- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- 3Nghị định 118/2006/NĐ-CP về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
- 4Luật quản lý thuế 2006
- 5Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1849/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005 và Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;
Căn cứ Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Căn cứ Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUẾ CÓ HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ THUẾ; XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP KHI ĐỂ XẢY RA VI PHẠM TRONG ĐƠN VỊ DO MÌNH QUẢN LÝ, PHỤ TRÁCH TRỰC TIẾP.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1849 /QĐ-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Văn bản này quy định về các hành vi vi phạm trong quản lý thuế; việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm trách nhiệm công vụ trong quản lý thuế; xử lý trách nhiệm liên đới của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách trực tiếp.
1. Mọi hành vi vi phạm trong quản lý thuế khi được phát hiện phải xử lý kịp thời. Người có hành vi vi phạm ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, quy trình xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuế có hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế; xử lý trách nhiệm đối với Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách trực tiếp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức thuế
1. Cán bộ, công chức thuế vi phạm các quy định trong quản lý thuế nhưng đã chủ động khai báo, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, thì tuỳ từng trường hợp mà được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý kỷ luật, hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức thuế có hành vi vi phạm trong quản lý thuế, dùng các thủ đoạn để che giấu hành vi vi phạm, cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý thì bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuế thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, để xảy ra vi phạm trong cơ quan hoặc để người khác lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp
Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giáo dục, quản lý, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi hành vi vi phạm trong quản lý thuế; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm quản lý thuế;
II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ THUẾ
1. Gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
a/ Có thái độ cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp ứng xử thiếu văn hoá với người nộp thuế và công dân đến cơ quan thuế để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế;
b/ Không giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, bán hoá đơn, tính lệ phí trước bạ, không trả lời chế độ, chính sách đúng thời hạn;
c/ Tự ý đặt ra các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định của pháp luật trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế trong các khâu: cấp đăng ký thuế, bán hoá đơn, xử lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế;
d/ Bắt đối tượng thanh tra, kiểm tra phải tiếp đón, phục vụ hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ;
đ/ Gợi ý, vòi vĩnh người nộp thuế chi tiền hoặc thoả mãn các lợi ích vật chất khác khi giải quyết các thủ tục hành chính thuế, hoặc để không đưa vào danh sách lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế;
2. Thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ thuế.
a/ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật thuế, các thủ tục, quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế dẫn đến gây thất thu cho ngân sách nhà nước, hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nộp thuế và công dân;
b/ Không theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả công việc của cán bộ, công chức được giao quản lý; trình độ năng lực yếu, thiếu sâu sát để cán bộ, công chức vi phạm các quy định trong quản lý thuế hoặc vi phạm pháp luật;
c/ Không kiểm tra, xử lý cán bộ vi phạm, để hành vi vi phạm xảy ra trong thời gian dài, hoặc vi phạm nghiêm trọng.
3. Xử lý sai quy định của pháp luật về thuế.
a/ Kéo dài thời gian thanh tra thuế, kiểm tra thuế; lập dự thảo biên bản kết luận thanh tra với nhiều số liệu để có điều kiện doạ dẫm, vòi vĩnh doanh nghiệp phải chi tiền hoặc thoả mãn các lợi ích vật chất khác;
b/ Tham mưu cho cấp trên xử lý giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế, và các vi phạm khác về thuế không đúng quy định của pháp luật gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước để vụ lợi cá nhân;
c/ Thu tiền thuế không cấp chứng từ cho người nộp thuế, hoặc thu tiền thuế nhưng không nộp vào Kho bạc Nhà nước (xâm tiêu tiền thuế); sửa chữa biên lai, sổ kế toán để tham ô, chiếm đoạt tiền thuế;
4. Thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a/ Thông đồng với đối tượng nộp thuế để làm trái các quy định của pháp luật thuế nhằm chiến đoạt tiền thuế của Nhà nước để chia nhau;
b/ Bao che, dung túng đối với vi phạm của người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế làm trái các quy định của pháp luật thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
5. Sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế.
III. HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VI PHẠM TRÁCH NHIỆM CÔNG VỤ TRONG QUẢN LÝ THUẾ
Điều 6. Hình thức xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức thuế vi phạm các quy định trong quản lý thuế bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức thì phải chuyển sang lĩnh vực công tác khác không liên quan đến công việc dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
2. Cán bộ, công chức thuế vi phạm các quy định trong quản lý thuế bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì không được tiếp nhận, tuyển dụng làm cán bộ, công chức thuộc các tổ chức, đơn vị trong ngành thuế.
3. Cán bộ, công chức thuế vi phạm các quy định trong quản lý thuế mà cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
1. Cán bộ, công chức thuếcó hành vi vi phạm thì tạm thời đình chỉ công việc và phải giải trình, sau đó đơn vị phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ lý do, nguyên nhân để xử lý. Căn cứ vào kết quả kiểm điểm, mức độ lỗi vi phạm để có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp;
2. Cán bộ, công chức thuếvi phạm pháp luật bị khởi tố, điều tra thì việc tạm đình chỉ công tác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố quyết định tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm làm rõ hành vi vi phạm đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thuế được quyền quyết định tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm làm rõ hành vi vi phạm đối với cán bộ, công chức thuộc Chi cục Thuế từ tổ trưởng, đội trưởng trở xuống.
3. Trường hợp cán bộ, công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính mà có dấu hiệu, hành vi vi phạm thì Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có trách nhiệm báo cáo ngay với Bộ trưởng Bộ Tài chính kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ công tác kịp thời để kiểm điểm làm rõ các sai phạm và kiến nghị hình thức xử lý theo quy định.
1. Khiển trách: Áp dụng đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm các thủ tục hành chính thuế lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ hoặc có hành vi thiếu văn hoá trong giao tiếp ứng xử; gây khó khăn, phiền hà khi giải quyết công việc về thủ tục hành chính thuế đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế.
2. Cảnh cáo: Áp dụng đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm đã bị khiển trách nhưng tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng; vi phạm lần đầu nhưng liên quan đến tư cách, phẩm chất của cán bộ, công chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành; vi phạm trách nhiệm công vụ liên quan đến công việc mà mình được giao thụ lý giải quyết.
3. Hạ bậc lương: Áp dụng đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm một trong các quy định sau
a/ Vi Phạm 10 điều kỷ luật, vi phạm các tiêu chuẩn cần “xây”, những điều cần “chống” đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm, hoặc có hành vi:
b/ Có hành vi thu tiền thuế không viết biên lai cho người nộp thuế có giá trị dưới 500.000 đồng.
c/ Có hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc mà mình giải quyết để làm hoặc không làm một việc có giá trị đến dưới 500.000 đồng.
4. Hạ ngạch: Áp dụng đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm kỷ luật và pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức đang đảm nhiệm. Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ ngạch phải tuân thủ quy định về quản lý ngạch công chức theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính:
a/ Không giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, bán hoá đơn, tính lệ phí trước bạ; trả lời chế độ, chính sách không đúng thời hạn; thực hiện không đúng quy định về các thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trừ trường hợp vấn đề còn vướng mắc, phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Trong thời gian chờ ý kiến chỉ đạo, phải có văn bản thông báo cho người nộp thuế biết).
b/ Kéo dài thời gian thanh tra thuế, kiểm tra thuế không đúng quy định, bắt đối tượng thanh tra, kiểm tra phải tiếp đón, phục vụ, hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
c/ Tự ý đặt ra các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế: cấp đăng ký thuế, bán hoá đơn, xử lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
d/ Gợi ý, vòi vĩnh người nộp thuế chi tiền, hoặc thoả mãn các lợi ích vật chất khác khi giải quyết các thủ tục hành chính thuế, hoặc để không đưa vào danh sách để lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế.
5. Cách chức: Áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo vi phạm các quy định trong quản lý thuế hoặc vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ được giao; hoặc thiếu kiểm tra, giám sát để đơn vị do mình quản lý, phụ trách trực tiếp xảy ra các vi phạm trong quản lý thuế:
a/ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật thuế, các thủ tục, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế dẫn đến gây thất thu cho ngân sách nhà nước, hoặc xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân nộp thuế và công dân.
b/ Không theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả công việc của cán bộ, công chức được giao quản lý; trình độ năng lực yếu, thiếu sâu sát để cán bộ, công chức vi phạm các quy định trong quản lý thuế hoặc vi phạm pháp luật.
c/ Không kiểm tra, xử lý cán bộ vi phạm, để hành vi vi phạm xảy ra trong thời gian dài, hoặc vi phạm nghiêm trọng.
6. Buộc thôi việc: Áp dụng đối với cán bộ, công chức thuế có hành vi vi phạm sau:
a/ Đã bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hành thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật; vi phạm pháp luật bị Toà án kết án phạt tù giam;
b/ Có các hành vi vi phạm trong quản lý thuế quy định tại mục II Quy định này đã bị xử lý kỷ luật, hoặc chưa đến mức xử lý kỷ luật hành chính nhưng đã được cơ quan kiểm điểm, phê bình nhắc nhở từ 2 lần trở lên nhưng vẫn tái phạm;
c/ Thực hiện các hành vi sau
+ Thu tiền thuế không viết biên lai cho người nộp thuế, hoặc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc mà mình giải quyết có giá trị từ 500.000 đồng trở lên.
+ Kéo dài thời gian thanh tra thuế, kiểm tra thuế; lập dự thảo biên bản kết luận thanh tra với nhiều số liệu để có điều kiện doạ dẫm, vòi vĩnh doanh nghiệp phải chi tiền hoặc thoả mãn các lợi ích vật chất khác.
+ Tham mưu cho cấp trên xử lý giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế, và các vi phạm khác về thuế không đúng quy định gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước để vụ lợi cá nhân (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự).
+ Thông đồng với đối tượng nộp thuế để làm trái các quy định của pháp luật thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước để chia nhau (chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự).
+ Bao che, dung túng đối với vi phạm của cán bộ, thông đồng với cán bộ làm trái các quy định của pháp luật thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Điều 10. Các biện pháp xử lý khác
1. Đối với hành vi xâm tiêu tiền thuế, tham ô, nhận hối lộ mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm thì sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật hành chính từ cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc buộc thôi việc.
2. Cán bộ, công chức thuế được phân công giải quyết các thủ tục, hồ sơ về hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế, thoái trả thuế hoặc trả lời chính sách chế độ nhưng thực hiện không đúng quy định gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hành chính từ cảnh cáo đến buộc thôi việc. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hình sự.
3. Những hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 nếu có một trong những tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quy định này thì bị xử lý kỷ luật hành chính với mức cao hơn một cấp. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của ngành thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất hoặc chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nếu có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 của Điều 11 của Quy định này thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, nếu vi phạm ở mức độ nhẹ (tại khoản 1, Điều 9 Quy định này), mà có thái độ thành khẩn, ăn năn, hối lỗi thì có thể xem xét miễn xử lý kỷ luật nhưng phải bồi thường thiệt hại (nếu có).
Điều 11. Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ
1. Các tình tiết tăng nặng:
a/ Dùng thủ đoạn để che giấu hành vi vi phạm của mình;
b/ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm của mình;
c/ Không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm của mình gây ra.
2. Các tình tiết giảm nhẹ
a/ Chủ động khai báo hành vi vi phạm trước khi bị phát hiện;
b/ Tích cực khắc phục, hạn chế thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra;
c/ Tự giác nộp lại tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
d/ Đã có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp nhận.
IV. XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO PHỤ TRÁCH, QUẢN LÝ TRỰC TIẾP
1. Cán bộ Lãnh đạo phụ trách trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức tại Chi cục Thuế có hành vi vi phạm thì phải xem xét để xử lý kỷ luật với mức giảm một bậc so với mức của người vi phạm. Người đứng đầu như: Tổ trưởng, đội trưởng (nếu là vi phạm của cán bộ trực thuộc tổ, đội thuế) cũng bị xử lý trách nhiệm liên đới; nếu cán bộ lãnh đạo đội thuế vi phạm thì phải xử lý trách nhiệm Phó Chi cục trưởng phụ trách trực tiếp và Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm liên đới. Nếu trong địa bàn Chi cục có cán bộ vi phạm nghiêm trọng thì Chi cục phó phụ trách địa bàn phải bị xử lý trách nhiệm, Chi cục trưởng chịu trách nhiệm liên đới.
2. Nếu cán bộ tại các phòng thuộc Cục thuế vi phạm thì phải xử lý trách nhiệm đối với Phó trưởng phòng trực tiếp phụ trách, Trưởng phòng sẽ là người chịu trách nhiệm liên đới. Nếu là cán bộ lãnh đạo phòng vi phạm thì xử lý trách nhiệm Phó cục trưởng phụ trách trực tiếp, Cục trưởng chịu trách nhiệm liên đới; Nếu Lãnh đạo Chi cục vi phạm thì Phó cục trưởng phụ trách bị xử lý trách nhiệm trực tiếp, Cục trưởng chịu trách nhiệm liên đới;
3. Nếu cán bộ tại các Ban hoặc tương đương (sau đây gọi chung là các Ban) thuộc Cơ quan Tổng cục Thuế vi phạm thì phải xử lý trách nhiệm của Phó trưởng ban phụ trách trực tiếp và Trưởng ban chịu trách nhiệm liên đới (cấp phòng trong Ban cũng xử lý tương tự: nếu cán bộ vi phạm thì Phó phòng phụ trách trực tiếp phải xem xét xử lý, Trưởng phòng chịu trách nhiệm liên đới; nếu phó phòng vi phạm thì Trưởng phòng phải xem xét xử lý, Phó trưởng Ban phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm liên đới). Nếu Phó trưởng ban vi phạm thì Trưởng ban là người trực tiếp phải xử lý, Phó Tổng cục trưởng phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm liên đới. Nếu Trưởng ban vi phạm thì Phó Tổng cục trưởng phụ trách chịu trách nhiệm trực tiếp và Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm liên đới.
4. Đối với trường hợp cán bộ, lãnh đạo bao che, dung túng, thông đồng với cán bộ vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật như cán bộ thực hiện hành vi vi phạm.
Điều 13. Mức độ của vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế
1. Mức độ của vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế là căn cứ để xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Vụ, việc vi phạm được chia theo các mức độ sau đây:
a/ Vi phạm ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi vi phạm trong quản lý thuế chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm;
b/ Vi phạm nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi vi phạm trong quản lý thuế bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm;
c/ Vi phạm rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi vi phạm trong quản lý thuế bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
d/ Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi vi phạm trong quản lý thuế bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 14. Các hình thức xử lý kỷ luật trách nhiệm liên đới của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp như sau:
1. Áp dụng hình thức khiển trách
Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế ít nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
2. Áp dụng hình thức cảnh cáo
Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
3. Áp dụng hình thức cách chức
Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc vi phạm trong quản lý thuế rất nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được loại trừ, miễn trách nhiệm trong trường hợp họ không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm trong quản lý thuế; đã xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm trong quản lý thuế.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm trong quản lý thuế trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, nếu trước đó đã tự nguyện xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì được miễn xử lý kỷ luật.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm trong quản lý thuế trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách được giảm nhẹ một mức kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a/ Đã có đơn xin từ chức và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
b/ Có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản Điều 11 của Quy định này.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm trong quản lý thuế trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, nếu không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm trong quản lý thuế hoặc nếu phát hiện hành vi vi phạm trong quản lý thuế mà không xử lý nghiêm minh, không báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xử lý thì phải tăng nặng một mức kỷ luật.
Điều 16. Hội đồng xử lý kỷ luật
Khi xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuế vi phạm trong quản lý thuế, vi phạm pháp luật phải thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
1. Phổ biến, học tập quy định này đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị;
2. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; kiểm tra trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để đánh giá, phân loại, điều động luân chuyển, luân phiên công việc và bố trí công tác cho phù hợp.
3. Triển khai và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ kê khai tài sản hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong đơn vị.
4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, tham nhũng, hành vi vi phạm trong quản lý thuế;
5. Kiểm tra, xác minh làm rõ theo đúng quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và Quy chế tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong ngành thuế khi nhận được đơn, thư tố cáo các hành vi tiêu cực, tham nhũng, hành vi vi phạm trong quản lý thuế của cán bộ, công chức, viên chức;
6. Cơ quan thuế các cấp phải tăng cường và duy trì các hoạt động đối thoại, giao lưu trực tuyến với tổ chức, cá nhân nộp thuế. Tổ chức thực hiện tốt điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế để tổ chức, cá nhân và công dân phản ảnh kịp thời những hành vi vi phạm, biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu của cán bộ, công chức thuế. Đồng thời phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong công tác đấu tranh, phòng chống mọi hành vi vi phạm trong quản lý thuế.
7. Định kỳ, tổ chức đối thoại hoặc giao lưu trực tuyến với các tổ chức, cá nhân nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế cấp dưới để trực tiếp nắm bắt các hành vi vi phạm của cán bộ thuế cấp dưới khách quan hơn.
8. Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế phải tổ chức lập và công khai số điện thoại nóng, đường dây nóng, địa chỉ hộp thư tiếp nhận thông tin nóng của đơn vị mình trên Internet để tất cả các tổ chức, cá nhân nộp thuế và nhân dân có thể phản ảnh trực tiếp các hành vi, dấu hiệu vi phạm của cán bộ thuế. Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm xem xét, xử lý và bảo mật tuyệt đối các thông tin phản ảnh này theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức thuế trong thực thi nhiệm vụ, công vụ
1. Mỗi cán bộ, công chức thuế phải không ngừng học tập, rèn luyện, thấm nhuần đạo đức cách mạng, gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, nội quy, quy chế, 10 điều kỷ luật của ngành và các tiêu chuẩn cần “xây” và những điều cần “chống” đối với cán bộ, công chức ngành Thuế.
2. Mỗi cán bộ, công chức thuế phải cam kết với cơ quan thực thi đầy đủ trách nhiệm công vụ, không làm trái pháp luật, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hoặc thông đồng với tổ chức, cá nhân nộp thuế để làm giảm nghĩa vụ thuế nhằm mục đích vụ lợi; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, công việc được phân công để đòi hỏi các tổ chức, cá nhân đưa hối lộ hoặc thỏa mãn các lợi ích khác. Nếu vi phạm các hành vi trên sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật hành chính nghiêm khắc tương xứng với mức độ vi phạm.
3. Hàng tuần, mỗi cán bộ, công chức, viên chức thuế phải báo cáo người lãnh đạo trực tiếp về kết quả thực hiện công việc được giao. Định kỳ hàng quý, Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị mình cho Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên trực tiếp để theo dõi và chỉ đạo.
4. Cán bộ, công chức thuế phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện, hành vi vi phạm trong quản lý thuế và luôn coi đây là nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của bản thân đối với sự nghiệp của toàn ngành Thuế.
- 1Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 5Quyết định 1806/QĐ-KTNN năm 2012 về Quy chế quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán Nhà nước
- 6Quyết định 2767/2011/QĐ-TTCP về Quy chế xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ
- 7Quyết định 70/QĐ-TXNK năm 2018 về Quy chế kiểm soát nội bộ và chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục Thuế xuất nhập khẩu trong thực thi công vụ
- 8Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
- 9Công văn 3664/TCT-TCCB năm 2023 xây dựng Quy định về hành vi vi phạm và áp dụng xử lý kỷ luật đối với công chức thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 3Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- 4Nghị định 118/2006/NĐ-CP về việc xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
- 5Luật quản lý thuế 2006
- 6Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 7Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 8Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 9Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 10Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 11Quyết định 1806/QĐ-KTNN năm 2012 về Quy chế quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán Nhà nước
- 12Quyết định 2767/2011/QĐ-TTCP về Quy chế xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ
- 13Quyết định 70/QĐ-TXNK năm 2018 về Quy chế kiểm soát nội bộ và chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục Thuế xuất nhập khẩu trong thực thi công vụ
- 14Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
- 15Công văn 3664/TCT-TCCB năm 2023 xây dựng Quy định về hành vi vi phạm và áp dụng xử lý kỷ luật đối với công chức thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 1849/QĐ-BTC năm 2007 quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Thuế có hành vi vi phạm các quy định trong quản lý thuế; xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thuế các cấp khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách trực tiếp do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 1849/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2007
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Vũ Văn Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực