- 1Quyết định 768/2006/QĐ-BCA(C11) về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 2Thông tư liên bộ 12/TTLB năm 1995 về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới do Bộ Y tế - Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Quyết định 780/QĐ-BCA năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần về lĩnh vực an ninh, trật tự do Bộ Công an ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2007/QĐ-BCA(C11) | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH ĐIỀU TRA GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Luật giao thông đường sắt ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| BỘ TRƯỞNG |
QUY TRÌNH
ĐIỀU TRA, GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Quy trình này quy định trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông đường sắt.
Điều 2. Tổ chức công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
1. Cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải nắm vững và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và của Bộ Công an về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt; tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông một cách tích cực, nhanh chóng, công minh và khách quan. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sỹ lợi dụng nhiệm vụ được giao để sách nhiễu, gây phiền hà hoặc có hành vi tiêu cực khác xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí đủ biên chế và lựa chọn những cán bộ, chiến sỹ có phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt; trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết phục vụ công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; bố trí địa điểm tiếp dân để tiếp nhận tin báo, giải quyết tai nạn giao thông hoặc các khiếu nại, tố cáo của công dân về công tác giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Chương 2:
TRÌNH TỰ ĐIỀU TRA, GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
1. Nhận tin:
Khi nhận được tin báo có vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra, cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải hỏi rõ và ghi vào sổ nhận tin các thông tin sau:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo tin;
b) Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn (ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, tại km, khu gian (hoặc ga), tuyến đường sắt, thuộc thôn (phố), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương);
c) Các thông tin liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt: hình thức vụ tai nạn (đổ tàu, tàu trật bánh, tàu đâm va phương tiện giao thông đường bộ, tàu va cán người,…), mác tàu, trưởng tàu, tài xế… Nếu có liên quan đến phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì ghi: biển số, loại xe, người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ;
d) Thiệt hại ban đầu về người, phương tiện, thiết bị đường sắt và tài sản khác;
Nếu người báo tin là cán bộ, nhân viên ngành đường sắt thì phải hỏi thêm: Những việc đã xử lý tại hiện trường (tổ chức phòng vệ, cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường,…); nhận định của họ về hiện trường; về nguyên nhân tai nạn;
đ) Họ tên, địa chỉ những người liên quan hoặc người biết sự việc xảy ra;
e) Những thông tin khác về vụ tai nạn giao thông.
Chú ý: ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận tin; họ, tên người nhận tin.
2. Xử lý tin:
Cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải báo cáo ngay vụ tai nạn giao thông đường sắt cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị biết. Lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị khi nhận được báo cáo phải xử lý như sau:
a) Tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông:
- Trường hợp Cục C26 nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì điện cho Phòng Cảnh sát giao thông nơi xảy ra tai nạn để giải quyết;
- Trường hợp PC26 hoặc Đội, Trạm thuộc PC26 nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến giao thông được phân công tuần tra kiểm soát hoặc gần trụ sở cơ quan thì cử cán bộ đến hiện trường giải quyết;
- Trường hợp Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thuộc địa bàn của mình thì cử cán bộ, chiến sỹ đến hiện trường giải quyết;
b) Khi nhận được báo cáo hoặc khi Cảnh sát giao thông xác định:
- Vụ tai nạn giao thông có người chết tại hiện trường (kể cả chết trên đường đi cấp cứu) thì phải báo cáo ngay cho đơn vị Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 768/2006/QĐ-BCA(C11) ngày 20/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an (dưới đây gọi tắt là Quy định 768/2006/QĐ-BCA(C11);
- Vụ tai nạn giao thông không có người chết tại hiện trường thì phải cử ngay cán bộ, chiến sỹ hoặc báo ngay cho đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý điều tra theo Điều 7 Quy định 768/2006/QĐ-BCA(C11);
c) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm có liên quan đến hiện trường để phối hợp giải quyết hậu quả vụ tai nạn giao thông.
Điều 4. Những việc làm ngay khi đến hiện trường
Cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng Cảnh sát khác khi đến nơi xảy ra tai nạn, sau khi sơ bộ nắm tình hình hiện trường phải tiến hành những việc sau:
1. Tổ chức cấp cứu người bị nạn:
a) Đánh dấu vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu;
b) Trường hợp người bị nạn chết ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện đường sắt hoặc đường bộ thì đánh dấu vị trí, tư thế của nạn nhân, chụp ảnh (nếu có), rồi đưa thi thể nạn nhân ra khỏi phạm vi giới hạn an toàn đường sắt, che đậy lại và cử người trông coi.
2. Xác định hiện trường chính, khoanh vùng và tổ chức bảo vệ hiện trường, phát hiện và ghi nhận các dấu vết, vật chứng để lại trên hiện trường, trên phương tiện đường sắt, phương tiện đường bộ có liên quan đến tai nạn, trên quần áo người bị nạn,… có biện pháp bảo vệ, bảo quản, đảm bảo tính khách quan (chú ý không làm xáo trộn hiện trường). Có biện pháp bảo quản tài sản, tư trang của người bị nạn, hàng hóa vận chuyển trên các phương tiện liên quan đến tai nạn.
Một số hiện trường cần được tổ chức bảo vệ như sau:
a) Đối với vụ trật bánh đầu máy hoặc toa xe, hiện trường là vị trí đầu máy hoặc toa xe sau khi tai nạn xảy ra và đoạn đường sắt từ vị trí dừng của đầu máy hoặc toa xe đến khởi điểm trật bánh và từ khởi điểm trật bánh ngược về phía sau hướng tàu chạy từ 100m đến 300m;
b) Đối với vụ đổ tàu, phạm vi bảo vệ như quy định tại điểm a khoản 2 điều này. Niêm phong đầu máy hoặc hộp băng ghi tốc độ của đầu máy;
c) Đối với vụ đâm nhau (đâm đầu, đâm đuôi hoặc đâm sườn) trong ga, trong khu gian, hiện trường là phạm vi khu vực hai phương tiện đường sắt đâm nhau và vị trí dừng sau khi xảy ra tai nạn;
d) Đối với vụ tàu đâm va phương tiện giao thông đường bộ trong phạm vi khổ giới hạn an toàn giao thông đường sắt thì tổ chức bảo vệ khu vực xảy ra tai nạn;
đ) Đối với vụ chẻ ghi, hiện trường là phạm vi khu vực ghi xảy ra tai nạn;
e) Trường hợp trên tàu có chở các chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy thì phải nhanh chóng xác định vị trí toa xe đó ở hiện trường và yêu cầu ngành Đường sắt đưa toa xe đó ra vị trí an toàn cho hiện trường.
3. Yêu cầu Trưởng ga hoặc Trưởng tàu tổ chức phòng vệ theo quy định của ngành Đường sắt.
4. Xác định những người biết sự việc xảy ra và đề nghị họ viết bản tường trình, nếu họ không viết hoặc không có điều kiện viết thì phải ghi họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại (nếu có) của họ để phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết.
5. Khi tổ khám nghiệm đến hiện trường, lực lượng bảo vệ hiện trường báo cáo kết quả những việc đã làm, vị trí các dấu vết trên hiện trường, trên phương tiện, họ tên, địa chỉ người biết việc, tình hình khác có liên quan đến vụ tai nạn, bàn giao toàn bộ tài liệu, vật chứng, cho bộ phận khám nghiệm hiện trường. Sau đó tiếp tục làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho đến khi khám nghiệm xong.
6. Đối với các vụ đổ tàu, tàu đâm nhau (ở ga, khu gian, trên đường ngang) lập biên bản thu giữ nhật ký chạy tàu ở ga, nhật ký đoàn tàu, nhật ký đường ngang…
Điều 5. Khám nghiệm hiện trường
1. Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường:
a) Tiếp nhận các công việc và nghe báo cáo tình hình vụ tai nạn giao thông của lực lượng bảo vệ hiện trường;
b) Mời những người chứng kiến tham gia khám nghiệm;
c) Quan sát toàn bộ địa điểm xảy ra tai nạn để có khái quát tổng thể về khu vực và vị trí xảy ra tai nạn, xác định phạm vi hiện trường, nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn…;
d) Xác định phạm vi khám nghiệm, xác định phương hướng khi vẽ sơ đồ hiện trường, xác định điểm chuẩn để định vị vị trí vụ tai nạn;
đ) Kiểm tra lại các thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.
2. Tiến hành khám nghiệm:
a) Ghi nhận điều kiện môi trường, thời tiết nơi xảy ra tai nạn lúc khám nghiệm hiện trường;
b) Ghi nhận, mô tả địa hình, các quy định hướng dẫn điều khiển giao thông nơi xảy ra tai nạn;
c) Phát hiện, xác định vị trí các dấu vết phương tiện, nạn nhân, vật chứng để lại trên hiện trường;
d) Đánh dấu vị trí các dấu vết, vật chứng, nạn nhân, phương tiện, sơ bộ ghi nhận các dấu vết liên quan đến tai nạn trên phương tiện;
đ) Chụp ảnh (hoặc quay camera) hiện trường chung, hiện trường từng phần; chụp ảnh dấu vết, vật chứng có liên quan;
Chú ý khi chụp ảnh dấu vết, vật chứng nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ;
e) Đo đạc và vẽ sơ đồ hiện trường;
g) Thu lượm dấu vết, vật chứng và bảo quản theo đúng quy định.
3. Lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm đều phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
1. Ghi số hiệu đầu máy và thu giữ sổ theo dõi đầu máy, giấy tờ của người điều khiển phương tiện.
2. Khám buồng điều khiển:
a) Kiểm tra vị trí, trạng thái của tay điều khiển, tay đảo chiều, tay hãm (hãm lớn, hãm con, hãm tay), chỉ số (tem kiểm định còn thời hạn sử dụng) của các đồng hồ (tốc độ, áp lực thùng gió chính, áp lức ống hãm, áp lực dầu bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát…);
b) Kiểm tra còi, hệ thống chiếu sáng, hệ thống xả cát.
3. Thu giữ, niêm phong băng đĩa ghi tốc độ; trường hợp đầu máy bị đổ, không hoạt động được thì niêm phong buồng lái.
4. Khám bộ phận chạy:
a) Xác định được trục bánh đầu tiên trật khỏi đường ray thì tập trung khám nghiệm giá chuyển có trục bánh đó. Trường hợp không xác định được thì phải khám nghiệm toàn bộ các trục bánh;
b) Khám đôi bánh xe, đo giang cách, đo chiều cao và độ dày gờ lợi bánh xe, xem xét dấu sơn giữa trục và mâm bánh xe, băng đa, mặt lăn nhằm tìm ra các sự cố kỹ thuật; phát hiện dấu vết lạ ở gờ lợi, trục và mặt lăn bánh xe. Trường hợp giá chuyển hướng của đầu máy loại 3 trục bánh/1 giá chuyển phải kiểm tra khoảng cách các trục bánh xe và độ lệch của mâm cối chuyển; xác định độ dơ dọc của Cút-xi-nê ở đầu trục bánh xe;
c) Đo chiều cao hệ lò so, xem xét đai nhíp, thanh treo nhíp, các lá nhíp.
5. Kiểm tra chiều dài, góc nghiêng của giảm chấn thủy lực; vị trí, trạng thái của động cơ điện kéo, của hộp bánh răng truyền động giữa động cơ điện kéo và trục bánh xe.
Chú ý các mùi cháy, khét ở động cơ điện kéo và các ổ trục để phát hiện sự cố cháy ở các bộ phận này.
6. Khám nghiệm hệ thống hãm:
a) Kiểm tra hoạt động của máy bơm gió, van an toàn thùng gió chính, hệ thống ống dẫn gió, các van khóa gió, trạng thái của pít-tông nồi hãm;
b) Kiểm tra trang trí hãm, xà mang guốc hãm, biên treo, quang treo, thanh giằng hãm, đĩa hãm;
c) Kiểm tra số lượng, đo độ dày guốc hãm, ma hãm; xem xét dấu vết, màu sắc và bề mặt guốc hãm;
d) Kiểm tra các hoạt động của hệ thống xả cát; kiểm tra dấu vết trên ba-đờ-sốc.
7. Kiểm tra các bộ phận gá lắp, bệ đỡ móc nối, cần giật móc nối, đo góc quét, khe hở trên và khoảng cách từ mặt ray đến trung tâm đầu đấm;
Trong quá trình khám đầu máy chú ý ghi nhận tất cả các dấu vết lạ, các sự cố có trên đầu máy.
8. Lập biên bản khám nghiệm đầu máy theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm đều phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
1. Trước hết cần xác định số hiệu toa xe, trọng lượng, tải trọng, chiều cao, dài, rộng, ngày và nơi sửa chữa định kỳ (có ghi trên thành xe), hàng hóa vận chuyển trên toa xe (nếu có).
2. Khám nghiệm thùng toa xe: cần xác định tình trạng hàng hóa trên toa xe (số lượng, khối lượng và trạng thái xếp hàng); xác định độ nghiêng thùng xe; tình trạng liên kết, làm việc giữa các supler; nếu là toa xe hàng tự lật thì phải xác định vị trí của tay điều khiển thùng xe và trạng thái chốt định vị tay điều khiển.
3. Khám nghiệm bộ phận chạy, hệ thống hãm, các bộ phận gá lắp, bệ đỡ móc nối… như khoản 4, Điều 6 Quy trình này.
4. Ngoài ra cần khám nghiệm thêm:
a) Vị trí tay gạt R-T của hệ thống hãm;
b) Lan can, cầu giao thông đi lại, bậc lên xuống, tay vịn…;
c) Hàng hóa trên toa xe: loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, cách xếp hàng và gia cố hàng hóa;
d) Trường hợp vụ tàu trôi dốc do mất khả năng hãm thì phải kiểm tra trạng thái các khóa hãm, hệ thống hãm tay ở các toa xe và có thể thử hãm theo quy định của ngành Đường sắt.
5. Lập biên bản khám nghiệm toa xe theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm đều phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
1. Xác định điểm trật bánh hoặc xảy ra tai nạn đầu tiên.
2. Kiểm tra kỹ thuật đường trong phạm vi 100m đến 300m bắt đầu từ điểm xảy ra tai nạn ngược với hướng tàu chạy, cứ 3m đo một điểm ghi số liệu về cự ly, thủy bình; trường hợp điểm xảy ra tai nạn ở đường cong thì phải kiểm tra đường tên để xác định độ cong tròn của đường cong.
3. Kiểm tra các thiết bị phụ kiện của đường về số lượng, chất lượng: ray, khe hở mối nối ray, tà vẹt, lập lách, các phụ kiện nối giữ, đá, nền đường và xác định độ liên kết giữa chúng. Nếu giữa các liên kết có khe hở thì phải đo cụ thể khe hở đó, nhất là khe hở giữa ray và tà vẹt, khe hở giữa đinh Crămphông, bu-lông cóc v.v. với đế ray.
Chú ý các dấu vết trên ray, tà vẹt và các phụ kiện.
4. Thu lượm dấu vết: trường hợp trật bánh đầu máy hoặc toa xe do cán phải chướng ngại vật trên đường sắt (đinh crâmpông, đá…) hoặc thiết bị của đầu máy, toa xe rơi xuống đường thì phải khám nghiệm dấu vết trên vật chướng ngại và lập biên bản thu giữ, bảo quản theo quy định; trường hợp tai nạn do trang thiết bị của đầu máy, toa xe rơi trên đường, nhất thiết phải truy được vị trí, trạng thái của chúng trước khi xảy ra tai nạn; xác định trạng thái liên kết khi bị rời ra khỏi đầu máy, toa xe (gãy, tuột bu-lông; bị biến dạng v.v.).
5. Lập biên bản khám nghiệm theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm đều phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
Điều 9. Khám nghiệm đường ngang, cầu chung
1. Xác định điểm xảy ra tai nạn trên đường ngang.
2. Xác định tầm nhìn, tình trạng đường xá trên đường sắt (chất lượng kỹ thuật đường ngang, đường cong trên đường ngang, cấp của đường ngang) và đường bộ (biển báo hiệu, gờ giảm tốc…).
3. Khám các dấu vết trên đường sắt: vết phanh, lết của bánh xe trên mặt ray, vết dầu mỡ, máu (nếu có).
4. Khám các dấu vết trên đường bộ.
5. Kiểm tra sự hợp lệ của xe và người lái, giấy lưu hành xe, giấy phép lái xe; tình trạng sức khỏe của lái xe.
6. Tai nạn xảy ra nơi đường ngang có phòng vệ (có người và hệ thống điều khiển giao thông) phải làm thêm:
a) Xác định trạng thái của chắn và tín hiệu trên đường bộ lúc xảy ra tai nạn; dấu vết để lại trên cần chắn;
b) Vị trí của biển ngừng di động màu đỏ, tín hiệu trên đường sắt;
c) Sự hoạt động của thiết bị thông tin tín hiệu;
d) Xác định vị trí của nhân viên gác chắn trong thời điểm xảy ra tai nạn, các chứng chỉ đào tạo, sử dụng giao việc, nhật ký đường ngang.
7. Lập biên bản khám nghiệm theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm đều phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
1. Tai nạn xảy ra trên cầu do kiến trúc tầng trên của đường sắt thì khám các thiết bị như Điều 8 Quy trình này.
2. Xác định trạng thái tín hiệu ở hai đầu cầu (nếu có).
3. Trường hợp tai nạn do kết cấu của cầu, cần xác định vị trí xảy ra tai nạn trên cầu.
- Loại cầu (bê tông, thép), tính chất và các đặc điểm của cầu;
- Chiều cao toàn cầu, chiều dài 1 nhịp, số trụ;
- Các khuyết tật có thể nhận thấy bằng mắt thường;
4. Đề nghị thành lập Hội đồng giám định kỹ thuật của cầu.
5. Lập biên bản khám nghiệm theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm đều phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
1. Khám nghiệm đường trong hầm như Điều 8 (khám nghiệm đường) của Quy trình này.
2. Trường hợp hầm bị dò, rỉ nước gây tai nạn thì đi sâu xác định các hư hỏng của vỏ hầm dẫn đến tai nạn.
3. Lập biên bản khám nghiệm theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
1. Xác định chiều hướng, biểu chí ghi, độ áp sát của lưỡi ghi vào ray cơ bản, trạng thái hoạt động của các thiết bị phụ kiện ghi.
2. Kiểm tra chất lượng kỹ thuật của lưỡi ghi, chế độ bảo quản, ray hộ bánh, tâm ghi và ray cơ bản; kiểm tra chất lượng vị trí của chốt an toàn, khóa điện khống chế ghi.
3. Xem xét các vật lạ có trong phạm vi hoạt động của ghi, nếu có phải mô tả vị trí, kích thước các dấu vết và thu giữ bảo quản.
4. Xác định kế hoạch đón tiễn, dồn tàu của ga hoạt động của trực ban và gác ghi: thu giữ phiếu dồn, thẻ đường, nhật ký chạy tàu ga.
5. Lập bên bản khám nghiệm theo quy định. Những người tham gia khám nghiệm phải ký và ghi rõ họ, tên vào biên bản.
Điều 13. Ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn
Tiến hành ghi nhận các dấu vết trên thân thể người bị nạn để phục vụ cho công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Điều 14. Báo cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị người bị nạn
Trường hợp gia đình hoặc cơ quan, đơn vị người bị nạn chưa biết tin thì đơn vị thụ lý căn cứ giấy tờ tùy thân hoặc biển số xe, giấy phép lái xe… bằng biện pháp nhanh nhất báo tin ngay cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị của người bị nạn biết để đến chăm sóc hoặc giải quyết hậu quả;
1. Tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ có liên quan:
a) Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông, các phương tiện giao thông đường bộ có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;
b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường sắt có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện giao thông đường bộ có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;
c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông đường bộ bị tạm giữ được xử lý như sau:
- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện giao thông đường bộ phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;
- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chú ý: Khi trả phương tiện phải lập biên bản ghi rõ tình trạng phương tiện so với tình trạng phương tiện khi bị tạm giữ.
2. Tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông:
- Việc tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
- Khi tạm giữ người, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị tạm giữ.
Trước khi ghi lời khai phải lập kế hoạch nêu rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng ghi lời khai là người thế nào từ đó đặt câu hỏi và cách tiếp xúc cho thích hợp. Biên bản phải lập đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng.
1. Ghi lời khai của nhân viên đường sắt có liên quan:
a) Trường hợp người bị thương nặng thì chỉ ghi lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý; cần đặt câu hỏi ngắn gọn;
Nếu người đó có khả năng tử vong thì phải lấy sinh cung ngay. Trường hợp họ không thể nói được thì lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cán bộ y tế điều trị;
b) Nội dung lời khai của người có liên quan phải đảm bảo khách quan, tỉ mỉ phản ánh tình hình trước và trong khi tai nạn giao thông xảy ra. Sau cùng phải hỏi họ nhận thức về vụ tai nạn giao thông đã xảy ra như thế nào.
3. Ghi lời khai của những người làm chứng:
a) Cần phải tìm được những người biết diễn biến vụ tai nạn. Trường hợp có nhiều người thì ghi lời khai của từng người. Nội dung lời khai phải thể hiện được:
- Ví trí của người làm chứng (hướng nhìn, tầm nhìn xa, khoảng cách giữa người làm chứng đến nơi xảy ra tai nạn), họ có chú ý đến sự việc hay không? Do đâu mà họ biết về vụ tai nạn;
- Hướng chuyển động của các bên liên quan đến tai nạn (người và phương tiện);
- Phần đường và tốc độ, thao tác xử lý của người điều khiển phương tiện trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn, những tiếng động do va chạm giữa các phương tiện;
- Phản ứng của những người có liên quan trước khi xảy ra tai nạn;
- Vị trí của các phương tiện, người, đồ vật sau khi xảy ra tai nạn, vị trí đó có bị thay đổi không, nếu có thay đổi, xê dịch thì ai làm điều đó, vì sao.
- Còn ai biết vụ tai nạn xảy ra?
- Trạng thái tâm lý của người gây tai nạn biểu hiện ra bên ngoài (ảnh hưởng của chất kích thích rượu, bia…).
b) Cảnh sát giao thông có thể đến tại nhà, nơi làm việc của người làm chứng để ghi lời khai. Đối với trẻ em dưới mười sáu tuổi khi ghi lời khai phải mời cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự và ký tên vào biên bản.
1. Trong quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết thì tổ chức dựng lại hiện trường. Khi dựng lại hiện trường nhất thiết phải có người chứng kiến, có thể mời người liên quan cùng tham gia.
2. Nội dung dựng lại hiện trường là phải xác định lại vị trí dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo đạc, vẽ lại sơ đồ hiện trường và chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
3. Kết thúc việc dựng lại hiện trường phải lập biên bản, những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản.
- Việc trưng cầu giám định thương tật người bị nạn và giám định chuyên môn kỷ thuật phương tiện, đường, cầu, phà, đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý có công văn đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra cùng cấp ra quyết định.
- Trường hợp người bị nạn từ chối việc giám định thương tật thì phải lập biên bản ghi rõ lý do từ chối, có xác nhận của họ hoặc người làm chứng.
Điều 19. Sơ bộ đánh giá tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị nạn
Sau khi thu thập đầy đủ giấy chứng thương của bệnh viện, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông đối chiếu với Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để sơ bộ đánh giá tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị nạn. Kết quả sơ bộ đánh giá tỷ lệ phần trăm thương tật là cơ sở ban đầu để xác định thẩm quyền điều tra giải quyết vụ tai nạn và là một trong những căn cứ để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hoặc quyết định xử lý hành chính.
Điều 20. Xem xét kết quả điều tra và quyết định việc giải quyết vụ tai nạn giao thông
1. Cán bộ thụ lý điều tra vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiên cứu hồ sơ tài liệu hoạt động điều tra để viết báo cáo kết quả điều tra và đề xuất việc giải quyết vụ tai nạn với chỉ huy trực tiếp của mình.
2. Chỉ huy đơn vị sau khi nghe báo cáo và đề xuất của cán bộ thụ lý điều tra, nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ… vụ tai nạn, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo các quy định tại Điều 21 Quy trình này, nếu thấy không có dấu hiệu tội phạm thì tiếp tục điều tra củng cố tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo các quy định tại Điều 22 Quy trình này.
Điều 21. Khởi tố vụ án và chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền
1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, qua điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông, xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra, thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; khẩn trương củng cố tài liệu, hồ sơ và chuyển cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố. Khi chuyển hồ sơ và vật chứng (nếu có) của vụ án, phải lập biên bản bàn giao theo quy định; Cảnh sát giao thông phải sao toàn bộ hồ sơ lưu để theo dõi, thống kê phục vụ chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Bộ Công an.
2. Cảnh sát giao thông cấp huyện, qua điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông, xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, thì chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra theo thẩm quyền.
3. Qua điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không có người chết, xác định không có dấu hiệu tội phạm thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ra quyết định không khởi tố vụ án hoặc Cảnh sát giao thông cấp huyện đề nghị Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện ra quyết định không khởi tố vụ án để xử lý hành chính theo Điều 22 Quy trình này.
Điều 22. Xử lý hành chính vụ tai nạn giao thông và va chạm giao thông
1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, kết luận nguyên nhân của vụ tai nạn và xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn, hình thức giải quyết. Cho các bên liên quan phát biểu ý kiến của họ. Mọi ý kiến đều được ghi vào biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông và có chữ ký của các bên liên quan đến tai nạn giao thông.
2. Lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định hoặc đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi cá nhân bị xử phạt thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cán bộ thụ lý lập biên bản trả lại phương tiện giao thông (nếu phương tiện còn đang bị tạm giữ), đồ vật và các giấy tờ đã tạm giữ cho người bị xử phạt; thu biên lai tiền phạt ghim vào góc bên trái quyết định xử phạt, lưu trong hồ sơ vụ tai nạn giao thông.
4. Giải quyết việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại giữa các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông khi các bên có yêu cầu đòi bồi thường:
- Trường hợp các bên liên quan tự thương lượng thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thì phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức và hình thức bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan. Thỏa thuận bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ khi xem xét ra quyết định xử lý hành chính;
- Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận thương lượng được với nhau thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự.
Điều 23. Hồ sơ và sắp xếp hồ sơ vụ tai nạn, vụ va chạm giao thông đường sắt
1. Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính (ký hiệu XL)
Sắp xếp theo nhóm tài liệu và trong từng nhóm sắp xếp theo thời gian, trình tự như sau:
- Quyết định không khởi tố vụ án hành sự, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự và các quyết định khác (nếu có);
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh, báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường;
- Biên bản khám nghiệm phương tiện, biên bản tạm giữ phương tiện, biên bản ghi nhận tình trạng phương tiện bị tạm giữ, biên bản giao trả phương tiện; các giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);
- Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn (nếu có);
- Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn gồm: biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện, biên bản ghi lời khai người bị nạn, biên bản ghi lời khai người có liên quan khác đến vụ tai nạn giao thông, biên bản ghi lời khai người chứng kiến, người biết việc;
(Nếu có nhiều người và mỗi người lại có nhiều biên bản thì sắp xếp theo từng người và theo thời gian)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Các tài liệu về thỏa thuận bồi thường thiệt hại;
- Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông (nếu có);
- Bản kết luận nguyên nhân vụ tai nạn;
- Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, biên lai thu tiền phạt;
Chú ý: mỗi vụ tai nạn có thể đóng một hồ sơ hoặc nhiều vụ vào một hồ sơ loại ba trăm trang.
2. Hồ sơ vụ án hình sự
Đơn vị Cảnh sát giao thông được điều tra ban đầu các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm theo Điều 23 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và Quyết định 768/2006/QĐ-BCA(C11) của Bộ trưởng Bộ Công an. Vì vậy, hồ sơ ban đầu trong điều tra các vụ tai nạn giao thông của Cảnh sát giao thông là hồ sơ khởi tố vụ án hình sự.
Hồ sơ ban đầu khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự và các quyết định khác (nếu có);
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh, báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường;
- Biên bản khám nghiệm phương tiện, biên bản tạm giữ phương tiện, biên bản ghi nhận tình trạng phương tiện bị tạm giữ; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);
- Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn (nếu có);
- Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn gồm: biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện, biên bản ghi lời khai người bị nạn, biên bản ghi lời khai người có liên quan khác đến vụ tai nạn giao thông, biên bản ghi lời khai người làm chứng, người biết việc;
(Nếu có nhiều người và mỗi người lại có nhiều biên bản thì sắp xếp theo từng người và theo từng thời gian)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản, các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Biên bản bàn giao hồ sơ.
Điều 24. Kết thúc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt
1. Sau khi hoàn thành công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, đơn vị thụ lý điều tra phải hoàn chỉnh hồ sơ, kết thúc việc điều tra; thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn giao thông theo Điều 27 của Quy trình này; tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm việc điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.
2. Đối với vụ tai nạn giao thông do lỗi thuộc về nhân viên đường sắt, sau khi kết thúc điều tra, đơn vị thụ lý giải quyết vụ tai nạn giao thông phải viết kiến nghị ngành đường sắt xử lý nội bộ người vi phạm và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Điều 25. Hồ sơ sao cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm
Trường hợp các bên liên quan đến tai nạn giao thông tham gia bảo hiểm, những tài liệu cần thiết cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm gồm:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh;
- Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;
- Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.
Điều 26. Mở sổ theo dõi tai nạn giao thông và đăng ký lưu hồ sơ vụ tai nạn giao thông đường sắt
1. Các đơn vị Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải mở 3 sổ: sổ nhận tin báo về tai nạn hoặc va chạm giao thông; sổ thụ lý các vụ tai nạn giao thông; sổ thụ lý các vụ va chạm giao thông để theo dõi công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông, va chạm giao thông đường sắt của đơn vị mình.
2. Ba loại sổ trên và hồ sơ các vụ tai nạn giao thông phải được đăng ký lưu giữ, bảo quản, khai thác theo đúng quy định của chế độ hồ sơ.
Điều 27. Thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường sắt
1. Khi xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Phòng Cảnh sát giao thông phải báo cáo bằng fax hoặc điện thoại về trực ban Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để báo cáo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát.
2. Định kỳ tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm, Công an cấp huyện; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt phải báo cáo tình hình, nguyên nhân, kết quả điều tra, giải quyết và thống kê các vụ tai nạn giao thông đường sắt lên cấp trên một cấp theo đúng quy định.
Chương 3:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ CẦN CHÚ Ý TRONG ĐIỀU TRA, GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 28. Điều tra vụ tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước
Tiến hành như với các vụ tai nạn giao thông đường sắt khác, cần chú ý:
1. Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước phải báo cáo về Bộ Công an (C26) và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo kịp thời.
2. Tai nạn xảy ra do phương tiện đường sắt đâm va với xe ôtô của cán bộ cao cấp thì lập biên bản, ghi giấy tờ đăng ký xe, giấy phép lái xe, đánh dấu vị trí, chụp ảnh hiện trường, yêu cầu lái xe ký xác nhận rồi cho xe đi. Sau đó khám nghiệm hiện trường và giải quyết tiếp.
Điều 29. Điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường sắt liên quan đến người nước ngoài
Tiến hành như các vụ tai nạn giao thông đường sắt khác, cần chú ý:
1. Thủ trưởng Công an cấp huyện hoặc chỉ huy Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt cấp tỉnh phải kịp thời đến hiện trường để tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị nạn và báo ngay về lãnh đạo Công an cấp tỉnh biết để chỉ đạo và Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh biết phối hợp;
2. Trường hợp người nước ngoài bị thương đưa đi cấp cứu hoặc bị chết phải báo ngay Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh biết để phối hợp giải quyết và báo cáo lãnh đạo Công an cấp tỉnh chỉ đạo giải quyết.
1. Huy động các lực lượng và quần chúng tổ chức di chuyển người, tài sản ra khỏi đám cháy, vùng cháy.
2. Dùng phương tiện hiện có để chữa cháy.
3. Phải báo cáo ngay cho Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy phối hợp khám nghiệm hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan giải quyết hậu quả, giải tỏa giao thông, tham gia khám nghiệm khi có yêu cầu.
4. Tổ chức điều tra theo quy định tại Chương II Quy trình này.
Điều 31. Tai nạn giao thông đường sắt dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng
1. Cảnh sát giao thông phối hợp với trưởng tàu, bảo vệ đường sắt, nhân viên đường sắt tuyên truyền, giải thích, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để cô lập đối tượng cầm đầu, kích động. Trong quá trình giải quyết cần tạo thế chủ động, cảnh giác với đối tượng cầm đầu quá khích.
2. Trường hợp vụ gây rối diễn biến phức tạp, Cảnh sát giao thông có biện pháp bảo vệ hiện trường gây ra tai nạn, bảo vệ phương tiện, hàng hóa khỏi bị đập phá. Đồng thời tìm mọi cách báo cáo chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn để có biện pháp giải quyết (nếu vụ gây rối do quân nhân gây ra thì phải đồng thời báo cáo cho chỉ huy quân sự quận, huyện hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh phối hợp giải quyết).
3. Tổ chức điều tra theo quy định tại Chương II Quy trình này.
Điều 32. Trường hợp người bị nạn từ chối, không đi cấp cứu
1. Trường hợp phương tiện và cơ quan Y tế (115) đến tổ chức đưa người bị nạn đi cấp cứu thì người chủ trì khám nghiệm phải lập biên bản ghi nhận việc người bị nạn từ chối đi cấp cứu, có sự xác nhận của nhân viên y tế, nhân chứng (nếu có).
2. Trường hợp chỉ có cán bộ chủ trì khám nghiệm thì phải lập biên bản ghi nhận việc người bị nạn từ chối đi cấp cứu, có sự xác nhận của nhân chứng.
Chương 4:
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- 2Nghị định 109/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đường sắt
- 3Quyết định 780/QĐ-BCA năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần về lĩnh vực an ninh, trật tự do Bộ Công an ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 4Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 780/QĐ-BCA năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần về lĩnh vực an ninh, trật tự do Bộ Công an ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Nghị định 44/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
- 3Quyết định 768/2006/QĐ-BCA(C11) về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- 4Nghị định 109/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đường sắt
- 5Thông tư liên bộ 12/TTLB năm 1995 về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới do Bộ Y tế - Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 7Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
Quyết định 19/2007/QĐ-BCA(C11) về Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành
- Số hiệu: 19/2007/QĐ-BCA(C11)
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/01/2007
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 59 đến số 60
- Ngày hiệu lực: 12/02/2007
- Ngày hết hiệu lực: 18/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực