Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1883/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 19 tháng 12 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật người dân tại cơ sở; Quyết định số 1932/QĐ-BTP ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 171/TTr-STP ngày 13/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở", trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2013/QĐ-TTG NGÀY 24/01/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1883/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
1. Mục đích:
- Triển khai sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã), huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) tỉnh Cà Mau tiếp cận pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân cơ sở và Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1932/QĐ-BTP ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Đề xuất cơ quan có thẩm quyền thành lập bộ phận giúp việc, tham mưu UBND các cấp trong việc tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố và tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề nghị công nhận theo quy định.
2. Yêu cầu:
- Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và có liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó phải nhất quán về chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ và quy trình thực hiện, tránh phô trương hình thức;
- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện, nhất là phải hoàn thiện cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện và tiêu chí đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Hoàn thiện thể chế:
Hoạt động 1: Rà soát các văn bản QPPL do địa phương ban hành có liên quan đến lĩnh vực đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân cơ sở và công tác thi đua, khen thưởng ..., đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy định mới phù hợp với quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Hoạt động 2: Ban hành quy định bổ sung chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số cơ quan có liên quan trong công tác tham mưu, giúp UBND các cấp xây dựng và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014.
Hoạt động 3: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đề xuất UBND các cấp thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp và công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2014.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chuẩn tiếp cận pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan:
Hoạt động 1: Tổ chức triển khai, quán triệt nội dung của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1932/QĐ-BTP ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các văn bản có liên quan cho Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và cán bộ chủ chốt trong ngành tư pháp tỉnh, huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ; các ngành có liên quan; UBND cấp huyện và cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2014.
Hoạt động 2: Kịp thời triển khai, quán triệt các Chương trình, Đề án, Bộ tiêu chí của Chính phủ, Bộ, ngành về xây dựng và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể có liên quan; UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Hoạt động 3: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng; xác định đối tượng và địa bàn trọng điểm tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ và nhân dân; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hội thảo, tạo đàm, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật; biên soạn tài liệu tuyên truyền... hướng tới xây dựng xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố và tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo khí thế sôi nổi cho ngày pháp luật Việt Nam 09/11 hàng năm.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện đề án cơ sở dữ liệu về xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố, tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các ngành có liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014-2015.
4. Xây dựng và hoàn thiện tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ xây dựng và đánh giá xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
Hoạt động 1: Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố và tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác tư pháp ở địa phương, nhằm giúp UBND các cấp trong việc xây dựng và tổ chức đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, đảm bảo thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chuẩn tiếp cận pháp luật ở địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Khi có đề án hoặc hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
Hoạt động 2: Kiện toàn và đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện thiết chế pháp luật cấp xã.
- Rà soát, thống kê và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã tối thiểu phải có trình độ trung cấp luật; đào tạo, thu hút người có trình độ đại học luật về công tác tại xã và tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng các công chức khác như: Văn phòng - Thống kê; tài chính - kế toán; địa chính - xây dựng; Văn hóa - xã hội; Công an, quân sự ... đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, phòng Tư pháp và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
- Phối hợp với các ngành, các cấp tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan do địa phương ban hành có liên quan đến chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân cơ sở; đề xuất hoàn thiện thể chế, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch; thực hiện và hướng dẫn Tư pháp cấp huyện, cấp xã làm tốt vai trò tham mưu UBND cùng cấp đánh giá, đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định.
- Thường trực Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp tỉnh; hướng dẫn thành lập và hoạt động của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện, cấp xã.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và chỉ đạo các bộ phận trực thuộc tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chỉ tiêu số 01 và 06 trong tiêu chí 01; chỉ tiêu số 13 và 14 trong tiêu chí số 02; chỉ tiêu số 15, 17 và 18 trong tiêu chí số 03; chỉ tiêu số 21, 22, 23, 24 và 25 trong tiêu chí số 04; chỉ tiêu số 31, 32, 33, 34, 35 và 36 trong tiêu chí số 5.
2. Trách nhiệm của các ngành, đoàn thể cấp tỉnh:
- Cục Thi hành án Dân sự tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ tiêu số 01 trong tiêu chí 01.
- Thanh tra tỉnh chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu số 02 trong tiêu chí 01.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 03 trong tiêu chí 01.
- Sở Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 04 trong tiêu chí 01.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 05 trong tiêu chí 01.
- Sở Y tế chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 07 trong tiêu chí 01.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 08 trong tiêu chí 01.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 09 trong tiêu chí 01 và chỉ tiêu số 19 trong tiêu chí 03.
- Công an tỉnh chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu số 10 trong tiêu chí 01.
- Sở Nội vụ chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 11 trong tiêu chí 01; chỉ tiêu số 37, 38 trong tiêu chí 07 và chỉ tiêu số 41 trong tiêu chí 08.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu số 12 trong tiêu chí 01.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai thực hiện chỉ tiêu số 16 và chỉ tiêu số 20 trong tiêu chí 03.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu số 26, 27, 28, 29 và 30 trong tiêu chí 05.
- Sở Tài chính triển khai thực hiện chỉ tiêu số 39 và 40 trong tiêu chí 08.
3. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước ở đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện tốt kế hoạch này và các mục tiêu, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo kết quả theo quy định.
4. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí triển khai thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Ngoài ra, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho quá trình triển khai thực hiện.
Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao và Chương trình, Kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ trưởng các đơn vị lập dự toán kinh phí đảm bảo cho hoạt động, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và quản lý, sử dụng đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để chỉ đạo, hướng dẫn./.
- 1Quyết định 2034/QĐ-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật tỉnh Thái Bình
- 4Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2014 tổ chức thực hiện Quyết định 09/QĐ-TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 4366/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2034/QĐ-UBND năm 2013 thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 1932/QĐ-BTP năm 2013 về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở kèm Quyết định 09/2013/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật tỉnh Thái Bình
- 8Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở do tỉnh Cà Mau ban hành
- 9Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2014 tổ chức thực hiện Quyết định 09/QĐ-TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 4366/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do tỉnh Tây Ninh ban hành
Quyết định 1883/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 09/2013/QĐ-TTg quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 1883/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Dương Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra