- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 4Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2020/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 20 tháng 4 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tại Tờ trình số 210/TTr-BDT ngày 16/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân công quản lý nhà nước và vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/5/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 16/2020/QĐ-UBND ngày 20/04/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
1. Quy định này quy định về phân công quản lý nhà nước; thực hiện các chế độ, chính sách và vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định (sau đây gọi là người có uy tín);
2. Những nội dung liên quan đến việc phân công quản lý nhà nước; thực hiện các chế độ, chính sách và vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định nhưng không được quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
1. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây viết tắt là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg);
2. Các Sở, ban ngành tỉnh; UBND các huyện nơi có cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn, sinh sống và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động quản lý và thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 3. Nguyên tắc phân công quản lý nhà nước
1. Người có uy tín chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền; giữ mối quan hệ phối hợp nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp trên địa bàn tỉnh tạo sự thống nhất về nhận thức trong công tác vận động, phát huy vai trò và thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín;
2. Cấp tỉnh trực tiếp quản lý, vận động những người có phạm vi ảnh hưởng từ một huyện trở lên, hoặc phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn nhưng là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự; những người có uy tín còn lại do cấp huyện trực tiếp quản lý, vận động hoặc giao cho cấp xã thực hiện;
3. Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định công nhận; bổ sung người có uy tín và thực hiện việc rà soát, bổ sung hoặc thay thế người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số đúng trình tự, thủ tục theo các quy định hiện hành. Hướng dẫn các huyện liên quan thực hiện thống nhất quy trình, thủ tục xét chọn, lập danh sách, rà soát, đánh giá người có uy tín đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí quy định tại Điều 4, Điều 6, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Điều 4. Vị trí, vai trò của người có uy tín
1. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là những người gương mẫu và vận động cộng đồng các dân tộc thiểu số chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú;
2. Là người tiêu biểu có nhiều công lao đóng góp xây dựng thôn, làng, khu phố, có ảnh hưởng tốt trong dòng họ, trong đồng bào dân tộc ở thôn, làng, khu phố và cộng đồng dân cư nơi cư trú có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với đồng bào dân tộc, hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc, có khả năng tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định, được nhân dân tin tưởng, nghe và làm theo
3. Người có uy tín có vai trò là nhân tố quan trọng góp phần duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần, lành mạnh tiến bộ trong cộng đồng;
4. Người có uy tín có vai trò làm cầu nối giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở với người dân giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Điều 5. Trách nhiệm của người có uy tín
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số phải có trách nhiệm ra sức phấn đấu thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
1. Tích cực theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia đầy đủ các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các lớp tập huấn chuyên đề về phòng, chống tội phạm, về nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, về an ninh - quốc phòng, về phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, chính sách dân tộc có liên quan do các cơ quan và địa phương tổ chức tham gia vào các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và trình độ hiểu biết, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao;
2. Nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc về bản sắc văn hóa, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn nơi mình cư trú để phục vụ cho công tác tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân thực hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, từng bước đẩy lùi và loại bỏ những phong tục lạc hậu, nguy hại đang tồn tại trong đời sống cộng đồng dân cư;
3. Tích cực vận động đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân tham gia lao động sản xuất, giảm nghèo; tham gia hưởng ứng các phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua khác tại địa phương. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương khi được chính quyền tổ chức lấy ý kiến;
4. Chủ động, tham gia phối hợp với hòa giải viên ở cơ sở, tổ chức hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong dòng họ, dòng tộc; các tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân vận động, cảm hóa, tác động để làm thay đổi tư tưởng và hành vi của những đối tượng hoạt động tuyên truyền, phát triển tà đạo trái pháp luật đấu tranh ngăn chặn kịp thời các luận điệu xuyên tạc, lừa bịp, kích động của kẻ xấu; tham gia cùng với công an, dân quân tự vệ giáo dục và thuyết phục các đối tượng lầm lỡ sớm gia nhập cộng đồng để làm ăn sinh sống vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia phong trào đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên địa bàn thôn, làng, khu phố (hoặc tổ dân phố) xã, thị trấn góp phần thực hiện phong trào đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, xây dựng thôn, làng, khu phố (hoặc tổ dân phố) vững mạnh toàn diện;
5. Giải thích, tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia giám sát một cách tích cực, chủ động, có hiệu quả vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, nhằm đảm bảo cho các chính sách dân tộc được triển khai đúng với mục tiêu, đối tượng và tiến độ thực hiện theo quy định được phê duyệt của chính sách. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tại địa bàn, góp phần bảo vệ, duy trì năng lực phục vụ, phát huy hiệu quả của các công trình. Trực tiếp tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu
6. Tích cực phối hợp với Ban Quản lý thôn, làng, khu phố, Trưởng ban công tác Mặt trận và các hội đoàn thể trong các hoạt động của thôn, làng, khu phố; chủ động trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở thôn, làng, xã trong sạch, vững mạnh, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân;
7. Xây dựng gia đình mình ấm no, hạnh phúc, đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trở thành gia đình gương mẫu trong thôn, làng, khu phố để đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân noi theo;
8. Với uy tín và trách nhiệm của bản thân, ra sức vun đắp, xây dựng và khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, phát huy trách nhiệm người dân trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, làm cho đồng bào ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chống lại kẻ xấu lợi dụng sự nhận thức lạc hậu của đồng bào để tạo ra các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo, gây mất đoàn kết nội bộ nhân dân, phá rối an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương; tuyên truyền không để tập tục lạc hậu phát triển và vận động con em trong thôn, làng ở độ tuổi đi học phải được đến trường và không được bỏ học;
9. Bản thân có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu cho gia đình mình; đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình khác cách thức làm ăn để thoát nghèo; tích cực tham gia vào việc duy trì, kế tục, bảo tồn, phát huy các ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc mình;
10. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình tích cực giải thích, tuyên truyền vận động mọi người không được lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn; không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong gia đình, dòng họ của mình không có trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Điều 6. Thủ tục công nhận và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín
Nguyên tắc, thủ tục, trình tự, hồ sơ xét công nhận, bổ sung và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín tiêu biểu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
Điều 7. Chế độ chính sách đối với người có uy tín
Các chế độ chính sách đối với người có uy tín được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều 8. Kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín
1. Việc quản lý, sử dụng, bố trí và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn liên quan;
2. Kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện các chính sách quy định tại điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 5 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg được UBND tỉnh quyết định phân bổ thực hiện như sau:
a) Ban Dân tộc thực hiện chính sách hỗ trợ vật chất và động viên tinh thần, cấp báo hoặc hình thức cung cấp thông tin khác phù hợp với người uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg;
b) Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện chính sách hỗ trợ vật chất và động viên tinh thần cho người uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg.
3. Kinh phí ngân sách địa phương cấp thực hiện các nội dung sau:
a) Nguồn ngân sách tỉnh: Ban Dân tộc sử dụng nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh bố trí trong dự toán hàng năm để thực hiện chính sách: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, thăm quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi các gia đình người có uy tín gặp khó khăn; khen thưởng; phối hợp các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc bình chọn và thực hiện chính sách người uy tín trên địa bàn tỉnh; đón tiếp người có uy tín khi đến thăm, làm việc tại UBND tỉnh và Ban Dân tộc;
b) Nguồn ngân sách các huyện: Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện sử dụng nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh phân bổ dự toán chi cho UBND các huyện có liên quan để thực hiện theo quy định phân cấp; trong đó, đã bao gồm các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg để thực hiện chế độ, chính sách người có uy tín trên địa bàn huyện như: Cung cấp thông tin; tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình hiệu quả trong tỉnh; khen thưởng; kiểm tra việc bình chọn và thực hiện chính sách người uy tín trên địa bàn huyện thăm hỏi các gia đình người có uy tín gặp khó khăn đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu người có uy tín đến thăm, làm việc tại huyện.
Điều 9. Trách nhiệm của Ban Dân tộc
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quy định này nhằm ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ người có uy tín hoàn thành nhiệm vụ được giao;
2. Xây dựng Sổ tay hướng dẫn người có uy tín thực hiện nhiệm vụ và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định về phân công quản lý nhà nước; thực hiện các chế độ, chính sách và vị trí, vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương;
3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện xây dựng kế hoạch thực hiện đồng thời kiểm tra, đôn đốc các huyện triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Tổng hợp, báo cáo các kiến nghị, đề xuất những vấn đề có liên quan đến thực hiện chính sách của các địa phương và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện;
4. Chủ trì, tổ chức thực hiện nội dung cấp báo (không thu tiền) hoặc hình thức cung cấp thông tin khác phù hợp với người có uy tín theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg; phối hợp Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức thăm hỏi người có uy tín ốm đau, chết và các gia đình người có uy tín khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, bố, mẹ, vợ, chồng, con chết theo các quy định tại Quyết định 12/2018/QĐ-TTg;
5. Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nguyên tắc, thủ tục, trình tự, hồ sơ xét công nhận người có uy tín tiêu biểu theo Điều 6 của Quyết định 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
6. Định kỳ và đột xuất, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chính sách đối với người có uy tín cho UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo dõi, chỉ đạo;
7. Khen thưởng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng người có uy tín có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1 Chủ trì xây dựng Kế hoạch thực hiện khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín theo Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Quy định này, cụ thể:
a) Hướng dẫn Công an các huyện xây dựng kế hoạch thực hiện đồng thời kiểm tra, đôn đốc các huyện triển khai thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Tổng hợp, báo cáo các kiến nghị, đề xuất những vấn đề có liên quan đến chính sách của các địa phương và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện;
b) Chỉ đạo Công an cấp dưới hoặc trực tiếp gặp gỡ, cung cấp thông tin, tình hình an ninh trật tự thăm tặng quà, vận động, tranh thủ cá biệt, phát huy vai trò người có uy tín trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động chống đối của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, giải quyết các vụ việc phức tạp xảy ra, giữ vững ổn định an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất khi người có uy tín bị ốm đau thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất cho gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, bố mẹ, vợ con hoặc bản thân người có uy tín qua đời; tổ chức đón tiếp người có uy tín khi đến thăm, làm việc tại cơ quan Công an;
d) Khen thưởng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng người có uy tín có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ an ninh trật tự;
2. Hàng năm, phối hợp với Ban Dân tộc; các ngành và UBND các huyện liên quan trong việc tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm cho người có uy tín.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành có liên quan cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo hoạt động của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín của các địa phương tổng hợp, báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định;
2. Hướng dẫn cơ chế tài chính quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn liên quan; bố trí kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 7 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg cho các sở, ngành và UBND các huyện liên quan.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách khen thưởng người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định hiện hành về thi đua, khen thưởng.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm triển khai và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín tham gia đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại địa phương mà bị thương hoặc hy sinh thì làm thủ tục, trình tự xem xét, quyết định công nhận người có uy tín là thương binh hoặc liệt sỹ và được hưởng các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Bình Định
1. Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành và các địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín với các hình thức đa dạng, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số;
2. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp để cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiểu và có thông tin chính xác về chính sách, chế độ, trình tự, thủ tục bình chọn, xét công nhận người có uy tín;
3. Kịp thời đưa tin hoặc có bài viết, phóng sự biểu dương người tốt, việc tốt để nhân rộng nhân tố mới, tích cực trong người có uy tín và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị vùng dân tộc, miền núi trong tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành và các địa phương liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín với các hình thức đa dạng, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác thực hiện chính sách và vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
1. Phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch và tham gia giám sát thực hiện chính sách theo quy định; đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng đối tượng; tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người có uy tín;
2. Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp tham gia giới thiệu bình chọn và xét duyệt người có uy tín bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng và thực hiện đúng chế độ động viên người có uy tín thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.
Điều 17. Trách nhiệm của Bưu điện tỉnh
Phối hợp Ban Dân tộc cung cấp đầy đủ Báo cho người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Bưu điện các huyện cấp Báo Bình Định và Báo Dân tộc và Phát triển cho người có uy tín đảm bảo đúng địa chỉ, đủ số lượng và kịp thời theo quy định.
1. Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện việc lập danh sách, phân cấp quản lý, phân công thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín ở địa phương. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần đối với người có uy tín trên địa bàn huyện đúng quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan;
2. Giao Phòng Dân tộc hoặc cơ quan theo dõi công tác dân tộc cấp huyện là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện chính sách đúng đối tượng, đúng chế độ và kịp thời; định kỳ tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chính sách gửi Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định;
4. Phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện chính sách cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức và thăm quan học tập kinh nghiệm, mô hình cho người có uy tín; thông tin kịp thời cho Ban Dân tộc các trường hợp người có uy tín bị ốm đau, gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn) hoặc người thân trong gia đình qua đời;
5. UBND các huyện xét chọn và khen thưởng người có uy tín trên địa bàn huyện hoặc lập hồ sơ đề nghị cấp trên xét khen thưởng đối với người uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
6. Lập dự toán kinh phí về các nội dung thực hiện chính sách do địa phương thực hiện gửi về Ban Dân tộc trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáo Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính đúng thời gian quy định;
7. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc rà soát, bình chọn, công nhận và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có uy tín ở cơ sở;
8. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất gửi Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc đúng quy định.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
1. Chịu trách nhiệm trực tiếp việc lập danh sách công nhận, bổ sung, đưa ra khỏi danh sách; giám sát việc thực hiện Quyết định này và các văn bản liên quan đến người có uy tín ở địa phương;
2. Phối hợp với Phòng Dân tộc huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện chính sách cung cấp thông tin cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn quản lý;
3. Xét, chọn và đề nghị Chủ tịch UBND huyện khen thưởng người có uy tín trên địa bàn hoặc đề nghị cấp trên xem xét đối với người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự ở địa phương theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (báo cáo hàng quý, 6 tháng, năm hoặc đột xuất) kết quả thực hiện chính sách người có uy tín gửi về UBND huyện (qua Phòng Dân tộc) xem xét, báo cáo Ban Dân tộc và UBND tỉnh đúng theo quy định.
1. Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này;
2. Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung thì đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời có ý kiến phản ánh bằng văn bản gửi về Ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền./.
- 1Kế hoạch 30/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020
- 2Kế hoạch 1168/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dần tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
- 3Quyết định 58/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020
- 4Quyết định 769/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Quyết định 43/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 256/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Quyết định 85/2015/QĐ-UBND bổ sung Quy định chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 256/2014/QĐ-UBND
- 6Kế hoạch 252/KH-UBND năm 2023 thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 10 về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2021-2025
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 2Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 7Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 30/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2020
- 9Kế hoạch 1168/KH-UBND về thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dần tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2020
- 10Quyết định 58/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020
- 11Quyết định 769/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 12Quyết định 43/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 256/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Quyết định 85/2015/QĐ-UBND bổ sung Quy định chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 256/2014/QĐ-UBND
- 13Kế hoạch 252/KH-UBND năm 2023 thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 10 về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2021-2025
Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về phân công quản lý nhà nước và vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 16/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết