Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 184/NH-QĐ | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1991 |
VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ KHO, QUỸ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ngày 24-5-1990;
- Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11-12-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Nay ban hành kèm theo quyết định này "Chế độ quản lý kho, quỹ trong ngành Ngân hàng".
Các Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Tổng công ty Vàng bạc, đá quý Việt Nam căn cứ chế độ này có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện thống nhất trong hệ thống Ngân hàng mình.
| THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
QUẢN LÝ KHO, QUỸ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
(Ban hành theo Quyết định số 184/NH-QĐ ngày 10-10-1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Kho tiền Ngân hàng được đặt tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các chi nhánh; Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển; Tổng Công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng quốc doanh).
Tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, các loại ấn chỉ có giá, quan trọng thuộc loại quỹ tiền của ngành Ngân hàng được quản lý theo quyết định số 113/NH-QĐ ngày 24-8-1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các quỹ tiền phải bảo quản tại các kho tiền:
2.1. Quỹ dự trữ tiền phát hành của Nhà nước, gọi tắt là "Quỹ dự trữ phát hành". Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc bảo quản tại các kho tiền trung ương theo uỷ nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
2.2. Quỹ điều hoà tiền mặt, thành lập ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước tỉnh) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho vụ trưởng vụ Phát hành và kho quỹ, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh bảo quản tại kho tiền của đơn vị mình.
2.3. Quỹ nghiệp vụ Ngân hàng, quỹ này được thành lập ở hệ thống Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Tổng công ty vàng bạc, đá quý từ trung ương đến cơ sở và được bảo quản tại kho tiền của Ngân hàng nơi có quỹ nghiệp vụ.
Quy định hoạt động, giao dịch giữa các loại quỹ tiền ngân hàng:
4.1. Quỹ dự trữ phát hành chỉ giao dịch với quỹ điều hoà tiền mặt Ngân hàng Nhà nước.
4.2. Quỹ điều hoà tiền mặt giao dịch với quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước và giữa các quỹ nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước và giữa các quỹ điều hoà tiền mặt với nhau.
4.3. Quỹ nghiệp vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Nhà nước, chỉ giao dịch với quỹ điều hoà tiền mặt Ngân hàng Nhà nước cùng đơn vị và với quỹ nghiệp vụ của các ngân hàng quốc doanh và các khách hàng được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.
4.4. Quỹ nghiệp vụ của Hệ thống Ngân hàng quốc doanh trực tiếp giao dịch với khách hàng (là các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và tư nhân) hoặc quỹ nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn; không giao dịch trực tiếp với quỹ điều hoà tiền mặt (trừ trường hợp đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định).
Mọi khoản thu, chi tiền mặt, mua, bán ngoại tệ, tín phiếu, trái phiếu, vàng bạc, kim khí quý, đá quý đều phải thực hiện thông qua quỹ nghiệp vụ của mình. Nghiêm cấm việc ghi giá thu, giá chi.
Việc quyết định thành lập hoặc giải thể các kho tiền và quỹ nghiệp vụ quy định như sau:
- Các kho tiền, quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- Các kho tiền, quỹ nghiệp vụ của các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Tổng Công ty vàng bạc, đá quý, do Tổng Giám đốc quyết định, sau đó có ý kiến thống nhất của Vụ trưởng Vụ Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước.
Mục I. Tổ chức bộ máy, trách nhiệm các thành viên ban quản lý và những người làm việc trong kho tiền
Hệ thống kho tiền được đặt tại các Ngân hàng:
- Kho tiền do Vụ Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước quản lý (gọi tắt là kho tiền Ngân hàng Trung ương).
- Kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch các Ngân hàng quốc doanh trung ương; các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh Ngân hàng quốc doanh tỉnh, thành phố (gọi tắt là kho tiền ngân hàng cơ sở).
Giúp việc thủ trưởng về công tác quản lý kho tiền và làm công việc trong kho tiền, có một số cán bộ, nhân viên, gồm:
- Kế toán trưởng;
- Trưởng phòng tiền tệ quản lý ngoại hối vàng bạc;
- Thủ kho;
- Nhân viên phụ kho;
- Nhân viên bảo vệ an toàn kho;
- Một số thợ vàng bạc, kim khí quý, đá quý, thợ khoá két (đối với kho tiền Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng tỉnh);
- Lái xe và phụ xe (các kho tiền Ngân hàng Trung ương).
a. Thủ trưởng đơn vị: Là người thay mặt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hay Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc doanh, chịu trách nhiệm về công tác quản lý kho tiền, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tài sản bảo quản trong kho tiền tại đơn vị mình.
Thủ trưởng phải giữ chìa một ổ khoá thuộc cánh cửa ngoài kho tiền, trực tiếp mở cửa và cùng vào, ra kho với các thành viên quản lý kho tiền để giám sát công việc xuất nhập và làm trong kho.
b. Kế toán trưởng: Là người tổ chức thực hiện công tác kế toán, vừa giúp thủ trưởng quản lý kho tiền, vừa là người kiểm soát viên của Nhà nước tại đơn vị; có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước, và chế độ kế toán tài vụ tại đơn vị mình.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ kho tiền và kế toán kho.
- Giữ chìa một ổ khoá thuộc cánh cửa ngoài của kho tiền, trực tiếp mở cửa và cùng vào, ra kho tiền với các thành viên quản lý kho.
- Giám sát việc thực hiện xuất, nhập tiền và tài sản quản lý trong kho tiền từng lần; thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán và sổ kho, bảo đảm sự khớp đúng; Ký xác nhận các chữ, các số trên sổ sách, chứng từ của kế toán và sổ kho (nếu có) sửa chữa, thêm bớt.
- Thực hiện việc kiểm kê, kiểm tra kho tiền theo định kỳ.
c. Trưởng phòng tiền tệ, quản lý ngoại hối và vàng bạc: là người chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ kho quỹ; Tổ chức và kiểm tra việc xuất nhập, bảo quản, bảo vệ kho tiền và việc vận chuyển tiền theo chế độ quy định; tha gia các kỳ kiểm tra, kiểm kê kho tiền.
d. Thủ kho: Là người chịu trách nhiệm chính để đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tiền, vàng, bạc và tài sản khác bảo quản trong kho tiền; thực hiện việc xuất, nhập kho chính xác. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Giữ chìa khoa các ổ khoá thuộc cánh cửa trong của kho tiền.
- Thực hiện việc xuất nhập tiền và tài sản khác từng lần theo đúng lệnh, đúng phiếu xuất, nhập và hợp lệ;
- Sắp xếp các loại quỹ tiền và tài sản trong kho gọn gàng theo đúng chế độ đã quy định;
- Thường xuyên kiểm tra và áp dụng các biện pháp chống mối mọt, chống gián nhấm, chống ẩm ướt và làm vệ sinh trong kho tiền.
- Mở sổ kho, thẻ kho ghi chép và lưu giữ các sổ sách, giấy tờ về kho tiền đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
Thủ kho có quyền:
- Từ chối việc xuất, nhập bất kỳ loại quỹ, hoặc tài sản nào nếu không có lệnh, không có phiếu, nhập, xuất, hoặc lệnh phiếu xuất, nhập kho không hợp lệ.
- Không cho nhập vào kho tiền những loại không được quy định bảo đảm trong kho tiền.
- Không cho vào kho đối với những người không có trách nhiệm.
- Kiểm tra và ghi vào sổ những người: được lệnh vào kho làm nhiệm vụ theo sự uỷ nhiệm của cấp có thẩm quyền.
e. Nhân viên phụ kho: Là người giúp việc trực tiếp thủ kho về mọi công việc bốc vác, sắp đặt tiền, các loại tài sản quý, các loại ấn chỉ có giá, quan trọng, các loại vật tư chuyên dùng khác trong quá trình xuất, nhập, bảo quản, vận chuyển ở trong và ngoài kho, và thay thủ khi khi vắng mặt (nếu có văn bản chỉ định của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý). Các nhân viên phụ kho được phép vào kho tiền dưới sự kiểm soát của những người chịu trách nhiệm quản lý kho.
g. Nhân viên bảo vệ kho: Là người chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị trong việc kiểm soát và giám sát những người được lệnh vào, ra và làm việc trong kho tiền; có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Kiểm tra tại chỗ các điều kiện đảm bảo an toàn, mỗi khi có lệnh giao nhận tiền và các tài sản khác điều chuyển tiền đi, đến và kiểm tra công tác an toàn kho trong và ngoài giờ làm việc;
- Kiểm tra và đối soát những người vào ra kho tiền đúng với họ tên và ghi trong chế độ hoặc trong lệnh của thủ trưởng cho phép vào, ra kho tiền có phù hợp với công việc đã quy định không;
- Kiểm tra việc chấp hành quy định tại điều 27 và 32 trong chế độ này;
- Kiến nghị với Thủ trưởng các biện pháp tổ chức bảo vệ an toàn kho tiền;
- Được quyền kiểm tra, soát xét những người vào, ra kho tiền nếu thấy có hiện tượng nghi vấn.
- Thủ kho tiền Ngân hàng Nhà nước tỉnh, do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng hành chính nhân sự, sau khi thống nhất với Trưởng phòng tiền tệ, quản lý ngoại hối, vàng, bạc...
- Thủ kho tiền thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước trung ương, do Giám đốc Sở giao dịch bổ nhiệm, sau khi trao đổi thống nhất với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Vụ trưởng Vụ Phát hành và kho quỹ.
- Thủ kho tiền của Sở giao dịch Ngân hàng thương mại trung ương, thủ kho tiền Ngân hàng tỉnh, thủ kho tiền ngân hàng cơ sở thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại nào, thì do Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại đó bổ nhiệm, theo sự phân công và uỷ quyền quản lý cán bộ của hệ thống mình.
Việc thay đổi các chức danh ở điều 8 thuộc cấp nào bổ nhiệm do cấp đó ra quy định thuyên chuyển công tác, đình chỉ hay miễn nhiệm.
Quy định việc uỷ nhiệm quản lý kho tiền của thủ trưởng, toán, thủ kho tiền như sau:
11.a. Thủ trưởng được uỷ nhiệm cho các phó thủ trưởng thay mình quản lý kho tiền, mỗi lần uỷ nhiệm phải có văn bản, người được uỷ nhiệm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thủ trưởng về việc quản lý kho tiền quy định tại điều 8a trong chế độ này.
11.b. Trưởng kế toán được đề nghị uỷ nhiệm bằng văn bản cho phó kế toán trưởng thay mình quản lý kho tiền, nhưng phải được thủ trưởng đơn vị nơi có kho tiền chấp nhận bằng văn bản. Người được uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị nơi có kho tiền, theo quy định tại điều 8b trong chế độ này.
11.c. Thủ kho tiền chỉ được đề nghị thủ trưởng cử người thay mình trong các trường hợp:
- Nghỉ phép, nghỉ việc theo chế độ...
- ốm đau, đi công tác, đi họp, đi học...
Mỗi lần uỷ nhiệm phải có văn bản và kiểm kê bàn giao tài sản cho người được uỷ nhiệm. Người được uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản bảo quản trong kho, an toàn tuyệt đối trong thời gian được uỷ nhiệm, theo quy định tại điều 8d trong chế độ này.
Thủ trưởng, kế toán trưởng có thể uỷ nhiệm từ 1 - 2 người, khi uỷ nhiệm phải làm đầy đủ thủ tục quy định trên. Những người được uỷ nhiệm ở điều 11 này phải đăng ký chữ ký với thủ trưởng ngân hàng trực tiếp quản lý và phải báo cáo lại công việc đã làm về quản lý kho tiền cho người uỷ nhiệm khi nhận lại công việc theo chức danh. Những người được uỷ nhiệm quy định ở điều 11 không được quyền uỷ nhiệm tiếp cho người khác thay thế mình.
Mục II. Xây dựng và cấu trúc kho tiền
Kho tiền phải xây dựng theo thiết kế mẫu của Thống đốc ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Cấu trúc kho tiền phải đảm bảo vững chắc ở các khâu: nền, tường, trần. .. cửa kho, khoá, lỗ thông hơi đảm bảo an toàn bền chắc và có đủ diện tích sử dụng theo đúng quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (có bản quy định riêng).
Cửa kho tiền phải có 2 lớp cánh cửa sắt:
- Lớp cành cửa ngoài bằng sắt dày từ 5-7 ly, phải lắp 2 ổ khoá ngoại. - Lớp cánh cửa trong bằng chấn song chắc chắn, có lắp 1 ổ khoá chìm loại tốt. Những cánh cửa kho tiền và khoá cửa kho phải do Xí nghiệp 37/I, 37/II sản xuất hoặc đặt mua nước ngoài, loại tốt đảm bảo an toàn. Mỗi ổ khoá phải có đủ 2 chìa, theo đúng quy cách và chất lượng của Thống đốc đã quy định (có văn bản quy định riêng).
Mỗi kho tiền chỉ có một cửa vào, cửa các gian kho, mỗi két một tủ lưới sắt, mỗi hòm đặt trong các gian kho dùng để bảo quản tiền và các loại tài sản quý đều phải có 1 ổ khóa.
Mục III. Sử dụng, bảo quản chìa khoá kho tiền và việc vào, ra kho tiền
I. Sử dụng, bảo quản chìa khoá kho tiền
Việc làm lại các chìa khoá mới, do thợ khoá của Ngân hàng đảm nhiệm. Trường hợp Ngân hàng chưa có thợ khoá thì cho phép thuê thợ ngoài làm lại, với điều kiện không cho người làm khoá biết đó là chìa khoá kho tiền.
Chìa khoá dùng hàng ngày của kho tiền Ngân hàng trung ương do Vụ trưởng Vụ phát hành và kho quỹ (hay người được vụ trưởng uỷ nhiệm), thủ kho và trưởng phòng kế toán phát hành tiền Vụ phát hành và kho quỹ giữ. Chìa khoá dùng hàng ngày của các gian kho, các hòm, két, tủ lưới sắt, các mật hiệu khoá chữ, đều do thủ kho bảo quản và sử dụng.
Đề có thể mở được kho tiền ngay khi có công việc khẩn cấp, cần bố trí ở cửa những người được phân công giữ chìa khoá gần nơi làm việc của cơ quan. Gặp trường hợp hoả hoạn thiên tai, địch hoạ, nếu thiếu 1, 2 người giữ chìa khoá, thì thủ trưởng đơn vị cho phép sử dụng chìa khoá dự phòng, nếu quá khẩn cấp thì cho phá cửa để cứu lấy tài sản Nhà nước.
Chìa khoá dùng hàng ngày được bảo quản như sau:
a. Chìa khoá của các tủ, hòm, két đặt tại gian kho nào thì bỏ chung vào một hộp sắt con, khoá lại và để hộp sắt con tại gian kho đó.
b. Chìa khoá cửa kho tiền, chìa khoá cửa các gian kho, chìa khoá cửa hộp sắt con nói ở điểm a điều 20, các ký hiệu mật khoá chữa của mỗi cán bộ quản lý kho phải bảo quản chu đáo và cất trong két sắt bảo đảm an toàn tại nơi làm việc của mình trong trụ sở cơ quan. Ngoài giờ làm việc, phải khoá cửa cơ quan và không được ai tự tiện ở lại một mình. Làm việc ngoài giờ ít nhất phải có 2 người trở lên và phải được thủ trưởng cơ quan đồng ý.
b. Chìa khoá dự phòng của các gian kho, các tủ lưới sắt hòm, két đặt tại các gian kho, cả 3 cán bộ quản lý kho tiền (thủ trưởng, kế toán trưởng và thủ kho) lập bản kê và bỏ vào 1 túi vải, niêm phong miệng túi lại như điểm a điều 20 đã quy định.
Các túi vải đựng chìa khoá dự phòng của cửa kho tiền, của các gian kho, tủ lưới sắt, hòm, két, mỗi loại được bỏ vào một hộp sắt và khoá lại, với sự chứng kiến của 3 người: thủ trưởng, kế toán trưởng và thủ kho. Chìa khoá của các hộp sắt này do thủ trưởng bảo quản 1 chìa và thủ kho bảo quản 1 chìa. Cách bảo quản phải theo đúng như quy định tại điều 20 và 22. Cả ba cán bộ quản lý kho tiền thủ trưởng, kế toán trưởng và thủ kho phải ký tên trên niêm phong đồng thời lập biên bản về việc niêm phong hộp sắt. Biên bản ghi rõ họ tên, chức vụ cán bộ niêm phong hộp sắt, số túi vải để trong hộp sắt, số lượng chìa khoá và số hiệu từng chìa khoá trong mỗi túi vải. Biên bản lập thành 4 bản: mỗi người giữ 1 bản sử dụng theo quy định ở điều 23 dưới đây.
Việc bảo quản hộp sắt đựng các loại chìa khoá dự phòng quy định như sau:
- Hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng của cửa các gian kho hoặc các tủ, hòm, két sắt thuộc kho tiền nào, thì do thủ trưởng của kho tiền đó chịu trách nhiệm cất giữ tại két riêng của mình trong cơ quan trong quy định ở điều 21.
- Các hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng của cửa kho tiền Ngân hàng cơ sở, ký giữ tại kho tiền tỉnh, hoặc một kho tiền gần nhất do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh chỉ thị bằng văn bản.
- Các hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng của cửa các kho tiền ngân hàng tỉnh được ký gửi tại chi nhánh Ngân hàng cơ sở gần nhất, do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh quy định bằng văn bản.
- Các hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng của các kho tiền Ngân hàng trung ương do Vụ trưởng Vụ Phát hành và kho quỹ bảo quản tại két sắt dùng riêng của mình ở nơi làm việc trong trụ sở cơ quan. Riêng chìa khoá của kho tiền II, gửi tại kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhận ký gửi hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng căn cứ vào giấy đề nghị và biên bản, phải lập phiếu nhập kho, ghi sổ sách theo chế độ đã quy định và có nhiệm vụ bảo quản hộp sắt an toàn, nguyên vẹn niêm phong.
Chỉ được mở các hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng trong các trường hợp sau đây:
a. Lấy ra để sử dụng ngay do mất chìa khoá đang dùng hàng ngày hoặc thiếu người cất giữ chìa khoá mà cần phải mở kho trong trường hợp khẩn cấp;
b. Cất thêm các chìa khoá của các ổ khoá kho.
c. Rút các chìa dự phòng của các ổ khoá kho đã được thay mới; d. Kiểm tra, kiểm kê theo lệnh viết của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng cấp trên.
Mỗi lần mở hộp chìa khoá dự phòng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng có họp khoá dự phòng phải làm giấy đề nghị gửi Giám đốc chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố, nêu rõ lý do xin mở, uỷ nhiệm người tới chứng kiến việc mở hộp và nhận lại chìa khoá. Giám đốc chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố căn cứ vào giấy đề nghị đó để ra lệnh cho phép mở các hộp đựng chìa khoá dự phòng, đồng thời phải làm văn bản báo cáo Thống đốc Ngân hàng nhà nước hay Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại trung ương.
- Riêng tại các kho tiền Ngân hàng trung ương quy định như sau:
- ở kho tiền I, Vụ trưởng Vụ Phát hành và kho quỹ phải làm văn bản báo cáo lý do xin mở hộp khoá dự phòng gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hay Phó Thống đốc thường trực, và chỉ được mở khi có lệnh cho phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- ở kho tiền II, Trưởng kho tiền làm văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng gửi Giám đốc chi nhánh Ngân hàng thành phố căn cứ vào giấy đề nghị cho mở; đồng thời làm văn bản báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước khi mở hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng thủ trưởng, kế toán trưởng và thủ kho tiền ở Ngân hàng nhận ký gửi và những người đại diện của Ngân hàng đến nhận dưới sự chứng kiến của Chánh thanh tra hoặc kiểm soát viên nơi Ngân hàng có hộp khoá dự phòng gửi, mỗi người phải xem xét kỹ hộp sắt và lập biên bản cùng xác nhận tình trạng của các niêm phong hộp sắt (còn nguyên vẹn niêm phong).
- Không làm thất lạc mất mát, hư hỏng. Tuyệt đối không cho người khác xem, cầm, cất giữ hộ.
- Không mang chìa khoá ra ngoài trụ sở cơ quan.
Trường hợp chìa khoá đang dùng hàng ngày bị mất, người làm mất chìa khoá phải báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị bằng văn bản, nói rõ nguyên nhân, thời gian và địa điểm làm mất chìa khoá. Thủ trưởng đơn vị phải đăng ký báo mất ngay với cơ quan công an đồng cấp. Sau đó lập biên bản về việc mất chìa khoá và làm các thủ tục xin lấy hộp sắt đựng chìa khoá dự phòng quy định ở điều 23 để sử dụng tạm trước khi được đổi ổ khoá mới (nhưng không quá 24 giờ phải được thay ổ khoá khác).
Các ký hiệu mật khoá chữ bị lộ, phải thay thế ngay bằng các ký hiệu mật mới. Người làm lộ, làm mất chìa khoá phải được kiểm điểm nghiêm túc, tuỳ mức độ thiệt hại do hậu quả trên gây ra người làm lộ, làm mất chìa khoá phải chịu kỷ luật hành chính hoặc xử lý theo pháp luật.
Chỉ có các cán bộ, công nhân, nhân viên quy định dưới đây, khi cần thiết mới được vào kho tiền:
- Các cán bộ có trách nhiệm giữ chìa khoá kho tiền quy định ở điều 8.
- Các đồng chí Thống đốc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được vào kiểm tra đột xuất các kho tiền trong toàn ngành.
- Các Tổng giám đốc, Phó tổng Giám đốc ngân hàng thương mại trung ương. Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách tiền tệ kho quỹ tại chi nhánh Ngân hàng tỉnh, vào kiểm tra kho tiền thuộc hệ thống mình quản lý.
- Các cán bộ của Ngân hàng cấp trên về kiểm tra có giấy giới thiệu của thủ trưởng Ngân hàng cấp trên trực tiếp quản lý kho tiền, hoặc giấy giới thiệu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh hoặc cán bộ được Giám đốc Ngân hàng tỉnh uỷ nhiệm vào kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất kho tiền của các ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Thủ kho tiền;
- Nhân viên được giao làm các công việc bốc xếp, vận chuyển tiền;
- Công nhân làm nhiệm vụ sửa chữa trang thiết bị trong kho tiền theo giấy phép của thủ trưởng Ngân hàng trực tiếp.
Các trường hợp được vào kho tiền:
- Thực hiện các lệnh, các phiếu xuất, nhập tiền, tài sản quý chứng từ có giá;
- Giao, nhận tiền mặt của quỹ nghiệp vụ bảo quản trong kho tiền; - Kiểm tra, kiểm kê kho tiền theo định kỳ hoặc đột xuất;
- Quét dọn, bốc xếp, đảo kho ...;
- Sửa chữa trang thiết bị kho;
- Cứu kho tiền khỏi mưa bão, lũ lụt, trộm cướp, cháy, phá hoại.
Trước khi mở khoá, phải quan sát kỹ tình trạng bên ngoài ổ khoá và cửa kho tiền.
- Nếu thấy có vết tích nghi vấn, phải ghi đầy đủ các nghi vấn mới được mở khoá.
- Nếu thấy có vết tích biểu hiện rõ đã có kẻ gian xâm nhập kho hoặc có ý đồ xâm nhập, phải giữ nguyên vẹn hiện trường mời công an đến xem xét, lập biên bản, sau đó mới mở khoá vào kho tiền.
Trước khi ra khỏi kho tiền phải:
- Kiểm tra các thứ cần mang ra ngoài kho;
- Tắt hết quạt và đèn trong kho tiền.
Mục IV. Canh gác, bảo vệ kho tiền
Thủ trưởng Ngân hàng hoặc người được uỷ nhiệm và những cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ; cán bộ nhân viên được huy động làm nhiệm vụ bảo vệ tuỳ theo chức trách, nhiệm vụ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu sơ xuất để xảy ra tình trạng tiền và tài sản trong kho bị trộm, cướp, phá hoại.
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ QUỸ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
Mục I. Tổ chức bộ máy của quỹ nghiệp vụ ngân hàng
Đối với cơ quan Ngân hàng trực thuộc cơ quan Ngân hàng cấp trên, thực hiện hạch toán kế toán không đầy đủ, nếu được phép có quỹ nghiệp vụ thì việc thành lập quỹ và bổ nhiệm, bãi miễn thủ quỹ do thủ trưởng cơ quan Ngân hàng cấp trên trực tiếp ra quyết định theo đề nghị của cơ quan ngân hàng trực thuộc.
Chức danh cán bộ của quỹ nghiệp vụ Ngân hàng có:
- Trưởng quỹ, phó trưởng quỹ;
- Thủ quỹ của quỹ nghiệp vụ,
- Tổ trưởng quầy thu, quầy chi hoặc tổ trưởng tổ thu, tổ chi.
Ngoài chức danh cán bộ nói trên, quỹ nghiệp vụ ngân hàng còn có các nhân viên thu, chi tiền.
Việc xác định biên chế của quỹ nghiệp vụ, bố trí đủ cán bộ, nhân viên theo tất cả các chức danh, hoặc chỉ theo một số chức danh, do thủ trưởng cơ quan ngân hàng có quỹ nghiệp vụ quyết định, căn cứ tính chất khối lượng tiền thu, chi, số khách hàng và số món giao dịch tiền mặt của quỹ. Nhưng trong một ngày giao dịch, thu, chi tiền mặt, với bất kỳ trường hợp nào cũng không được bố trí cán bộ tổ trưởng quầy thu kiêm tổ trưởng quầy chi và ngược lại.
- Chỉ đạo và điều hành công việc hàng ngày của các tổ trưởng và các nhân viên thu, chi tiền.
- Hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện bản chế độ này và các văn bản khác có liên quan đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại ban hành.
Hướng dẫn khách hàng về thủ tục giấy tờ và sắp xếp tiền khi giao dịch với ngân hàng; xử lý các việc phát sinh hàng ngày trong quan hệ giao dịch tiền mặt giữa ngân hàng với khách hàng; nghiên cứu ý kiến của khách hàng để xây dựng phong cách, thái độ phục vụ khách hàng của anh chị em thủ quỹ và nhân viên thu, chi tiền.
- Chủ động nghiên cứu giải quyết và tham mưu cho thủ trưởng cơ quan; cùng với các bộ phận chức năng khác trong cơ quan, với các ngành hữu quan trong việc điều tra, xác minh, xử lý các vụ thiếu, thừa, nhầm lẫn, hư hỏng tiền của quỹ nghiệp vụ.
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách, giấy tờ về quỹ nghiệp vụ và làm các báo cáo thống kê nghiệp vụ, các điện báo theo quy định.
Phó trưởng quỹ làm các công việc do trưởng quỹ phân công và thay trưởng quỹ khi vắng mặt.
Mục II. Thu chi tiền mặt của quỹ nghiệp vụ
Trên chứng từ kế toán và bảng kê phân loại tiền phải có chữ ký của khách hàng và của thủ quỹ, sau khi thực hiện xong việc thu, chi tiền mặt. Thu, chi tiền mặt tiến hành vào ngày, tháng, năm nào, trên chứng từ kế toán, bảng kê phân loại tiền, sổ thu, sổ chi, sổ quỹ và nhật ký quỹ của kế toán phải ghi đúng ngày, tháng, năm đó.
Mục III. Đếm kiểm, chọn lọc, đóng bó, niêm phong tiền
Đếm xong một bó hoặc một túi tiền, nhân viên thu tiền có nhiệm vụ:
- Nếu bó hay túi tiền có đủ số tiền theo quy định thì huỷ ngay niêm phong của bó hay túi tiền đó.
- Nếu bó hay túi thừa hoặc thiếu tiền, có tiền giả, tiền mẫu thì lập biên bản kèm theo niêm phong của bó hay túi tiền đó chuyển qua kế toán để làm chứng từ ghi sổ và tiến hành tiếp việc xử lý theo quy định hiện hành.
Quy cách đóng bó, túi tiền quy định như sau:
a) Về tiền giấy:
- Cứ 100 (một trăm) tờ tiền cùng loại sắp thành một xếp, dỗ 4 cạnh của xếp tiền cho thẳng và trùng khít nhau, dùng một đoạn dây buộc ngay xếp ở vị trí 1/3 chiều dài của xếp, gắt hai đầu đoạn dây buộc vào giữa xếp tiền.
- Cứ 10 ( mười) xếp tiền cùng loại đóng thành 1 (một) bó; để 5 xếp có dây buộc ngay cùng phía và 5 xếp kia ở khác phía; đặt một tờ giấy lót lên xếp tiền trên cùng, rồi dùng dây buộc bó tiền thật chặt. Đối với các loại tiền lớn từ loại 1000 đ trở lên, buộc 3 vòng ngang song song và cách nhau theo chiều ngang, buộc vòng dây ở giữa theo chiều dài bó tiền (gọi là 3 ngang, 1 dọc). Các loại tiền vừa và nhỏ từ loại 500 đ trở xuống buộc hai vòng dây ngang song song theo chiều ngang và một dây ở giữa theo chiều dài bó tiền (gọi là 2 ngang 1 dọc). Tại các điểm giao nhau giữa buộc chạy ngang và dây buộc chạy dọc bó tiền phải quấn vòng qua nhau để giữ cho bó tiền được chặt.
Mối buộc thắt nút hai đầu phải đặt lên phía trên tờ giấy lót và dán tờ niêm phong đè lên tờ giấy lót và mối dây buộc thắt núi bó tiền.
b. Về tiền kim loại:
- Cứ 100 (một trăm) đơn vị tiền cùng loại sắp trùng khít vào nhau thành một thỏi, dùng giấy quận lại, dấu kín hai đầu vào mép dọc thỏi.
- Cứ 10 (mười) thỏi đóng thành 1 (một) túi, dùng dây buộc thắt nút chặt miệng túi, rồi dán tờ niêm phong lên điểm buộc và hai đầu dây, khi dán niêm phong phải tách hai đầu dây cách nhau.
Mục IV. Giao nhận tiền mặt trong quỹ nội bộ quỹ nghiệp vụ
Trong nội bộ một quỹ nghiệp vụ, việc giao nhận tiền mặt được thực hiện:
- Giữa thủ quỹ của quỹ nghiệp vụ với các tổ thu của quỹ
- Giữa thủ quỹ của quỹ nghiệp vụ với các tổ chi của quỹ
Tổ thu không được giao tiền trực tiếp cho tổ chi và ngược lại
Các tổ thu có thể nộp tiền nhiều lần trong một ngày theo yêu cầu của trưởng quỹ hoặc thủ quỹ. Các lần nộp trước chỉ nộp các bó, túi nguyên niêm phong; các xếp thỏi và tờ, đơn vị lẻ nộp vào lần cuối ngày. Tổng số tiền của tổ thu nộp các lần trong ngày cho trưởng quỹ hoặc thủ quỹ phải bằng tổng số tiền thu ghi trên các chứng từ thu của kế toán và trên các bảng kê phân loại tiền thu trong ngày.
Mỗi ngày tổ chi có thể nhận một lần hay nhiều lần tiền theo bó, túi niêm phong của trưởng quỹ hoặc thủ quỹ giao để chi trong cả ngày, tuỳ thuộc điều kiện và khả năng tiền mặt của quỹ nghiệp vụ. Cuối ngày, tổ chi phải nộp số tiền chưa chi hết cho trưởng quỹ hoặc thủ quỹ; số tiền của tổ chi nộp cho trưởng quỹ hoặc thủ quỹ phải bằng số tiền tổ chi đã nhận trong ngày trừ đi các số tiền đã chi theo chứng từ chi của Kế toán trong ngày.
Mục V. Kiểm kê tồn quỹ nghiệp vụ
Tiền mặt ở quỹ nghiệp vụ được phân làm 2 phần như sau:
- Một phần tiền thuộc quỹ nghiệp vụ ngân hàng chưa sử dụng tới, gọi là "phần quỹ nghiệp vụ dự trữ; phần này để trong kho tiền gồm những bó tiền chẵn 10 thiệp bằng 1000 tờ (đối với tiền giấy), một nghìn đơn vị (đối với tiền kim khí), các bó, túi tiền phải đóng gói niêm phong đúng quy định; từng loại tiền được xếp riêng đúng vào bao tải, hòm tôn, hoặc tủ lưới sắt. Việc đóng bao, hòm, ban quản lý quỹ (đủ 3 người) phải kiểm soát chặt chẽ, sau đó cùng nhau ký niêm phong bao, hòm tủ lưới ghi số tiền trong từng bao, hòm, tủ lưới để theo dõi. Mỗi lần kiểm kê quỹ nghiệp vụ này, chỉ cần kiểm soát xem xét, bao hòm, tủ lưới, nếu thấy niêm phong không có khả nghi gì thì cộng tổng số tiền trong bao, trong hòm, tủ lưới đó lại là được.
- Phần quỹ nghiệp vụ dùng trong ngày gọi là (phần quỹ nhật dung), phần quỹ này là số tiền lẻ (không đủ bó, túi...) và phần tiền chẵn đủ bó, thiếp dùng để chi trong ngày hoặc thu được trong ngày, chưa đủ đóng thành bao, hòm để chuyển vào phần quỹ nghiệp vụ dự trữ. Phần quỹ này cuối ngày kiểm kê xong thì đưa vào bảo quản trong kho đựng tiền.
Việc kiểm kê quỹ nghiệp vụ cuối ngày, sau khi đã hình thành hai phần quỹ như trên, ban quản lý quỹ nghiệp vụ cuối ngày chỉ cần kiểm phần quỹ nhật dụng đúng vào các điều 51, 52 cộng (+) thêm với phần tồn quỹ của phần quỹ nghiệp vụ dự trữ nếu thấy đúng với số quỹ nhật ký quỹ của kế toán thì xác nhận.
Việc kiểm kê tồn quỹ nghiệp vụ cuối ngày do một tập thể gồm thủ trưởng cơ quan ngân hàng có quỹ nghiệp vụ, kế toán trưởng, trưởng quỹ và thủ quỹ thực hiện. Để có đủ điều kiện tiến hành việc kiểm kê đều đặn, thường xuyên hàng ngày, mỗi đồng chí nói trên có thể uỷ nhiệm từ 1 đến 2 cán bộ cấp phó hoặc cán bộ tin cẩn thực hiện công việc này thay mình khi vắng mặt. Khi cần thiết có thể huy động thêm một số cán bộ nhân viên giúp việc kiểm kê tồn quỹ nghiệp vụ cuối ngày.
Trường hợp kết quả kiểm kê có sự chênh lệch giữa tiền mặt thực tế với sổ sách thì phải xử lý theo quy định. Khi kiểm kê xong phải ghi chi tiết từng loại tiền vào sổ quỹ; thủ trưởng, kế toán trưởng, trưởng quỹ hoặc người được uỷ nhiệm phải ký tên xác nhận trên sổ quỹ của thủ quỹ và nhật ký quỹ của kế toán.
Mục VI. Đảm bảo an toàn quỹ nghiệp vụ
Cán bộ, nhân viên thu, chi kiểm đếm tiền mặt vào nơi làm việc phải mặc áo choàng ngoài, không được mang theo người tiền, túi xách, ví, cặp...; khi cần ra ngoài phải báo cáo và phải được trưởng quỹ hoặc thủ trưởng đồng ý, trước khi ra khỏi nơi làm việc phải cất hết tiền vào hóm, két, tủ... và phải đóng khoá hòm, két, tủ cẩn thận.
QUY ĐỊNH VIỆC GỬI TIỀN VÀ TÀI SẢN QUÝ HIẾM VÀO KHO TIỀN
- Đơn vị gửi và đơn vị nhận cho gửi phải có văn bản quy định trách nhiệm đơn vị và cá nhân rõ ràng.
- Tiền, tài sản gửi ở kho tiền phải để riêng từ đơn vị gửi và bố trí riêng một gian kho hoặc một khu vực riêng trong cùng gian kho để bảo quản số tài sản của các đơn vị gửi.
- Đơn vị gửi và đơn vị nhận cho gửi hai bên phải mở sổ sách, mỗi lần gửi và lấy ra phải ghi chép và có chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm.
XỬ LÝ THỪA, THIẾU, KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
a. Tại Ngân hàng tỉnh, thành phố và ngân hàng cơ sở quận, huyện, thị xã hoặc liên huyện (khu vực) cơ:
- Giám đốc Ngân hàng cơ sở, Chủ tịch,
- Kiểm soát viên, Phó chủ tịch,
- Trưởng Kế toán, uỷ viên,
- Trưởng phòng Hành chính, tổ chức, uỷ viên,
- Trưởng phòng tiền tệ, quản lý ngoại hối, vàng bạc, uỷ viên
b. Tại Ngân hàng thương mại trung ương gồm:
- Tổng Giám đốc, Chủ tịch,
- Trưởng phòng thanh tra, Phó chủ tịch,
- Trưởng phòng Kế toán, uỷ viên,
- Trưởng phòng Hành chính, tổ chức, uỷ viên,
- Trưởng phòng ngân quỹ, uỷ viên.
c. Tại Ngân hàng Nhà nước trung ương, gồm:
- Vụ trưởng Tổng kiểm soát, Chủ tịch,
- Vụ trưởng Vụ Kế toán, Phó chủ tịch,
- Vụ trưởng Vụ Phát hành và kho quỹ, uỷ viên,
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ, uỷ viên
- Cục trưởng Cục quản trị, uỷ viên.
Các thành viên của các Hội đồng xử lý từ cơ sở đến trung ương, là những thành viên không có liên quan đến các vụ, việc thiếu, mất tiền và tài sản cần xử lý.
Nếu có liên quan thì cứ cấp phó thay thế.
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng:
1. Hội đồng xử lý của Ngân hàng cơ sở, tháng họp 01 lần, xử lý các vụ việc thừa, thiếu tiền và tài sản từ 5 triệu đồng trở xuống (nếu có) Những vụ việc thiếu, mất tiền và tài sản trị giá từ trên 5 triệu đồng trong thời gian 1 tháng phải điều tra, xác minh, lập hồ sơ và kiến nghị gửi Hội đồng cấp trên xử lý.
2. Hội đồng xử lý của Ngân hàng tỉnh, thành phố, 3 tháng họp 1 lần, xử lý các vụ việc thiếu mất từ trên 5 triệu đến 200 triệu đồng.
Xem xét các đơn khiếu nại của đương sự, đối với Hội đồng xử lý cấp dưới để trả lời đương sự và thông báo cho Hội đồng cấp dưới thuộc quyền hạn quản lý biết.
Cùng Hội đồng cấp dưới xem xét, điều tra các vụ thiếu mất tiền và tài sản trị giá trên 20 triệu đồng để kiến nghị lên Hội đồng cấp trung ương xử lý.
3. Hội đồng xử lý Ngân hàng Nhà nước trung ương và Hội đồng xử lý Ngân hàng thương mại trung ương, 6 tháng họp một lần xử lý các vụ việc thiếu mất tiền và tài sản trị giá trên 20 triệu đồng. Đặc biệt đối với những vụ, việc thiếu mất tiền và tài sản có hành vi, thủ đoạn tinh sảo, có ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành, thì Hội đồng xử lý Ngân hàng thương mại trung ương phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng xử lý Ngân hàng Nhà nước trung ương phối hợp cùng xem xét xử lý.
- Đối với ban quản lý kho, quỹ (bao gồm thủ trưởng, kế toán trưởng, thủ kho, nơi không có thủ kho thì thủ quỹ) và những anh chị em trực tiếp làm công tác kho quỹ làm việc tận tuỵ, liêm khiết, chấp hành nghiêm chế độ an toàn kho, quỹ; trong năm không xảy ra các vụ thiếu, mất tiền và tài sản bảo quản trong kho, liên khiết trả nhiều tiền thừa cho khách hàng sẽ được xét khen thưởng tinh thần và vật chất kể cả việc nâng lương đặc cách (sẽ có văn bản quy định riêng).
- Tất cả các cán bộ, nhân viên làm công tác kho quỹ, quy định ở điều 7 và 37 đều được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm, chế độ phụ cấp độc hại, chế độ bảo hộ lao động, chế độ tranh chấp... theo quy định của Nhà nước và của ngành.
Thủ trưởng các cấp Ngân hàng có kho, quỹ phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ như sau:
- Báo cáo Thống kê các loại tiền thuộc quỹ điều hoà tiền mặt tháng/lần.
- Báo cáo Thống kê thu chi tiền mặt tháng lần.
- Báo cáo năng suất thu phát tính theo bó người/ngày/tháng lần.
- Báo cáo kiểm kê quỹ điều hoà tiền mặt và quỹ nghiệp vụ vào cuối ngày 30 hoặc 31 hàng tháng trong năm.
- Báo cáo các vụ thiếu mất tiền và số tiền thiếu mất mỗi quỹ lần.
- Báo cáo số tiền và tài sản đã thu hồi, theo quyết định của Hội đồng xử lý, mỗi tháng 1 lần.
- Báo cáo số biên chế cán bộ, nhân viên làm công tác kho quỹ, 6 tháng lần.
- Báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm về công tác an toàn kho quỹ. Các Ngân hàng thương mại gửi báo cáo theo hệ thống dọc, đồng gửi cho Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để tổng hợp báo cáo Ngân hàng trung ương.
- Các chế độ, quyền lợi vật chất khác cho cán bộ nhân viên quản lý kho quỹ sẽ có quy định riêng.
- 1Quyết định 224/QĐ-NH6 năm 1996 bổ sung chế độ quản lý kho, quỹ trong ngành Ngân hàng theo Quyết định 184/NH-QĐ năm 1991 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN về việc quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 41/2007/QĐ-NHNN về Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 247/1999/QĐ-NHNN6 năm 1999 ban hành Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông báo số 1034/1999/TB-NHNN10 về Danh mục các văn bản đã bị huỷ bỏ, thay thế trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 247/1999/QĐ-NHNN6 năm 1999 ban hành Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 224/QĐ-NH6 năm 1996 bổ sung chế độ quản lý kho, quỹ trong ngành Ngân hàng theo Quyết định 184/NH-QĐ năm 1991 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN về việc quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 41/2007/QĐ-NHNN về Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Quyết định 113/NH-QĐ năm 1991 ban hành quy định về quản lý, bảo quản, điều chuyển và giao nhận các loại quỹ tiền trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 184/NH-QĐ năm 1991 về chế độ quản lý kho, quỹ trong ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 184/NH-QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/1991
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sỹ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra