Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1637/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; số 1938/QĐ-TTg ngày 28/10/2014 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ các Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 02/2005/TTLB-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; số 61/2007/TTLB-BNN-BTC ngày 22/6/2007 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 197/2005/QĐ-BNN-KL ngày 27/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn xây dựng phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng;

Căn cứ Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Ban hành quy định về phòng cháy, chữa rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 293/TTr-SNN ngày 21/12/2016 (kèm theo Phương án, Bản đồ phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2016-2020 và hồ sơ liên quan),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Phương án) với những nội dung chính như sau:

1. Tên Phương án: Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020.

2. Đơn vị lập phương án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum (Chi cục Kiểm lâm).

3. Thời gian thực hiện: 05 năm (từ năm 2016 đến hết năm 2020)

4. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó xác định khu vực trọng điểm và diện tích rừng dễ cháy như sau:

- Khu vực 1: Có nguy cơ cháy rừng rất cao, gồm các huyện Ngọc Hồi. Sa Thầy, Ia H'Drai. Diện tích rừng có nguy cơ cháy rất cao: 90.423,3 ha (40.480,4 ha rừng trồng; 49.943 ha rừng tự nhiên).

- Khu vực 2: Có nguy cơ cháy rừng cao, gồm các huyện: Đăk Hà, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum. Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao: 14.932,2 ha (6.651,3 ha rừng trồng, 8.280,9 ha rừng tự nhiên).

- Khu vực 3: Có nguy cơ cháy rừng trung bình, gồm các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông. Diện tích rừng có nguy cơ cháy trung bình: 55.406,5 ha (9.769,1 ha rừng trồng, 45.637,4 ha rừng tự nhiên).

5. Mục tiêu của Phương án

5.1. Mục tiêu chung:

Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác PCCCR, chủ động trong công tác PCCCR đối với Ban chỉ huy các cấp và các đơn vị chủ rừng chủ rừng nhằm hạn chế các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra: Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, ứng cứu kịp thời các vụ cháy rừng nếu xảy ra. Tập trung bảo vệ an toàn trước nạn lửa rừng đối với các khu rừng đặc dụng, rừng biên giới, rừng tự nhiên còn giàu tài nguyên, các khu rừng phòng hộ, khu vực rừng thông, rừng khộp và rừng trong các loại, góp phần bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng.

5.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao năng lực chỉ huy, vai trò, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước về công tác PCCCR của chính quyền các cấp, trách nhiệm thực hiện công tác PCCCR của chủ rừng, của toàn dân, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác PCCCR.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về PCCCR; xây dựng, củng cố, duy trì mạng lưới PCCCR từ cấp tỉnh đến cơ sở, chú trọng công tác PCCCR ở cơ sở.

- Kiện toàn lực lượng PCCCR và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR ở địa phương, tổ chức xây dựng lực lượng chữa cháy rừng cơ động nhanh ở các cụm, vùng trọng điểm cháy rừng, gắn với việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCCR, kịp thời dập tắt các đám cháy, hạn chế và kiểm soát được những vụ cháy rừng lớn.

- Tiến hành thường xuyên nhiều biện pháp, hạn chế và đẩy lùi được nạn cháy rừng xảy ra trên toàn tỉnh. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ PCCCR, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được cấp cho công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như: xây dựng công trình PCCCR, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ cho hoạt động PCCCR. Xây dựng và vận hành các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, chữa cháy rừng thuộc các vùng trọng điểm.

6. Kinh phí thực hiện phương án PCCCR giai đoạn 2016 - 2020:

Tổng nhu cầu kinh phí: 246.383.859.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm bốn mươi sáu tỷ ba trăm tám ba triệu, tám trăm năm mươi chín nghìn đồng chẵn).

Trong đó:

6.1. Các đơn vị, địa phương trực thuộc do UBND tỉnh quản lý: 81.725.059.000 đồng (Tám mươi mốt tỷ, bảy trăm hai mươi lăm triệu, không trăm năm mươi chín nghìn đồng); trong đó:

- Ngân sách Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, của ngành, từ các chương trình, dự án): 17.074.029.000 đồng (Bằng chữ: Mười bảy tỷ, không trăm bốn mươi tư triệu, không trăm hai mươi chín nghìn đồng chẵn). Ngân sách địa phương bố trí tùy theo khả năng.

- Tiền dịch vụ môi trường rừng: 64.651.030.000 đồng (Sáu mươi tư tỷ, sáu trăm năm mươi mốt triệu, không trăm ba mươi nghìn đồng chẵn).

DVT: Đồng

Đơn vị, địa phương

Tổng kinh phí

Ngân sách NN

Nguồn DMVTR

1. Cấp tỉnh

52.998.299.000

4.020.000.000

41.269.270.000

Chi cục Kiểm lâm

3.624.000 000

3.624.000.000

 

Các Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR

396.000.000

396.000.000

 

Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng

23.897.629.000

7.709.029.000

16.188.600.000

Các Công ty lâm nghiệp

25.080.670.000

 

25.080.670.000

2. Cấp huyện:

4.967.000.000

4.967.000.000

 

Các Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố

 

4.967.000.000

 

3. Cấp xã:

23.759.760.000

378.000.000

23.381.760.000

06 xã không hưởng DVMTR

 

378.000.000

 

84 xã được hưởng DVMTR

 

 

23.381.760.000

Tổng cộng

81.725.059.000

17.074.029.000

64.651.030.000

6.2. Các đơn vị có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh: 164.658.800.000 đồng (Một trăm sáu mươi tư tỷ, sáu trăm năm mươi tám triệu, tám trăm nghìn đồng chẵn); trong đó:

- Nguồn dịch vụ môi trường rừng: 62.305.000.000 đồng (Sáu mươi hai tỷ, ba trăm lẻ năm triệu đồng chẵn);

- Nguồn vốn do các đơn vị tự đầu tư: 102.353.800.000 đồng (Một trăm lẻ hai tỷ, ba trăm năm mươi ba triệu, tám trăm nghìn đồng chẵn).

DVT: Đồng

Đơn vị

Tổng kinh phí

Nguồn vốn đơn vị tự đầu tư

Nguồn DMVTR

Công ty TNHH MTV Innovgreen Kon Tum

1.811.100.000

 

1.811.100.000

Công ty nguyên liệu giấy Miền Nam

60.493.900.000

 

60.493.900.000

Các đơn vị trồng cao su trên đất lâm nghiệp

102.353.800.000

102.353.800.000

 

Tổng cộng

164.658.800.000

102.353.800.000

62.305.000.000

7. Hiệu quả của phương án PCCCR:

- Bảo vệ được diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, tác động tích cực và góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến.

- Nâng cao năng lực PCCCR về chỉ đạo, chỉ huy, trình độ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư ở các thôn, làng và chính quyền cơ sở thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn.

- Xây dựng được quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành góp phần thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR; xây dựng được lực lượng PCCCR từ cơ sở để làm nòng cốt, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng khi xảy ra.

- Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR.

- Phân định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ rừng, thôn, làng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong PCCCR.

- Đưa công tác PCCCR vào nề nếp ở các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn làng nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội để từng bước thực hiện xã hội hóa công tác PCCCR.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Trên cơ sở Phương án PCCCR tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt, tổ chức hướng dẫn cụ thể các đơn vị, địa phương, các đơn vị chủ rừng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Phương án theo quy định.

- Trên cơ sở tình hình thực tế, nguồn kinh phí được cấp hằng năm, chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh xem xét Phương án PCCCR hàng năm của tỉnh Kon Tum.

- Tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Phương án PCCCR tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan: Hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tổng hợp nhu cầu kinh phí phục vụ cho công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp; các Thủ trưởng các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các đơn vị chủ rừng, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Cục Kiểm lâm;
- Chi cục Kiểm lâm vùng IV;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh:
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Tuy