Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2005/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY CHỦ YẾU CHO TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT THEO 9 VÙNG SINH THÁI LÂM NGHIỆP.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/12/1999 của ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp".

Điều 2. Trong từng thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ điều chỉnh, bổ sung Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất nhằm đáp ứng phát triển kinh tế lâm nghiệp và nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
 



Hứa Đức Nhị

 

DANH MỤC

CÁC LOÀI CÂY CHỦ YẾU CHO TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT THEO 9 VÙNG SINH THÁI LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005).

1. Vùng Tây Bắc (TB): Gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình

l) Tếch (Tectona grandis)

2) Xoan ta (Melia azedarach)

3) Lát hoa (Chukrasia tabularia A.Juss)

4) Gạo (Bombax malabarica DC)

5) Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch)

6) Keo lai (Acacia mangium x Acacia. aunculiformis)

7) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

8) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)

9) Bạch đàn Urophylla (Eucalyptus. urophylla S.T.Blake)

l0) Bạch đàn lai (các giống ìai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)

11) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte)

12) Luồng (Dendrocalamus membran- ceus Munro)

13) Trẩu (Vernicia montana).

2. Vùng Trung tâm (TT) gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

l) Xoan ta (Melia azedarach)

2) Sa mộc (Cinnamomum casia (L.) J.Presl)

3) Mỡ (Mangletia conifera Dandy)

4) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

5) Keo lá tràm (Acacia aunculiformis)

6) Trám trắng (Cananum album (Lour.) Raeusch)

7) Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw)

8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

9) Bạch đàn (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)

l0) Keo lai (Acacia mangium x Acacia. auriculiformis)

11) Luồng (Dendrocalamus membran- ceus Munro)

12) Tre điềm trúc (Dendracalamus ohlami Kengf)

13) Quế (Cinnamomum casia (L.) J.Presu.

3. Vùng Đông Bắc (ĐB) gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang.

1) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)

2) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

3) Mỡ (Mangletia conifera Dandy)

4) Sa mộc (Cinnamomum casia (L.) J.Presl)

5) Tông dù (Toona sinensis (A.Juss) M.Roem)

6) Trám trắng (Cananum album (Lour.) Raeusch)

7) Thông mã vĩ (Pinus masoniana Lamb)

8) Thông nhựa (Pinus merkusii Jung h.et.de Vries)

9) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

10) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)

11) Keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis)

12) Trúc sào (Phyllostachys pubescens Majiel ex.H.de lehaie)

13) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) (Lipthocarpus flssus Champ. ex benth.)

14) Chè đắng (Ilex kaushue S.Y.Hu

15) Hồi (Illicium ve rum Hook.f.).

4. Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh: Hải Phòng, Hải D­ương, Bắc Ninh, H­ng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.

1) Xoan ta (Me lia azedarach L)

2) Gạo (Bombax malabarica DC)

3) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)

4) Xà cừ (Khasya senegalensis (Desr) A.Fuss)

5) Keo lá tràm (Acacia auricuhformis A.Cunn.ex Benth)

6) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

7) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereico- rnis Sam)

8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus. urophylla S.T.Blake)

9) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)

10) Phi lao (Casuarina equesetifolia Forst et Forst f.)

11) Mây (Calamus tetradacthylus Hance)

12) Tre điềm trúc (Dendrocalamus ohlami Kengf)

13) Hòe (Sophora Japonica L.)

14) Lát Mexico (Cedrela odorata).

5. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

1) Huỷnh (Tarrietia javanica Blume)

2) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)

3) Keo lưỡi liềm (Acasia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)

4) Keo lá tràm (Acaria auriculiformis A.Cunn.ex.Benth)

5) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

6) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet)

7) Bạch đàn tere (Eucalyptus teretico- rnis Sam)

8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

9) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)

10) Keo lai (Acacia mangium x A.auri- culiformis)

11) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f.)

12) Luồng (Dendrocalamus membran- ceus Munro)

13) Thông nhựa (Pinus merkusii Jung- h.et.de Vries)

14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte)

15) Quế (Cinamomum casia (L) J.Presl.)

16) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) (Lithocar- pus fissus Champ. ex benth.).

6. Vùng Nam Trung bộ (NTB) gồm 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

l) Xoan ta (Melia azedarach L)

2) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn)

3) Dầu rái (Dipterocapus alatus Roxb.- Ex.G.Don)

4) Sao đen (Hopera odorata Roxb)

5) Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)

6) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth)

7) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

8) Thông Caribê (Pinus canbaea Morelet)

9) Bạch đàn Camall (Eucalyptus camal- dulensis Dehanh)

l0) Bạch đàn têre (Eucalyptus tereticor- nis Sam)

1l) Keo lai (Acacia mangium x A.auri- culiformis)

12) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f.)

13) Quế (Cinamomum casia (L.) J.Pretl)

14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte).

7. Vùng Tây Nguyên (TN) gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắknông, Đắclắc, Gia Lai, Kon Tum.

l) Dầu rái (Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don)

2) Sao đen (Hopera odorata Roxb)

3) Tếch (Tectona grandis L)

4) Xà cừ (Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss)

5) Xoan ta (Melia azedarach L)

6) Giổi xanh (Micheha meriocris Dandy)

7) Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)

8) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth)

9) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

10) Keo lai (Acacia mangium x A.auri- culiformis)

11) Thông canbê (Pinus caribaea Morelet)

12) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

13) Dó trẩm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte)

14) Bời lời đỏ (Litsea glutinosa (Lowr.) cư B.Rob.

8. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình D­ương, Bình Phước, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh.

l) Dầu rái (Dipteroeapus alatus Roxb. Ex.G.Don)

2) Sao đen (Hopera odorata Roxb)

3) Gáo (Neolamarkia cadamba (Roxb) Bosser

4) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn)

5) Xoan ta (Melia azedarach L)

6) Tếch (Tectona grandis L) .

7) Xà cừ (Khaya senegalensib (Desr) A.Fuss)

8) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet)

9) Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn.ex Benth)

l0) Keo lá tràm (Acacia aanculiformis A.Cunn.ex.Benth).

11) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

12) Bạch đàn camall (Eucalyptus camal- dulensis Dehanh) .

13) Keo lai (Acacia mangium x Aeacia auriculiformis)

14) Dó trầm (Aquqlama crassna Pierre ex Lecomte)

15) Lát Mexico (Cedrela odorata)

16) Xoan mộc (Toona suremi Blume Merr).

9. Vùng Tây Nam Bộ (TNB) gồm 12 tỉnh: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh.

l) Đư­ớc (Rhizophora apiculata Blume)

2) Tràm cừ (Melaleua cajuputi Powell)

3) Tràm Lơca (Melaleuca leucadendra L.)

4) Gáo (Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser)

5) Bạch đàn camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh) .

6) Bạch đàn tere (Eucalyptus teretico- rnis Sam)

7) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth)

8) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)

9) Bát độ (điềm trúc) (Dendroealamus ohlami Kengf.)

l0) Dó trầm (Aquilama crassna Piierre ex Lecomte)./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 16/2005/QĐ-BNN về Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 16/2005/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/03/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hứa Đức Nhị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 21
  • Ngày hiệu lực: 08/04/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 10/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản