Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1589/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh về Phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1376/TTr.SNN-QLKTKHCN ngấy 07/5/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển đàn dê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025 (Có đề cương nhiệm vụ kèm theo).

Điều 2.

1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Giao Sở Tài chính trên cơ sở đề cương nhiệm vụ được duyệt, thẩm định dự toán kinh phí xây dựng Đề án do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong vùng xây dựng Đề án; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT NN UBND tỉnh;
- PVP TC UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nghĩa Hiếu

 

ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 22/5/2020 của UBND tỉnh Nghệ An)

A. NHIỆM VỤ LẬP ĐỀ ÁN

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

Xây dựng Đề án Phát triển đàn dê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025 là cơ sở cho việc xác định được tiềm năng lợi thế của địa phương có điều kiện thích nghi để đầu tư phát triển chăn nuôi dê thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn, nhất là các địa phương miền núi; góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội nói chung, tình hình phát triển chăn nuôi nói riêng, trong đó tập trung đánh giá thực trạng chăn nuôi dê từ chăn nuôi đến chế biến và thị trường tiêu thụ.

- Phân tích hiệu quả chăn nuôi dê thương phẩm (dê sinh sản và dê thịt).

- Xác định phạm vi, quy mô có khả năng phát triển đàn dê (đến đơn vị xã) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa dê thương phẩm có tính cạnh tranh.

- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện đề án khả thi, hiệu quả sau khi đề án được phê duyệt.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An có tác động ảnh hưởng đến chăn nuôi dê thương phẩm (dê sinh sản và dê thịt).

- Ngành chăn nuôi nói chung, các hình thức tổ chức sản xuất; các địa phương có khả năng thích nghi phát triển dê thương phẩm (dê sinh sản và dê thịt) hiệu quả.

- Chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm dê thương phẩm.

2. Phạm vi nghiên cứu

- 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện đề án: từ 2020-2025.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, đề cương, dự toán kinh phí

Căn cứ các thông tư, văn bản quy định lập đề cương, nhiệm vụ và xây dựng dự toán kinh phí.

2. Lập báo cáo tổng hợp

Căn cứ các quy định hiện hành về công tác lập quy hoạch, kế hoạch, đề án và căn cứ theo đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí được phê duyệt.

3. Thẩm định, trình phê duyệt đề án

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án.

4. Phân công thực hiện nhiệm vụ

- Cơ quan tổ chức lập đề án: UBND tỉnh Nghệ An.

- Cơ quan lập đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Đơn vị tư vấn: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.

5. Tiến độ thực hiện

- Tháng 3-5/2020: xây dựng đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí và trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tháng 5-6/2020: Triển khai điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, xây dựng dự thảo đề án.

- Tháng 6-7/2020: xin ý kiến các ngành, địa phương, tổ chức hội thảo, hoàn thiện báo cáo, trình thẩm định.

- Tháng 7- 8/2020: trình thẩm định và phê duyệt Đề án.

IV. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN

1. Báo cáo tổng hợp: 31 bộ (lưu tại Sở Nông nghiệp và PTNT 10 bộ, gửi các Sở ngành, địa phương 21 bộ), bao gồm:

- Thuyết minh tổng hợp.

- Quyết định phê duyệt Đề án.

- Các văn bản liên quan.

2. Bản đồ màu tỷ lệ 1/100.000: 02 bộ

- Bản đồ hiện trạng chăn nuôi dê tỉnh Nghệ An năm 2020;

- Bản đồ định hướng phát triển đàn dê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025.

3. File điện tử: 02 đĩa CD lưu file dữ liệu gồm: Báo cáo Thuyết minh tổng hợp, bảng biểu, báo cáo tóm tắt và bản đồ các loại.

B. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Dê là loài động vật nhai lại, là gia súc được nuôi để lấy thịt, sữa và da. Dê có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt và là một đối tượng của việc chăn nuôi gia súc lấy sữa. Ở Việt Nam, dê có từ lâu đời, có đặc điểm là chịu kham khổ, thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, vì vậy, dê hầu như được nuôi phổ biến khắp các tỉnh, thành trong cả nước, thích hợp nhất là vùng đồi núi.

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (1.648.162ha), với địa hình đa dạng: đồi núi cao, núi thấp, bán sơn địa, đồng bằng,... là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng. Bên cạnh đó thời gian qua tình hình dịch bệnh trên các loài vật nuôi khác như lợn, gia cầm diễn biến phức tạp, tác động ảnh hưởng lớn đến thị trường và nhu cầu tiêu thụ. Sản phẩm dê và thịt dê ngoài giá trị cao về dinh dưỡng, sản phẩm thịt dê là một trong những sản phẩm sạch, ổn định, ít bị dịch bệnh, tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Một số địa phương đã phát triển chăn nuôi dê tạo thương hiệu như: Tân Kỳ, Thanh Chương, Nghi Lộc,... Tuy nhiên do chưa có đề án phát triển nên hình thức chăn nuôi dê chủ yếu còn nhỏ lẻ, chưa tạo được sự liên kết, khối lượng sản phẩm hàng hóa còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thị trường.

Để khai thác tiềm năng, phát triển đàn dê theo quy mô hàng hóa, áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi để nâng tổng đàn, sản lượng, chất lượng sản phẩm thịt dê, nâng cao thu nhập cho người dân tại các địa phương có điều kiện phát triển chăn nuôi dê phù hợp, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân một cách bền vững, việc xây dựng Đề án phát triển đàn dê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025 là cần thiết.

II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phâm giông vật nuôi;

- Các Quyết định của ỤBND tỉnh Nghệ An: số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013- 2020; số 3079/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 về việc phê duyệt Đề án phát triển cây, con chủ yếu, gắn với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020; số 3396/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 Phê duyệt Quy hoạch sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 31/01/2020 về việc ban hành chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ An;

2. Căn cứ khác

- Thông báo số 611/TB-UBND, ngày 15/10/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thông báo Kết luận của đồng chí Thái Thanh Quý - UV dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị trực tuyến Đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các giải pháp cấp bách ngăn chặn, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi;

- Thông báo số 88/TB-UBND, ngày 19/02/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thông báo Kết luận của đồng chí Lê Hồng Vinh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh tại Hội ghị trực tuyến Triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi và các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

- Báo cáo đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội; số liệu thống kê các địa phương có liên quan đến xây dựng Đề án phát triển đàn dê trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Tình hình phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi dê nói riêng, chế biến và thị trường tiêu thụ.

III. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

1. Tên gọi: Đề án Phát triển đàn dê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025.

2. Cơ quan lập Đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT.

3. Đơn vị tư vấn: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.

Phần thứ nhất

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2019

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

1.2. Khí hậu, thời tiết

1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

1.4. Thủy văn, nguồn nước

2. Tình kinh tế-xã hội

2.1. Dân số, lao động

2.2. Hiện trạng sử dụng đất

2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế

2.4. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi (nêu một số vật nuôi chính)

2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI DÊ ĐẾN NĂM 2019

1. Thực trạng chăn nuôi dê

(Tổng đàn, sản lượng; cơ cấu giống,....)

2. Ứng dụng các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi dê

3. Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi dê

4. Chế biến và thị trường tiêu thụ

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

IV. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tình hình trong nước và trong tỉnh

2. Thị trường tiêu thụ

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020- 2025

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ

(Xây dựng tiêu chí, căn cứ vào: điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, tập quán vùng miền, cơ sở hạ tầng, nhu cầu thị trường,...).

- Điều kiện địa hình, đất đai

- Điều kiện xã hội (tập quán, kinh nghiệm, trình độ chăn nuôi,...)

- Điều kiện về cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu chăn nuôi dê

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm

2. Quy mô, địa bàn phân bố

- Quy mô phát triển tổng đàn dê đến 2025

- Địa bàn phân bố (cụ thể đến xã, tổng hợp theo vùng, huyện).

3. Dự kiến kết quả sản xuất chăn nuôi Dê

- Tổng đàn dê,

- Cơ cấu đàn dê (dê thịt, dê sinh sản,...)

- Cơ cấu giống

- Sản lượng xuất chuồng

(Phân khai đến huyện, thành, thị xã và kế hoạch thực hiện theo từng năm).

4. Chế biến, thị trường tiêu thụ

4.1. Cơ sở chế biến

- Cơ sở hiện có (đầu tư nâng cấp, đầu tư công nghệ)

- Đầu tư xây dựng cơ sở mới

4.2. Thị trường tiêu thụ

(Thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng,...)

III. KHÁI TOÁN KINH PHÍ

1. Dự kiến kinh phí thực hiện

2. Phân nguồn kinh phí

IV. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

2. Hiệu quả xã hội

3. Hiệu quả môi trường

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về Tổ chức sản xuất

2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ

3. Giải pháp về cơ chế chính sách

4. Giải pháp về nguồn nhân lực

5. Giải pháp về thị trường và thu hút đầu tư

6. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm dê.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phân công, phân nhiệm tổ chức thực hiện đề án, nêu rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc tổ chức thực hiện đề án; các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có liên quan.

Phần thứ ba

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1589/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển đàn dê tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025

  • Số hiệu: 1589/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/05/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/05/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản