. Việc chiếm chỗ, sử dụng hè phố để lắp đặt mái che tạm và sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt mái che tạm và sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Quản lý hè phố đường đô thị, thực hiện theo các quy định tại khoản 11 và khoản 13, mục IV, phần II của Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
6. Đào đường đô thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc xây dựng các công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép, cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Khi cấp giấy phép đào đường đô thị, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi sẽ xây dựng để giám sát thực hiện;
đ) Khi thi công đào đường và tái lập mặt đường, chủ đầu tư phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và phải thực hiện đúng kích thước, kết cấu mặt đường tái lập được ghi trong giấy phép; phải bảo đảm an toàn cho toàn công trình; các công trình liền kề; bảo đảm an toàn và sự hoạt động bình thường của giao thông đô thị; bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị; cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng phần tái lập mặt đường;
e) Khi công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu theo trình tự thủ tục quy định hiện hành của nhà nước. Chủ đầu tư mời đơn vị quản lý hệ thống đường bộ theo phân cấp và chính quyền địa phương tham gia nghiệm thu.
Điều 4. Các hành vi bị cấm đối với hoạt động xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng đường đô thị
Thực hiện theo quy định tại mục IV, phần I của Thông tư số 04/2008/TT- BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng và quy định tại Điều 4 của Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
Mục 2. QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ
Điều 5. Khai thác, sử dụng và bảo vệ cấp nước đô thị
1. Hệ thống cấp nước sạch trong đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch chuyên ngành về cấp nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đơn vị cấp nước đô thị có trách nhiệm lập quy chế đảm bảo an toàn cấp nước bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
a) Duy trì áp lực cấp nước;
b) Cung cấp ổn định đủ lượng nước yêu cầu;
c) Giảm thiểu nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng sử dụng nước;
d) Giảm các bệnh tật qua đường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng nước, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng;
đ) Có kế hoạch đối phó đối với sự cố bất ngờ có thể xảy ra nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng, liên tục và hiệu quả;
e) Chất lượng nước sạch cho các mục đích không phải sinh hoạt được thỏa thuận giữa đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
3. Giá tiêu thụ nước sạch cho từng mục đích sử dụng, thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt phương án giá nước và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
4. Hệ thống các trụ cứu hỏa phải được lắp đặt theo quy định tại Điều 59 của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Điều 6. Khách hàng sử dụng nước sạch
Khách hàng sử dụng nước sạch được quyền khai thác và sử dụng cấp nước đô thị thông qua hợp đồng dịch vụ cấp nước được ký kết giữa đơn vị cấp nước với khách hàng sử dụng nước. Hợp đồng dịch vụ cấp nước bao gồm các nội dung về chất lượng dịch vụ; giá nước sạch; khối lượng nước sạch thanh toán tối thiểu; phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ của đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước; tạm ngừng, ngừng dịch vụ cấp nước, chấm dứt hợp đồng; sai sót và bồi thường thiệt hại theo quy định tại các Điều 42, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Điều 7. Đối với các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước
Thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Mục 3. QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
Điều 8. Quản lý, vận hành công trình thoát nước đô thị
1. Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành; hợp đồng quản lý, vận hành; chuyển nhượng hợp đồng quản lý, vận hành; giá hợp đồng quản lý, vận hành; điều chỉnh giá hợp đồng quản lý, vận hành; thời gian hợp đồng; chấm dứt hợp đồng và nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 và 35 của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
2. Nội dung quản lý hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải; hệ thống hồ điều hòa, quản lý các công trình đấu nối và quản lý tài sản thực hiện theo quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39 và 40 của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
3. Đấu nối hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước; miễn trừ đấu nối hộ thoát vào hệ thống thoát nước và hợp đồng dịch vụ thoát nước thực hiện quy định tại các Điều 5, 6 và 7 của Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 tháng 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Điều 9. Các hành vi bị cấm về quản lý, vận hành công trình thoát nước đô thị
Thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Mục 4. QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ
Điều 10. Yêu cầu về tổ chức chiếu sáng đô thị
1. Phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phải tuân thủ các quy định về quản lý chiếu sáng đô thị.
3. Phải đảm bảo các chức năng của chiếu sáng cho các hoạt động của đô thị về ban đêm, góp phần tôn tạo diện mạo, mỹ quan đô thị và bảo đảm tiết kiệm điện, hiệu quả.
4. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 22 và Điều 23, 24 của Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.
Điều 11. Chiếu sáng các công trình giao thông đô thị
1. Phải bảo đảm các chức năng về chiếu sáng, định vị, dẫn hướng cho các đối tượng tham gia giao thông hoạt động an toàn về ban đêm. Các chỉ tiêu định lượng, chất lượng chiếu sáng phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quy định cho từng loại công trình giao thông.
2. Việc xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông phải kết hợp với xây dựng đồng bộ các công trình chiếu sáng.
3. Việc chiếu sáng đường, đường phố, hè phố, cầu, nút giao thông phải có tính thẩm mỹ, phù hợp với không gian kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh.
4. Việc chiếu sáng ngõ hẻm phải phù hợp với đặc điểm của ngõ hẻm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, văn minh tại khu vực dân cư.
Điều 12. Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị
1. Công viên, vườn hoa, quảng trường, các khu vực ven hồ nước, ven hai bên bờ sông, ven bờ biển và các không gian công cộng có ý nghĩa về chính trị lịch sử, văn hóa trong đô thị phải được tổ chức chiếu sáng.
2. Việc chiếu sáng không gian công cộng phải góp phần tăng tính thẩm mỹ, kết hợp hài hòa giữa cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, mặt nước với các công trình kiến trúc, tượng đài, đài phun nước và các công trình khác.
3. Đơn vị được giao quản lý, vận hành hoặc các tổ chức và cá nhân được giao sử dụng, khai thác khu vực công cộng phải có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 13. Chiếu sáng mặt ngoài các công trình
1. Các công trình xây dựng; các công trình di tích lịch sử, văn hóa; tháp truyền hình; ăng ten thu, phát sóng có kiểu dáng, hình ảnh và vị trí tạo điểm nhấn của đô thị hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt kiến trúc và cảnh quan đô thị phải được chiếu sáng mặt ngoài hoặc một phần mặt ngoài của công trình.
2. Tùy theo chức năng, quy mô, đặc điểm kiến trúc, độ cao và yêu cầu thẩm mỹ, việc chiếu sáng mặt ngoài công trình phải tạo nên những điểm nhấn, hình ảnh đặc trưng của công trình, đồng thời đảm bảo hài hòa với chiếu sáng các công trình giao thông; chiếu sáng quảng cáo và cảnh quan môi trường xung quanh.
3. Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng các công trình có trách nhiệm tổ chức chiếu sáng theo quy định của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 14. Chiếu sáng khuôn viên công trình do các tổ chức và cá nhân quản lý
1. Tùy theo vị trí, chiếu sáng khuôn viên công trình phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ, an ninh, tiết kiệm và hiệu quả, kết hợp chiếu sáng khuôn viên với chiếu sáng các công trình trong khuôn viên hoặc với khu vực lân cận.
2. Khuôn viên của trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, khuôn viên công trình của các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ở tại các vị trí quan trọng trong đô thị phải được tổ chức chiếu sáng theo quy định của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Điều 15. Các hành vi bị cấm về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị
1. Thiết kế, xây dựng công trình chiếu sáng đô thị không tuân thủ quy hoạch, thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức chiếu sáng đô thị không đúng quy định.
3. Sử dụng nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng đô thị vào mục đích khác.
4. Lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người, an toàn và mỹ quan đô thị.
5. Sản xuất, nhập khẩu nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng không đúng với quy định về quy chuẩn kỹ thuật.
6. Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng không đúng quy định.
7. Trộm cắp các thiết bị chiếu sáng đô thị.
Mục 5. QUẢN LÝ, DUY TRÌ VÀ BẢO VỆ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với cây xanh đô thị
1. Bảo quản, chăm sóc cây xanh đặc biệt là cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn.
2. Khi phát hiện cây có cành, nhánh nặng tàn, cành khô hoặc sâu bệnh có nguy cơ gẫy đổ phải kịp thời báo cáo cho đơn vị trực tiếp phụ trách chăm sóc bảo dưỡng cây xanh để xử lý theo quy định tại khoản 6, Điều 36 của Quy định này.
3. Khi cần chặt hạ, di dời cây thuộc danh mục cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại khoản 6, Điều 36 Quy định này.
4. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
1. Cây xanh được trồng trên đường phố, công viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1, 2, mục II, phần II của Thông tư số 20/2005/TT- BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Điều 4 của Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.
2. Cây không thuộc danh mục cây cấm trồng và danh mục cây trồng hạn chế được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định.
Điều 18. Quy cách trồng cây trên đường phố và công viên
Cây xanh trồng trên đường phố, công viên ngoài việc đảm bảo trồng theo quy cách được quy định tại khoản 3, mục II, phần II của Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị, cần tuân thủ thêm các quy định:
1. Các tuyến đường vỉa hè rộng trên 5m nên trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao từ 10m trở lên.
2. Các tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3m đến 5m nên trồng các loại cây khi trưởng thành có độ cao tối đa 15m.
3. Các tuyến đường có lưới điện chạy dọc bên trên vỉa hè hoặc vỉa hè có diện tích hẹp, có công trình ngầm nên trồng các loại cây cao không quá 4m hoặc trồng hoa, kiểng, dây leo có hoa đẹp.
4. Các dải phân cách có lưới điện chạy dọc bên trên chỉ được trồng cây theo quy định tại khoản 3 điều này.
5. Cây xanh trồng trong công viên cần lưu ý khoảng cách giữa công trình xung quanh tiếp giáp với cây trồng như: cây bụi, cây thân gỗ cách tường nhà và công trình từ 2m đến 5m; cách đường tàu điện từ 3m đến 5m; cách vỉa hè và đường từ 1,5m đến 2m cách giới hạn mạng lưới điện 4m; cách các mạng đường ống ngầm từ 1m đến 2m.
6. Cây xanh đường phố và các dãy cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.
7. Đối với dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân cách, đoạn qua lại giữa 2 dải phân cách khoảng 3m đến 5m để đảm bảo an toàn giao thông.
Điều 19. Quản lý cây xanh trên đường phố
1. Tổ chức trồng mới và bổ sung cây xanh trên đường phố theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được duyệt hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được duyệt:
a) Trồng thay thế cây xanh đường phố bị chặt hạ do sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây xanh bị chết, cây xanh có nguy cơ ngã đổ;
b) Trồng cây theo quy hoạch chủng loại cây xanh trồng trên từng tuyến đường phải phù hợp quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo quản, chăm sóc cây xanh trên đường phố:
a) Thực hiện kiểm tra xử lý cây bị sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt;
b) Kiểm tra định kỳ cắt mé cành, nhánh nặng tàn, lấy nhánh khô, khống chế chiều cao, chống - sửa cây nghiêng, tạo tán cho cây, bảo đảm mỹ thuật và mỹ quan đô thị;
c) Lập kế hoạch xét duyệt thực hiện việc chặt hạ, thay thế các tuyến cây xanh lâu năm, già cỗi không còn phát huy tác dụng và không bảo đảm an toàn cho sinh hoạt đô thị;
d) Khảo sát, thiết lập chăm sóc đặc biệt đối với cây cần được bảo tồn, cây mang tính đặc trưng của tỉnh, của vùng địa lý, cây xanh trên đường phố có chiều cao từ 15m trở lên.
3. Phát hiện, lập kế hoạch thực hiện việc chặt hạ cây xanh bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, bị chết, có nguy cơ đổ ngã và cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
Mục 6. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRONG ĐÔ THỊ
Điều 21. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường
1. Việc thu gom lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường trong đô thị phải bảo đảm thường xuyên yêu cầu thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn tại những địa điểm đã quy định.
2. Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng trong đô thị phải bố trí các thùng lưu giữ chất thải rắn ở các nơi đã được quy định.
3. Chất thải rắn thông thường tại các đô thị phải được thu gom, vận chuyển theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được phê duyệt.
4. Dung tích các thùng lưu giữ chất thải rắn bên trong công trình phải được bảo đảm kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ các thùng lưu giữ tại các khu vực công cộng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo đảm tính mỹ quan.
5. Thời gian lưu giữ chất thải rắn thông thường trong ngày phải thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn đến địa điểm xử lý theo quy định.
6. Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là phương tiện chuyên dùng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành.
7. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn, không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải rắn, gây phát tán bụi, mùi, rỉ rác trên đường đô thị.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm vệ sinh đường đô thị, vỉa hè trước trụ sở cơ quan, nhà riêng, không vứt rác, không để người khác đưa hàng hóa vật dụng tới bày bán, đổ rác, phế thải trên đường đô thị, làm mất vệ sinh môi trường mỹ quan đô thị trước trụ sở cơ quan, trước cửa nhà của mình.
9. Tổ chức, hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Mọi cá nhân phải bỏ rác vào thùng rác đúng quy định nơi công cộng;
b) Các tổ chức, hộ gia đình phải phân loại rác (chất thải rắn) bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh hoặc trong các túi có màu sắc phân biệt, đổ chất thải rắn vào đúng nơi quy định;
c) Các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với công ty môi trường đô thị hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định;
d) Các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở phải có trách nhiệm phân loại chất thải và hợp đồng với tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn;
đ) Tổ chức, hộ gia đình có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 22. Quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại
a) Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang;
b) Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định.
2. Các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế thu hồi), tiêu hủy chất thải rắn nguy hại được thực hiện theo quy định riêng.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Mục 7. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGHĨA TRANG ĐÔ THỊ
Điều 24. Nội dung và quản lý sử dụng nghĩa trang đô thị
1. Đối với nghĩa trang đóng cửa:
a) Định kỳ chăm sóc, bảo quản, giữ gìn phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang;
b) Bảo đảm khắc phục ô nhiễm môi trường trong nghĩa trang theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
c) Quy định, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động trong nghĩa trang;
d) Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang theo quy định tại khoản 3 của điều này.
2. Đối với nghĩa trang đang sử dụng:
a) Quản lý sử dụng đất, xây dựng mộ phần, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý nghĩa trang đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý theo các quy định tại khoản 1 của điều này;
c) Giám sát quản lý về cung cấp dịch vụ nghĩa trang như: hỏa táng, hậu hỏa táng, địa táng, địa hỏa táng, nhà lưu tro, lưu táng và dịch vụ xây mộ… phải tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý nghĩa trang đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang:
a) Sơ đồ vị trí các khu chức năng, lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, phần mộ; sơ đồ vị trí các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt;
b) Tất cả các phần mộ trong nghĩa trang, các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu trữ tro cốt đều phải được đánh số;
c) Có sổ theo dõi hoạt động táng trong nghĩa trang, lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt theo thời gian và lưu giữ các thông tin cơ bản của người được táng lưu giữ tro cốt và thân nhân.
4. Đơn vị quản lý nghĩa trang có trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ nghĩa trang, đồng thời cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
Mục 8. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
Điều 26. Quản lý và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc
1. Việc xây dựng, lắp đặt thiết bị, hệ thống đường dây, đường cáp và các công trình thông tin liên lạc phải theo đúng quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.
2. Khi xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống thông tin liên lạc (kể cả ngầm hoặc không gian bên trên xuyên qua hoặc dọc theo đường đô thị). Chủ đầu tư công trình thông tin liên lạc phải xin giấy phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Đấu nối hòa mạng nội bộ, mạng công cộng và mạng thuê bao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin liên lạc. Khi xây dựng, lắp đặt đường dây, đường ống hoặc thiết bị bên trên đường đô thị, phải thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
1. Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và cản trở trái pháp luật việc xây dựng, lắp đặt các công trình thông tin liên lạc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thu trộm, nghe trộm thông tin liên lạc trên mạng viễn thông, trộm cắp hệ thống thông tin liên lạc.
3. Xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông bao gồm nhà, trạm, cột điện, cống, bể cáp, đường dây, đường cáp không tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Khi xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông không có biện pháp che chắn, không lắp đặt biển báo, không nắp đậy bể cáp, miệng cống theo quy định.
5. Ngoài các hình thức nêu trên còn phải tuân thủ theo quy định các hành vi bị cấm của văn bản pháp luật có liên quan.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HTKTĐT
1. Cấp và thu hồi giấp phép xây dựng công trình HTKTĐT (ngầm hoặc không gian bên trên) theo Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc điều chỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang; cấp giấy phép xây dựng cầu vượt qua đường đô thị quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 3 của Quy định này.
2. Lập, thẩm định các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật như: quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn… thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra việc thực hiện đúng tỷ lệ diện tích đất dành cho công viên cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, các khu dân cư, khu đô thị mới, của từng khu vực và trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đất dành cho cây xanh đạt tiêu chuẩn theo quy định; hỗ trợ việc thiết kế nhằm đảm bảo đạt yêu cầu mỹ thuật đối với hệ thống cây xanh đô thị; nghiên cứu, hướng dẫn các giải pháp kiến trúc, xây dựng tạo mảnh xanh ở các bờ tường, ở giữa các tầng của các công trình kiến trúc cao tầng.
Hướng dẫn chủng loại cây xanh trồng trên từng tuyến đường theo quy hoạch chung, chú trọng hướng dẫn ngay đối với các tuyến đường ở khu đô thị mới, các khu dân cư đã và đang được đô thị hóa, các tuyến đường có kế hoạch xây dựng mới.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh kiểm tra việc thực hiện xây dựng đồng bộ các công trình HTKTĐT; thanh tra, kiểm tra sự phù hợp của công trình HTKTĐT theo nội dung giấy phép xây dựng.
5. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh vực HTKTĐT trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 29. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đầu mối lập kế hoạch vốn cho công tác đầu tư xây dựng các công trình HTKTĐT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 30. Sở Giao thông vận tải
1. Có trách nhiệm cấp giấy phép đào đường đô thị các đoạn đường thuộc tuyến quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ủy thác và đường tỉnh lộ đi xuyên qua đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
2. Khi xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới các đoạn đường quy định tại khoản 1 của điều này phải thiết kế xây dựng đồng bộ các công trình HTKT khác như: hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc… theo quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức quản lý, bảo trì mạng lưới công trình đường đô thị theo quy định tại khoản 1 của điều này.
4. Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa, địa phương trong phạm vi quản lý.
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định các phương án quy định giá dịch vụ, biểu giá nước sạch; phí dịch vụ thoát nước, phí dịch vụ xử lý chất thải rắn và hệ thống chiếu sáng công cộng, dịch vụ nghĩa trang… trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 32. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của công trình HTKTĐT bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước đô thị; công viên cây xanh đô thị; quy hoạch xây dựng nghĩa trang đô thị… theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được phê duyệt.
2. Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường; cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền.
3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của mình theo luật định.
1. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới xây dựng các cửa hàng, ki ốt ở các đô thị mới, đường phố mới; các loại hình chợ; các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, trạm xăng dầu trong đô thị… phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây trồng nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị; hướng dẫn quy cách, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, kỹ thuật trừ sâu bệnh cho cây xanh và cung cấp, hỗ trợ giống cho các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội khi tổ chức các phong trào trồng cây xanh.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của sở theo quy định của pháp luật.
Điều 35. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư chuyên ngành về thông tin và truyền thông tại tỉnh theo các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được phê duyệt.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý, khai thác và sử dụng các công trình HTKTĐT trên địa bàn do mình quản lý, đồng thời lập kế hoạch xây dựng cải tạo, xây dựng mới các công trình HTKTĐT trên địa bàn do mình quản lý, trừ phân cấp quản lý của các sở chuyên ngành; khi xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải thiết
kế xây dựng đồng bộ các công trình HTKT khác như: hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc… theo quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Cấp và thu hồi giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: đường dây, đường ống, các công trình phục vụ công cộng bên trên đường đô thị do mình quản lý;
c) Cấp và thu hồi giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông; xây dựng cửa hàng, ki ốt, lắp đặt mái che;
d) Quy định sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe và sử dụng hè phố vào việc để xe (không thu phí và có thu phí). Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt, phân cấp quản lý chặt chẽ theo quy định.
3. Bảo trì đường đô thị và hè phố trên địa bàn mình quản lý theo quy định tại mục III, phần II của Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn quản lý đường đô thị.
4. Về lựa chọn đơn vị cấp nước, xác định vùng phục vụ cấp nước và ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước, thực hiện theo quy định tại mục IV của Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
5. Về hợp đồng quản lý, vận hành thoát nước đô thị, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
6. Thực hiện quản lý công viên và cây xanh đô thị như sau:
a) Thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, treo biển và lập hồ sơ đối với từng cây đặc biệt là cây cổ thụ, cây cần được bảo tồn trên địa bàn quản lý;
b) Kiểm tra định kỳ cây xanh trên đường phố để việc chăm sóc, bảo quản, chặt hạ, di dời cây được thực hiện kịp thời tránh gây thiệt hại cho người, cản trở giao thông khi xảy ra sự cố;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập, thực hiện và quản lý quy hoạch công viên cây xanh trên địa bàn theo phân cấp;
d) Thực hiện cấp giấy phép chặt hạ, di dời cây xanh theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 16 của Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan; đồng thời tổ chức thực hiện việc chặt hạ, di dời cây khi có khả năng gây ra sự cố, gẫy đổ, cây bị chết;
đ) Quản lý trên địa bàn không để tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép các vị trí được quy hoạch xây dựng công viên, cây xanh đô thị;
e) Thực hiện chức năng quản lý của các dự án đầu tư công viên cây xanh, các biện pháp khuyến khích xã hội hóa hoạt động chăm sóc, bảo quản, phát triển công viên cây xanh trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền;
g) Lựa chọn tổ chức cá nhân giao quản lý công viên cây xanh và ký kết hợp đồng dịch vụ với tổ chức, cá nhân quản lý công viên cây xanh theo quy định của Nhà nước;
h) Kiểm tra, giám sát tình hình bảo đảm chất lượng hệ thống công viên cây xanh, việc tuân thủ quy chuẩn về tỷ lệ phủ xanh trong các quy hoạch xây dựng thuộc địa bàn do mình quản lý.
7. Quản lý chiếu sáng đô thị
a) Phê duyệt quy chế quản lý chiếu sáng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Quy định chiếu sáng không gian công cộng; chiếu sáng mặt ngoài các công trình và chiếu sáng khuôn viên công trình cho các tổ chức và cá nhân quản lý;
c) Lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, Điều 22 của Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.
8. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
a) Quản lý quá trình đầu tư cho hệ thống thu gom, vận chuyển và xây dựng công trình xử lý chất thải rắn phải tuân theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn, phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý, phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp chấm dứt hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn, thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn.
9. Quản lý nghĩa trang đô thị: có trách nhiệm xác định và giao đơn vị quản lý đối với các nghĩa trang thuộc quyền quản lý được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang.
10. Xem xét và có ý kiến về các dự án đầu tư xây dựng công trình HTKT (ngầm và không gian bên trên) công trình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý (trừ phân cấp cho các sở chuyên ngành).
11. Kiểm tra sự phù hợp của công trình HTKT với nội dung giấy phép xây dựng đã cấp, nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đã phê duyệt; trực tiếp quản lý đồng bộ xây dựng các công trình HTKT thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
12. Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo các lĩnh vực HTKTĐT trên địa bàn do mình quản lý theo quy định của pháp luật.
13. Nhận bàn giao các công trình HTKTĐT của dự án trong đô thị mới sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
14. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng các công trình HTKTĐT theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 37. Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc phòng quản lý đô thị (đối với thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện Phú Quốc), Phòng Công thương thuộc các huyện còn lại, thực hiện báo cáo cho Sở Xây dựng các chỉ tiêu thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao phụ trách, theo nội dung hướng dẫn chi tiết từng hệ thống HTKTĐT theo mẫu báo cáo.
2. Sở Xây dựng Kiên Giang là đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp các số liệu về HTKTĐT trên địa bàn tỉnh báo cáo cho Bộ Xây dựng.
3. Định kỳ báo cáo: 06 tháng, năm và đột xuất.
a) Chế độ báo cáo về các chỉ tiêu HTKTĐT được thực hiện theo định kỳ sáu (06) tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo; số liệu báo cáo gởi về Sở Xây dựng trước ngày 10 tháng 6 của năm báo cáo;
b) Chế độ báo cáo định kỳ 01 năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo; số liệu báo cáo gởi về Sở Xây dựng trước ngày 10 tháng 12.
4. Nội dung báo cáo theo mẫu báo cáo của Sở Xây dựng ban hành.
5. Ngoài các yêu cầu báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm, các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện chế độ báo cáo đột xuất khi nhận được yêu cầu của Sở Xây dựng Kiên Giang.
Tổ chức, cá nhân được khen thưởng theo quy định của Nhà nước khi có một trong những thành tích sau đây:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình HTKTĐT theo quy định của Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đóng góp công sức, của cải vào việc đầu tư xây dựng, bảo vệ công trình HTKTĐT và phát hiện, tố giác, ngăn chặn hành vi xâm hại, phá hoại công trình HTKTĐT theo Quy định này.
Điều 39. Thanh tra, kiểm tra và thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra.
a) Thanh tra chuyên ngành giao thông, xây dựng, môi trường và lực lượng thanh tra chuyên ngành khác. Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong việc tham gia hoạt động hệ thống HTKTĐT tại trung tâm huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các thị trấn; các khu đô thị mới;
b) Nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng các công trình HTKTĐT, bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chiếu sáng; công viên cây xanh; chất thải rắn, nghĩa trang đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và các quy định của Quy định này;
c) Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn hoặc thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng công trình HTKTĐT.
2. Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 và các nghị định của Chính phủ có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian chờ đợi giải quyết kết quả khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Quy định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử phạt, nội dung quy định tại khoản 1 của điều này, nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn trách nhiệm sự kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nếu lạm dụng quyền hạn, dung túng, bao che, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, không đúng hoặc quá quyền hạn trách nhiệm quy định thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công trình HTKTĐT được quy định tại các điều cấm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- 1Quyết định 13/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Quyết định 1519/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Kiên Giang ban hành hết hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 05/2013/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 2545/2015/QĐ-UBND về Quy định phát triển, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh Quảng Ninh
- 1Quyết định 13/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Quyết định 24/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang kèm theo Quyết định 19/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2011 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Kiên Giang ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 4Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 5Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 9Thông tư 01/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Nghị định 35/2008/NĐ-CP về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang
- 13Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 14Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 15Thông tư liên tịch 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn do Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Thông tư 09/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp do Bộ Xây dựng ban hành
- 17Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 18Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 19Nghị định 79/2009/NĐ-CP về quản lý chiếu sáng đô thị
- 20Thông tư 02/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 21Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 22Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 23Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 24Quyết định 577/QĐ-UBND năm 2008 ban hành Quy định về cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 25Quyết định 1519/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 26Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 27Quyết định 05/2013/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 28Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 29Quyết định 2545/2015/QĐ-UBND về Quy định phát triển, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 19/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 19/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/08/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Bùi Ngọc Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực