Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1762/2007/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 4 tháng 9 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005;
Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2002/CT-TTg ngày 02/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thi hành Luật Doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 678/TTr-SKHĐT, ngày 16 tháng 7 năm 2007, đã được thẩm định và báo cáo tại Công văn số 168/TP-VB ngày 30/01/2007 của Sở Tư pháp tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về việc phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai và phối hợp thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ SAU ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định 1762/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này quy định về việc phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Quy định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Các sở, ban, ngành trong tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị (sau đây gọi chung là cấp huyện), Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã đăng ký kinh doanh và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).
Điều 3. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thực hiện đầy đủ chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo nội dung quyết định thanh tra, kiểm tra, báo cáo thông tin chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp.
3. Kịp thời phản ảnh những hành vi vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra cho các cơ quan chức năng và Ban chỉ đạo giải quyết nhanh các vấn đề bức xúc của doanh nghiệp của tỉnh (Cơ quan thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư).
4. Kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình hoạt động và đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đó cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, tổ chức có liên quan để cùng phối hợp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh
1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Làm đầu mối tham mưu, tổng hợp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật, chủ trương, chế độ, chính sách mới của nhà nước, của tỉnh cho các doanh nghiệp và đối tượng có liên quan.
c) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giám sát việc chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; trong phạm vi thẩm quyền được giao xử lý ngay những trường hợp vi phạm hoặc thông báo kịp thời cho các cơ quan quản lý cùng cấp xử lý theo quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003 của Chính phủ về xử phạt trong đăng ký kinh doanh và các Luật chuyên ngành.
d) Định kỳ hàng năm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng kết, đánh giá tình hình phối hợp quản lý giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nội dung của quy định này báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
đ) Định kỳ hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan Công an, Tư pháp, Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện rà soát danh sách doanh nghiệp, hợp tác xã không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 163 Luật Doanh nghiệp; Điều 7 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và các quy định khác của pháp luật;
2. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh:
a) Tiếp nhận và xử lý thông tin về doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp để tổ chức quản lý, theo dõi hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp kiểm tra hoặc chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành kiểm tra, xử lý về đăng ký mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu, kê khai nộp thuế; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, cung cấp các thông tin về thuế và các chính sách, pháp luật hiện hành của Nhà nước có liên quan cho doanh nghiệp và các đơn vị liên quan; giám sát việc chấp hành quy định về đặt trụ sở, góp vốn điều lệ, chuyển quyền sở hữu tài sản, thực hiện cam kết góp vốn của các thành viên, cổ đông theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp.
c) Thông báo kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ban, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về những trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành; Cung cấp kịp thời danh sách các doanh nghiệp đã bị thu hồi mã số thuế, doanh nghiệp không hoạt động, ngừng hoạt động hoặc đã giải thể mà vẫn kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa bàn, không còn hoạt động tại trụ sở chính trong vòng 6 tháng liên tục kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan, hoặc hoạt động kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc địa chỉ trụ sở đã đăng ký và các vi phạm khác.
d) Chỉ đạo Chi cục Thuế cấp huyện, xã quản lý theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.
đ) Định kỳ 6 tháng, năm tổ chức thu thập thông tin, đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả chấp hành thuế của doanh nghiệp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
a) Tiếp nhận và xử lý thông tin về doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp; tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
b) Định kỳ hàng tháng, gửi danh sách các đối tượng là người thành lập doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp có tiền án, tiền sự, có quyết định khởi tố; danh sách các văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép, chứng chỉ hoặc phải có điều kiện tới đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c) Chỉ đạo kiểm tra, xác minh nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư khi cần thiết, Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người thành lập và quản lý doanh nghiệp thì thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, đồng thời thông báo kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định.
d) Chỉ đạo Công an huyện, thành, thị tham gia quản lý đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên địa bàn, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và báo cáo cơ quan cấp trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
đ) Định kỳ 6 tháng, năm, lập báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác kiểm tra, xác minh các thông tin về doanh nghiệp đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của Tổng thanh tra nhà nước và yêu cầu quản lý của tỉnh, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt trước ngày 25/12 hàng năm.
b) Hướng dẫn các sở, ban ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành, địa phương.
c) Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tránh trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã; tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân cấp huyện.
d) Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
đ) Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Trách nhiệm của Cục Thống kê tỉnh:
a) Tiếp nhận và xử lý thông tin về doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp để tổng hợp, theo dõi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định.
b) Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp xã nơi doanh nghiệp hoạt động về tình hình chấp hành các quy định của Luật Thống kê. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm chế độ, chính sách của Nhà nước thì thông báo kịp thời cho các cơ quan có liên quan để phối hợp xử lý.
c) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổ chức thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành:
Các Sở, ngành bao gồm: Sở Thương mại Du lịch; Sở Công nghiệp; Sở Giao thông vận tải; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Y tế; Sở Khoa học công nghệ; Sở Tài nguyên Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Văn hoá Thông tin; Sở Giáo dục Đào tạo; Sở Lao động thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội; Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Công bố công khai quy hoạch phát triển ngành để doanh nghiệp, hợp tác xã biết, lựa chọn phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.
b) Tổ chức cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật; tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật chuyên ngành.
c) Định kỳ 6 tháng, năm gửi danh sách các văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép, chứng chỉ hoặc phải có điều kiện tới Sở Kế hoạch và Đầu tư
d) Khi cần thiết thì trực tiếp chỉ đạo các cơ sở, đơn vị của ngành tổ chức kiểm tra, thanh tra xử lý việc chấp hành pháp luật và các quy định về điều kiện kinh doanh, quyền và các lợi ích hợp pháp của người lao động,?đồng thời thông báo kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cấp, các ngành có liên quan đối với các doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý;
Trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhưng không thuộc lĩnh vực quản lý, theo dõi của ngành, của cấp phải kịp thời thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được biết để xác minh, xử lý;
đ) Định kỳ 6 tháng, năm tổ chức thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành quản lý, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15/7; báo cáo năm gửi trong tháng 01 năm sau);
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Tổ chức theo dõi, giúp đỡ doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên địa bàn huyện; Chỉ đạo các ban, ngành của huyện phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra tính chính xác các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được chứng nhận của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 37/2003/NĐ-CP và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Thông báo kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành có liên quan về những vi phạm của doanh nghiệp để phối hợp xử lý;
Trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhưng không thuộc lĩnh vực UBND quản lý, theo dõi phải kịp thời thông báo cho các cơ quan có liên quan được biết để phối hợp xác minh, xử lý;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; công khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trên địa bàn lựa chọn phương án phát triển sản xuất kinh doanh;
d) Định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã:
a) Tạo các điều kiện, giúp đỡ doanh nghiệp tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
b) Thống kê và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp Huyện về các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật trên địa bàn để có biện pháp chấn chỉnh hoặc kịp thời xử lý theo quy định của nhà nước;
c) Tạo điều kiện để các cơ quan chức năng xác minh các thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn theo yêu cầu;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ SAU ĐĂNG KÝ KINH DOANH
1. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã gồm:
- Các nội dung được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Các thông báo, báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp; mua, bán, cho thuê, tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp.
- Các thông báo, báo cáo và các văn bản khác liên quan của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa vụ, các vi phạm và các biện pháp xử lý đã được áp dụng đối với doanh nghiệp vi phạm.
- Các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
2. Công tác thu thập, cung cấp thông tin:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: tổ chức thực hiện chế độ cập nhật số liệu và cung cấp thông tin cho các đơn vị, cá nhân có liên quan về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp, Điều 22 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Kịp thời thông báo danh sách doanh nghiệp thực hiện mua, bán, cho thuê, tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp và vi phạm các quy định của pháp luật cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
b) Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã: Thu thập thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thông qua giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và qua công tác kiểm tra, nắm tình hình doanh nghiệp, hợp tác xã; có trách nhiệm thông báo thông tin cho các đơn vị trực thuộc ngành và cung cấp kịp thời thông tin của doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ quản lý cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và Sở Kế hoạch và Đầu tư khi có yêu cầu;
Việc cung cấp thông tin nêu tại điểm a, b khoản này phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động và làm lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Công tác xử lý thông tin:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã sau khi nhận được thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý phải thông báo kịp thời cho các cơ quan có liên quan đến hành vi vi phạm đó và biện pháp xử lý.
Điều 6. Phối hợp về công tác thanh tra, kiểm tra
Thực hiện theo quy định tại Điều 164 Luật Doanh nghiệp về kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Quyết định số 1889/QĐ-UB ngày 16/8/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 7. Phối hợp trong công tác giám sát, nắm tình hình
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, nắm tình hình doanh nghiệp theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; công tác giám sát, nắm tình hình doanh nghiệp không được gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo bí mật sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
b) Trong quá trình thực hiện công tác giám sát, nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp nếu phát hiện hiện tượng vi phạm pháp luật phải kịp thời xử lý theo chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật vượt quá thẩm quyền giải quyết phải thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền để phối hợp giải quyết và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo tỉnh.
Điều 8. Phối hợp các hoạt động trợ giúp, phát triển doanh nghiệp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức các chương trình nhằm tuyền truyền, phổ biến, hướng dẫn đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cho các doanh nghiệp.
b) Các chương trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Các các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc chủ động tổ chức các chương trình hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật theo chuyên ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác này phải có kế hoạch hàng năm hoặc theo từng chương trình cụ thể của ngành quản lý.
b) Nắm bắt thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành quản lý.
c) Các chương trình khác theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Định kỳ hàng năm tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tiếp xúc doanh nghiệp và thông tin cho doanh nghiệp nắm bắt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và giải quyết tháo gỡ bức xúc cho doanh nghiệp.
b) Nắm bắt thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trong phạm vi địa phương
c) Các chương trình khác theo quy định của pháp luật.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã:
a) Nắm bắt thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trong phạm vi địa phương
b) Các chương trình khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong chấp hành quy định này; có nhiều sáng kiến trong công tác tăng cường mối quan hệ phối hợp; cung cấp, xử lý và giải quyết công việc kịp thời, đạt được kết quả cao; giúp đỡ cho nhiều doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định của pháp luật thì được khen thưởng.
2. Tổ chức, các nhân và doanh nghiệp có hành vi vi phạm các nội dung của quy định này, không tích cực thực thi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoặc biết những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp mà không thông báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền giải quyết về hành vi đó, có thái độ thiếu hợp tác, gây khó khăn trong quá trình phối hợp quản lý, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
1. Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát và phối hợp với các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan thực hiện quyết định này; định kỳ hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
2. Các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện quy định này và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành, cấp tổ chức thực hiện.
3. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành theo những nội dung của quy định này;
Các doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền từ chối những yêu cầu trái quy định của pháp luật, không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời phản ánh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải kịp thời đề xuất, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2017/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 193/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 15/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2000/QĐ-UB quy định trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 4Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 4689/2004/QĐ-UB Quy chế phối hợp hỗ trợ và quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 805/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 193/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 3Nghị định 61/1998/NĐ-CP về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp
- 4Chỉ thị 17/2002/CT-TTg về đẩy mạnh thi hành Luật doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 37/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh
- 6Luật Thống kê 2003
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Luật Hợp tác xã 2003
- 9Quyết định 2017/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10Quyết định 193/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 11Quyết định 15/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2000/QĐ-UB quy định trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 12Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 13Quyết định 4689/2004/QĐ-UB Quy chế phối hợp hỗ trợ và quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Quyết định 805/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 193/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 15Quyết định 1889/2003/QĐ-UB quy định về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 1762/2007/QĐ-UBND về Quy định phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 1762/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/09/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Nguyễn Văn Kim
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra