- 1Thông tư 17/2012/TT-BTTTT quy định việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL năm 2014 hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 44/2014/QĐ-TTg hướng dẫn về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 46/2014/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2016 công bố kết quả cập nhật phân vùng bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 15 tháng 01 năm 2020 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc công bố kết quả cập nhật phân vùng Bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Nhận định tình hình, kịch bản về bão mạnh, siêu bão
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương tổng số các cơn bão mạnh đổ bộ vào nước ta có xu hướng giảm nhưng số lượng các cơn bão rất mạnh lại có xu hướng tăng. Trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng gia tăng, bão mạnh, rất mạnh xuất hiện và có xu hướng ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực phía Nam. Mặc dù, số lượng bão ảnh hưởng trực tiếp đến Trà Vinh không nhiều, song đó là mối đe dọa lớn có thể xảy ra.
Theo Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường vùng ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang (trong đó có tỉnh Trà Vinh) là vùng có tần suất bão trung bình năm thấp, mùa bão tập trung vào các tháng 10, 11, 12, nguy cơ đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền với bão mạnh cấp 11, cấp 12, gió giật mạnh trên cấp 13, nguy cơ nước biển dâng do bão có thể lên đến 2,7m, trường hợp bão xảy ra vào thời kỳ triều cường, mực nước tổng cộng trong bão có thể lên tới 4,4 ÷ 4,7m. Trong khi đó trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, hệ thống đê biển có cao trình +3,5m, cao trình đê sông +2,5 ÷ +3m sẽ không đảm bảo an toàn, nước sẽ tràn qua đê đe dọa đến tính mạng, đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là tại các khu vực xung yếu.
2. Kịch bản về bão mạnh, siêu bão
Xuất phát từ tình hình thực tế, lịch sử các cơn bão đã từng ảnh hưởng đến tỉnh Trà Vinh, giả định tình huống như sau: Theo bản tin dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, có một cơn bão hình thành trên vùng biển phía Đông Philippin với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15- 16 (từ 46- 56 m/s), di chuyển theo hướng Tây hướng vào Biển Đông.
07 giờ sau khi hình thành, bão đã vào Biển Đông (cơn bão số 07). Tâm siêu bão lúc này ở vị trí 13,2 độ Vĩ Bắc, 119,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Trường Sa 500km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng tâm siêu bão cấp 16 (từ 184 - 201 km/h), giật trên cấp 17, tốc độ di chuyển 20 km/h về hướng Tây. Khu vực giữa và nam Biển Đông có gió mạnh cấp 15-16, giật cấp 16 - 17. Biển động dữ dội.
24 giờ sau khi vào Biển Đông, tâm siêu bão ở vùng biển có tọa độ 11,3 độ Vĩ Bắc, 112,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Trà Vinh - Bến Tre khoảng 650km. Siêu bão vẫn nguyên cấp độ 16, giật cấp 17, di chuyển 20 km/h về hướng Tây. Vùng biển phía Đông bắc các tỉnh Trà Vinh - Bến Tre có gió mạnh cấp 16, giật cấp 17. Biển động dữ dội.
48 giờ sau khi vào Biển Đông, tâm siêu bão ở tọa độ 9.7 độ Vĩ Bắc, 108,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển Trà Vinh - Bến Tre 170 km. Sức gió mạnh nhất vùng tâm siêu bão cấp 16, giật cấp 17 và di chuyển vào đất liền theo hướng Tây và Tây Nam. Biển động dữ dội, nước biển dâng cao từ 1,0 - 1,50m. Vùng ven biển Trà Vinh - Bến Tre ảnh hưởng gió mạnh từ 52 - 60 m/s.
57 giờ sau khi vào Biển Đông (64 giờ sau khi hình thành), tâm siêu bão ở tọa độ 9,5 độ Vĩ Bắc, 109,1 độ Kinh Đông, trên đất liền giáp ranh hai tỉnh Trà Vinh - Bến Tre, sức gió mạnh nhất ở vùng tâm bão mạnh cấp 16, giật cấp 17.
Sau khi đổ bộ vào đất liền, siêu bão gây ra gió giật trên cấp 16 trên địa bàn thị xã Duyên Hải và các huyện: Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang. Nước biển dâng cao ngay sau khi bão đổ bộ, nước biển dâng cao 2,0m kết hợp triều cường +1.15m, cao trình mực nước biển đạt +3.15m. Sau 2 giờ, nước biển dâng gây ngập nặng khu vực ven biển.
Sau khi bão đổ bộ 12 giờ, bắt đầu có mưa lớn. Mưa lớn gây lũ trên các sông, mực nước lũ trên sông hậu và sông Cổ Chiên ở mức báo động III, có nơi trên báo động III sau 03 ngày siêu bão đổ bộ.
- Giúp các ngành, các cấp và Nhân dân chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết trước, trong và sau siêu bão nhằm hạn chế thiệt hại về tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, xử lý tình huống; tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống bão mạnh, siêu bão. Có kế hoạch chủ động di dời, sơ tán dân đến nơi trú tránh an toàn, nhất là đối với người già, người bệnh, phụ nữ và trẻ em.
- Quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả), đặc biệt, việc chỉ huy tại chỗ (khi có lũ, bão xảy ra thì tại mỗi cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp); đồng thời, quán triệt phương châm chủ động phòng, tránh là chính với tinh thần chủ động linh hoạt để hạn chế tổn thất, thiệt hại về người, tài sản.
- Thực hiện tốt công tác thông tin, đưa tin kịp thời về tình hình, diễn biến của bão, mưa lũ để người dân biết, chủ động phòng, tránh; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ, kịp thời triển khai ứng phó và hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai.
III. Nội dung, các nhiệm vụ ứng phó với bão mạnh, siêu bão
1. Công tác chỉ huy, chỉ đạo, điều hành:
- Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi tắt là PCTT và TKCN) các cấp trực tiếp chỉ huy, điều hành, phân công các thành viên, lực lượng bám sát địa bàn triển khai các nhiệm vụ phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão mạnh, siêu bão, triển khai lực lượng tại chỗ ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo lệnh của Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là cấp huyện) theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão mạnh, siêu bão, triển khai lực lượng tại chỗ ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phối hợp với lực lượng quân sự, công an cứu hộ, cứu nạn người hoặc xử lý công trình bị sự cố do bão mạnh, siêu bão.
a) Các Sở, Ban, ngành, địa phương, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp: Tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát diễn biến của bão; rà soát lại các phương án đã xây dựng để sẵn sàng ứng phó với bão mạnh, siêu bão và triển khai thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
+ Triển khai thực hiện nghiêm các nội dung, nhiệm vụ Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
+ Tham mưu UBND tỉnh có văn bản cảnh báo bão và chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
+ Phân công thành viên bám sát địa bàn; kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành và địa phương chủ động triển khai công tác phòng, chống bão mạnh, siêu bão, đặc biệt các địa phương có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với các địa phương, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý Cảng cá rà soát, nắm số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển; Thông báo cho chủ và thuyền trưởng các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão mạnh, siêu bão; đồng thời, hướng dẫn tàu, thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh: Thường xuyên cập nhật, đưa tin về vị trí, diễn biến của bão mạnh, siêu bão, công tác chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão để các ngành, các cấp và Nhân dân biết, chủ động phòng tránh.
- UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện:
+ Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo bão; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các Đồn Biên phòng nắm chắc số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ trên địa bàn quản lý.
+ Kiểm tra, tiến hành chặt, tỉa cành cây có nguy cơ gãy đổ, đặc biệt ở các khu đô thị, khu dân cư, nơi dân cư tập trung....
+ Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) sẵn sàng các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
+ Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao cấp huyện thường xuyên cập nhật, đưa tin về tình hình, diễn biến của bão mạnh, siêu bão và công tác chỉ đạo phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
b) Đối với chủ phương tiện đánh bắt trên biển, thuyền trưởng và ngư dân:
- Theo dõi chặt chẽ các bản tin về diễn biến của bão mạnh, siêu bão; giữ liên lạc giữa tàu thuyền với chính quyền địa phương và gia đình; tuân thủ sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các cơ quan có thẩm quyền, không tự ý đưa tàu thuyền vào khu vực ảnh hưởng của bão.
- Thường xuyên báo cáo đến chính quyền địa phương, các Đồn Biên phòng, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý Cảng cá về số hiệu tàu thuyền, số lượng, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động; đồng thời, thường xuyên thông báo các tin dự báo, cảnh báo bão đến các thành viên trên tàu biết để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
c) Đối với người dân:
- Theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão mạnh, siêu bão trên các phương tiện thông tin; tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền.
- Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình; tổ chức gia cố, chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây xung quanh nhà để tránh gãy, đổ khi bão đổ bộ vào.
- Chủ động thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đang và sắp đến giai đoạn thu hoạch; đối với những khu vực trồng cây ăn trái, diện tích nông nghiệp mới gieo trồng, tiến hành gia cố bờ bao, chằng buộc hoặc di dời đến nơi an toàn để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
3. Khi bão mạnh, siêu bão trên Biển Đông: Khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 120° Đông vào Biển Đông, vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Trà Vinh - Bến Tre trên 1.000 km hoặc cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 đến 1.000 km.
a) Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
- Tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát diễn biến của bão mạnh, siêu bão; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão. Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh, Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
- Triển khai thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục có văn bản chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai phòng, chống bão mạnh ở các địa phương, đặc biệt các địa phương có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp.
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi và hoạt động của tàu, thuyền; rà soát, kiểm đếm số lượng tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trên biển; thông báo cho chủ thuyền, thuyền trưởng và gia đình ngư dân biết về diễn biến của bão mạnh, siêu bão; hướng dẫn các phương tiện đang hoạt động trên biển di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ở các khu neo đậu tránh trú bão.
c) UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, thông báo, vận động người dân di chuyển lồng, bè nuôi trồng thủy sản, phương tiện neo đậu đến nơi an toàn; rà soát các phương án di dời dân; đồng thời, kiểm tra, thống kê đầy đủ số lượng, đối tượng dân cư cần sơ tán và đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để triển khai công tác sơ tán dân.
- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện theo dõi, cập nhật thông tin, thông báo về tình hình, diễn biến của bão mạnh, siêu bão, công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó với bão mạnh, siêu bão của các cấp, các ngành.
- Phối hợp với các ngành hướng dẫn người dân phòng, tránh và ứng phó với bão mạnh, siêu bão; vận động người dân thực hiện chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây có nguy cơ đổ ngã ở các khu dân cư, nơi công cộng.
- Vận động, hỗ trợ người dân khẩn trương thu hoạch nông sản, thủy sản, bảo vệ vật nuôi....
- Kiểm tra, đôn đốc cấp xã triển khai công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng”; tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ ứng phó với bão mạnh, siêu bão về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
d) Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành (Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, Ban, ngành):
- Tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát diễn biến của bão mạnh, siêu bão; phân công cán bộ, triển khai thực hiện các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, “ba sẵn sàng”; tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai các nhiệm vụ ứng phó với bão của ngành về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh):
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh thông báo các chủ tàu thuyền biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh; tổ chức vận động, kêu gọi, không cho tàu thuyền ra khơi đối với các tàu đang neo đậu.
+ Triển khai công tác bảo đảm an toàn công trình phòng, chống thiên tai thuộc ngành quản lý.
- Đài Khí tượng Thủy văn Trà Vinh: Theo dõi tốc độ và hướng di chuyển, phạm vi ảnh hưởng, thời gian đổ bộ vào đất liền của bão mạnh, siêu bão; cung cấp kịp thời về diễn biến của bão (mỗi ngày 4 bản tin chính và một số bản tin xen kẽ) để UBND tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương chủ động công tác triển khai ứng phó.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo, điều động lực lượng trực thuộc phối hợp với các địa phương hỗ trợ, giúp người dân chằng, chống nhà cửa, cơ sở công cộng, gia cố khẩn cấp các công trình phòng chống thiên tai (đê, kè ...) bị hư hỏng, sạt lở, bảo đảm an toàn công trình; sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện chờ lệnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Chỉ đạo các đơn vị viễn thông kiểm tra mạng lưới, trang thiết bị, hệ thống thông tin đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ huy, điều hành ứng phó với bão mạnh, siêu bão; thực hiện nhắn tin (SMS) cảnh báo đến các thuê bao di động khi có yêu cầu.
+ Chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh đưa tin cảnh báo bão mạnh, siêu bão, công điện khẩn, công tác chỉ đạo, ứng phó với bão mạnh, siêu bão của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh: Thường xuyên cập nhật, đưa tin về tình hình, diễn biến của bão mạnh, siêu bão; thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh.
- Sở Công Thương:
+ Chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ cho Nhân dân, đặc biệt là khu vực có khả năng bị chia cắt do mưa, bão.
+ Phối hợp với UBND cấp huyện vận động các hộ dân khu vực bị ảnh hưởng (nhất là vùng ven biển, ven sông lớn) dự trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng trong 07 ngày.
+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát thị trường không để xảy ra trường hợp lợi dụng thiên tai nâng giá, găm hàng, đưa hàng kém chất lượng phục vụ Nhân dân; đồng thời, sẵn sàng giúp người dân phòng tránh bão mạnh, siêu bão ở những vùng bị ảnh hưởng.
+ Chỉ đạo Công ty Điện lực Trà Vinh kiểm tra hệ thống điện, phát quang hành lang tuyến, bảo đảm an toàn hệ thống điện.
+ Yêu cầu các đơn vị xăng dầu trên địa bàn tỉnh rà soát, đảm bảo an toàn các công trình, cửa hàng xăng dầu, chống trôi, nổi các bồn chứa xăng dầu, chống tràn khi bị ngập nước. Chuẩn bị nguồn xăng dầu dự trữ đảm bảo cung ứng cho Nhân dân vùng bị thiên tai.
e) Đối với chủ phương tiện đánh bắt trên biển, thuyền trưởng và ngư dân:
- Giữ liên lạc giữa tàu thuyền với chính quyền địa phương và gia đình; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tuân thủ sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các cơ quan có thẩm quyền, nhanh chóng đưa tàu thuyền thoát ra vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi trú tránh an toàn, không đưa tàu, thuyền đi vào khu vực ảnh hưởng của bão.
- Thường xuyên báo cáo đến chính quyền địa phương, các Đồn Biên phòng, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý Cảng cá về số hiệu tàu, thuyền, số lượng, số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động; thông báo về tình hình, diễn biến của bão đến các thành viên trên tàu biết để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
g) Đối với người dân:
- Theo dõi sát các bản tin cảnh báo về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin; tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền.
- Dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình; tổ chức gia cố, chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây xung quanh nhà, đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ vào.
- Khẩn trương thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đang và sắp đến giai đoạn thu hoạch, ưu tiên diện tích có nguy cơ ngập úng; tiến hành gia cố bờ bao, chằng buộc hoặc di dời đến nơi an toàn đối với diện tích trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp mới gieo trồng.
- Chuẩn bị các vật dụng cá nhân cần thiết để sẵn sàng sơ tán theo yêu cầu của chính quyền; tham gia cùng chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc phòng, tránh bão.
Ngay khi có bản tin cảnh báo bão gần bờ, có khả năng di chuyển về hướng đất liền tỉnh Trà Vinh, các Sở, Ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
- Trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi sát và thông tin kịp thời về diễn biến của bão mạnh, siêu bão; tiếp tục khẩn trương triển khai các nhiệm vụ ứng phó với bão mạnh, siêu bão (các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh).
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương dừng các cuộc họp không liên quan để tập trung, khẩn trương triển khai công tác ứng phó với bão; nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi, đảm bảo tất cả tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn;
- Tham mưu thành lập Ban Chỉ huy tiền phương, giao nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh hỗ trợ địa phương điều hành công tác ứng phó với bão, đặc biệt ở khu vực ven biển gồm các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải.
- Tham mưu UBND tỉnh phát lệnh sơ tán dân; giao, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban, ngành thực hiện công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Chỉ đạo các đơn vị bảo vệ các công trình trọng điểm, kho tàng, bến bãi trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra vùng thường bị ngập sâu, sạt lở; đôn đốc các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng phó với bão mạnh, siêu bão, nhất là ở các địa bàn trọng điểm.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản nghiêm cấm, ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh, Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
b) Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành (Ban chỉ huy PCTT & TKCN các Sở, Ban, ngành):
- Trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi sát diễn biến của bão, khẩn trương thực hiện các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kho tàng thuộc ngành, đơn vị quản lý; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia ứng cứu khi có tình huống; tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai ứng phó với bão của ngành, đơn vị về Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp với các Đồn Biên phòng, địa phương nắm chắc số tàu, thuyền còn trên biển chưa vào nơi trú tránh, số tàu, thuyền đã vào nơi trú tránh; sắp xếp việc neo đậu đối với các tàu, thuyền đã về nơi neo đậu; xử lý các tình huống sự cố của tàu, thuyền (việc hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi có bão thực hiện theo Quyết định số 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 04/9/2014 của Tổng cục Thủy sản về việc ban hành hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi có bão và ATNĐ). Đồng thời, hướng dẫn, sắp xếp di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản để giảm thiệt hại đối với hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản; kiên quyết không để người ở lại trên các tàu thuyền, chòi canh nuôi trồng thủy sản.
+ Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh thông báo, kêu gọi tàu thuyền khẩn trương về nơi tránh, trú; thông báo cấm biển không cho tàu, thuyền ra khơi khi có lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tập trung lực lượng, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng, bảo đảm vận hành kịp thời các công trình tiêu thoát nước đề phòng ngập úng.
+ Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra công trình, đường dẫn, thiết bị cấp nước bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho Nhân dân khu vực nông thôn.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
+ Theo dõi, phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương nắm chắc tình hình diễn biến bão; duy trì công tác sẵn sàng chiến đấu ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng cứu những khu vực trọng điểm; phối hợp với các ngành hỗ trợ các địa phương di dời, sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn.
+ Bố trí một phần lực lượng, phương tiện phối hợp với lực lượng tại chỗ trực canh các công trình phòng chống thiên tai, xử lý sự cố, bảo vệ an toàn công trình; bố trí lực lượng bảo vệ cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, kho tàng của đơn vị.
+ Phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đề phòng kẻ xấu, tội phạm lợi dụng tình hình thiên tai phá hoại.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
+ Duy trì công tác sẵn sàng chiến đấu ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng cứu những khu vực trọng điểm; triển khai các phương án tìm kiếm cứu nạn.
+ Phối hợp với các ngành hỗ trợ các địa phương di dời, sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn.
+ Thông báo, kêu gọi chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão mạnh, siêu bão; hướng dẫn tàu, thuyền ở vùng biển nguy hiểm nhanh chóng di chuyển, thoát ra về nơi trú tránh gần nhất.
+ Nắm chắc số tàu thuyền còn trên biển chưa vào nơi trú tránh, số tàu thuyền đã vào nơi trú tránh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương tổ chức sắp xếp việc neo đậu đối với các tàu thuyền đã về nơi neo đậu, xử lý các tình huống sự cố của tàu thuyền, bảo đảm an toàn tàu thuyền ở các khu neo đậu.
+ Nắm chắc số tàu dự kiến vào tránh gió ở vùng biển, đảo do các nước khác đang quản lý (nếu có), báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để báo cáo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để can thiệp, ngoại giao, hỗ trợ ngư dân của tỉnh tránh bão.
+ Không cho tàu thuyền hoạt động ven cửa sông, ven biển, kiểm tra chặt chẽ việc tàu thuyền ra khơi theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; phối hợp các địa phương vận động người dân ở các chòi canh tôm, đáy, nghêu... vào nơi trú ẩn an toàn;
+ Tổ chức bắn pháo hiệu theo quy định.
+ Phối hợp với Trung tâm cứu nạn khu vực III, các tỉnh bạn thực hiện nhiệm vụ TKCN trên biển.
- Công an tỉnh:
+ Bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ an toàn tài sản của ngư dân khi tàu thuyền hoạt động trên biển vào neo đậu và tài sản của Nhân dân, cơ quan, tổ chức.. .Thực hiện các biện pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, không để tội phạm và các phần tử xấu lợi dụng thiên tai để hoạt động phá hoại, chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức và Nhân dân.
+ Phối hợp với Sở Giao thông vận tải giám sát, hướng dẫn và cấm biển báo hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất do ảnh hưởng của bão. Đồng thời, phối hợp lực lượng, sử dụng phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng tham gia công tác di dời, sơ tán dân và tài sản đến nơi an toàn.
+ Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư ứng cứu kịp thời những khu vực trọng điểm; phối hợp với các ngành hỗ trợ các địa phương di dời, sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn.
- Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ huy, điều hành công tác ứng phó với bão, nhất là thông tin từ cơ sở, cấp huyện về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh và ngược lại; từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về UBND tỉnh và Trung ương, đặc biệt, không để mất thông tin liên lạc giữa các khu vực cù lao, ven biển, khu vực bị chia cắt, cô lập với đất liền.
+ Sẵn sàng phương tiện để phối hợp với các Sở, Ban, ngành ứng cứu kịp thời khi xảy ra tình huống, thực hiện nhắn tin SMS cảnh báo đến thông tin di động theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh.
- Sở Giao thông vận tải:
+ Hướng dẫn di chuyển, neo đậu tránh trú bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và phương tiện vận tải; chủ động bố trí phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn tại các khu vực thường xảy ra sự cố đối với tàu thuyền trên biển, bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm, sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố; cùng lực lượng vũ trang bảo đảm an ninh tại các bến xe, bến tàu, bến cảng.
+ Kiểm tra các tuyến đường giao thông, xử lý kịp thời các chân đường, mố cầu bị xói lở, xuống cấp,... đảm bảo giao thông thông suốt. Bố trí lực lượng trực, phương tiện tại các bến đò, cầu cống để hướng dẫn, ứng cứu bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, ưu tiên theo thứ tự Quốc lộ, Tỉnh lộ, Hương lộ, đặc biệt những trục giao thông chính.
+ Bố trí các phương tiện thủy, bộ hỗ trợ các địa phương thực hiện di dời, sơ tán dân đến trú tránh an toàn.
+ Bố trí lực lượng kiểm soát giao thông, duy trì chế độ trực sẵn sàng xử lý tình huống.
- Sở Công Thương:
+ Kiểm tra việc dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nước uống cho Nhân dân.
+ Chỉ đạo Công ty Điện Lực Trà Vinh kiểm tra, đảm bảo an toàn lưới điện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục kịp thời các sự cố hỏng hóc, mất an toàn.
+ Phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và nước uống cho Nhân dân tại nơi trú tránh; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để đưa hàng hóa phục vụ Nhân dân.
- Sở Y tế:
+ Sẵn sàng đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ chuyên môn và thuốc men, dụng cụ y tế sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ ứng cứu.
+ Thành lập các Đội vệ sinh phòng dịch, các Đội cấp cứu lưu động từ cấp tỉnh đến cấp xã để kịp thời cấp cứu nạn nhân, bệnh nhân.
+ Dự trữ đầy đủ các cơ số thuốc và tăng cường những loại thuốc thiết yếu cho các vùng xung yếu.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo các đơn vị triển khai các giải pháp đề phòng ngập úng các bãi rác; kiểm tra, đảm bảo an toàn các công trình do ngành quản lý.
- Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Phối hợp với các địa phương kiểm tra an toàn trường học, cơ sở giáo dục, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên và nhân viên. Yêu cầu các đơn vị không tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch, sinh hoạt ngoại khóa trong thời gian có bão mạnh, siêu bão chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo quản tài liệu, giáo trình, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy; bố trí lực lượng bảo vệ trường học; cho học sinh nghỉ học khi có lệnh của cấp trên đến khi hết bão hoặc có thông báo hoạt động trở lại bình thường sau bão của cơ quan chức năng.
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; khi có sự cố bất thường, chủ động xử lý, đồng thời báo cáo ngay về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Sở Xây dựng:
+ Kiểm tra, rà soát mức độ an toàn nhà xưởng, công trình công cộng, công trường đang thi công (nhất là giàn giáo, cần trục tháp); tháo dỡ các thiết bị, bộ phận không bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa các tai nạn, sự cố công trình do bão mạnh, siêu bão.
+ Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn Nhân dân chằng chống nhà cửa; sẵn sàng lực lượng tham gia ứng phó khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ.
+ Chỉ đạo Công ty Cổ phần cấp thoát nước Trà Vinh kiểm tra công trình, đường dẫn, thiết bị cấp nước bảo đảm cung cấp nước sạch cho Nhân dân.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương theo dõi sát tình hình, diễn biến của bão mạnh, siêu bão; phối hợp với các hội, đoàn thể, địa phương vận động, tuyên truyền, giúp Nhân dân chằng chống nhà cửa, bảo quản lương thực, vật nuôi; chăm sóc người cao tuổi, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em tại các điểm trú tránh siêu bão.
+ Kiểm tra, đảm bảo an toàn các công trình do ngành quản lý.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
+ Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo an toàn cho các cơ sở văn hóa, công trình do ngành quản lý.
+ Phối hợp với các địa phương kiểm tra, yêu cầu các tổ chức, cá nhân chằng chống, gia cố các pa nô, biển quảng cáo... đề phòng gió bão gây sự cố, tai nạn.
- Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh: Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ, dự báo sớm diễn biến các tình huống phức tạp của bão; thông báo, cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ các số liệu, các phân tích về mưa, bão, mực nước cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh để chủ động chỉ đạo ứng phó. Đưa tin về Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh theo Quy chế báo ATNĐ, bão, lũ để thông báo cho các ngành, địa phương và Nhân dân trên địa bàn tỉnh biết chủ động ứng phó.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh: Liên tục cập nhật thông tin, tăng thời lượng phát sóng, nhanh chóng thông báo về diễn biến, tác động, ảnh hưởng của bão, các chủ trương, chỉ đạo, mệnh lệnh của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND tỉnh cho Nhân dân biết để chủ động phòng tránh. (Theo điều 26 tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai).
c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể: Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương và lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ công tác di dời, sơ tán dân.
d) UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện:
- Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi chặt chẽ và thông báo cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã biết về diễn biến của bão; báo cáo tình hình triển khai về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Tùy vào tình hình cụ thể, UBND cấp huyện thông báo đến các đơn vị trực thuộc về nhận định diễn biến, khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão mạnh, siêu bão, các chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; triển khai những việc cần làm ngay, điều chỉnh các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên sát với tình hình thực tế.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn có bến bãi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu tránh trú bão, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn quản lý.
- Chủ động sơ tán, di dời dân vùng ven biển đến nơi trú tránh an toàn; kiểm tra khu vực thường bị ngập sâu, sạt lở, các tuyến đê bao, bờ bao để gia cố, nâng cấp kịp thời; sẵn sàng phương án di dời dân.
- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất để kịp thời ứng cứu, xử lý các tình huống xấu như: Người bị mất tích, tàu thuyền bị chết máy trôi dạt, chìm đắm, Nhân dân bị cô lập; mất điện lưới, thông tin hữu tuyến bị hư hỏng; thiếu lương thực, thực phẩm nơi có số lượng Nhân dân vào tránh trú bão quá lớn.
- Tiếp tục kêu gọi, vận động Nhân dân chằng chống, gia cố nhà cửa, bờ bao, bờ thửa, ao hồ nuôi trồng thủy sản, cơ sở chăn nuôi đề phòng gió lốc, nước biển dâng và gió bão.
- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện cập nhật, phát các bản tin cảnh báo về bão mạnh, các chủ trương, chỉ đạo, mệnh lệnh của Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và chính quyền địa phương.
e) Đối với cộng đồng dân cư:
- Theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin; dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình; chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây xung quanh nhà, đảm bảo an toàn khi trước bão đổ bộ vào; gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo vệ vật nuôi, bảo vệ sản xuất; bảo quản giấy tờ, tài sản có giá trị.
- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, sẵn sàng sơ tán đến nơi trú tránh an toàn khi có lệnh của chính quyền địa phương; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên lạc, kêu gọi tàu thuyền nhanh chóng về nơi trú ẩn an toàn.
- Chủ phương tiện, thuyền trưởng và các thuyền viên phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu khi vào nơi tránh, trú bão.
5. Khi bão mạnh, siêu bão khẩn cấp, chuẩn bị đổ bộ vào đất liền: Vị trí tâm siêu bão cách bờ biển Trà Vinh - Bến Tre dưới 300 km và tiếp tục di chuyển vào đất liền trong 9 giờ tới.
a) Trách nhiệm của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão mạnh, siêu bão; khẩn trương, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với bão theo chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh.
- Kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tại các khu trú tránh bão, đảm bảo tất cả tàu thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn; kiên quyết không để người trên các tàu thuyền, chòi canh nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm tra công tác sơ tán dân; kiểm tra việc sơ tán dân của các địa phương trước khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ trong 24 giờ tới; việc chuẩn bị lương thực, nước uống tại nơi sơ tán dân; việc bố trí lực lượng tại các hệ thống thông tin, điện lực, cấp nước sạch, bảo đảm các hệ thống vận hành an toàn.
- Thường xuyên báo cáo tình hình gió bão, mưa, lũ, các sự cố, công tác ứng phó và thiệt hại do bão về UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
- Tiếp tục tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban ngành triển khai thực hiện công tác ứng phó bão sát với tình hình thực tế, đặc biệt là công tác di dân.
b) Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành:
- Căn cứ tình hình thực tế, nhiệm vụ, địa bàn được phân công, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các Sở, Ban, ngành tỉnh bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư xuống các địa bàn hỗ trợ các địa phương khẩn trương di dời, sơ tán dân, giúp Nhân dân chằng chống nhà cửa, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, sẵn sàng ứng cứu khi có các tình huống xấu xảy ra.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi sát diễn biến của bão, tiếp tục triển khai thực hiện các mặt công tác ứng phó với bão; đồng thời, triển khai các nhiệm vụ sau:
+ Đài Khí tượng thủy văn Trà Vinh: Cung cấp các bản tin chính và bổ sung một số bản tin xen kẽ trong ngày để UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động chỉ đạo ứng phó.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
• Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và địa phương kiểm tra tàu thuyền trên biển, đảm bảo tất cả tàu thuyền đã vào nơi trú ẩn an toàn; việc neo đậu tại các khu tránh trú; xử lý các tình huống sự cố xảy ra.
• Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các địa phương vận hành các công trình tiêu thoát bớt lượng nước đệm trong nội đồng đề phòng mưa lớn gây ngập úng trên diện rộng.
• Kiểm tra việc sơ tán dân ở các địa phương, bảo đảm an toàn người dân nơi sơ tán trú tránh bão mạnh, siêu bão.
• Sẵn sàng phương tiện, vật tư để triển khai các biện pháp hộ đê.
+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổ chức bắn pháo hiệu theo quy định; kiểm đếm tàu thuyền trên các vùng biển; phối hợp với các ngành, địa phương bảo đảm an toàn tàu thuyền neo đậu tại các khu tránh trú; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, không cho tàu thuyền ra khơi theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; kết hợp chính quyền địa phương vận động hoặc có biện pháp cưỡng chế ghe, tàu nhỏ hoạt động ven biển, ven sông và những người đang ở các chòi canh tôm, đáy, nghêu... vào nơi trú ẩn an toàn;
+ Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh các phương án đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; sẵn sàng lực lượng, phương tiện vật tư để phối hợp ứng cứu kịp thời khi xảy ra tình huống theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
+ Sở Giao thông vận tải:
• Phối hợp với các địa phương bố trí lực lượng hướng dẫn, điều tiết giao thông tại các bến phà, đò ngang, đò dọc đảm bảo an toàn cho người dân khi di chuyển tránh bão; thông báo đình chỉ hoạt động các bến phà, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn khi có lệnh của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
• Điều động các phương tiện thủy, bộ hỗ trợ các địa phương thực hiện di dời, sơ tán dân. Sau khi sơ tán dân, các phương tiện cần tập trung về nơi an toàn.
+ Sở Công Thương: Kiểm tra việc dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, đảm bảo cung cấp lương thực cho người dân sơ tán và người dân bị thiệt hại do bão; việc chằng chống bảo vệ kho hàng; việc bảo đảm an toàn hệ thống điện; cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nước uống cho Nhân dân tại nơi trú tránh; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để đưa hàng hóa phục vụ Nhân nhân vùng bị cô lập, chia cắt; tham gia, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh và các đơn vị có liên quan, giám sát, ổn định giá cả thị trường không để xảy ra tình trạng đầu cơ tăng giá.
+ Sở Xây dựng: Kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, bảo đảm an toàn công trình trước khi siêu bão đổ bộ.
+ Sở Y tế: Tăng cường lực lượng, phương tiện, thuốc, vật tư y tế xuống địa bàn để hỗ trợ các địa phương về công tác y tế phục vụ phòng, chống bão.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo: Theo dõi sát diễn biến của bão, kiểm tra việc cho học sinh nghỉ học; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí lực lượng bảo vệ trường học; phối hợp chặc chẽ cùng chính quyền địa phương bố trí trường học làm nơi sơ tán dân nếu có yêu cầu.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ và các Đoàn thể: sẵn sàng lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hỗ trợ các địa phương trong công tác sơ tán, di dời dân, nhất là công tác ổn định Nhân dân tại nơi được sơ tán, di dời đến; huy động các nguồn hàng để hỗ trợ người dân tại các điển sơ tán, di dời; cứu trợ Nhân dân vùng bị thiệt hại.
+ Điện lực Trà Vinh: Sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục kịp thời các sự cố; khi xảy ra sự cố hoặc khi bão đổ bộ lập tức cắt điện, cô lập khu vực có nguy cơ ảnh hưởng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân.
+ Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh: Tăng thời lượng phát sóng, liên tục thông tin về diễn biến, tác động và ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão.
c) UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện:
- Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão;
- Phối hợp với các Đồn Biên phòng, Chi cục Thủy sản kiểm tra tàu thuyền neo đậu bảo đảm an toàn, tuyệt đối không để người ở lại trông coi tàu thuyền; cưỡng chế di chuyển những phương tiện neo đậu sai vị trí quy định.
- Kiểm tra công tác sơ tán dân, việc chằng chống nhà cửa, cơ sở công cộng; việc chuẩn bị lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm, thuốc men đảm bảo cung cấp đủ lương thực, nước uống và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại nơi sơ tán trên địa bàn quản lý.
- Bố trí lực lượng quản lý, bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự tại các điểm tiếp nhận dân sơ tán; bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị tại các hệ thống thông tin, điện lực, cấp nước sạch trên địa bàn, bảo đảm các hệ thống vận hành an toàn, ổn định.
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ ứng phó bão; xác định các khu vực trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng nặng khi bão đi qua, phân công các thành viên của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện xuống các địa bàn trực tiếp chỉ đạo, kịp thời xử lý các tình huống khi bão đố bộ.
- Huy động lực lượng tại chỗ, phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ khẩn trương hoàn thành công tác sơ tán, di dời dân đến nơi trú tránh an toàn. Kiên quyết đối với những trường hợp không chấp hành sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng. Công tác sơ tán phải hoàn thành trước 12 giờ khi bão đổ bộ.
- Bố trí lực lượng bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm; tổ chức lực lượng xung kích, trực chiến sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra các tình huống xấu như: Sập nhà, cháy nổ, thương vong,...
- Chỉ đạo các Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện thường xuyên thông tin về diễn biến, tác động và ảnh hưởng của bão; công tác chỉ đạo, ứng phó với bão của các cấp, các ngành, đặc biệt về lực lượng chỉ đạo, lực lượng hỗ trợ, phương tiện, đường đi, các khu vực, địa điểm (đi và đến) trong công tác di dời, sơ tán dân để người dân biết, chủ động thực hiện.
- Thường xuyên báo cáo tình hình mưa, lũ, các sự cố, công tác ứng phó và thiệt hại trên địa bàn về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
d) Đối với cộng đồng dân cư:
- Chủ phương tiện theo dõi sát các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin, tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, đi vào khu vực ảnh hưởng của bão và có trách nhiệm đưa tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi trú tránh an toàn; phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền khi vào nơi neo đậu tránh, trú bão.
- Dự trữ đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho gia đình; tổ chức chằng chống nhà cửa, bảo vệ vật nuôi; bảo quản giấy tờ, tài sản có giá trị đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ vào đất liền.
- Giữ gìn trật tự nơi sơ tán; chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và chính quyền địa phương.
* Chú ý: Các hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương, các Sở, ngành phải hoàn thành (kết thúc) 06 giờ trước giờ dự kiến bão đổ bộ vào đất liền. Đặc biệt, công tác sơ tán, di dời dân phải hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trên địa bàn tỉnh.
6. Khi bão đổ bộ vào đất liền trên địa bàn tỉnh
- Khi bão đổ bộ vào đất liền trên địa bàn tỉnh, thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp trực tiếp chỉ huy, điều hành ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân; tất cả mọi người phải ở vị trí an toàn, trừ lực lượng làm nhiệm vụ TKCN.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành tăng cường quan sát, duy trì thông tin liên lạc, nắm chắc diễn biến của bão, xử lý các tình huống tại chỗ; kịp thời báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh những diễn biến và thiệt hại do siêu bão để có chỉ đạo xử lý; phối hợp các lực lượng làm nhiệm vụ ứng cứu các tình huống khẩn cấp xảy ra.
- Cộng đồng dân cư phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của chính quyền, đảm bảo an ninh, trật tự nhất là tại các địa điểm tập trung dân di dời, sơ tán.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh: Trực chỉ huy, trực ban 24/24h theo sát, nắm chắc diễn biến, thiệt hại do bão mạnh, siêu bão để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
a) Trách nhiệm của Ban Chỉ huy PCTT& TKCN các cấp:
- Báo cáo sơ bộ tình hình thiệt hại, kiến nghị hỗ trợ để giúp Nhân dân khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.
- Bố trí lực lượng, phương tiện xuống địa bàn trọng điểm, bị thiệt hại nặng để hỗ trợ các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả.
- Phối hợp với các lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, trục vớt phương tiện chìm đắm, giúp Nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở, bảo vệ an ninh, trật tự, và tài sản của Nhân dân, doanh nghiệp, Nhà nước.
- Chỉ đạo, tổ chức đưa người dân đi sơ tán trở về, thăm hỏi những gia đình chính sách, gia đình bị thiệt hại nặng (có người chết, mất tích, nhà sập đổ, tàu thuyền, tài sản chìm đắm, trôi, hỏng, ...).
- Tổ chức thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, thông tin thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của bão.
- Tổng kết, kiểm kê, đánh giá xác định thiệt hại theo đúng quy định và báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
b) Trách nhiệm các Sở, Ban, ngành tỉnh:
- Căn cứ các Kế hoạch, Phương án PCTT và TKCN triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành, đơn vị, khẩn trương khắc phục các sự cố, hậu quả.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tổng hợp, báo cáo tình hình bị thiệt hại; kiên quyết ngăn chặn không cho tàu cá ra khơi khi chưa có lệnh; phối hợp với các đơn vị trục vớt tàu thuyền bị đắm; chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở đê, các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Phối hợp với các đơn vị, địa phương huy động lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập...; đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng để trộm cắp, cướp giật...
- Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các địa phương vận chuyển, đưa người dân sơ tán trở về; khắc phục các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở, phân luồng, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là các tuyến lộ chính trên địa bàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị khắc phục các sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; phối hợp các Sở, ngành hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả.
- Sở Công Thương: Cung cấp đủ lương thực, các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân, không để người dân nào bị đói, khát, đặc biệt là những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão; tham gia, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiệm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, nâng giá.
- Điện lực Trà Vinh: Khẩn trương khắc phục các sự cố về điện, nhanh chóng cung cấp điện cho Nhân dân trong thời gian sớm nhất.
- Sở Y tế: Điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu thương khẩn trương cứu chữa, điều trị cho bệnh nhân, người bị thương; triển khai công tác phòng dịch và vệ sinh môi trường; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, xử lý kịp thời các ổ dịch, giải quyết tốt vệ sinh môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường : Phối hợp Sở Y tế kiểm tra, xử lý kịp thời các khu vực bị ô nhiễm môi trường sau bão.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên, các Sở, ngành: Thống kê số người chết, số người mất tích, người bị thương, số nhà đổ sập, hư hỏng để có chính sách hỗ trợ người dân theo quy định, bảo đảm không có người dân nào bị đói, khát, không có người dân nào không có nhà ở; kịp thời thăm hỏi, động viên, cứu trợ, giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất; vận động tổ chức, cá nhân chung tay khắc phục hậu quả thiên tai.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Phối hợp với các địa phương cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, kinh phí cho người bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn; vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai; tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời đến tay người dân.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối nguồn dự phòng ngân sách tỉnh tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại, chi hỗ trợ cho các địa phương khắc phục thiệt hại để sớm khôi phục lại sản xuất, ổn định cuộc sống; đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp cho các đối tượng bị thiệt hại do bão gây ra.
c) Trách nhiệm của UBND cấp huyện:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức đua người dân đi sơ tán trở về nhà an toàn.
- Chỉ đạo các lực lượng xung kích, tình nguyện giúp Nhân dân sửa chữa, xây dựng lại nhà ở, khắc phục hậu quả thiên tai; bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quản lý.
- Huy động các lực lượng thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt.
- Phối hợp với các Sở, ngành triển khai công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại các vùng bị ảnh hưởng.
- Thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”; tổ chức thăm hỏi, động viên, trợ giúp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu, chăm sóc y tế cho các hộ dân bị thiệt hại; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân khôi phục sản xuất sớm ổn định đời sống.
- Tổng kết, báo cáo tình hình thiệt hại trên địa bàn quản lý, kiến nghị hỗ trợ, khắc phục hậu quả.
IV. Các Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão
1. Phương án di dời, sơ tán dân
a) Bão mạnh, siêu bão vào Biển Đông, tốc độ di chuyển 20-25km/giờ. 48 giờ sau khi vào Biển Đông, cách bờ biển Trà Vinh - Bến Tre dưới 300km, bão mạnh, siêu bão sẽ đổ bộ vào vùng giáp ranh hai tỉnh Trà Vinh - Bến Tre. Siêu bão với gió mạnh cấp 16, giật cấp 17 sẽ ảnh hưởng trên phạm vi toàn tỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng trên địa bàn thị xã Duyên Hải và các huyện: Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, nhất là vùng trũng ven biển. Các hộ gia đình không có nhà kiên cố sẽ không bảo đảm an toàn trong siêu bão, cần sơ tán tới nơi an toàn như sau:
STT | Huyện, thị xã, thành phố | Số người cần di dời, sơ tán |
1 | TP. Trà Vinh | 1.200 |
2 | Huyện Càng Long | 2.578 |
3 | Huyện Châu Thành | 24.579 |
4 | Huyện Cầu Ngang | 10.280 |
5 | Thị xã Duyên Hải | 16.106 |
6 | Huyện Duyên Hải | 14.749 |
7 | Huyện Trà Cú | 3.100 |
8 | Huyện Tiểu Cần | 1.168 |
9 | Huyện Cầu Kè | 11.840 |
Tổng | 85.154 |
(Chi tiết đính kèm phụ lục 1 - Tổng hợp số liệu phương án di dời, sơ tán dân)
b) Quá trình di dời, sơ tán dân
- Phát lệnh sơ tán dân: Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi sát diễn biến của siêu bão đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phát lệnh sơ tán dân khi bão mạnh, siêu bão gần bờ, việc di dời sơ tán dân phải kết thúc trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã chỉ huy, tổ chức công tác sơ tán dân trên địa bàn.
- Lực lượng hỗ trợ sơ tán dân: Lực lượng tại chỗ; lực lượng các Sở, Ban, ngành xuống hỗ trợ.
- Lực lượng tuần tra, bảo vệ nơi sơ tán: Sử dụng lực lượng dân quân phối hợp với công an địa phương nơi sơ tán dân.
- Hình thức sơ tán dân:
+ Người dân tự di dời, sơ tán vào các nhà kiên cố tại chỗ (chuẩn bị, dự trữ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, vật dụng cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán). Trường hợp không đủ nhà kiên cố tại chỗ, sơ tán vào các trường học, trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, khách sạn, công trình công cộng, các cơ sở tôn giáo.
Trong trường hợp sơ tán, di dân tại chỗ (phạm vi di dời một số ấp của xã, ngoài đê vào trong đê): Lực lượng tại chỗ chịu trách nhiệm di chuyển dân đến địa điểm an toàn, lực lượng Huyện đội, Công an, các đồn Biên phòng hỗ trợ địa phương di dời. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ huy công tác di dân tại cho trên địa bàn quản lý.
Trường hợp sơ tán, di dời dân trong phạm vi trong huyện: Lực lượng tại chỗ của huyện và các xã chịu trách nhiệm di chuyển di chuyển dân đến địa điểm an toàn, lực lượng Tỉnh đội, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải và các Sở, Ban ngành tỉnh hỗ trợ. Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ huy công tác sơ tán dân thuộc phạm vi quản lý.
+ Ưu tiên sơ tán trước người già, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật; không để sót người tạm trú, sinh viên, công nhân trong các nhà trọ; khách dừng chân tại các bến xe, bến tàu; người trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền đang neo đậu (Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định cưỡng chế sơ tán đối với các tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành).
+ Địa phương nơi tiếp nhận chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh phục vụ người dân đi sơ tán tránh bão; bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường nơi sơ tán.
+ Sở Y tế chỉ đạo, huy động các đội cấp cứu tại chỗ và lưu động sẵn sàng ứng cứu bệnh nhân, người bị thương; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp theo dõi tình hình tại các nơi đang sơ tán dân để bố trí nhân lực, phương tiện, vật tư, thuốc chữa bệnh cho phù hợp.
- Một số nguyên tắc trong chỉ huy sơ tán dân:
+ Các địa phương, đơn vị phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Trường hợp có sự cố về đường truyền phải nhanh chóng xử lý hoặc thiết lập kênh thông tin khác. Đồng thời, phải duy trì chế độ báo cáo liên tục 2 giờ/lần kết quả thực hiện về cấp chỉ huy trực tiếp để chỉ đạo ứng phó kịp thời.
+ Bảo đảm tính cơ động: Công tác chuẩn bị phải thực hiện chu đáo, các điểm tập kết dân phải gần các trục đường chính để thuận tiện cho việc di chuyển, phương tiện vận chuyển hoạt động tốt và phù hợp với địa hình thực tế. Tuyên truyền, vận động Nhân dân ý thức tự bảo vệ và đoàn kết giúp đỡ nhau để việc sơ tán đảm bảo nhanh chóng và an toàn.
+ Phải bảo đảm tính tự giác, nghiêm túc: Người dân di dời, sơ tán đến các nơi trú tránh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của lực lượng Bộ đội, Công an và dân quân. Phải chấp hành mọi chỉ dẫn, điều động của các lực lượng để việc sơ tán nhanh chóng, an ninh và kịp thời gian trước khi bão đổ bộ.
+ Nhà kiên cố, trường học, cơ sở công cộng, tôn giáo, doanh nghiệp, khách sạn,... phải đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt cho người dân trong thời gian trú tránh siêu bão và có đủ lương thực, nước uống, chăn màn và nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
(Chi tiết đính kèm phụ lục 2 - Tổng hợp địa điểm phục vụ sơ tán dân)
2. Phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền:
Trà Vinh hiện có 1.191tàu/4.864 ngư dân thường xuyên di chuyển hoạt động đánh bắt trên biển. Khi có cảnh báo bão mạnh, siêu bão gần biển Đông, công điện chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:
a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải:
- Kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên các vùng biển; liên lạc với chủ các phương tiện, gia đình ngư dân xác minh vụ việc tàu thuyền mất liên lạc (nếu có), xử lý và báo cáo cấp trên, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
- Thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão mạnh, siêu bão để thuyền trưởng chủ động phòng tránh; đồng thời, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển vào nơi trú ẩn an toàn.
- Tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão theo quy định.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND cấp huyện:
- Kiểm đếm tàu thuyền đã về nơi tránh trú bão: Cảng Cá Định An, Vàm Lầu, Cảng Cá Láng Chim.
- Kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên các ngư trường, thông báo tình hình của bão mạnh, siêu bão, hướng dẫn tàu thuyền di chuyển về nơi trú tránh an toàn.
- Liên lạc với chủ các phương tiện, gia đình ngư dân để xác minh vụ việc tàu thuyền, thông báo cho các tàu trong tổ đội hỗ trợ, giúp đỡ và báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
c) Lực lượng tại chỗ (UBND cấp huyện, Công an cấp xã, Đồn Biên phòng và UBND cấp xã):
- Hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền tại các khu neo đậu, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền.
- Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh khi siêu bão ảnh hưởng đến đất liền.
- Đảm bảo an ninh tại các bến, cảng tàu thuyền neo đậu.
- Số lượng tàu thuyền có thể vào neo đậu: Vàm Lầu (sức chứa 100 tàu), Cảng cá Láng Chim (sức chứa 100 tàu) và Cảng cá Định An (sức chứa 300 tàu). Ngoài ra, hệ thống sông lớn trên địa bàn tỉnh có thể bố trí cho tàu thuyền neo đậu khi có bão, ATNĐ với tổng sức chứa hơn 2.900 tàu. Khi bão xảy ra, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp cùng cùng các đơn vị có liên quan và địa phương kêu gọi phương tiện vào nơi trú ẩn tại các bến của hộ gia đình, sắp xếp neo đậu tại các sông lớn. (Chi tiết đính kèm phụ lục 3 - Vị trí neo đậu tàu thuyền tránh trú bão mạnh, siêu bão)
3. Phương án đảm bảo an toàn công trình phòng, chống thiên tai
Trà Vinh hiện có 269,85 km đê (bao gồm: 85,47km đê biển, 138,27km đê sông, 46,11km đê cửa sông và 15,5 km kè bảo vệ bờ biển, bờ sông); 48 cống đầu mối thuộc hệ thống đê Nam Mang Thít (khẩu độ từ 2m đến 100m cửa) và 113 cống tại các kênh cấp 2 (khẩu độ từ 1,5m đến 7,5m cửa), 138 kênh cấp 1 có tổng dài 809,5km, 1209 kênh cấp 2 với tổng dài 2.771,4 km, 1.670 kênh cấp 3 với tổng dài 1.671km và trên 996 bọng nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ, nước biển dâng 2m kết hợp triều cường 2,10m, thì toàn bộ hệ thống đê ven biển trên địa bàn tỉnh bị tràn ngập. Vì vậy, Nhân dân sinh sống ven đê biển và đê cửa sông phải đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Chỉ có một bộ phận lực lượng bộ đội, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ ở lại thực hiện nhiệm vụ và gia cố đê, kè vùng trọng điểm.
a) Khi bão mạnh, siêu bão gần và trên Biển Đông:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, gia cố hệ thống đê kè; kiểm tra, bổ sung vật tư, vật liệu, dụng cụ, phương tiện phòng, chống lụt bão tại các tuyến đê xung yếu.
- Các Sở, Ban, ngành tổ chức kiểm tra, tu sửa, gia cố, xử lý khẩn cấp các công trình phòng, chống thiên tai như giao thông, thông tin liên lạc, công trình công cộng,...thuộc phạm vi ngành quản lý.
- UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã huy động lực lượng, phương tiện, vật liệu sửa chữa, gia cố ngay các đoạn đê kè xung yếu; nâng cao trình mặt đê những đoạn đê có nguy cơ bị vỡ khi nước biển dâng tràn qua.
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đôn đốc, nhắc nhở các Sở, Ban, ngành tỉnh và địa phương triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được đơn vị, địa phương xây dựng, trong đó tập trung nguồn lực bảo vệ các công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
b) Khi bão mạnh, siêu bão gần bờ và khẩn cấp:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành việc tu sửa, gia cố, xử lý khẩn cấp các công trình phòng, chống thiên tai có nguy cơ mất an toàn trước khi bão đổ bộ.
- Các Sở, Ban, ngành hoàn thành việc tu sửa, gia cố, xử lý khẩn cấp các công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi ngành quản lý.
- UBND cấp huyện, cấp xã, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã:
+ Bố trí lực lượng trực canh 24/24h trên các tuyến đê cửa sông, đê biển, các công trình thủy lợi trọng điểm.
+ Kiểm tra, phát hiện các sự cố giờ đầu trên hệ thống đê; kịp thời xử lý, khắc phục ngay các sự cố, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều.
+ Không cho người và phương tiện lưu thông trên đê (trừ lực lượng và xe hộ đê).
+ Duy trì thông tin liên lạc giữa các tổ, đội quản lý đê, UBND các cấp, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.
c) Khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ:
- Các đơn vị lực lượng vũ trang tăng cường lực lượng, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích cùng lực lượng quản lý để tổ chức ứng trực tại các điểm canh để trọng điểm.
- Tăng cường tuần tra, kiểm tra đê để phát hiện kịp thời và xử lý ngay các sự cố.
- Duy trì thông tin liên lạc, tiếp nhận đầy đủ các thông tin về diễn biến của bão, lũ, công tác chỉ đạo điều hành ứng phó của cấp trên, thường xuyên báo cáo tình hình đê kè trên địa bàn quản lý để kịp thời hỗ trợ khi có sự cố xảy ra
d) Khắc phục hậu quả sau bão:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND cấp huyện khẩn trương khắc phục, sửa chữa các vị trí đê điều bị hư hỏng, bảo đảm an toàn cho công trình. Xác định nhu cầu về vật chất, tài chính để khắc phục khẩn cấp bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, trình cấp có thẩm quyền.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch hỗ trợ trung hạn và dài hạn để sửa chữa, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển.
4. Phương án đảm bảo thông tin liên lạc: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan:
- Triển khai, quán triệt, thực hiện nghiêm Luật phòng, chống thiên tai, Thông tư số 17/2012/TT-BTTTT ngày 05/11/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai và các văn bản có liên quan.
- Xây dựng, triển khai phương án đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo an toàn cho người, tài sản, phương tiện kỹ thuật, vật tư đến các doanh nghiệp viễn thông để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống bão mạnh, siêu bão, sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ các đơn vị khắc phục hậu quả khi có yêu cầu.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung phương án PCTT của đơn vị cho phù hợp với tình hình thực tế
a) Trước khi bão mạnh, siêu bão bão đổ bộ: Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kiểm tra mạng lưới, trang thiết bị, phương tiện, nhà nhà trạm, bưu cục, hệ thống cột ăng ten, nguồn điện, thiết bị bảo an, hệ thống thông tin chuyên dùng,...; khẩn trương sửa chữa, thay thế những thiết bị hư hỏng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.
b) Khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ:
- Sở Thông tin và Truyền thông:
+ Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh kế hoạch, phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão của các đơn vị, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời các sự cố, ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc giữa các cấp chính quyền, các Sở, Ban, ngành và Trung ương.
+ Phối hợp Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Viễn Thông Trà Vinh, các đơn vị có liên quan triển khai phương án sử dụng thiết bị vô tuyến sóng ngắn Codan, thiết bị liên lạc vệ tinh Inmarsat phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong trường hợp các mạng thông tin di động, cố định trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng do bão mạnh, siêu bão. Ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc giữa các cấp chính quyền, các Sở, Ban, ngành, công trình PCTT và ngược lại.
+ Phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sử dụng mạng thông tin nội bộ phục vụ thông tin chỉ huy, điều hành công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
+ Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các đơn vị có liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng thời lượng phát sóng, thông tin, phổ biến về tình hình, diễn biến của bão mạnh, siêu bão, công tác chỉ đạo, khai ứng phó của các cấp, các ngành cho Nhân dân biết để chủ động ứng phó.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh tăng cường thông tin, thông tin liên tục trên các phương tiện thông tin về tình hình siêu bão khẩn cấp, đổ bộ vào đất liền cho chính quyền, Nhân dân biết và ứng phó.
c) Khắc phục hậu quả sau bão mạnh, siêu bão: Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương, nỗ lực xử lý sự cố hư hỏng thiết bị truyền tin, khắc phục các thiệt hại do thiên tai gây ra (nếu có) đối với hệ thống thông tin liên lạc, khôi phục các hệ thống thông tin liên lạc; Thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại (cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai) và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, ngành Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, đề xuất khắc phục.
5. Phương án đảm bảo an toàn giao thông
a) Trước khi bão đổ bộ: Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương:
- Kiểm tra các công trình giao thông đang thi công, yêu cầu nhà thầu thu dọn hiện trường, chuyển vật liệu, trang thiết bị tới nơi an toàn; gia cố lán trại, kho tàng; tháo dỡ công trình tạm, thông thoát dòng chảy.
- Nghiêm cấm, không để người và phương tiện lưu thông khi có gió mạnh trên các tuyến đường bộ, đường thủy.
- Bố trí lực lượng trực tại các nút giao thông, cầu vượt quốc lộ, tỉnh lộ để xử lý sạt lở đất, cây cối ngã đổ, hướng dẫn người dân đi lại trật tự, an toàn.
b) Khi bão đổ bộ
- Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện tổ chức lực lượng xung kích tại các công trình trọng yếu và duy trì chế độ trực ban 24/24h.
- Các Hạt quản lý đường bộ tổ chức kiểm tra để phát hiện xói lở, đất sụt, cây đổ có thể gây hư hỏng cầu đường ách tắc giao thông, kịp thời xử lý bảo đảm giao thông thông suốt.
- Bố trí các tổ, đội theo dõi diễn biến an toàn giao thông tại những vị trí trọng điểm, các bến phà, bến đò.
- Thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông điều hành, phân luồng giao thông.
- UBND cấp huyện bố trí tổ, đội xung kích thường trực đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn quản lý, ngăn ngừa chia cắt giao thông khi xảy ra sự cố giao thông.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp cùng địa phương gia cố, sửa chữa ngay các hư hỏng của cầu, đường và công trình để giảm nhẹ thiệt hại, bảo đảm giao thông. Trong trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của địa phương, đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
- Lực lượng tại hiện trường phải phát huy năng lực cứu người bị nạn. Trong trường hợp vượt quá khả năng phải thông báo ngay cho các lực lượng chuyên nghiệp tìm kiếm, cứu nạn hoặc cấp cứu y tế gần nhất để cứu nạn kịp thời.
- Khi xảy ra ách tắc giao thông, Sở Giao thông vận tải phối hợp cùng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện xác định tình trạng hư hỏng, tổ chức cảnh báo và khắc phục tạm bảo đảm giao thông. Báo cáo tình hình về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và phòng tránh.
c) Khắc phục hậu quả sau siêu bão
- Sở Giao thông vận tải, phối hợp cùng Sở, ngành có liên quan và địa phương triển khai phương tiện, lực lượng, vật tư khắc phục khẩn trương sự cố; báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo, chi viện.
- Công an tỉnh chủ trì đảm bảo an toàn giao thông, không để chia cắt do siêu bão. Bố trí lực lượng tuần đường tại các điểm nút giao thông, các cầu vượt quốc lộ, tỉnh lộ để hướng dẫn người dân đi lại trật tự, an toàn
- Sở Giao thông vận tải tổng hợp thiệt hại công trình giao thông và báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
6. Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó với bão mạnh, siêu bão:
a) Lực lượng tại chỗ: Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã chủ động huy động lực lượng tại chỗ để ứng phó, thành phần: Cấp ủy, chính quyền, phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cấp huyện, cấp xã; lực lượng quân sự, biên phòng, dân quân tự vệ; lực lượng dự bị động viên huy động khẩn cấp.
b) Lực lượng hỗ trợ: Huy động từ các Sở, Ban, ngành tỉnh, trong đó lực lượng nồng cốt là Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng, lực lượng của các Ban ngành, Đoàn thể của tỉnh. Căn cứ vào tình hình diễn biến và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của bão, Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quyết định việc điều động và phân công, bố trí lực lượng để chi viện cho các địa phương theo yêu cầu.
(Chi tiết đính kèm phụ lục 4 - Lực lượng dự kiến huy động ứng phó với bão mạnh, siêu bão)
7. Phương án dự trữ lương thực, phương tiện, trang thiết bị: Bao gồm các phương tiện, trang thiết bị cơ động, chi viện của các Sở, Ban, ngành tỉnh và phương tiện, trang thiết bị tại chỗ của cấp huyện, cấp xã. Căn cứ vào tình hình, mức độ ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan và địa phương huy động phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo nhu cầu cho người dân sơ tán.
a) Dự trữ lương thực, thực phẩm và nhiên liệu: Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa phục vụ công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão cụ thể: Dự trữ lương thực, các mặt hàng chủ yếu; dự trữ xăng, dầu diesel, dầu hỏa nhằm cung ứng kịp thời khi được điều động, số lượng dự trữ ở các địa phương phải đủ dùng trong 07 ngày tránh trú siêu bão của Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ.
b) Kiểm tra, vận hành thử phương tiện, trang thiết bị TKCN:
- Khi có tin bão gần Biển Đông, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các Sở, Ban, ngành chỉ đạo kiểm tra, vận hành thử phương tiện, trang thiết bị TKCN hiện có của đơn vị. Kịp thời thay thế, sửa chữa những phụ tùng hư hỏng, đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt; chuẩn bị phương tiện, vật tư thiết bị tại chỗ trước khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ 36 giờ để sẵn sàng ứng phó.
- Khi có lệnh sơ tán của UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã chủ động huy động vật tư phương tiện, trang thiết bị của địa phương để giúp đỡ Nhân dân sơ tán trú tránh siêu bão. Trường hợp vật tư phương tiện, trang thiết bị của địa phương không đáp ứng được, báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để bố trí lực lượng hỗ trợ.
- Khi có tin bão mạnh, siêu bão gần bờ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh tập kết lực lượng, phương tiện, trang thiết bị vào các bến bãi, vị trí sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.
- Phương tiện phục vụ công tác di dời, sơ tán dân phải đảm bảo huy động kịp thời, đủ số lượng và phải được tập kết tại các trục đường chính để thuận tiện cho việc điều động.
(Chi tiết đính kèm phụ lục 5 - Phương tiện, trang thiết bị dự kiến huy động; Phụ lục 6 - Tổng hợp dự trữ vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu)
8. Phương án bảo vệ sức khỏe nhân dân: Khi có tin bão mạnh, siêu bão vào biển Đông, Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
- Triển khai công tác chuẩn bị phòng tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bệnh viện, cơ sở điều trị, kho dự trữ thuốc, trang thiết bị y tế của ngành.
- Phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra, chặt tỉa cây xanh dễ đổ ngã, chằng chống, neo buộc đối với các cơ sở y tế bán kiên cố, có phương án di dời bệnh nhân, thuốc, trang thiết bị đến nơi an toàn.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị bệnh nhân; kiểm tra lại cơ số thuốc, hóa chất xử lý, phòng dịch, xử lý môi trường sau bão; sẵn sàng cấp cứu kịp thời các trường hợp bị nạn, cũng như dịch bệnh.
- Củng cố các Đội cấp cứu lưu động, tổ kỹ thuật với trang thiết bị, thuốc điều trị sẵn sàng cấp cứu người dân ở các địa phương khi được điều động.
- Cử cán bộ, y bác sĩ tăng cường cho các Trạm y tế, nơi Nhân dân sơ tán trú tránh bão.
- Nắm chắc số dân, người già, phụ nữ, trẻ em nơi sơ tán, trú tránh. Bố trí y bác sỹ, thuốc, hóa chất điều trị người dân bị nạn. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh những khó khăn về nhân lực, thuốc men, phương tiện di chuyển để được hỗ trợ.
- Khi phát hiện người dân có dấu hiệu các loại dịch bệnh như: tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết,... thì tiến hành cách ly, xử lý cấp cứu theo quy định.
- Phối hợp các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, khử trùng giếng nước, thực hiện ăn chín, uống sôi, đề phòng dịch bệnh sau bão mạnh, siêu bão.
9. Phương án khắc phục hậu quả sau bão mạnh, siêu bão
a) Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác
- UBND cấp huyện tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đối với các gia đình có người chết, người bị thương do thiên tai; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm, hàng hóa cho Nhân dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, bị rét.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp UBND cấp huyện, tìm kiếm người bị nạn trên đất liền, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; phối hợp lực lượng thanh niên xung kích, dân quân tự vệ tại địa phương giúp Nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện ven biển tìm kiếm ngư dân bị mất tích (nếu có), hỗ trợ cứu nạn ngư dân và tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; cùng chính quyền hỗ trợ ổn định cuộc sống ngư dân.
- Sở Y tế tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng và hướng dẫn Nhân dân làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp Sở Y tế kiểm tra, xử lý các khu vực bị ô nhiễm môi trường; hướng dẫn Nhân dân làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường không để phát sinh dịch bệnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương phân bổ giống cây trồng, vật nuôi cho nông dân; duy tu, sửa chữa đê, kè, các công trình phòng, chống thiên tai phục vụ sản xuất; hướng dẫn, triển khai công tác tiêu độc, khử trùng chuồng trại, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, không để phát sinh dịch bệnh.
- Sở Giao thông vận tải kiểm tra, tu bổ những đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, đảm bảo giao thông cho người và phương tiện. Đối với đoạn đường nguy hiểm, tổ chức cắm biển cảnh báo cho người tham gia giao thông biết, chủ động né tránh.
- Công ty Điện lực Trà Vinh khẩn trương khắc phục các sự cố về điện; đảm bảo an toàn, vận hành hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất cho Nhân dân.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức phân phối lương thực, cứu trợ cho Nhân dân.
- Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị tổ chức xuất các mặt hàng thiết yếu cung cấp cho Nhân dân, không để dân bị đói, bị rét.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với UBND các cấp tổ chức cứu trợ, phân phối hàng, tiền cho người dân bị thiệt hại, nhất là gia đình liệt sĩ, thương binh và hộ nghèo sớm ổn định cuộc sống.
b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra:
- UBND cấp huyện, các Sở, Ban, ngành khẩn trương thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và các lĩnh vực phụ trách, báo cáo Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cụ thể:
+ UBND cấp huyện tổ chức đánh giá, xác định thiệt hại trên địa bàn quản lý về con người, nhà cửa của Nhân dân, cơ sở vật chất, thủy lợi, giao thông, nông lâm nghiệp, thủy sản, các công trình khác và tình hình nước sạch, vệ sinh môi trường, báo cáo về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra, thống kê báo cáo thiệt hại về người, nhà cửa của Nhân dân. Nắm rõ số người chết, người mất tích, người bị thương; số hộ và số người bị ảnh hưởng thiên tai; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng, nhà bị ngập nước. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở, đề xuất UBND tỉnh cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, đặc biệt gia đình chính sách và hộ nghèo.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình thiệt hại về nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, đê kè, kênh mương, trạm bơm, tàu thuyền trên địa bàn tỉnh, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh báo cáo Trung ương hỗ trợ.
+ Sở Giao thông vận tải đánh giá thiệt hại các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, bến cảng; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục.
+ Sở Xây dựng đánh giá tình hình thiệt hại các trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, kho tàng, nhà máy theo lĩnh vực quản lý của ngành; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và đề xuất giải pháp khắc phục.
- Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổng hợp tình hình thiệt hại trên địa bàn tỉnh, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh.
- Sở Tài chính phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cân đối nguồn ngân sách dự phòng tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ khẩn cấp, cứu đói cho Nhân dân; phân bổ kinh phí sửa chữa khắc phục khẩn cấp đê, kè, khôi phục nước sạch, ổn định đời sống và sản xuất của Nhân dân.
1. Trong chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão, siêu bão cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu hiệu quả tại các khu vực xung yếu, di dời dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và phương án này, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, các Sở, Ban, ngành tỉnh rà soát, bổ sung, xây dựng hoàn chỉnh phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão của đơn vị, địa phương mình.
3. Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, các Sở, Ban, ngành tỉnh:
- Phải trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị, địa phương mình thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
4. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.
5. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh chịu sự điều động và chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
(Đính kèm Phương án số 10/PA-PCTT ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh)
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN
(Kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Tên xã, phường | Số người cần di dời, sơ tán | Địa điểm dự kiến sơ tán đến | Phương tiện di chuyển | ||
Di dời tại chỗ | Số người sơ tán | Tổng | ||||
I | Huyện Càng Long |
|
|
|
|
|
1 | Đức Mỹ | 502 | 255 | 757 | UBND xã, Trường học cấp 1, 2, Nhà quản lý cống Cái Hóp, nhà dân kiên cố | Tàu, ô tô, xe máy |
2 | Đại Phước | 250 | 1580 | 1,830 | Trường THCS, Trường cấp 3, Nhà Quản lý cống Láng Thé, Nhà Thờ Bãi Xan | Xe ô tô, xe máy |
II | Tp. Trà Vinh |
|
|
|
|
|
1 | Long Đức | 500 | 700 | 1,200 | UBND xã, Trường học cấp 1, 2 | Xe ô tô, xe tải, tàu, phà. |
III | Huyện Tiểu Cần |
|
|
|
|
|
1 | TT Cầu Quan |
| 398 | 398 | Nhà VH thị trấn, Trường THCS Cầu Quan, Nhà thờ Định thuận k3,Trường PTTH, UBND TT | Xe tải nhỏ, Xe khách, xe ô tô |
2 | Xã Tân Hòa |
| 314 | 314 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe khách 35 chỗ |
3 | Xã Hiếu Tử |
| 7 | 7 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
4 | Xã Hiếu Trung |
| 46 | 46 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
5 | Xã Phú Cần |
| 91 | 91 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
6 | Xã Long Thới |
| 43 | 43 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
7 | Xã Tân Hùng |
| 214 | 214 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
8 | Xã Hùng Hòa |
| 28 | 28 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
9 | Xã Tập Ngãi |
| 2 | 2 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
10 | Xã Ngãi Hùng |
| 25 | 25 | UBND xã, Trường học cấp 1,2. | Xe ô tô, xe máy |
IV | Huyện Cầu Kè |
|
|
|
|
|
1 | Xã Hòa Tân | 1,000 | 440 | 1,440 | Trụ sở HĐND, UBND xã Trường học Chông Nô 3 | Xe ô tô 25 chỗ, Tàu |
2 | Xã An Phú Tân | 3,600 | 4400 | 8,000 | Trụ sở công ty lương thực Cầu Kè - chi nhánh An Phú Tân | Xe ô tô 25 chỗ, Tàu |
3 | Xã Ninh Thới | 2,000 | 400 | 2,400 | Trường Tiểu học, trường THCS, Trụ sở UBND xã | Tàu 30 tấn trở lên, xe tải, xe khách |
V | Huyện Trà Cú |
|
|
|
|
|
1 | Xã Lưu Nghiệp Anh |
| 800 | 800 | UBND xã, Chùa Giồng nếp | Xe tải ≤ 1 T |
2 | Xã Định An |
| 1150 | 1,150 | Trụ sở UBND xã Đại An, chùa Cò, chùa Trà Kha, trường học cấp 1, cấp 2 xã Đại An, UBND xã Hàm Giang, trường học cấp 1, 2 xã Hàm Giang | Xe tải ≤ 1 T |
3 | TT Định An |
| 1150 | 1,150 | UBND xã Đôn Xuân, UBND xã Đôn Châu, các trường học, chùa Trà Kha, Chùa Tham Đa, Chùa Ông Bốn, Chùa Tà Rôm, nhà dân kiên cố tại xã Đôn Xuân, Đôn Châu | Xe ô tô, Xe tải ≤ 1 T |
VI | Huyện Duyên Hải |
|
|
|
|
|
1 | TT Long Thành | 1,632 |
| 1,632 | UBND TT Long Thành, các trường học, Nhà Thờ Long Thành, Chùa Đình cũ, các nhà dân kiên cố tại xã | Xe ô tô, xe tải |
2 | Long Khánh | 1,850 |
| 1,850 | UBND xã, Trường cấp 1, cấp 2, 3 tại xã, Chùa Giác Long, các nhà dân kiên cố tại khu vực đất giồng cát trong xã | Xe ô tô, xe tải |
3 | Đông Hải |
| 3420 | 3,420 | Huyện ủy Duyên Hải, Công an huyện, Tòa án huyện, Viện Kiểm sát huyện, Chùa Long Vĩnh (thuộc TT Duyên Hải), nhà dân kiên cố tại TT Duyên Hải | Xe ô tô, xe tải |
4 | Long Vĩnh |
| 5447 | 5,447 | Trường Cấp II, UBND xã, Trường cấp 3 Long Thành, Chùa Talon, Chùa Angkon, Chùa Giác Long | Xe ô tô, xe tải |
5 | Đôn Xuân | 1,200 |
| 1,200 | UBND xã, Trường cấp 1,2 , các Chùa: Liên Phước, Bà Nhì, Tham Đua | Xe ô tô, xe tải |
6 | Đôn Châu | 700 |
| 700 | UBND xã, Trường cấp 1,2,3 | Xe ô tô, xe tải |
7 | Ngũ Lạc | 500 |
| 500 | UBND xã, Trường cấp 1,2, Nhà Văn Hóa,.. | Xe ô tô, xe tải |
VII | Thị xã Duyên Hải |
|
|
|
|
|
1 | Hiệp Thạnh |
| 4000 | 4,000 | Trường cấp 1,2,3 Long Hữu, các điểm kiên cố xã Ngũ Lạc (UBND xã, Chùa Khmer, nhà dân kiên cố), nhà hộ dân kiên cố tại khu vực giồng cát ấp 11 xã Long Hữu | Xe ô tô, xe tải |
2 | Dân Thành |
| 6546 | 6,546 | UBND TT Duyên Hải, Trường Mẫu Giáo (TT Duyên Hải), Trường cấp 1, cấp 2 TT Duyên Hải, Bệnh viện huyện (bệnh viện cũ, mới), huyện đội | Xe ô tô, xe tải |
3 | Trường Long Hòa |
| 5560 | 5,560 | Trường cấp 3 Duyên Hải, Đại học Trà Vinh chi nhánh Duyên Hải, Khu hành chính huyện (UBND huyện), Chùa Phước Long | Xe ô tô, xe tải |
VIII | Cầu Ngang |
|
|
|
|
|
1 | Mỹ Long Bắc |
| 1660 | 1,660 | UBND xã Mỹ Hòa, Trường cấp 1, 2 Mỹ Hòa, Chùa Dơi, Chùa Mỹ Long Bắc, nhà hộ dân kiên cố | Xe ô tô, xe tải, tàu |
2 | Mỹ Long Nam |
| 1950 | 1,950 | Trường học cấp 1, cấp 2 thị trấn Cầu Ngang, UBND huyện, huyện đội, Các cơ quan hành chính huyện, nhà dân kiên cố | Xe ô tô, xe tải |
3 | Vinh Kim |
| 1000 | 1,000 | Cụm hành chính UBND xã, Đan viện Phước Hảo, trường học cấp 1,2 tại xã | Xe ô tô, xe tải |
4 | Thị trấn Mỹ Long |
| 5671 | 5,671 | UBND TT Cầu Ngang, Trường học cấp 3 cầu Ngang, Chùa Phước Thanh, Nhà Thờ Vinh Kim, Công an huyện, các cơ quan hành chính huyện | Xe ô tô, xe tải |
IX | Châu Thành |
|
|
|
|
|
1 | Hòa Minh | 4,055 | 9464 | 13,519 | UBND xã Hòa Lợi, Trường cấp 2,3 Hòa Lợi, Chùa Phật Tâm, Chùa Qui Nông, Chùa Liên Bửu,Trường Chính trị, UBND xã Hòa Thuận, Trường Đại học Trà Vinh | Tàu, phà, xe ô tô, xe tải |
2 | Long Hòa | 3,084 | 7196 | 10,280 | UBND xã Phước hảo, Trường cấp 1, 2 Phước Hảo, Khối Hành chính huyện Châu Thành: UBND huyện, các phòng, ban, công an huyện, quân sự,.. Khối hành chính huyện cầu Ngang: UBND huyện, Công an huyện,.. | Tàu, phà, xe ô tô, xe tải |
3 | Hòa Thuận | 130 |
| 130 | Trụ sở UB Xã, các nhà kiên cố | Xe ô tô, xe tải |
4 | Hưng Mỹ |
| 517 | 517 | Trụ sở UBND xã Hòa Lợi, Trường THPT Hòa Lợi và các nhà kiên cố | Xe ô tô, xe tải |
5 | Phước Hảo | 133 |
| 133 | Trụ sở UBND xã Phước Hảo, các điểm trường trên địa bàn | Xe ô tô, xe tải |
Tổng | 21,136 | 64,474 | 85,610 |
|
|
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP ĐỊA ĐIỂM PHỤC VỤ SƠ TÁN DÂN
(Kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Tên xã, phường | Địa điểm dự kiến sơ tán đến | Mô tả quy mô, kết cấu | Đánh giá chất lượng đảm bảo sơ tán dân | Số lượng người có thể sơ tán đến |
I | Huyện Càng Long |
|
|
|
|
1 | Đức Mỹ | UBND xã, Trường học cấp 1,2, Nhà quản lý cống Cái Hóp, nhà dân kiên cố | Công trình bê tông cố thép kiên cố | Đảm bảo yêu cầu tránh trú bão so với tình hình thực tế tại địa phương | 1,700 |
2 | Đại Phước | Trường THCS, Trường cấp 3, Nhà Quản lý cống Láng Thé, Nhà Thờ Bãi Xan | " | " | 1,200 |
II | Tp. Trà Vinh |
| " |
|
|
1 | Long Đức | UBND xã, Trường học cấp 1,2 | " | " | 1,200 |
III | Huyện Tiểu Cần |
| " |
|
|
1 | TT Cầu Quan | Nhà VH thị trấn, Trường THCS Cầu Quan, Nhà thờ Định thuận k3, Trường PTTH, UBND TT | " | " | 600 |
2 | Xã Tân Hòa | UBND xã, Trường học cấp 1, 2. | " | " | 500 |
IV | Huyện Cầu Kè |
| " | " |
|
1 | Xã Hòa Tân | Trụ sở HĐND, UBND xã Trường học Chông Nô 3 | " | " | 15,000 |
2 | Xã An Phú Tân | Trụ sở công ty lương thực Cầu Kè - chi nhánh An Phú Tân | " |
| 8,000 |
3 | Xã Ninh Thới | Trường Tiểu học, trường THCS, Trụ sở UBND xã | " | " | 2,500 |
V | Huyện Trà Cú |
| " | " |
|
1 | Xã Lưu Nghiệp An | UBND xã, Chùa Giồng nếp | " | " | 500 |
2 | Xã Định An | Trụ sở UBND xã Đại An, chùa Cò, chùa Trà Kha, trường học cấp 1, cấp 2 xã Đại An, UBND xã Hàm Giang, trường học cấp 1, 2 xã Hàm Giang | " | " | 500 |
3 | TT Định An | UBND xã Đôn Xuân, UBND xã Đôn Châu, các trường học, chùa Trà Kha, Chùa Tham Đa, Chùa Ông Bốn, Chùa Tà Rôm, nhà dân kiên cố tại xã Đôn Xuân, Đôn Châu | " | " | 1,000 |
VI | Huyện Duyên Hải |
| " | " |
|
1 | TT Long Thành | UBND TT Long Thành, Các trường học, Nhà Thờ Long Thành, Chùa Đình cũ, các nhà dân kiên cố tại xã | " | " | 2,000 |
2 | Long Khánh | UBND xã, Trường cấp 1, cấp 2, 3 | " | " | 2,000 |
3 | Đông Hải | Huyện ủy Duyên Hải, Công an huyện, Tòa án huyện, Viện Kiểm sát huyện, Chùa Long Vĩnh (thuộc TT Duyên Hải), nhà dân kiên cố tại TT Duyên Hải | " | " | 3,500 |
4 | Long Vĩnh | Trường cấp II, UBND xã, Trường Cấp 3 Long Thành, Chùa Talon, Chùa Angkon, Chùa Giác Long | " | " | 5,500 |
5 | Đôn Xuân | UBND xã, Trường cấp 1,2, Các Chùa: Liên Phước, Bà Nhì, Tham Đua | " | " | 1,200 |
6 | Đôn Châu | UBND xã, Trường cấp 1,2,3 | " | " | 800 |
7 | Ngũ Lạc | UBND xã, Trường cấp 1,2, Nhà Văn Hóa,.. | " | " | 800 |
VII | Thị xã Duyên Hải |
| " | " |
|
1 | Hiệp Thạnh | Trường cấp 1,2,3 Long Hữu, các điểm kiên cố xã Ngũ Lạc (UBND xã, Chùa Khmer, nhà dân kiên cố), nhà hộ dân kiên cố tại khu vực giồng cát ấp 11 xã Long Hữu | " | " | 4,000 |
2 | Dân Thành | UBND TT Duyên Hải, Trường Mẫu Giáo (TT Duyên Hải), Trường cấp 1, cấp 2 TT Duyên Hải, Bệnh viện huyện (bệnh viện cũ, mới), huyện đội | " | " | 6,500 |
3 | Trường Long Hòa | Trường cấp 3 Duyên Hải, Đại học Trà Vinh chi nhánh Duyên Hải, Khu hành chính huyện (UBND huyện), Chùa Phước Long | " | " | 5,600 |
VIII | Cầu Ngang |
| " | " |
|
1 | Mỹ Long Bắc | UBND xã Mỹ Hòa, Trường cấp 1, 2 Mỹ Hòa, Chùa Dơi, Chùa Mỹ Long Bắc, nhà hộ dân kiên cố | " | " | 2,000 |
2 | Mỹ Long Nam | Trường học cấp 1, cấp 2 thị trấn Cầu Ngang, UBND huyện, huyện đội, Các cơ quan hành chính huyện, nhà dân kiên cố | " | " | 2,000 |
3 | Vinh Kim | Cụm hành chính UBND xã, Đan viện Phước Hảo, trường học cấp 1,2 tại xã | " | " | 1,000 |
4 | Thị trấn Mỹ Long | UBND TT Cầu Ngang, Trường học cấp 3 Cầu Ngang, Chùa Phước Thanh, Nhà Thờ Vinh Kim, Công an huyện, các cơ quan hành chính huyện | " | " | 5,700 |
IX | Châu Thành |
|
| " |
|
1 | Hòa Minh | UBND xã Hòa Lợi,Trường cấp 2,3 Hòa Lợi, Chùa Phật Tâm, Chùa Qui Nông, Chùa Liên Bửu, Trường Chính trị, UBND xã Hòa Thuận, Trường Đại học Trà Vinh | " | " | 15,000 |
2 | Long Hòa | UBND xã Phước hảo, Trường cấp 1,2 Phước Hảo, Khối Hành chính huyện Châu Thành: UBND huyện, các phòng, ban, công an huyện, quân sự,..., Khối hành chính huyện Cầu Ngang: UBND huyện, Công an huyện,.. | " | " | 20,000 |
3 | Hòa Thuận | Trụ sở UB Xã, các nhà kiên cố |
|
| 200 |
4 | Hưng Mỹ | Trụ sở UBND xã Hòa Lợi, Trường THPT Hòa Lợi và các nhà kiên cố | " | " | 200 |
5 | Phước Hảo | Trụ sở UBND xã Phước Hảo, các điểm trường trên địa bàn | " | " | 200 |
PHỤ LỤC 3
VỊ TRÍ NEO ĐẬU TÀU THUYỀN TRÁNH TRÚ BÃO MẠNH, SIÊU BÃO
(Kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Huyện/ xã | VỊ TRÍ NEO ĐẬU TÀU THUYỀN | SỐ LƯỢNG TÀU DỰ KIẾN NEO ĐẬU (CHIẾC) |
I | Huyện Cầu Ngang |
|
|
1 | Mỹ Long Bắc | Vàm Lầu | 100 |
2 | Xã Vinh Kim | Sông Vinh Kim (Chiều dài neo đậu 2,8km) | 300 |
II | TP Trà Vinh | Sông Long Bình (3km) | 300 |
III | Huyện Càng Long |
|
|
1 | Xã Đại Phước | Sông Láng Thé (3km) | 300 |
2 | Xã Đức Mỹ | Sông Cái Hóp (1,2km) | 150 |
IV | Huyện Trà Cú |
|
|
1 | TT Định An | Cảng cá Định An | 300 |
2 | Xã Hàm Tân | Rạch Tổng Long (0,5km) | 50 |
3 | Xã Lưu Nghiệp Anh | Sông Trà Cú (8km) | 800 |
V | Huyện Tiểu Cần |
|
|
1 | TT Cầu Quan | Sông Cần Chông (4km) | 400 |
VI | Cầu Kè |
|
|
1 | Ninh Thới | Sông Mặc Bắc (1km) | 100 |
VII | Thị xã Duyên Hải |
|
|
1 | Phường 2 | Cảng cá Láng Chim | 100 |
Tổng cộng | 2900 |
PHỤ LỤC 4
LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO
(Kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Lực lượng | Cấp tỉnh | Cấp huyện | Tổng cộng | ||||||||
TP. Trà Vinh | Càng Long | Châu Thành | Cầu Ngang | TX. Duyên Hải | H. Duyên Hải | Trà Cú | Tiểu Cần | Cầu Kè | ||||
1 | Quân sự | 150 | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 15 | 285 |
2 | Công an | 500 | 40 | 20 | 60 | 10 | 20 | 20 | 40 | 40 | 30 | 780 |
3 | Biên phòng | 79 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 79 |
4 | Lực lượng Dân quân tự vệ |
| 280 | 1.635 | 1.462 | 448 | 256 | 288 | 560 | 446 | 369 | 5.744 |
5 | Y tế | 20 | 8 | 6 | 5 | 5 | 6 | 8 | 1 | 12 | 3 | 75 |
6 | Giao thông | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 10 |
7 | Đoàn Thanh niên | 10 | 5 | 4 | 5 | 3 | 3 | 4 | 3 | 26 | 3 | 66 |
8 | Nông nghiệp |
| 9 | 6 | 5 | 3 | 2 | 5 | 10 | 5 | 4 | 49 |
9 | Hội Phụ nữ | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 4 |
| 1 | 18 |
10 | Mặt trận tổ quốc | 5 | 3 | 2 |
| 2 | 2 |
| 2 | 4 |
| 22 |
11 | Chữ Thập đỏ | 5 | 2 | 2 | 2 | 3 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 23 |
12 | Hội Nông dân | 5 | 4 | 4 |
|
| 1 | 1 |
|
|
| 15 |
13 | Điện lực | 2 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4 | 38 |
Tổng | 791 | 371 | 1.699 | 1.559 | 494 | 312 | 351 | 642 | 554 | 431 | 7.204 |
PHỤ LỤC 5
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG
(Kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | ĐƠN VỊ | Phương tiện | Trang thiết bị | Phương tiện, trang thiết bị cần được hỗ trợ từ cấp trên | Ghi chú | |||||||||
Nhu cầu xe | Nhu cầu ghe, tàu | Loại trang thiết bị | Số lượng (cái/chiếc) | |||||||||||
Loại xe | Số lượng (chiếc) | Loại ghe, tàu | Tải trọng (lần) | Số lượng (chiếc) | Phương tiện cần hỗ trợ | Trang thiết bị cần hỗ trợ | ||||||||
Thành phần | Số lượng (chiếc) | Thành phần | Số lượng (cái) | |||||||||||
A | Huyện/Thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
I | TP. Trà Vinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Quân sự | Xe ô tô 4 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | xã Long Đức | - Ô tô các loại - Xe cứu thương | 6 2 | - Tàu hàng công suất lớn (trưng dụng) | > 500 | 01 | - Áo phao - Đèn pin - Bộ đàm | 50 15 04 | Ca nô | 2 | Áo phao Bộ đàm | 50 04 |
| |
- Phà ngang | > 10 tấn (>300cv) | 01 | ||||||||||||
- Tàu cá | 03 | |||||||||||||
- ca nô | 02 | |||||||||||||
II | Huyện Càng Long |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Quân sự huyện | Xe ô tô 4 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | xã Đức Mỹ | Xe tải | 3 |
|
|
| Áo phao | 50 | Xe cứu thương | 2 10 | Cưa máy | 5 |
| |
3 | xã Đại Phước | Xe tải | 10 | - | - | - | Cưa máy Búa, dao Áo phao | 5 100 100 | - | - | - | - |
| |
III | Huyện Cầu Kè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Quân sự huyện | Xe ô tô 4 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | xã Hòa Tân | Ô tô 25 chỗ | 2 | Tàu | 30 Tấn | 2 | - | - | - | - | - | - |
| |
3 | xã An Phú Tân | Ô tô 25 chỗ | 10 | Tàu | 30 Tấn | 10 | - | - | - | - | - | - |
| |
4 | xã Ninh Thới | Ô tô 16 chỗ | 10 | Ghe | 30 Tấn | 20 |
|
|
|
|
|
|
| |
IV | Huyện Cầu Ngang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Quân sự huyện | Ô tô 16 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Ban chỉ huy PCTT |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Áo phao - Phao - Máy phát điện | 200 cái
01 cái |
| |
3 | Phòng Kinh tế và Hạ tầng | Xe khách (40 chỗ) | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Quân sự | Xe tải | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
5 | Y tế, Bệnh viện | Xe Cứu thương | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
6 | xã Mỹ Long Bắc | Xe tải | 3 | Tàu | 1 Tấn | 1 | Phao | 50 | Xe tải, xe ô tô | 15 5 | Áo phao | 50 |
| |
7 | TT Mỹ Long | Xe ô tô Xe tải | 5 5 | - | - | - | Phao, bộ đàm, máy cưa | 204 | Xe ô tô khách Xe tải | 7 10 | Áo phao, máy cưa | 204 |
| |
8 | xã Vinh kim | Xe ô tô Xe tải | 1 3 | - | - | - | - | - | Xe tải | 7 | Áo phao, bộ đàm | 22 |
| |
10 | Mỹ Long Nam | Xe ô tô Xe tải | 1 10 | - | - | - | - | - | Xe tải, xe ô tô | 12 4 | Áo phao | 30 |
| |
V | Huyện, Thị xã Duyên Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Quân sự huyện | Xe ô tô 4 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | UBND huyện | ô Tô | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Công an huyện | ô Tô | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Quân sự | ô Tô | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
5 | Y tế | Xe cứu thương | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
6 | Phòng Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
| áo phao đèn pin áo mưa cưa máy máy phát | 50 20 2 01 01 |
| |
7 | Xã Hiệp Thạnh | Xe tải | 3 |
|
|
| áo phao | 20 | khách Xe tải | 5 15 |
|
|
| |
8 | Xã Trường Long Hòa | ô Tô Xe tải | 1 7 |
|
|
| áo phao | 30 | Xe ô tô khách | 3 15 |
|
|
| |
9 | Xã Dân Thành | ô Tô Xe tải | 1 5 |
|
|
| áo phao | 30 | khách Xe tải | 4 18 |
|
|
| |
10 | Xã Đông Hải | ô Tô Xe tải | 2 5 |
|
|
| áo phao | 30 | khách Xe tải | 4 20 |
|
|
| |
10 | Xã Long Vĩnh | ô Tô Xe tải | 1 5 | Tàu | 5 | 5 |
|
| khách Xe tải | 5 13 | áo phao | 100 |
| |
12 | TT Long Thành | ô Tô Xe tải | 1 5 |
|
|
|
|
| khách Xe tải | 2 8 |
|
|
| |
12 | Long Khánh | ô Tô Xe tải | 1 5 |
|
|
|
|
| khách Xe tải | 2 8 |
|
|
| |
VI | Huyện Châu Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Công an | Ô tô | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Quân sự | Xe ô tô 4 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Y tế | Xe cứu thương | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Công thương | Xe khách 15 chỗ | 15 |
|
|
|
|
| Xe khách 15 | 20 |
|
|
| |
Xe khách 30 chỗ | 2 |
|
|
|
|
| Xe khách 30 | 20 |
|
|
| |||
Xe tải | 20 |
|
|
|
|
| Xe tải | 30 |
|
|
| |||
5 | Xã Hòa Minh |
|
| Tàu | 5-15 Tấn | 8 |
|
| Tàu | 5-15 Tấn | 20 |
|
| |
Phà | 90CV | 3 |
|
|
|
|
|
|
| |||||
6 | Xã Long Hòa |
|
| Tàu | 5-10 Tấn | 10 |
|
| Tàu | 5-15 Tấn | 20 |
|
| |
Phà | 90CV | 1 |
|
|
|
|
|
|
| |||||
7 | Xã Hòa Thuận | Xe Tải | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
8 | Xã Phước Hảo | Xe Tải | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
9 | Xã Hưng Mỹ |
|
| Tàu | 5-10 | 5 |
|
| Xe tải Xe khách | 05 02 |
|
|
| |
VII | Huyện Tiểu Cần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Quân Sự | Xe ô tô 4 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Công An | Xe ô tô | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Y tế | Xe ô tô | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Văn Hóa | xe tải | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
5 | Tài Nguyên | xe tải | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
6 | TT Cầu Quan | Xe tải nhỏ Xe khách | 10 5 | Ghe | 5-15 | 5 |
|
|
|
|
|
|
| |
7 | xã Tân Hòa | Xe 35 chỗ | 1 | Ghe | 5-10 | 1 |
|
|
|
|
|
|
| |
VIII | Huyện Trà Cú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Công an huyện | Ô tô | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Quân sự huyện | Xe ô tô 16 chỗ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | UBND huyện | ô tô | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | Y tế, Bệnh viện | Xe cứu thương | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
5 | Điện lực | Xe ô tô | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
6 | Lưu Nghiệp Anh | Xe tải ≤1 T | 15 |
|
|
| Áo phao, phao Cứu sinh | 150 | - | - | Áo phao, phao Cứu sinh | 80 |
| |
7 | Định An | Xe tải ≤1 T | 8 |
|
|
| Áo phao, phao Cứu sinh | 150 | Xe tải ≤1 T | 5 | Áo phao, phao Cứu sinh | 100 |
| |
8 | Thị trấn Định An | Xe tải ≤1 T | 10 |
|
|
| Áo phao, phao Cứu sinh | 150 | Xe tải ≤1 T | 15 | Áo phao, phao Cứu sinh | 100 |
| |
B | Các Sở, Ban, ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh | Xe thiết giáp VPTR 152 | 03 | Tàu | 60 tấn | 2 | Áo phao, phao Cứu sinh |
|
|
|
|
|
| |
Xe tải | 01 | Ca nô |
| 2 |
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe cứu thương | 01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe ô tô 4 chỗ | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe ô tô 16 chỗ | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe tải | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
2 | Bộ đội Biên Phòng | Xe tải | 04 | Tàu 100CV | 100CV | 3 | Áo phao: + Tại kho + Tại các Đồn |
100 150 |
|
|
|
|
| |
Xe cứu thương | 01 | Tàu sắc | 345CV | 2 | Phao tròn | 80 |
|
|
|
|
| |||
Xe chở quân | 01 | Ca nô |
| 6 | Phao bè | 10 |
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
| Nhà bạc | 7 |
|
|
|
|
| |||
3 | Công an tỉnh | Xe ô tô 30 chỗ | 3 | Ca nô |
| 12 |
|
|
|
|
|
|
| |
Xe 15 chỗ | 5 | Tàu |
| 4 | Phao cứu sinh | 1000 |
|
|
|
|
| |||
Xe cứu hộ | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe chuyên dùng | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe cấp trung đội | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe cứu thương | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
4 | Sở Giao Thông vận tải | Xe tải | 20 | Ghe | 10-50T | 10 | Máy phát điện | 1 |
|
|
|
|
| |
Xe ủi | 1 | Xà Lan | 300-500T | 2 | Máy cưa | 2 |
|
|
|
|
| |||
Xe cẩu | 1 |
|
|
| Đá 0x4 | 1000m3 |
|
|
|
|
| |||
Xe Ban | 1 |
|
|
| Máy hàn | 1 |
|
|
|
|
| |||
Xe Lu | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Xe Khách | 40 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
5 | Sở Y tế | Xe cứu thương | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 6
TỔNG HỢP DỰ TRỮ VẬT TƯ, LƯƠNG THỰC, NƯỚC UỐNG, NHU YẾU PHẨM THIẾT YẾU
(Kèm theo Quyết định số: 71/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT | Huyện/xã | Lương thực, thực phẩm | Nhiên liệu | Nhu cầu hỗ trợ | ||||||||||||||
Mì gói (thùng) | Gạo (tấn) | Nước uống đóng chai (thùng) | Mùng, mềm, quần áo (bộ) | Thuốc | Xăng (lít) | Dầu diezel (lít) | Mì gói (thùng) | Gạo (tấn) | Nước uống đóng chai (thùng) | Mùng, mềm, quần áo (bộ) | Thuốc uống (cơ số thuốc) | Xăng (lít) | Dầu diezel (lít) | |||||
Cơ số thuốc (cơ số) | Túi thuốc gia đình (túi) | Hóa chất vệ sinh môi trường (lít) | Thuốc chống dịch (cơ số) | |||||||||||||||
A | Sở, Ban |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Sở Công thương | 22000 | 2200 | 10000 |
|
|
|
|
| 15000 | 5000 |
|
|
|
|
|
|
|
II | Sở Y tế |
|
|
|
| 100 | 1000 | 150 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Huyện/ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | TP.Trà Vinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Long Đức | 2000 | 250 | 2000 | 500 | 100 |
|
|
| 30000 | 40000 |
|
|
|
|
|
|
|
II | Huyện Càng Long |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đức Mỹ | 520 | 2.3 | 600 | 510 | 350 |
|
|
|
| 340 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Đại Phước | 500 | 2 | 500 | 500 | 300 |
|
|
|
| 300 |
|
|
|
|
|
|
|
III | Huyện Cầu Ngang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Mỹ Long Bắc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 150 | 30 | 500 | 500 |
2 | TT Mỹ Long |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4,5 | 30 | 200 | 30 | 1000 | 1000 |
3 | Xã Vinh Kim | 500 |
|
|
|
|
|
|
| 100 | 900 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Xã Mỹ Long Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4,5 | 30 | 300 |
|
|
|
5 | Xã Hiệp Mỹ Đông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Xã Hiệp Mỹ Tây |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | Huyện Cầu Kè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Hòa Tân | 20 | 0,5 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Xã An Phú Tân | 150 | 2,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Xã Ninh Thới | 10 | 0,2 | 25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V | Thị xã Duyên Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hiệp Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 650 | 2 | 500 |
| 300 | 100 | 700 |
2 | Dân Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1500 | 4,5 | 1100 |
| 650 | 400 | 1000 |
3 | Trường Long Hòa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 700 | 2,5 | 550 |
| 320 | 100 | 500 |
4 | Long Hữu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 800 | 2,5 | 650 |
| 400 | 200 | 800 |
VI | Huyện Duyên Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Long Vĩnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 640 | 2,1 | 508 |
| 310 | 120 | 600 |
2 | Đông Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 300 | 1 | 200 |
| 150 | 50 | 400 |
3 | Long Toàn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 300 | 1 | 250 |
| 150 | 50 | 350 |
4 | TT Long Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 1,5 | 400 |
| 300 | 100 | 600 |
|
5 | Long Khánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 500 | 1,5 | 400 |
| 280 | 120 | 550 |
VII | Huyện Trà Cú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Lưu Nghiệp Anh | 253 | 0,759 | 190 | 190 | 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Kim Sơn | 103 | 0,309 | 100 | 74 | 50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Định An | 390 | 1 | 292 | 354 | 150 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | TT Định An | 623 | 2 | 468 | 567 | 170 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII | Huyện Tiểu Cần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | TT Cầu Qua | 500 |
| 200 |
| 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Xã Tân Hòa | 117 | 1 |
|
| 100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX | Huyện Châu Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Phòng công thương | 6000 | 16 | 8000 | 6000 | 3000 |
|
|
| 50000 | 100000 |
|
|
|
|
|
|
|
2 | xã Hòa Minh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | xã Long Hòa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | xã Hòa Thuận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | xã Phước Hảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | xã Hưng Mỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng | 11686 | 278,407 | 12425 |
|
|
|
|
| 95100 | 146540 | 5890 | 27,6 | 4618 | 650 | 2920 | 2740 | 7000 |
|
Chi chú:
Căn cứ vào tình hình thực tế và mức độ ảnh hưởng của bão. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan và địa phương quy động nguồn lương thực đáp ứng được nhu cầu cứu đói cho người dân đi sơ tán. Trong đó quan trọng nhất là nước uống
- 1Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Quyết định 2520/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 3Quyết định 3358/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Thông tư 17/2012/TT-BTTTT quy định việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Quyết định 44/2014/QĐ-TTg hướng dẫn về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 46/2014/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL năm 2014 hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 2520/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 9Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2016 công bố kết quả cập nhật phân vùng bão, xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão và phân vùng gió cho vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Quyết định 3358/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án phòng, tránh, ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 11Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
Quyết định 71/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Số hiệu: 71/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết