Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1860/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 24 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội Khóa XIII về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 28/11/2014 của Quốc hội Khóa XIV về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;

Căn cứ Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông; Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 435/OĐ-UBND ngày 22/02/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 424/QĐ-UBND tỉnh ngày 20/02/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 tỉnh Sơn La;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 282/TTr-SGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 (Đề án chi tiết kèm theo) Với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên đề án: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025.

2. Cơ quan lập Đề án: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Phạm vi, đối tượng của đề án: Đề án thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La.

4. Mục tiêu của Đề án

4.1. Mục tiêu tổng quát

Ưu tiên đầu tư đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non và đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

4.2. Mục tiêu cụ thể

(1) Về cơ sở vật chất

- Kiên cố hóa phòng, lớp học: Đầu tư xây dựng thay thế các phòng học tạm thời, phòng học nhờ, mượn, thuê.

- Đầu tư xây dựng bổ sung đủ số phòng học còn thiếu so với tổng nhu cầu cần có cho cấp học đảm bảo đạt tiêu chuẩn 1 lớp/1 phòng học.

(2) Đáp ứng nhu cầu tối thiểu số phòng thuộc khối học tập, khối phòng hỗ trợ học tập, khối phòng phục vụ sinh hoạt, khối phòng hành chính quản trị và các hạng mục công trình phụ trợ khác.

(3) Về thiết bị

- Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông, ưu tiên cho các cấp học, lớp học phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

- Mua sắm thay thế số thiết bị đã hư hỏng, hết niên hạn không khắc phục, sửa chữa được.

(4) Tập trung ưu tiên đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong dự thảo Văn kiện Đại Hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2025.

(5) Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 70,1% nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu trong dự thảo Văn kiện Đại Hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2025.

5. Nội dung của đề án

5.1. Đầu tư cơ sở vật chất

5.1.1. Giáo dục mầm non: Tổng nhu cầu đầu tư 6.185 phòng/nhà/hạng mục. Trong đó:

- Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em 3.004 phòng/nhà/hạng mục, trong đó: phòng học (khu sinh hoạt chung và nơi ngủ) 664 phòng.

- Khối phòng hành chính quản trị 1.093 phòng/nhà/hạng mục;

- Khối phòng tổ chức ăn 172 phòng;

- Khối phụ trợ 1.447 phòng/nhà/hạng mục;

- Hạ tầng kỹ thuật 469 hạng mục.

5.1.2. Giáo dục phổ thông

(1) Cấp tiểu học: Tổng nhu cầu đầu tư 5.153 phòng/nhà/hạng mục.

Trong đó:

- Khối phòng học tập 1.446 phòng (trong đó: Kiên cố hóa phòng, lớp học 352 phòng);

- Khối phòng hành chính quản trị 666 phòng/nhà;

- Khối phòng hỗ trợ học tập 263 phòng;

- Khối phụ trợ 1.525 phòng/nhà/hạng mục;

- Khu sân chơi, thể dục thể thao 226 nhà/hạng mục;

- Khối phục vụ sinh hoạt 945 phòng/nhà/hạng mục;

- Hạ tầng kỹ thuật 82 hạng mục.

(2) Cấp học THCS: Tổng nhu cầu đầu tư 9.179 phòng/nhà/hạng mục.

Trong đó:

- Khối phòng học tập 2.356 phòng (trong đó: Kiên cốa phòng, lớp học 481 phòng)

- Khối phòng hành chính quản trị 1.373 phòng/nhà;

- Khối phòng hỗ trợ học tập 694 phòng;

- Khối phụ trợ 2.822 phòng/nhà/hạng mục;

- Khu sân chơi, thể dục thể thao 473 nhà/hạng mục;

- Khối phục vụ sinh hoạt 972 phòng/nhà/hạng mục;

- Hạ tầng kỹ thuật 489 hạng mục.

(2) Cấp học THPT: Tổng nhu cầu đầu tư 2.616 phòng/nhà/hạng mục.

Trong đó:

- Khối phòng học tập 659 phòng (trong đó: Kiên cố hóa phòng, lớp học 175 phòng)

- Khối phòng hành chính quản trị 223 phòng/nhà;

- Khối phòng hỗ trợ học tập 160 phòng;

- Khối phụ trợ 835 phòng/nhà/hạng mục;

- Khu sân chơi, thể dục thể thao 94 nhà/hạng mục;

- Khối phục vụ sinh hoạt 520 phòng/nhà/hạng mục;

- Hạ tầng kỹ thuật 125 hạng mục.

(3) Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điếm về cơ sở vật chất cho 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh.

a) Trường THPT chuyên Sơn La: Tổng nhu cầu đầu tư mới 75 phòng/nhà/hạng mục nhằm đảm bảo các tiêu chí về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Trường PTDT nội trú tỉnh: Tổng nhu cầu đầu tư mới 125 phòng/nhà/hạng mục nhằm đảm bảo các tiêu chí về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Trường THPT Tô Hiệu: Tổng nhu cầu đầu tư mới 102 phòng/nhà/hạng mục nhằm đảm bảo các tiêu chí về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Trường THPT Thảo Nguyên, huyện Mộc Châu: Tổng nhu cầu đầu tư mới 79 phòng/nhà/hạng mục nhằm đảm bảo các tiêu chí về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Trường THPT Thuận Châu: Tổng nhu cầu đầu tư mới 70 phòng/nhà/hạng mục nhằm đảm bảo các tiêu chí về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo quy định tại Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.2. Đầu tư thiết bị

5.2.1. Giáo dục mầm non: Đầu tư mới 23.655 bộ/cái/chiếc thiết bị.

Trong đó:

- Thiết bị dạy học tối thiểu 1.108 bộ;

- Thiết bị bàn ghế học sinh 15.763 bộ.

- Thiết bị dùng chung 1.019 bộ;

- Thiết bị khác 202 bộ;

- Thiết bị thể dục thể thao 536 bộ;

- Thiết bị phục vụ công tác văn phòng nhà trường 4.659 bộ;

- Thiết bị hạ tầng kỹ thuật 368 bộ.

5.2.2. Giáo dục phổ thông

(1) Cấp học Tiểu học: Đầu tư mới 75.821 bộ thiết bị

Trong đó:

- Thiết bị dạy học tối thiểu 2.196 bộ được tập trung đầu tư theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Năm học 2020-2021: Tập trung đầu tư cho lớp 1.

Năm học 2021-2022: Tập trung đầu tư cho lớp 2

Năm học 2022-2023: Tập trung đầu tư cho lớp 3

Năm học 2023-2024: Tập trung đầu tư cho lớp 4

Năm học 2024-2025: Tập trung đầu tư cho lớp 5

- Thiết bị bàn ghế học sinh 23.519 bộ (trong đó loại 2 chỗ ngồi là 22.968 bộ)

- Thiết bị phòng học bộ môn 2.791 bộ;

- Thiết bị dùng chung 3.991 bộ;

- Thiết bị khác 469 bộ;

- Thiết bị TDTT 412 bộ;

- Thiết bị phục vụ công tác văn phòng nhà trường 8.108 bộ/phòng;

- Thiết bị nhà ở nội trú học sinh 27.976 cái/bộ/phòng;

- Thiết bị nhà ăn, nhà bếp 6.302 bộ;

- Thiết bị hạ tầng kỹ thuật 57 hạng mục.

(2) Cấp học THCS: Đầu tư mới 42.828 bộ thiết bị

Trong đó:

- Thiết bị dạy học tối thiểu 1.192 bộ được tập trung đầu tư theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Năm học 2021-2022: Tập trung đầu tư cho lớp 6

Năm học 2022-2023: Tập trung đầu tư cho lớp 7

Năm học 2023-2024: Tập trung đầu tư cho lớp 8

Năm học 2024-2025: Tập trung đầu tư cho lớp 9

- Thiết bị phòng học bộ môn 4.182 bộ.

- Thiết bị bàn ghế học sinh 16.071 bộ (trong đó loại 2 chỗ ngồi là 15.416 bộ)

- Thiết bị dùng chung 1.201 bộ/phòng;

- Thiết bị khác 78 cái/chiếc/bộ;

- Thiết bị TDTT 478 bộ;

- Thiết bị phục vụ công tác văn phòng nhà trường 4.598 bộ/phòng;

- Thiết bị nhà ở nội trú học sinh 9.958 cái/bộ/phòng;

- Thiết bị nhà ăn, nhà bếp 4.738 bộ;

- Thiết bị hạ tầng kỹ thuật 332 hạng mục.

(3) Cấp học THPT: Đầu tư mới 13.651 bộ thiết bị

Trong đó:

- Thiết bị dạy học tối thiểu 445 bộ được tập trung đầu tư theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Năm học 2022-2023: Tập trung đầu tư cho lớp 10

Năm học 2023-2024: Tập trung đầu tư cho lớp 11

Năm học 2024-2025: Tập trung đầu tư cho lớp 12

- Thiết bị phòng học bộ môn 273 bộ.

- Thiết bị dùng chung 185 cái/bộ/phòng/chiếc.

- Thiết bị bàn ghế học sinh 2.545 bộ (trong đó loại 2 chỗ ngồi là 2.340 bộ).

- Thiết bị phục vụ công tác văn phòng nhà trường 1.432 bộ.

- Thiết bị khác 17 cái/chiếc/bộ;

- Thiết bị TDTT 454 bộ/cái/chiếc;

- Thiết bị nhà ở trường nội trú học sinh (11 trường nội trú huyện, 1 trường nội ttỉnh) 5.677 bộ/ cái/ phòng/ nhà;

- Thiết bị nhà ăn, nhà bếp 2.520 bộ/cái;

- Thiết bị hạ tầng kỹ thuật 103 hạng mục.

c) Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm về thiết bị dạy học cho 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh: Đầu tư thay thế và bổ sung mới thiết bị theo nhu cầu dạy học tối thiểu đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông, cụ thể:

* Trường THPT chuyên Sơn La: Đầu tư thay thế và bổ sung mới 3.106 bộ/phòng/chiếc/cái/hạng.

* Trường PTDT nội trú tỉnh: Đầu tư thay thế và bổ sung mới 2.491 bộ/phòng/chiếc/cái/hạng.

* Trường THPT Tô Hiệu: Đầu tư thay thế và bổ sung mới 1.379 bộ/phòng/chiếc/cái/hạng.

* Trường THPT Thảo nguyên, huyện Mộc Châu: Đầu tư thay thế và bổ sung mới 373 bộ/phòng/chiếc/cái/hạng.

* Trường THPT Thuận Châu: Đầu tư thay thế và bổ sung mới 1.328 bộ/phòng/chiếc/cái/hạng.

5.3. Nguồn kinh phí đầu tư

Kinh phí cho thực hiện đề án theo khả năng cân đối và tiến độ bố trí, góp vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo nguyên tắc lồng ghép, sắp xếp, bố trí các nguồn vốn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Để hoàn thành Đề án trong giai đoạn 2021 - 2025, đề án sử dụng các nguồn kinh phí như sau:

- Trái phiếu Chính phủ.

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương cho sự nghiệp giáo dục (chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo)

- Ngân sách địa phương.

- Nguồn vốn ODA, ADB và các nguồn vốn vay, tài trợ theo quy định.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

5.4. Thời gian thực hiện đề án: Năm 2021-2025.

5.5. Các nhiệm vụ và giải pháp

(1) Rà soát, thống kê, đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm thiết bị của từng huyện, thành phố.

- Tổng hợp và xác định số lượng phòng học cần kiên cố hóa, danh mục công trình cần được đầu tư xây dựng, thiết bị dạy học cần mua sắm theo từng giai đoạn chính xác, thực tế, bảo đảm mang lại hiệu quả đầu tư.

(2) Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học

- Sắp xếp hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn theo Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh.

- Thực hiện dồn ghép điểm trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương.

- Bảo đảm đủ quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học.

(3) Triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức về cơ sở vật chất trường học để tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 70,1%.

- Thực hiện theo đúng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy phạm xây dụng và thiết kế mẫu từng loại trường học, lớp học phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, thích úng với biến đổi khí hậu và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục mầm non, phổ thông.

- Bổ sung danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, đảm bảo tiêu chuẩn, định mức quy định cho từng cấp học theo chương trình đổi mới, thiết bị dạy tin học, ngoại ngữ và phòng học bộ môn, đầu tư mua sắm trang thiết bị theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, gắn với định hướng phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

(4) Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho trường học

- Lồng ghép hỗ trợ thực hiện thông qua nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương bảo đảm đủ nguồn vốn đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của Đề án. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho cấp mầm non, tiểu học, trung học phổ thông và bảo đảm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; ưu tiên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, các huyện nghèo 30a của tỉnh.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư; khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập để thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

(5) Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các đoàn thể và nhân dân về Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để triển khai thực hiện thành công Đề án.

(6) Tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện mua sắm tập trung theo quy định trong tổ chức thực hiện Đề án. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện.

(7) Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, thanh quyết toán vốn kịp thời, đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Công khai các dự án, danh mục được đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị hàng năm tại các địa phương để các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhân dân được biết và tham gia giám sát, kiểm tra.

(8) Tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các địa phương cấp huyện tập trung nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đảm bảo đủ phòng học theo lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học; tổ chức các đoàn kiểm tra khảo sát một số địa phương khó khăn để tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện.

Điều 2: Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

1.1. Hàng năm, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch và dự toán kinh phí chuyển Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối vào dự toán địa phương báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách địa phương, ngân sách hỗ trợ từ Trung ương để thực hiện theo quy định. Quá trình triển khai định kỳ báo cáo UBND tỉnh những khó khăn vướng mắc để có hướng giải quyết phù hợp.

1.2. Là đơn vị đầu mối chủ trì tổng hợp, tham mưu đề xuất phương án đầu tư; là chủ đầu tư các hạng mục, công trình, dự án, chương trình; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố:

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình triển khai Đề án cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức bảo quản, sử dụng phòng học, phòng chức năng, chuyên môn, thiết bị máy móc trong trường học đạt hiệu quả; triển khai công tác bảo quản và sử dụng các công trình, thiết bị máy móc trong trường học hợp lý.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan và UBND huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để tổ chức thực hiện; ưu tiên kinh phí hoạt động được cấp trong năm, huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để giải quyết dứt điểm việc thiếu phòng học và các phòng chức năng, chuyên môn, thiết bị máy móc trong trường học trong giai đoạn 2021-2025.

- Trên cơ sở tổng nhu cầu của Đề án được duyệt và kế hoạch vốn được giao, tiến hành rà soát nhu cầu theo thứ tự ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu để xây dựng kế hoạch đầu tư công và kế hoạch mua sắm thiết bị hàng năm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành.

1.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu đề xuất UBND tỉnh danh mục đầu tư, mua sắm đảm bảo cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh; phối hợp với UBND huyện, thành phố thực hiện đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đặc biệt chú trọng các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tham mưu nguồn ngân sách, lồng ghép các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục để phát huy có hiệu quả các nguồn lực đầu tư thực hiện kế hoạch.

1.4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện; chủ trì tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại khoản 1, mục IV Quyết định số 1346/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025.

2. Các sở, ngành liên quan; UBND huyện, thành phố

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành có liên quan, UBND huyện, thành phố căn cứ khả năng ngân sách địa phương cân đối kinh phí để thực hiện xây dựng CSVC, trang thiết bị; tranh thủ thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đầu tư CSVC trường học; hướng dẫn, tư vấn cho UBND huyện, thành phố và các trường học huy động các nguồn lực. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp chỉ tiêu số trường đạt chuẩn quốc gia và các chỉ tiêu về phát triển giáo dục đào tạo trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và hàng năm của tỉnh; chủ trì cân đối vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hàng năm của tỉnh để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công.

2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Tiêu chí giáo dục trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án với UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo)

2.3. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan mưu cho UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện, hướng dẫn áp dụng hồ sơ thiết kế mẫu kiến trúc nhà lớp học, ban hành một số thiết kế mẫu nhà bếp, nhà kho, nhà vệ sinh cho phù hợp với tiêu chuẩn trường học Việt Nam, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh; làm tốt công tác rà soát nhu cầu CSVC gắn với quy hoạch của từng địa phương; quản lý các công trình xây dựng nhàm đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án với UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo)

2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh bảo đảm quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án của các địa phương. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án với UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo)

2.5. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án với UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).

2.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; bố trí các nguồn vốn để thực hiện theo phân cấp; tăng cường công tác xã hội hóa để thu hút nguồn lực của toàn xã hội tham gia thực hiện Đề án. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án với UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).

3. Các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh

3.1. Rà soát, đánh giá đúng hiện trạng cơ sở vật chất phòng học và thiết bị để báo cáo cấp thẩm quyền. Ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội hóa thực hiện trang bị cơ cở vật chất và thiết bị còn thiếu theo đề án được phê duyệt.

3.2. Giành quỹ đất xây dựng phòng học, phòng chức năng, chuyên môn phù hợp vói quy hoạch của trường.

3.3. Xây dựng quy chế, phương án quản lý và sử dụng phòng học, phòng chức năng, chuyên môn và thiết bị đảm bảo sử dụng hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Thường trực tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX Phương 30 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Sơn La ban hành

  • Số hiệu: 1860/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/08/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Phạm Văn Thủy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản