Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2021 CỦA BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 của Bộ Tài chính (kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch và tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ (để b/cáo);
- Bộ Tư pháp (Vụ PLDSKT) (để phối hợp);
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, PC (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 17/QĐ-BTC ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật, các quy trình của pháp luật tài chính liên quan chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp;

2. Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

3. Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, người khai hải quan và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng;

4. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

II. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TRỌNG TÂM

1. Tổ chức các cuộc hội nghị phổ biến, tập huấn kiến thức pháp luật; trao đổi, thảo luận, tọa đàm lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo văn bản QPPL; biên soạn ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp giới thiệu các văn bản QPPL, viết tin, bài giới thiệu trên các báo và tạp chí đối với:

1.1 Nhóm văn bản về thuế, hải quan gồm:

(i) Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;

(ii) Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp;

(iii) Nghị quyết số 954/2020/QH14 ngày 02/6/2020 của UBTV Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân;

(iv) Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;

(v) Nghị định số 07/2020/NĐ-CP ngày 05/01/2020 của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hồng Công, Trung Quốc giai đoạn 2019-2022;

(vi) Nghị định số 39/2020/NĐ-CP ngày 03/4/2020 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba giai đoạn 2020-2023;

(vii) Nghị định số 111/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu giai đoạn 2020-2022.

Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do Tổng cục chủ trì soạn thảo.

1.2 Nhóm văn bản về chứng khoán: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các văn bản QPPL sau:

Luật Chứng khoán 2019 (sửa đổi); Các Nghị định và Thông tư quy định chi tiết Luật Chứng khoán.

Ủy ban Chứng khoán nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp đối với văn bản do Ủy ban chủ trì soạn thảo.

1.3 Nhóm văn bản về giá: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các văn bản QPPL sau:

(i) Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá và Thông tư thay thế Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2013/NĐ-CP;

(ii) Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính Ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12;

(iii) Thông tư thay thế thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các khu đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn và Thông tư sửa đổi Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012 của Bộ Tài chính về ban hành khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt.

Cục Quản lý Giá chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

1.4 Nhóm văn bản về ngân hàng: Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với văn bản QPPL sau:

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ TCNH và các đơn vị có liên quan xác định đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian, địa điểm tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp.

2. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh và giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa):

- Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế và các đơn vị có liên quan tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa) liên quan đến các quy định về thuế, hải quan, chứng khoán, trên cơ sở đó tổ chức các Hội nghị đối thoại doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giải đáp vướng trong thực tiễn áp dụng các văn bản QPPL.

- Các đơn vị khác thuộc Bộ tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

3. Cập nhật đầy đủ kịp thời thông tin về các văn bản QPPL tài chính mới được ban hành:

- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện cập nhật, phân loại các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở văn bản do các đơn vị chủ trì soạn thảo gửi về để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ (Chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa).

- Đối với các đơn vị có trang/chuyên trang thông tin điện tử có trách nhiệm cập nhật và đăng tải các văn bản liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa lên Chuyên mục Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên trang/chuyên trang của mình.

- Các đơn vị thuộc Bộ tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua các cơ quan báo chí của ngành.

4. Các cơ quan báo chí của ngành tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật tài chính cho cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các phương tiện đại chúng, trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền các đề xuất chính sách mới; phản ánh các ý kiến đóng góp của người dân và doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo văn bản.

5. Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các hình thức: Giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại kế hoạch này. Lồng ghép các nội dung hỗ trợ pháp lý với các hoạt động thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính với chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài chính năm 2021.

2. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo phân công; đối với các văn bản QPPL về tài chính có liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không nêu trong kế hoạch này, các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế phát sinh để lựa chọn các văn bản QPPL do đơn vị chủ trì soạn thảo và phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bằng các hình thức thích hợp.

Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục có trách nhiệm chủ trì, giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai công tác này tại đơn vị.

3. Kinh phí thực hiện: được bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán năm 2021 được giao của các đơn vị theo phân cấp hiện hành để triển khai các nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch này; đồng thời được sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 17/QĐ-BTC về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 của Bộ Tài chính

  • Số hiệu: 17/QĐ-BTC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/01/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản