Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1869/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 14 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

Theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tại Tờ trình số 10/TTr-PCTT&TKCN ngày 30/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- BCĐ TWPCTT (để b/c);
- Bộ NN và PTNT (để b/c);
- TTTU, TTHĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- CVP, các PCVP;
- CV: NN, NC, CT, XD, TH;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Trung Thoại

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng phương án

Hải Phòng là thành phố công nghiệp và cảng biển, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước; nằm trong vùng hạ lưu, nơi tập trung các cửa sông chuyển tải toàn bộ lượng dòng chảy lũ hệ thống sông Thái Bình và một phần lũ sông Hồng ra biển. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho thành phố nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa kinh tế... là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Song, thành phố cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, nằm trong vùng có số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng nhiều nhất với tần suất trung bình hàng năm 1-1,5 cơn bão, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố. Trong lịch sử, thành phố từng hứng chịu nhiều trận bão mạnh có sức tàn phá khủng khiếp gây nhiều thiệt hại về tài sản. Điển hình là trận bão cách đây 60 năm, trận bão Kate ngày 26/9/1955 với sức gió trên cấp 12 kèm theo nước dâng lớn, làm vỡ 158 đoạn đê biển, 669 người chết, 1.200 người bị thương, 12.000 nhà cửa bị đổ, tốc mái, 12.926 ha đất canh tác bị ngập mặn, 137 tàu thuyền bị đắm. Do đó, việc xây dựng và ban hành Phương án để phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai để các cấp, các ngành, đơn vị và người dân nghiên cứu thực hiện là hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân.

2. Căn cứ xây dựng phương án

- Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;

- Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng phương án ứng phó với siêu bão;

- Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

- Quyết định số 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 04/9/2014 của Tổng cục Thủy sản về việc ban hành hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới;

- Công văn số 274/PCLBTW ngày 06/12/2014 của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương về rà soát, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão;

- Bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp;

- Tình hình thiên tai, đặc điểm địa hình, phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng của địa phương.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm bảo đảm an toàn về người, tài sản, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Chủ động phòng chống ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão mạnh và siêu bão gây ra; trong đó đặc biệt coi trọng kế hoạch bảo vệ đối với ngư dân hoạt động nghề cá trên biển, trên sông, các khu neo đậu tàu thuyền, khu tập trung lồng bè nuôi trồng thủy sản; dân cư sinh sống ở các vùng trũng thấp, bãi bồi ven sông, ven biển, khu nhà ở cũ xuống cấp, khu công nghiệp ven biển, các bến phà, bến đò cảng biển; dân cư và khách du lịch tại các khu du lịch biển.

- Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều theo mức thiết kế, ngăn ngừa nguy cơ vỡ đê, giảm thiểu mức độ ngập lụt và thiệt hại về dân sinh, kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội của thành phố.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy tinh thần tự giác, chủ động trong phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai của cộng đồng dân cư.

2. Yêu cầu

- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động phòng tránh ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả với tình huống siêu bão.

- Quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố; nội dung phương án phải chi tiết, cụ thể, sát thực; có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ xuyên suốt, thống nhất giữa các lực lượng tham gia, các ngành, các địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện và hậu cần tại chỗ) và phương châm “chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”.

- Chủ động, linh hoạt, sáng tạo; quán triệt phương châm phòng tránh là chính; thường xuyên rà soát điều chỉnh phương án phù hợp với thực tiễn.

III. CÁC KỊCH BẢN THIÊN TAI

1. Một số quy định sử dụng thống nhất

(*) Vùng bị ảnh hưởng của bão: vùng ảnh hưởng của bão là toàn bộ vùng biển hải đảo và đất liền (từ ven biển đến vùng núi) của thành phố.

(*) Nhà ở: Phân cấp công trình nhà ở: thực hiện theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng.

(*) Công trình có thể sử dụng làm nơi tập kết, sơ tán dân đến: nhà kiên cố của người dân, công trình công cộng bao gồm công trình giáo dục (nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông các cấp, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trường nghiệp vụ...), công trình y tế (Bệnh viện, trạm y tế...), nhà ga, nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, trụ sở cơ quan... được phân cấp theo quy định.

(*) Bão được phân theo các cấp với tốc độ gió như sau:

- Bão cấp 8-9: có sức gió từ 62 km/h đến 88 km/h.

- Bão cấp 10-11 (bão mạnh): có sức gió 89 km/h đến 117 km/h.

- Bão cấp 12-15 (bão rất mạnh): có sức gió từ 118 km/h đến 183 km/h.

- Siêu bão (cấp 16-17 và trên cấp 17) có sức gió từ 184 đến 220 km/h và lớn hơn 220 km/h.

2. Các kịch bản thiên tai

Căn cứ Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng, bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam, dự kiến các kịch bản thiên tai đối với thành phố Hải Phòng như sau:

Kịch bản 1: Bão mạnh cấp 10, cấp 11 trên vùng biển ven bờ và đất liền (rủi ro thiên tai cấp độ 3).

Kịch bản 2: Bão rất mạnh cấp 12 đến cấp 15 trên vùng biển ven bờ và đất liền (rủi ro thiên tai cấp độ 4).

Kịch bản 3: Siêu bão từ cấp 16 trở lên trên vùng biển ven bờ và đất liền (rủi ro thiên tai cấp độ 5).

IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC MÙA BÃO

1. Công tác tổ chức, kế hoạch

- Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, đơn vị; tổng kết công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm;

- Xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức diễn tập phương án phòng chống bão mạnh, siêu bão - tìm kiếm cứu nạn tại các cấp, các ngành, các địa phương hàng năm.

2. Công tác kiểm tra đánh giá hiện trạng, tổ chức tu bổ công trình đê điều, thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai:

- Thường xuyên kiểm tra, sớm phát hiện những hư hỏng sự cố công trình đê điều, thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, đề xuất và xử lý kịp thời;

- Công tác tu bổ công trình đê điều: tập trung lực lượng, vật tư, phương tiện khẩn trương hoàn thành kế hoạch tu bổ đê điều. Tổ chức xử lý kịp thời các sự cố đê điều, đề xuất đầu tư và tổ chức thực hiện kịp thời công tác xử lý khẩn cấp các công trình đê điều đặc biệt xung yếu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai; ngăn chặn và xử lý kiên quyết các vụ vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai.

3. Công tác chuẩn bị phòng chống bão mạnh, siêu bão

3.1. Công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện

Các ngành, các địa phương, lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng tham gia PCTT&TKCN, cụ thể như sau:

a. Lực lượng xung kích hộ đê, PCTT&TKCN: 42.448 người;

Trong đó:

- Lực lượng do Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng: 10.056 người; 46 xe ôtô các loại, 18 tàu và xuồng cao tốc, 04 xe thiết giáp.

- Lực lượng do Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đảm nhiệm và hiệp đồng: 225 người; 14 tàu, 37 xuồng, 19 xe ôtô các loại.

b. Phương tiện, vật tư phục vụ PCTT&TKCN:

Chủng loại phương tiện, vật tư

Số lượng

Đơn vị

Chủng loại phương tiện, vật tư

Số lượng

Đơn vị

Ô tô các loại

1.048

xe

Lương thực

559

tấn

Tàu, xuồng

532

chiếc

Mỳ ăn liền

7.411

thùng

Xà lan

23

chiếc

Nước đóng chai

3.032

thùng

Xe cẩu, xúc, xe thang

166

xe

Thuốc, y cụ

2.267

cơ số

Máy phát điện

52

máy

Dây thép

14.687,5

kg

Mai, cuốc, xẻng, xà beng, kéo cắt đất

18.720

chiếc

Rọ thép

5.101

chiếc

Cọc tre, tre cây

94.650

cọc

Đá hộc

49.329

m3

Vải địa kỹ thuật

9.200

m2

Đá dăm

1.171

m3

Bạt chống sóng

92.460

m2

Cát đen

31.277

m3

Áo phao

14.991

cái

Cát vàng

685

m3

Nhà bạt

237

bộ

Đất

27.600

m3

Phao tròn

9.383

cái

Bao tải

923.165

chiếc

Phao bè

160

cái

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, ngành, đơn vị phải xây dựng phương án chi tiết, cụ thể cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do siêu bão gây ra; chuẩn bị, tổ chức lực lượng, phương tiện ứng cứu và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả, tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ công tác:

- Tổ chức trực ban theo chế độ 24/24 giờ từ ngày 05/5 đến ngày 30/11 tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành. Tổ chức trực ban lãnh đạo theo chế độ 24/24 giờ trong thời gian có bão mạnh, siêu bão để theo dõi chặt chẽ diễn biến và chủ động xử lý. Thông báo kịp thời ý kiến chỉ đạo của cấp trên đến cơ quan chuyên ngành và địa phương về tình hình diễn biến của bão mạnh, siêu bão để ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến, phương án bảo vệ trọng điểm đê điều và nhà cửa xung yếu đối phó với tình huống bão mạnh, siêu bão.

- Tổ chức và huấn luyện kỹ thuật lực lượng tuần tra canh gác đê, lực lượng xung kích hộ đê và tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức và bảo đảm hệ thống thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thông tin chỉ đạo, chỉ huy thông suốt trong mọi tình huống thiên tai, thảm họa.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng về ứng phó với bão mạnh, siêu bão đến các phường, xã, thị trấn, khu dân cư.

- Chuẩn bị phương tiện, lực lượng, vật tư sẵn sàng ứng phó khi có bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước dâng do bão.

- Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình, trụ sở nhà nước, doanh nghiệp, nhà tư nhân,... là nơi sơ tán nhân dân đến khi có bão, nước dâng do bão.

- Tổ chức lực lượng ứng cứu ở các địa bàn xung yếu; di dời dân tại các vùng trũng, thấp, các khu nhà thiếu an toàn, trên các phương tiện nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.

- Kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp và có phương án bảo vệ hệ thống, thiết bị điện, trạm biến thế, đảm bảo an toàn trong sử dụng điện; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố.

- Kế hoạch, phương án phòng chống dịch bệnh, lực lượng cấp cứu; dự trữ thuốc phòng dịch, chữa bệnh, trang thiết bị vật tư y tế; dự trữ hàng hóa thiết yếu, cùng với các địa phương tổ chức cứu trợ ổn định đời sống nhân dân: (số lượng vật tư hàng hóa cần dự trữ, địa điểm dự trữ, phương án vận chuyển phân phát hàng cho nhân dân...).

3.2. Công tác chuẩn bị đối với khu vực ven biển và trên biển

- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ những hoạt động của ngư dân trong mùa lũ bão, đặc biệt kiểm tra trang thiết bị cho người, tàu thuyền hoạt động nghề cá, du lịch như phương tiện thông tin, phao cứu sinh và các vật dụng khác; thực hiện chế độ đăng kiểm các loại phương tiện tàu thuyền, trang thiết bị đảm bảo an toàn, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.

- Nghiêm cấm không cho tàu, thuyền và ngư dân ra khơi (sông, biển) trong thời gian có bão, bão mạnh, siêu bão.

- Tổng hợp số lượng tàu thuyền, ngư dân ra khơi, vào bờ trú bão an toàn, số tàu thuyền chưa liên lạc được, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

- Hỗ trợ ngư dân trang bị các phương tiện, thiết bị an toàn nghề cá; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn khi có bão mạnh, siêu bão.

- Đảm bảo thông tin liên lạc, thông báo kịp thời và hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc, các tàu, phương tiện nổi trên biển ngay từ khi bắt đầu có tin cảnh báo bão xuất hiện.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, quận thành lập và ban hành, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động đánh bắt hải sản theo mô hình ‘tổ đánh cá đoàn kết’.

3.3. Công tác phòng, chống úng ngập, xử lý môi trường sau bão

- Kiểm tra, gia cố đê điều, bờ bao, bờ đầm, cống điều tiết, cống ngăn triều; hệ thống kênh mương, cống, các trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương, tính toán lợi dụng thủy triều để tiêu thoát tự chảy, chủ động bơm tiêu nước đệm trước các đợt mưa lớn, đợt triều cường.

- Thực hiện biện pháp chống úng bằng động lực (bơm dầu, bơm điện), nhất là trong các thời điểm mưa nhiều, mực nước sông dâng cao, chênh lệch giữa chân và đỉnh triều nhỏ.

- Tổ chức tiêu thoát nước mưa, nước thải đô thị: nạo vét khơi thông hệ thống mương, cống thoát nước; chặt tỉa cây xanh và giải tỏa giao thông, xử lý môi trường sau thiên tai.

4. Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn

4.1. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố (Thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn trên đất liền): tổ chức trực ban, chỉ huy, điều hành xử lý đối phó với các tình huống khẩn cấp về tìm kiếm cứu nạn trên đất liền. Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huấn luyện, diễn tập; bố trí lực lượng, phương tiện xung kích của thành phố sẵn sàng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng các địa phương, các ngành tham gia cứu hộ đê và xử lý các tình huống khẩn cấp về thiên tai, bão, lũ và tìm kiếm cứu nạn trên đất liền.

4.2. Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Hải Phòng (Thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển và hải đảo): tổ chức trực ban, chỉ huy, điều hành xử lý đối phó với các tình huống khẩn cấp về tìm kiếm cứu nạn trên biển và hải đảo.

4.3. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp sẵn sàng thực hiện phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ các tàu, thuyền, phương tiện nổi trên sông, biển; đồng thời sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ, tiếp ứng cho các địa phương khác khi cần thiết; củng cố thông tin liên lạc, cảnh báo cho ngư dân, tàu thuyền và nhân dân khi có bão mạnh và siêu bão.

4.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, quận ven biển tổ chức quản lý, vận hành các khu neo đậu tránh trú an toàn cho tàu thuyền.

V. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO

1. Phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền

1.1. Khi bão gần và trên biển đang di chuyển vào khu vực Bắc Bộ

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố yêu cầu các ngành, các địa phương:

- Thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến bão để chủ động phòng tránh. Thường xuyên giữ liên lạc với các phương tiện đang hoạt động trên biển.

- Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, cửa sông.

- Rà soát, thống kê số lượng tàu thuyền các loại; vị trí, quy mô các khu neo đậu, tránh trú bão.

Bảng 01. Số lượng tàu thuyền thủy sản và sức chứa các khu neo đậu

STT

Địa phương

Số tàu thuyền

Sức chứa các khu neo đậu

1

Huyện Tiên Lãng

303

688

2

Quận Đồ Sơn

297

400

3

Quận Dương Kinh

109

305

4

Huyện Kiến Thụy

258

260

5

Huyện Thủy Nguyên

1.244

1.400

6

Huyện Cát Hải

733

2.170

7

Quận Hải An

96

200

8

Quận Hồng Bàng

21

 

9

Quận Ngô Quyền

7

 

10

Quận Lê Chân

7

 

11

Huyện Vĩnh Bảo

43

 

12

Huyện Bạch Long Vỹ

3

400

 

Tổng cộng

3.101

5.823

1.2. Khi bão gần bờ và khẩn cấp, dự báo đổ bộ vào khu vực Hải Phòng

- Chủ động thực hiện lệnh cấm biển, đảm bảo 100% các tàu thuyền thủy sản đã vào nơi tránh trú bão an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền; di chuyển và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản; thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn như tháo máy đánh chìm, kéo lên bờ, ...

1.3. Khi bão đổ bộ vào đất liền khu vực Hải Phòng

- Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè khi bão đổ bộ.

- Tổ chức cảnh giới phòng ngừa tác động của bão đối với người và tài sản.

- Lực lượng chuyên trách ứng phó bão và tìm kiếm cứu nạn được đặt trong tình trạng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

1.4. Khi bão tan

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình tàu thuyền, điểm danh người, kiểm đếm phương tiện;

- Lực lượng, phương tiện chuyên trách sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất.

2. Phương án sơ tán dân

2.1. Khi bão gần và trên biển đang di chuyển vào khu vực Bắc Bộ

- Các địa phương rà soát phương án sơ tán dân vùng trũng thấp, các khu nhà xung yếu, xác định số người phải sơ tán, kiểm tra an toàn các công trình là nơi sơ tán đến.

- Sở Giao thông và Vận tải phối hợp các địa phương tổ chức kiểm tra các tuyến đường giao thông, phát hiện, kịp thời các hư hỏng để thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm đảm bảo thông đường, thông tuyến; điều động phương tiện hỗ trợ sơ tán nhân dân theo yêu cầu của các địa phương.

2.2. Khi bão gần bờ và khẩn cấp, dự báo đổ bộ vào khu vực Hải Phòng

- Phát lệnh sơ tán: Chủ tịch UBND thành phố hoặc Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

- Chỉ huy công tác sơ tán nhân dân: Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện.

- Lực lượng và phương tiện hỗ trợ sơ tán nhân dân: các lực lượng vũ trang đã hiệp đồng với quận, huyện, xã, phường và của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện, Công an thành phố, các sở, ngành.

- Hình thức sơ tán: người dân tự đi sơ tán là chính, di dân tại chỗ, di dân từ nhà bán kiên cố sang nhà kiên cố, di dân đến các công sở, cơ quan, đơn vị… Ưu tiên sơ tán trước cho các đối tượng dễ bị tổn thương như: người già, trẻ em, người khuyết tật, người bệnh... Đặc biệt chú ý đến người dân, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, không kiên cố, chú ý đề phòng bão kết hợp với nước dâng và mưa lớn.

- Người sơ tán phải chuẩn bị và mang theo tư trang, nhu yếu phẩm để sử dụng trong thời gian sơ tán.

- Các địa phương có kế hoạch chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc dự phòng tối thiểu, vệ sinh môi trường... tại nơi sơ tán.

- Công an thành phố chịu trách nhiệm phân công lực lượng đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại các địa điểm sơ tán.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh bão vì mục đích an toàn cho người.

Công tác sơ tán đảm bảo thực hiện xong trước khi bão đổ bộ ít nhất là 5 giờ.

Lưu ý:

Đối với kịch bản 2, số hộ, số người phải sơ tán tăng lên rất nhiều so với kịch bản 1; sơ tán nhân dân ven biển do nước biển dâng và sóng lớn trong bão mạnh, việc sơ tán dân phải hoàn thành trước khi bão đổ bộ 8 giờ.

Bão rất mạnh cấp 12-13: sơ tán toàn bộ dân ven biển cách bờ biển < 300 m (trừ các nhà kiên cố).

Bão rất mạnh cấp 14, 15 và siêu bão:

- Sơ tán toàn bộ dân cách bờ biển < 600m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và không bị ngập sâu.

- Sơ tán toàn bộ dân cách bờ biển từ 600 - 1000m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và không bị ngập sâu.

Đối với kịch bản 3, sơ tán toàn bộ dân cách bờ biển từ <1000 m, trừ các hộ dân sống trong các nhà kiên cố và không bị ngập sâu, việc sơ tán dân phải hoàn thành trước khi bão đổ bộ 12 giờ.

Bảng 02. Tổng hợp số liệu sơ tán dân các địa phương - kịch bản 1

STT

Quận/huyện

Sơ tán tại chỗ

Di dời đi nơi khác

Địa điểm sơ tán đến

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

1

Tiên Lãng

990

3.441

474

1.210

Trường học, trụ sở UBND, trạm y tế, nhà văn hóa các xã

2

An Dương

667

2.127

667

2.127

Trường cấp I, II trụ sở UBND xã, nhà cao tầng

3

Vĩnh Bảo

205

626

257

784

Trường học, nhà văn hóa, Trụ sở UBND các xã, nhà dân

4

Thủy Nguyên

 

 

13.577

46.728

Trường học; trụ sở UBND các xã, đơn vị quân đội

5

Cát Hải

301

812

459

1.281

Trường học, trụ sở UBND xã, nhà dân kiên cố

6

Kiến Thụy

1.075

3.687

79

237

Trường học, nhà cao tầng kiên cố

7

Lê Chân

443

2.600

0

0

Trụ sở UBND phường, các trường học

8

Kiến An

279

989

367

1.124

Trường học, nhà cao tầng kiên cố

9

Hồng Bàng

314

1.307

 

 

Trường học, trụ sở UBND, công an phường, nhà kiên cố

10

Đồ Sơn

1.879

4.357

74

165

Trụ sở UBND, trường học, nhà văn hóa, nhà thờ, khu điều dưỡng, khách sạn

11

Ngô Quyền

351

2.674

331

2.792

Trường học, nhà kiên cố, công sở

12

Dương Kinh

1.140

4.561

493

1.430

Trường học, trụ sở UBND, công sở

13

Hải An

2.925

11.319

2.025

8.388

Trường học, nhà cao tầng kiên cố, trụ sở UBND, nhà văn hóa phường

14

An Lão

252

756

 

 

Trụ sở UBND xã

 

Tổng cộng

10.821

39.256

18.803

66.266

 

Bảng 03. Tổng hợp số liệu sơ tán dân các địa phương - kịch bản 2

STT

Quận/huyện

Sơ tán tại chỗ

Di dời đi nơi khác

Địa điểm sơ tán đến

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

1

Tiên Lãng

2.201

8.496

575

1.629

Trường học, trụ sở UBND, trạm y tế, nhà văn hóa các xã

2

An Dương

667

2.127

667

2.127

Trường cấp I, II trụ sở UBND xã, nhà cao tầng

3

Vĩnh Bảo

205

626

257

784

Trường học, nhà văn hóa, Trụ sở UBND các xã, nhà dân

4

Thủy Nguyên

 

 

30.623

108.778

Trường học; trụ sở UBND các xã, đơn vị quân đội

5

Cát Hải

393

1.020

696

2.088

Trường học, trụ sở UBND xã, nhà dân kiên cố

6

Kiến Thụy

296

897

858

3.617

Trường học, nhà cao tầng kiên cố

7

Lê Chân

443

2.600

 

 

Trụ sở UBND phường, các trường học

8

Kiến An

279

989

367

1.124

Trường học, nhà cao tầng kiên cố

9

Hồng Bàng

593

2.283

 

 

Trường học, trụ sở UBND, công an phường, nhà kiên cố

10

Đồ Sơn

1.879

4.357

704

2.111

Trụ sở UBND, trường học, nhà văn hóa, nhà thờ, khu điều dưỡng, khách sạn

11

Ngô Quyền

351

2.674

331

2.792

Trường học, nhà kiên cố, công sở

12

Dương Kinh

1.065

3.332

1.545

5.923

Trường học, trụ sở UBND, công sở

13

Hải An

2.925

11.319

2.025

8.388

Trường học, nhà cao tầng kiên cố, trụ sở UBND, nhà văn hóa phường

14

An Lão

441

1.323

621

1.863

Trụ sở UBND xã

 

Tổng cộng

11.738

42.043

39.269

141.224

 

Bảng 04. Tổng hợp số liệu sơ tán dân các địa phương - kịch bản 3

STT

Quận/huyện

Sơ tán tại chỗ

Di dời đi nơi khác

Địa điểm sơ tán đến

Số hộ

Số người

Số hộ

Số người

1

Tiên Lãng

 

 

37.156

139.006

Trường học, trụ sở UBND, trạm y tế, các quận nội thành

2

An Dương

667

2.127

2.953

10.929

Trường cấp I, II trụ sở UBND xã, nhà cao tầng

3

Vĩnh Bảo

205

626

257

784

Trường học, nhà văn hóa, Trụ sở UBND các xã, các quận nội thành

4

Thủy Nguyên

 

 

22.074

78.828

Trường học; trụ sở UBND các xã, đơn vị quân đội

5

Cát Hải

686

2.158

809

2.458

Trường học, trụ sở UBND xã, nhà dân kiên cố, di chuyển vào đất liền

6

Kiến Thụy

 

 

1.154

4.514

Trường học, nhà cao tầng kiên cố, các quận nội thành

7

Lê Chân

443

2.600

 

 

Trụ sở UBND phường, các trường học

8

Kiến An

279

989

367

1.124

Trường học, nhà cao tầng kiên cố

9

Hồng Bàng

593

2.283

 

 

Trường học, trụ sở UBND, công an phường, nhà kiên cố

10

Đồ Sơn

1.869

4.336

744

2.230

Trụ sở UBND, trường học, nhà văn hóa, nhà thờ, khu điều dưỡng, khách sạn, nhà cao tầng kiên cố

11

Ngô Quyền

351

2.674

331

2.792

Trường học, nhà kiên cố, công sở

12

Dương Kinh

1.328

4.071

4.224

12.055

Trường học, trụ sở UBND, công sở

13

Hải An

2.925

11.319

2.025

8.388

Trường học, nhà cao tầng kiên cố, trụ sở UBND, nhà văn hóa phường

14

An Lão

 

 

2.942

8.826

Trụ sở UBND xã, các quận nội thành

 

Tổng cộng

9.346

33.183

75.036

271.934

 

2.3. Khi bão đổ bộ vào khu vực Hải Phòng

- Tổ chức lực lượng thường trực tại các khu vực sơ tán, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, đánh giá nguy cơ mất an toàn của công trình nhà ở để có biện pháp đảm bảo an toàn trong bão.

- Tổ chức lực lượng đảm bảo an toàn, an ninh trật tự tại các khu vực dân cư đã di dời và nơi đến,

- Đảm bảo hậu cần: cung cấp đủ nước uống, lương thực, thực phẩm thiết yếu, thuốc men,... cho người dân tại các điểm sơ tán.

2.4. Khi bão tan

Lực lượng công an phối hợp cùng lực lượng của Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Ban chỉ huy Quân sự các quận, huyện, Ủy ban nhân dân các địa phương sở tại huy động phương tiện theo kế hoạch, hướng dẫn cho nhân dân tại các điểm sơ tán trở về nhà an toàn, đảm bảo an ninh trật tự.

Lưu ý: Người sơ tán chỉ được dời nơi sơ tán khi được sự đồng ý của cơ quan chức năng và điều kiện thời tiết không nguy hiểm.

3. Phương án bảo vệ công trình phòng chống thiên tai và công trình trọng điểm

- Tổ chức chặt chẽ công tác quản lý, bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp. Các sở, ngành, địa phương phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của công trình trong phạm vi quản lý nhằm kịp thời phát hiện sự cố, hư hỏng để có biện pháp sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đảm bảo an toàn.

- Chủ động kế hoạch đầu tư kiên cố hóa, nếu vượt quá khả năng của địa phương, đơn vị mình thì báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố đầu tư xây dựng mới công trình phòng, chống thiên tai gắn với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện phương án bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn. Phương án bảo vệ công trình tại phường, xã, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn lập và phê duyệt.

- Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các vị trí trọng điểm theo phương châm “bốn tại chỗ”; tổ chức tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu những hư hỏng của đê, kè cống, đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc và báo cáo kịp thời khi có sự cố xảy ra.

4. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc

4.1. Bảo đảm an ninh trật tự

Lực lượng vũ trang phối hợp với các địa phương triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản nhà nước và nhân dân, đặc biệt là tại các địa điểm sơ tán dân.

4.2. Bảo đảm giao thông

Lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phương triển khai phương án ứng phó với bão tại các trọng điểm giao thông, chốt chặn các tuyến đường và các khu vực nguy hiểm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; thực hiện lệnh cấm hoạt động giao thông tại các đò ngang, bến phà khi bão khẩn cấp.

4.3. Bảo đảm thông tin liên lạc

- Trên biển: tàu thuyền nhận thông tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam, hệ thống Đài Thông tin Duyên hải và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố.

- Bằng mọi biện pháp liên lạc với tàu thuyền, thông tin về bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, Đài Thông tin Duyên hải Hải Phòng, Đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng, Cổng thông tin điện tử thành phố chuyển tải các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố và thường xuyên cung cấp thông tin về bão trên các hệ thống thông tin chuyên dụng và các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

- Hình thức truyền thông tin từ quận, huyện đến các xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư:

+ Qua hệ thống truyền thanh của địa phương.

+ Qua loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên truyền cơ động.

+ Điện thoại cố định, điện thoại di động, fax, máy bộ đàm.

- Sở Thông tin - Truyền thông huy động các xe phát sóng lưu động sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố gián đoạn thông tin liên lạc xảy ra.

5. Phương án phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó và tìm kiếm cứu nạn

5.1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố: chỉ đạo, điều hành ứng phó kịp thời các tình huống thiên tai, bão lũ và các hoạt động thường xuyên về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

5.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố) tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố điều hành các hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lũ; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án huy động chi viện lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện cứu hộ đê của thành phố;

5.3. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trên đất liền, Sở Giao thông vận tải, Cảng Hàng không Cát Bi, Sân bay Kiên An-Cát Bi xây dựng kế hoạch, phương án tìm kiếm cứu nạn trên đất liền; tham mưu giúp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tổ chức trực ban, chỉ huy, điều hành xử lý đối phó với các tình huống khẩn cấp về tìm kiếm cứu nạn trên đất liền. Bố trí lực lượng, phương tiện xung kích của thành phố sẵn sàng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng các địa phương, các ngành tham gia cứu hộ đê và xử lý các tình huống khẩn cấp về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên đất liền.

5.4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng: Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, các đơn vị thuộc Vùng I Hải quân xây dựng kế hoạch, phương án tìm kiếm cứu nạn trên biển và hải đảo của thành phố; tham mưu giúp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tổ chức trực ban, chỉ huy điều hành xử lý đối phó với các tình huống khẩn cấp về tìm kiếm cứu nạn trên biển và hải đảo. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) tăng cường kiểm tra, nắm chắc số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền, thuyền viên, điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị an toàn trên các tàu thuyền trước khi ra khơi, đặc biệt trong thời gian có bão và áp thấp nhiệt đới.

5.5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương, đơn vị mình; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể và chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát, tổ chức di dời dân trong vùng trũng, thấp, xung yếu ra khỏi khu vực nguy hiểm khi xảy ra thiên tai; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng cứu hộ đê, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quản lý và chi viện cho địa phương khác khi có yêu cầu.

Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ven biển phối hợp với các Đồn Biên phòng sở tại, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản kiểm tra, rà soát, nắm chắc số lượng tàu thuyền, thuyền viên hoạt động thủy sản để xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết; kiểm soát chặt chẽ phương tiện, trang thiết bị cứu sinh, thông tin liên lạc trước khi ra khơi.

5.6. Công an thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra; triển khai các lực lượng và phối hợp với các ban - ngành, đoàn thể cùng nhân dân bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa, trấn áp các đối tượng xấu lợi dụng khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa để trộm cắp, cướp giật. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm.

5.7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, hệ thống Đài Thông tin duyên hải kiểm tra các trạm tiếp sóng viễn thông, khai thác, cung cấp thông tin phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo đảm cho mạng thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp nhận, xử lý thông tin trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thông suốt trong mọi tình huống.

5.8. Sở Giao thông vận tải triển khai phương án phòng chống bão đối với các công trình giao thông, phương án bảo đảm an toàn giao thông vận tải trước và trong bão; phối hợp với Công an thành phố và các địa phương chốt chặn các đoạn đường các khu vực nguy hiểm; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố trong công tác giải phóng lòng đường phục vụ ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn.

5.9. Sở Xây dựng triển khai phương án phòng chống bão cho các công trình, công trình đang thi công dở dang, các nhà cao tầng, tháp cẩu, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, cấp nước; triển khai phương án chống ngập úng.

6. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm huy động tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai tại địa phương mình.

- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố huy động lực lượng quân đội, công an thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và thực hiện công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Lực lượng do Bộ chỉ huy Quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng - kịch bản 1-

STT

Địa phương

Lực lượng

Lực lượng cơ động Bộ CHQS TP

Lực lượng Ban CHQS quận, huyện

Dân quân tự vệ

Đơn vị hiệp đồng

1

Bạch Long Vỹ

120

36

70

10

2

Cát Hải

30

60

200

40

3

Hải An

30

36

400

120

4

Đồ Sơn

80

36

200

45

5

Kiến Thụy

30

36

400

105

6

Dương Kinh

30

32

200

35

7

Tiên Lãng

60

45

400

35

8

Vĩnh Bảo

50

45

1.000

50

9

Thủy Nguyên

20

43

1.000

58

 

Tổng cộng

450

369

3.870

498

Lực lượng do Bộ chỉ huy Quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng - kịch bản 2-

STT

Địa phương

Lực lượng

Lực lượng cơ động Bộ CHQS TP

Lực lượng Ban CHQS quận, huyện

Dân quân tự vệ

Đơn vị hiệp đồng

1

Bạch Long Vỹ

120

36

70

10

2

Cát Hải

30

60

200

40

3

Hải An

30

36

400

120

4

Đồ Sơn

80

36

200

45

5

Kiến Thụy

30

36

400

105

6

Dương Kinh

30

32

200

35

7

Tiên Lãng

60

45

400

35

8

Vĩnh Bảo

50

45

1.000

50

9

Thủy Nguyên

20

43

1.000

58

10

An Lão

20

44

400

25

11

Ngô Quyền

30

32

930

153

12

Kiến An

30

43

400

25

 

Tổng cộng

530

448

5.600

701

Lực lượng do Bộ chỉ huy Quân sự thành phố đảm nhiệm và hiệp đồng - kịch bản 3-

STT

Địa phương

Lực lượng

Lực lượng cơ động Bộ CHQSTP

Lực lượng Ban CHQS quận, huyện

Dân quân tự vệ

Đơn vị hiệp đồng

1

Bạch Long Vỹ

120

36

70

10

2

Cát Hải

30

60

200

40

3

Hải An

30

36

400

120

4

Đồ Sơn

80

36

200

45

5

Kiến Thụy

30

36

400

105

6

Dương Kinh

30

32

200

35

7

Tiên Lãng

60

45

400

35

8

Vĩnh Bảo

50

45

1.000

50

9

Thủy Nguyên

20

43

1.000

58

10

An Lão

20

44

400

25

11

Ngô Quyền

30

32

930

153

12

Kiến An

30

43

400

25

13

Hồng Bàng

20

32

1.000

50

14

Lê Chân

30

35

1.000

25

15

An Dương

30

35

400

80

 

Tổng cộng

610

590

8.000

856

Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền.

7. Phương án huy động vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm

Khi xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện ngay biện pháp huy động lực lượng, vật tư, phương tiện dự trữ để tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đồng thời, dự kiến tình huống xấu, phức tạp có thể xảy ra ngoài khả năng xử lý của địa phương, đơn vị và báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên để chi viện, hỗ trợ kịp thời.

Trong tình trạng khẩn cấp, Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, quận, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm, thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hiện có của địa phương và động viên nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực tham gia ứng phó thiên tai.

8. Phương án khắc phục hậu quả

- Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ huy trực tiếp và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Các lực lượng địa phương phối hợp với các lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành tiếp tục công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn.

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo yêu cầu của cấp trên để kịp thời ứng phó và cứu trợ khẩn cấp.

- Các quận, huyện thông tin khẩn cấp cho cấp trên về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.

- Thành phố thông tin khẩn cấp cho Trung ương về tình hình ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi vượt quá khả năng.

- Tập trung khắc phục giao thông, giải phóng lòng đường ngay sau khi bão suy yếu để đảm bảo hoạt động của công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn. Có phương án đảm bảo an toàn giao thông sau bão.

- Nhanh chóng thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ báo cáo cấp trên.

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhân dân và nhà nước.

- Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn.

- Tổ chức cứu trợ khẩn cấp: hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ mất nhà cửa hoặc bị hư hỏng nặng.

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả:

+ Chăm sóc, điều trị người bị thương.

+ Thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn.

+ Khôi phục điện, nước, giao thông, viễn thông.

+ Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

+ Khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, tàu thuyền, thủy sản, cây xanh, cơ sở sản xuất, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp...ưu tiên các khu vực bị thiệt hại nặng, vùng trọng yếu.

+ Cảnh báo những nguy hiểm để người dân cảnh giác, đề phòng khi khắc phục hậu quả và trường hợp có mưa lũ sau bão.

- Tổ chức bình ổn thị trường.

- Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại.

- Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục hậu quả bão tại địa phương.

9. Phân công trách nhiệm thực hiện

9.1. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và Ban Chỉ huy Quân sự quận, huyện chủ trì phụ trách công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên đất liền của thành phố và quận, huyện. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố phối hợp với ngành tham mưu xây dựng các phương án diễn tập; chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ sát hợp tình hình thực tế.

9.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; là Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành, các địa phương.

Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố công bố các thông tin cụ thể và thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, như: phương án sơ tán dân theo các kịch bản; các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão; nhân lực, vật lực, phương tiện tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn...

9.3. Sở Giao thông vận tải xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huy động phương tiện vận chuyển nhân lực, vật tư, thiết bị phục vụ xử lý các tình huống khẩn cấp; xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo giao thông, đảm bảo an toàn tại các cơ sở đóng tàu, cảng biển; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tại các bến phà biển; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư của ngành tham gia xử lý các tình huống.

9.4. Sở Tài nguyên và Môi trường huy động các nguồn lực, chủ trì thực hiện các biện pháp khắc phục sau bão về môi trường.

9.5. Sở Thông tin - Truyền thông, Viễn thông Hải Phòng, Bưu chính Hải Phòng, Đài Thông tin Duyên hải chỉ đạo đơn vị trực thuộc, phối hợp với các mạng viễn thông trên địa bàn đảm bảo thông tin liên lạc; ưu tiên chuyển phát thông tin dự báo, cảnh báo và thông tin chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

9.6. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra các nhà, xưởng, công trình công cộng, trường học, chung cư xuống cấp không bảo đảm an toàn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống siêu bão cho các công trình xây dựng công cộng và dân dụng, phương án phòng chống và cứu sập nhà cửa.

9.7. Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Lao động và Thương binh và Xã hội, Cục Dự trữ nhà nước khu vực Đông Bắc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án dự trữ phương tiện, lương thực, thực phẩm, mặt hàng thiết yếu, thuốc phòng chữa bệnh dịch, cứu trợ cho nhân dân; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả cho các vùng thiên tai.

9.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và ưu tiên bố trí vốn cho công tác tu bổ đê điều, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc khục hậu quả thiên tai theo quy định.

9.9. Công ty TNHH-MTV Điện lực Hải Phòng ưu tiên cấp điện phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, cảnh báo, dự báo phòng chống thiên tai và các địa phương, đơn vị thực hiện bơm tiêu chống úng; đảm bảo an toàn điện trong các tình huống thiên tai; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố.

9.10. Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, khi nhận được các thông báo về siêu bão, lũ lụt tổ chức phát tin vào buổi truyền hình thời sự gần nhất; đối với các tin khẩn, công điện phải tổ chức phát ngay, sau đó cứ 2 giờ phát lại một lần (vào đầu giờ) liên tục cả ngày và đêm. Khi chưa nhận được tin mới thì tiếp tục phát lại tin cũ cho đến khi nhận được tin mới hoặc theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.

9.11. Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng khi nhận được các thông báo về bão phải đăng ngay trên số báo phát hành sớm nhất; đồng thời dành diện tích mặt báo hợp lý để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

9.12. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tham dự họp bàn về biện pháp triển khai phòng chống siêu bão, ngoài nhiệm vụ đại diện cho sở, ngành, đơn vị còn phải phụ trách địa bàn, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm độc lập và phối hợp kiểm tra, đôn đốc địa phương, cơ sở thực hiện kế hoạch phòng chống; trực tiếp chỉ đạo khi có siêu bão xảy ra theo nhiệm vụ đã được Trưởng ban phân công.

9.13. Các ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung của Phương án.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị, đoàn thể, các quận, huyện trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện tốt Phương án, Kế hoạch ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, quán triệt phương châm “bốn tại chỗ”, phương châm “chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, linh hoạt, sáng tạo trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  • Số hiệu: 1869/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/08/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Đỗ Trung Thoại
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/08/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản