Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1752/2003/QĐ-BTM | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 và thay thế cho Quyết định số 0123/1999/QĐ-BTM ngày 4/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập để tái xuất ban hành kèm theo Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày31/10/1998 của Bộ Thương mại.
Điều 3: Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Thế Ruệ (Đã ký) |
KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1752/2003/QĐ-BTM ngày 15/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Điều 1: Xăng dầu quy định trong Quy chế này bao gồm: xăng động cơ, diesel, ma zút, dầu hoả và nhiên liệu bay (ZA1, TC1).
Điều 2: Tạm nhập tái xuất xăng dầu quy định trong Quy chế này là việc doanh nghiệp Việt Nam mua xăng dầu của một nước để bán lại cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Điều 3: Tạm nhập tái xuất xăng dầu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua xăng dầu do doanh nghiệp Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán xăng dầu do doanh nghiệp Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Điều 4: Các trường hợp mua xăng dầu từ nước ngoài để bán cho các đối tượng sau đây cũng được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất và phải thực hiện theo quy định của Quy chế này:
1. Các doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất và các doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
2. Máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế và máy bay của các hãng hàng không nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam.
3. Tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tầu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế
Điều 5: Xăng dầu tạm nhập để tái xuất phải nộp thuế nhập khẩu và được hoàn thuế sau khi thực xuất khẩu theo quy định hiện hành. Việc hoàn thuế đối với xăng dầu thực tái xuất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT XĂNG DẦU
Điều 6: Chỉ các doanh nghiệp được Bộ Thưong mại cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu được kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu.
Trường hợp cung ứng xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 của Quy chế này, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không và cung ứng tầu biển. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu có thể thông qua các công ty cung ứng tầu biển là đại lý của mình để tái xuất xăng dầu cho tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam và tầu biển Việt nam chạy tuyến quốc tế.
Điều 7: Xăng dầu tái xuất phải được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo đúng các phương thức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 8: Thủ tục tạm nhập, tái xuất xăng dầu giải quyết tại cơ quan hải quan, không cần văn bản cho phép của Bộ Thương mại.
Xăng dầu tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
Điều 9: Xăng dầu tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 90 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
Trường hợp cần gia hạn, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị gia hạn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 3 lần gia hạn cho mỗi lô xăng dầu tạm nhập tái xuất.
Điều 10: Doanh nghiệp được phép tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập.
Điều 11: Xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển vào tiêu thụ nội địa sau khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính theo luật định và không phải xin phép Bộ Thương mại.
Điều 12: Hồ sơ làm thủ tục Hải quan:
a. Xuất trình với cơ quan hải quan:
- Giấy phép Kinh doanh nhập khẩu xăng dầu (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp)trường hợp bán xăng dầu cho máy bay và tầu biển.
b. Nộp cho cơ quan hải quan để làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xăng dầu bao gồm:
1. Hợp đồng mua hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
2. Hợp đồng bán hàng (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp) nếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này, ký với hãng hàng không, hãng tầu biển nếu bán cho đối tượng quy định Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 của Quy chế này.
Cho phép nộp đơn đặt hàng (order) của cơ trưởng máy bay, đơn đặt hàng (order) của thuyền trưởng hoặc của đại diện hợp pháp của tầu thay thế cho hợp đồng bán hàng trong trường hợp bán xăng dầu cho đối tượng quy định Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 của Quy chế này.
3. Các chứng từ có liên quan đến giao nhận hàng hoá theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Các chứng từ bổ sung:
a. Trường hợp bán xăng dầu cho máy bay Việt nam bay tuyến quốc tế nhưng có chặng bay nội địa phải xuất trình định mức tiêu hao nhiên liệu của Hãng hàng không Việt nam xác nhận cho tuyến bay nội địa.
b. Trường hợp bán xăng dầu cho doanh nghiệp thuộc các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất nằm trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch nhập khẩu xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mua xăng dầu.
c. Trường hợp bán xăng dầu cho tầu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam và tầu biển Việt nam chạy tuyến quốc tế thông qua các công cung ứng tầu biển là đại lý của doanh nghiệp nhập khẩu thì phải nộp thêm hợp đồng đại lý với các doanh nghiệp này.
Điều 13: Các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gửi Bộ Thương mại, Bộ Tài chính.
Điều 14: Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu vi phạm các quy dịnh tại Quy chế này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và theo quy định của pháp luật hiện hành.
- 1Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM do Bộ Thương mại do Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 0556/2000/QĐ-BTM bổ sung Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu kèm theo Quyết định 0123/QĐ-BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 602/2001/QĐ-BTM điều chỉnh Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu kèm theo Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 4Quyết định 01/2008/QĐ-BCT về quy chế xuất khẩu xăng dầu và quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 5572/QĐ-BCT năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM về Quy chế kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu và Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM bổ sung Quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành kèm theo Quyết định 1311/1998/QĐ-BTM do Bộ Thương mại do Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 01/2008/QĐ-BCT về quy chế xuất khẩu xăng dầu và quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 5572/QĐ-BCT năm 2009 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Nghị định 95-CP năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại
- 2Nghị định 57/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
- 3Quyết định 0556/2000/QĐ-BTM bổ sung Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu kèm theo Quyết định 0123/QĐ-BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 4Quyết định 602/2001/QĐ-BTM điều chỉnh Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu kèm theo Quyết định 0123/1999/QĐ-BTM do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 5Công văn về việc bán xăng dầu cho các doanh nghiệp chế xuất và các doanh nghiệp trong khu chế xuất
- 6Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1752/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 1752/2003/QĐ-BTM
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Phan Thế Ruệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 213
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Ngày hết hiệu lực: 03/02/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra