Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 07 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung ngày 21/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 197/2005/QĐ-BNN-KL ngày 27/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án PCCCR cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhận được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép và phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1683/TTr-NN-KL ngày 30/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên phương án: Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020.
2. Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục tiêu của Phương án:
3.1. Mục tiêu chung
Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chủ động trong việc kiểm tra, kiểm soát, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện, sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, thành phố, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản, tài nguyên rừng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao năng lực chỉ huy PCCCR;
- Nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng chuyên ngành PCCCR và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR;
- Xây dựng công trình PCCCR; đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công cụ phục vụ cho các hoạt động PCCCR;
- Xây dựng và vận hành các hoạt động dự báo cháy rừng, phát hiện điểm cháy, chữa cháy rừng thuộc vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh.
4.1. Kiện toàn lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp
- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp. Quy định cơ chế thống nhất chỉ huy điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cơ chế huy động lực lượng đến chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ ở địa phương, đơn vị.
- Tổ chức quy hoạch lực lượng PCCCR các cấp. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy và chữa cháy rừng các cấp, phương án tác chiến chữa cháy rừng của thôn, bản.
4.2. Tổ chức và xây dựng các biện pháp PCCCR
a) Các biện pháp phòng cháy rừng:
- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy.
- Xây dựng và vận hành quy trình dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Biên tập, in đĩa, ấn phẩm tuyên truyền PCCCR: 72 ấn phẩm; in mẫu cam kết, tờ rơi PCCCR: 7.000 tờ.
- Đào tạo, huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng: Tổ chức 02 cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện và 03 cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã; 12 hội nghị tập huấn về kiến thức PCCCR, tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ rừng và PCCCR.
- Xây dựng và duy trì các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng: Xây dựng 50 biển cấm lửa rừng; Duy tu, sửa chữa 22 bảng tin tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ rừng; Xây dựng 30 bể chứa nước để dự trữ nước phục vụ chữa cháy rừng tại các khu rừng dễ cháy; Làm 30km (chiều rộng: 10m) đường ranh cản lửa phù hợp với quy hoạch, gắn với đường lô khoảnh để thuận lợi cho việc vận chuyển, vận xuất, kết nối với hệ thống đường dân sinh hiện có.
- Xây dựng các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy cho phù hợp: Dọn vệ sinh rừng: 442,8 ha, làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao, khu rừng giáp ranh với khu dân cư, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử văn hóa....
- Xây dựng và thực hiện quy trình phát hiện điểm cháy rừng, thông tin trong chữa cháy rừng; Nghiên cứu, đề xuất các quy trình PCCCR
b) Các biện pháp chữa cháy rừng
- Xây dựng và vận hành quy trình chỉ đạo điều hành và chữa cháy rừng theo phương châm "bốn tại chỗ"; tổ chức lực lượng chữa cháy rừng các cấp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện chữa cháy rừng, theo nguyên tắc chữa cháy rừng phải khẩn trương, kịp thời, và thống nhất tất cả các lệnh và các yêu cầu.
Ký hợp đồng với lực lượng cộng tác viên Kiểm lâm: Hàng năm Chi cục tiến hành ký hợp đồng với 28 người là dân địa phương làm công tác quản lý bảo vệ rừng gọi là lực lượng cộng tác viên kiểm lâm (Lực lượng này được trả lương bằng 0,3 hệ số lương cơ sở và được trang bị quần áo bảo hộ).
- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng; Kỹ thuật an toàn trong chữa khi chữa cháy rừng
- Đầu tư phương tiện, công cụ cần thiết cho lực lượng PCCCR ở cơ sở, để có khả năng xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Mua sắm phương tiện PCCCR như: 4 máy bơm đẩy cao để bơm nước vào các bể chứa; 01 máy bơm chuyên dụng chữa cháy rừng; 20 bình chữa cháy đeo vai; 03 máy phát điện; 300 dao phát; 250 câu liêm; 60 đèn pin ác quy; 290 cào dập lửa.
c) Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến tình hình cháy rừng và báo cáo về Ban chỉ huy PCCCR các cấp; Thiết lập hệ thống thông tin phòng cháy chữa cháy rừng
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng trực cháy trong mùa khô hanh: Chi cục Kiểm lâm cử cán bộ trực luân phiên cùng với lực lượng cộng tác viên tại địa bàn trực gác rừng vào các ngày hanh khô của các tháng mùa khô trong năm, tại các khu rừng trọng điểm về cháy rừng, gần các khu công nghiệp, khu di tích lịch sử văn hóa,… có lượng người ra vào rừng lớn, các đơn vị cử người trực từ 6h00’ đến 18h00’ hàng ngày (trừ những ngày mưa).
d) Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra
- Xây dựng phương pháp điều tra, xác định nguyên nhân gây cháy.
- Xây dựng phương pháp xác định thiệt hại (diện tích, loại rừng, địa điểm...) do cháy rừng gây ra
- Xây dựng phương án và lập kế hoạch chỉ đạo, giám sát phục hồi rừng.
5. Khái toán nhu cầu kinh phí thực hiện Phương án giai đoạn 2018-2020: 10.546.594.000 đồng (Bằng chữ: Mười tỷ năm trăm bốn mươi sáu triệu năm trăm chín mươi bốn nghìn đồng)
- Chi hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh: 72.000.000 đồng
- Chi lực lượng cộng tác viên Kiểm lâm: 446.880.000 đồng
- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng : 63.000.000 đồng
- Thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng: 97.800.000 đồng
- Tuyên truyền công tác PCCCR: 91.600.000 đồng
- Tập huấn và diễn tập chữa cháy rừng: 1.392.408.000 đồng
- Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR: 2.286.570.000 đồng
- Dọn vệ sinh rừng, giảm vật liệu cháy trong rừng 4.839.836.000 đồng
- Trang thiết bị phục vụ PCCCR: 746.500.000 đồng
- Bồi dưỡng cho người được huy động chữa cháy rừng: 510.000.000 đồng
5.2. Phân kỳ vốn đầu tư
- Năm 2018: 2.588.073.000 đồng
- Năm 2019: 4.301.013.000 đồng
- Năm 2020: 3.657.508.000 đồng
Ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có)
6. Thời gian thực hiện: Trong thời gian 3 năm (2018 - 2020).
Điều 2. Giao cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng cháy và chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh (Sở Nông nghiệp và PTNT) chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng; căn cứ nội dung Phương án PCCCR được duyệt, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ thời gian quy định.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho Bạc Nhà nước tỉnh; Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành ./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1572/QĐ-UB năm 1997 về bản quy định về kỹ thuật đốt trước có điều khiển trong phòng cháy rừng thông ở Lâm Đồng
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp cấp bách để bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Thông tư liên tịch 61/2007/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng do Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Quyết định 197/2005/QĐ-BNN-KL về việc ban hành hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1572/QĐ-UB năm 1997 về bản quy định về kỹ thuật đốt trước có điều khiển trong phòng cháy rừng thông ở Lâm Đồng
- 7Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 11Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp cấp bách để bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 13Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 14Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Phương án phòng cháy chữa cháy tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
Quyết định 163/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 163/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Hữu Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra