Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2016/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 28 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 40/2014/QĐ-UBND NGÀY 16/12/2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

Căn cứ Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;

Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh, như sau:

1. Sửa đổi khoản 3, Điều 5 như sau:

“3. Xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính bồi thường, hỗ trợ

Thực hiện điểm đ, khoản 4, Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013; điểm b, khoản 2; khoản 3 và điểm b, khoản 4, Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

Căn cứ Điều 29, Điều 30 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường hoặc lựa chọn, ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất mức giá cụ thể để Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra và thông qua Hội đồng thẩm định giá đất, thẩm định bảng giá đất tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Việc tổ chức thực hiện xác định giá đất cụ thể hoặc thuê đơn vị có chức năng tư vấn để xác định giá đất cụ thể được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

Hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường gồm có:

+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề xuất giá đất bồi thường;

+ Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất;

+ Biên bản họp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”.

2. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề và khoản 1, Điều 12 như sau:

“Điều 12. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở và đất nông nghiệp

1. Trường hợp người có đất thu hồi có văn bản đề nghị Nhà nước thu hồi và bồi thường phần diện tích đất sau khi bị thu hồi còn lại thì Nhà nước xem xét thu hồi và bồi thường như sau:

a) Đối với đất ở: diện tích đất ở sau khi bị thu hồi còn lại nhỏ hơn hạn mức diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Đối với đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp sau khi bị thu hồi còn lại nhỏ hơn 100 m2.

c) Đối với trường hợp diện tích đất còn lại sau khi thu hồi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất từng trường hợp cụ thể để Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

d) Phần diện tích sau khi thu hồi được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này chỉ được bồi thường theo giá đất cụ thể, không được hưởng các khoản hỗ trợ.

đ) Việc thu hồi diện tích đất theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này không phải điều chỉnh quy mô dự án đầu tư. Kinh phí bồi thường cho diện tích thu hồi này được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của công trình, dự án thực hiện.

e) Đất đã thu hồi theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức quản lý.”

3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2, Điều 15 như sau:

“a) Đối với đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 500 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

- Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

- Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ bằng 80% đơn giá bồi thường đất ở cụ thể, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

- Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ bằng 80% đơn giá bồi thường của đất cùng loại, tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 20 như sau:

“2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác nhằm mục đích sản xuất kinh doanh (đường ống nước, đường điện, cây xăng, nhà trọ, nhà máy xay xát, nhà xưởng, nhà kho, tường rào, sân đường, tường kè...) gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường như sau:

Mức bồi thường bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;

T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;

T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

- Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình bằng 30 % mức bồi thường, nhưng mức bồi thường tối đa không quá 100 % giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:

“Điều 32. Hỗ tr đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; Điều 6 của Thông tư s 37/2014/TT-BTNMT.

1. Các đối tượng không được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm:

a) Đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

b) Trong hộ gia đình có tất cả nhân khẩu đều là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp).

c) Con của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước chưa đủ 15 tuổi (chưa đủ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động) tại thời điểm có Quyết định thu hồi đất hoặc đủ 15 tuổi đã có việc làm; đủ 15 tuổi nhưng không sống tại địa phương và không có hộ khẩu tại địa phương.

d) Hộ gia đình, cá nhân không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Các trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm bằng tiền bằng 3,0 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do y ban nhân dân tỉnh quy định đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

Đối với một số trường hợp đặc thù, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề xuất mức hỗ trợ phù hợp nhưng tối đa không quá 3,0 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng trường hợp.

3. Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

a) Căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động có đất thu hồi;

b) Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất.”

6. Sửa đổi điểm b và điểm c, khoản 6, Điều 34 như sau:

“b) Hỗ trợ tái định cư trên diện tích đất còn lại của thửa đất có nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất: thực hiện theo Điều 4 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT.

Trường hợp thửa đất có nhà ở bị thu hồi một phần đất , phải di chuyển nhà ở trên phần đất còn lại do bị giải tỏa trắng nhà ở; hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần đất nông nghiệp, phải di chuyển nhà ở trên phần đất còn lại (cất nhà trên đất nông nghiệp, giải tỏa trắng nhà ở) phù hợp với quy hoạch khu dân cư và phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định; phải xây dựng lại nhà ở mới thì được hỗ trợ chi phí tôn tạo nền nhà, mức hỗ trợ bằng tiền bằng 30.000.000 đồng/hộ (ba mươi triệu đồng).”

“c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện tái định cư gồm các đối tượng sau:

- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết thửa đất nông nghiệp, có xây dựng nhà trước thời gian công bố quy hoạch xây dựng phải di chuyển chỗ ở mà không còn nơi ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi;

- Hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa hết nhà ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất do có nhà ở trên kênh rạch, có nhà ở trên đất của người khác (trừ trường hợp người thuê nhà, mượn đất của người có đất bị thu hồi), phải di chuyển chỗ ở mà không còn nơi ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi.

Mức hỗ trợ bằng 64.000.000 đồng/hộ (sáu mươi bốn triệu đồng).”

7. Sửa đổi khoản 3, Điều 37 như sau:

“3. Trường hp hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở thuộc diện hộ nghèo (có sổ hộ nghèo) thì được hỗ trợ để vượt chuẩn nghèo; mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo/tháng/hộ, thời gian hỗ trợ 60 tháng.”

8. Sửa đổi khoản 5, Điều 37 như sau:

“5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất quy định tại khoản 3, Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng: mức hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất bằng 50% so với mức hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP”.

9. Bổ sung khoản 9 và khoản 10, Điều 37 như sau:

“9. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:

a) Đối với đất cây lâu năm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì ngoài việc được hỗ trợ theo điểm b, khoản 2, Điều 15 của Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND còn được hỗ trợ bằng 30% mức bồi thường đất trồng cây lâu năm của thửa đất đó.

b) Đối với đất cây hàng năm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ một lần bằng 60% mức bồi thường đất trồng cây hàng năm của thửa đất đó.”

“10. Hỗ trợ đất nông nghiệp mượn tạm khi chủ đầu tư thực hiện dự án

Đối với đất nông nghiệp mượn tạm để làm mặt bằng thi công dự án thì được hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ 15.000 đồng/m2/năm đối với huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông.

b) Hỗ trợ 20.000 đồng/m2/năm đối với các huyện còn lại, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho.

Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định thời gian mượn tạm đất của các hộ gia đình, cá nhân”.

10. Sửa đổi đoạn 1, khoản 2, Điều 38 như sau:

“- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Hội đồng.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:

“Điều 45. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, h trợ, tái định cư và công tác cưỡng chế thu hồi đất

1. Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:

a. Mức trích kinh phí cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm cả các dự án thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm và các dự án do người dân hiến đất, giá đất tính theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định) theo khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: bằng 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.

b. Mức trích kinh phí cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC: không quá 4% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.

c. Trường hợp mức trích theo quy định tại điểm b, Điều này nhưng không đủ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ theo khối lượng công việc thực tế để lập dự toán kinh phí đề xuất mức trích kinh phí cho phù hợp gửi Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

d. Đối với kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất: bằng 10% kinh phí quy định tại điểm a hoặc điểm b nêu trên.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức trích cụ thể theo khoản 4, khoản 5, Điều 3 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC như sau:

Trong tổng kinh phí được trích, tỷ lệ phân chia kinh phí sử dụng cho các đơn vị, tổ chức có liên quan như sau:

- Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch Hội đồng (kiểm tra giá đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư): 3%.

- Hội đồng thẩm định giá đất, thẩm định bảng giá đất tỉnh do Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng: 2%

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành, thị (thường trực Hội đồng, Phòng Tài nguyên và Môi trường): 10%.

- Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 82%.

- Chủ đầu tư: 3%.

Trường hợp có thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng tỉnh thì Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng: 79%, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng tỉnh là 3%.

Đối với dự án vận động nhân dân hiến đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo quy định (không thông qua Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh) thì kinh phí Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 87%.

3. Căn cứ vào mức trích và tỷ lệ phân chia kinh phí tại khoản 1, khoản 2 nêu trên, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:

a. Thực hiện theo Điều 4 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC.

b. Chi cho công tác đo đạc, chỉnh lý biến động đối với diện tích còn lại của thửa đất:

- Đối với các dự án thuộc khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC thì kinh phí cho việc đo đạc phục vụ công tác chỉnh lý biến động đối với diện tích còn lại của thửa đất (phần diện tích không thu hồi nằm ngoài ranh dự án) được chi từ nguồn vốn đầu tư của dự án.

- Đối với các dự án thuộc khoản 2, Điều 3 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC thì kinh phí cho việc đo đạc phục vụ công tác chỉnh lý biến động đối với diện tích còn lại của thửa đất (phần diện tích không thu hồi nằm ngoài ranh dự án) được chi từ kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

5. Mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:

a. Thực hiện theo khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, Điều 5 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC.

b. Đối với các nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, định mức, đơn giá (theo khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC): mức chi không quá 150.000 đồng/người/ngày áp dụng đối với điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, khoản 1 và điểm a, điểm c, điểm đ, điểm e, khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC.

c. Mức khoán chi trên đối với ngày làm việc bình thường. Riêng ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ được nhân hệ số 2.

d. Tùy theo tình hình, mức độ công tác của địa phương và nguồn kinh phí được trích mà Chủ tịch Hội đồng quyết định mức khoán cụ thể của từng thành viên nhưng không quá 3.000.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ kiêm nhiệm đã hưởng lương từ ngân sách. Đối với cán bộ không hưởng lương từ ngân sách thì trả theo hợp đồng lao động đã ký kết theo quy định pháp luật. Đối với trường hợp làm công tác ngoài giờ làm việc được thanh toán chế độ làm thêm ngoài giờ theo quy định hiện hành.

đ. Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

6. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo khoản 3, Điều 31 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

7. Việc quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo khoản 3, Điều 6 của Thông tư số 74/2015/TT-BTC.”

12. Sửa đổi, bổ sung vào Điều 55 như sau:

“Điều 55. Trách nhim tổ chức thực hiện

1. Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các sở, ngành tỉnh có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoặc tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp thực tế phát sinh. Báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các trường hợp vượt thẩm quyền.

2. Chủ đầu tư phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án có trách nhiệm phổ biến, giải thích, hướng dẫn cụ thể về nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt đến các đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất biết để thực hiện.”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy, thành phố Mỹ Tho và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVBQPPL-B Tư pháp;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
-
Lưu: VT, P.KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 18/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành theo Quyết định 40/2014/QĐ-UBND

  • Số hiệu: 18/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Người ký: Phạm Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/05/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 16/10/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản