Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1571/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 31 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 344/BC-SKHĐT ngày 03/8/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; phù hợp và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực và định hướng phát triển của vận tải đường bộ; bảo đảm an toàn giao thông, nâng cao chất lượng phục vụ vận tải, đáp ứng với nhu cầu ngày một nâng cao của người dân; đảm bảo tính khả thi; khắc phục được những hạn chế, bất cập chưa phù hợp trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải thời gian qua.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phát triển. Thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung:

a) Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe taxi (bãi đỗ xe, điểm đỗ xe...) trên hệ thống đường bộ đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của hành khách.

b) Triển khai hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ, từng bước nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động điều hành vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng xe taxi.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 1 (từ năm 2015 đến năm 2020):

Duy trì, củng cố, sắp xếp lại phương tiện vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định hiện hành. Phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi về tất cả các huyện, đảm bảo người dân có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách dễ dàng thuận tiện.

Đến năm 2020 đáp ứng 100% nhu cầu đi lại bằng xe taxi của người dân với tổng số xe taxi trên địa bàn toàn tỉnh là 950 xe; số lượng doanh nghiệp ≤ 33 doanh nghiệp. Thay thế 58 phương tiện hết niên hạn sử dụng, bổ sung 371 phương tiện vận tải mới. Xây dựng, cải tạo các điểm đỗ xe, kết hợp công tác quản lý các phương tiện taxi đỗ đúng nơi quy định. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 15% số xe trong đoàn phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.

b) Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến 2030):

Tiếp tục thay thế các phương tiện vận tải chất lượng thấp, phương tiện hết niên hạn sử dụng; bổ sung 250 phương tiện vận tải mới. Đến năm 2030, số lượng xe trên địa bàn toàn tỉnh đạt 1.200 xe với số lượng doanh nghiệp ≤40 doanh nghiệp và đáp ứng 100% nhu cầu đi lại bằng xe taxi của người dân. Tiếp tục xây dựng các điểm đỗ xe theo quy hoạch. Định hướng đến năm 2030 có 30% - 40% số xe trong đoàn phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.

III. QUY HOẠCH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quy hoạch số lượng xe taxi và số lượng doanh nghiệp:

a) Giai đoạn I đến năm 2020:

STT

Đơn vị

Tỷ lệ
xe/1000 dân

Số phương tiện
Năm 2020

Số lượng DN

 

Toàn tỉnh

1,25

950

≤33

1

T.P Lạng Sơn

6

556

≤10

2

Huyện Tràng Định

0,4

24

≤2

3

Huyện Văn Lãng

0,4

21

≤2

4

Huyện Bình Gia

0,4

22

≤2

5

Huyện Bắc Sơn

0,4

28

≤2

6

Huyện Văn Quan

0,4

23

≤2

7

Huyện Cao Lộc

0,75

58

≤3

8

Huyện Lộc Bình

0,75

61

≤3

9

Huyện Chi Lăng

0,75

58

≤3

10

Huyện Đình Lập

0,4

11

1

11

Huyện Hữu Lũng

0,75

88

≤3

b) Giai đoạn II từ năm 2021 đến năm 2030:

STT

Đơn vị

Số phương tiện
Năm 2030

Số lượng DN

Ghi chú

 

Toàn tỉnh

1.200

≤40

 

1

T.P Lạng Sơn

702

≤12

 

2

Huyện Tràng Định

30

≤2

 

3

Huyện Văn Lãng

27

≤2

 

4

Huyện Bình Gia

28

≤2

 

5

Huyện Bắc Sơn

36

≤3

 

6

Huyện Văn Quan

29

≤2

 

7

Huyện Cao Lộc

73

≤4

 

8

Huyện Lộc Bình

77

≤4

 

9

Huyện Chi Lăng

73

≤4

 

10

Huyện Đình Lập

14

≤1

 

11

Huyện Hữu Lũng

111

≤4

 

2. Quy hoạch điểm đỗ xe taxi:

a) Giai đoạn đến năm 2020: Tổng số có 46 điểm đỗ xe, trong đó có 24 điểm đỗ xe dưới lòng đường và vỉa hè do Nhà nước đầu tư xây dựng và 22 điểm đỗ xe khác do doanh nghiệp tự đầu tư hoặc thuê lại để làm điểm đỗ xe của doanh nghiệp.

b) Định hướng đến năm 2030: Bổ sung thêm 34 điểm đỗ xe trong đó có 9 điểm đỗ xe dưới lòng đường do nhà nước đầu tư xây dựng và 25 điểm đỗ xe khác do doanh nghiệp tự đầu tư hoặc thuê lại.

3. Tổng hợp vốn đầu tư theo các giai đoạn 2015 - 2020 và 2021 - 2030:

a) Giai đoạn I từ 2015 đến 2020:

- Đầu tư mới 371 xe đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành, tương đương 185,5 tỷ đồng.

- Đầu tư thay thế các xe hết hạn sử dụng là 58 xe, tương đương 29,0 tỷ đồng.

- Xây dựng 24 điểm đỗ xe dưới lòng đường và vỉa hè, tương đương 480 triệu đồng;

- Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn I: 215 tỷ đồng.

b) Giai đoạn II: Từ 2021 đến 2030:

- Đầu tư mới 250 xe đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành, tương đương 125,0 tỷ đồng.

- Đầu tư thay thế các xe hết hạn sử dụng là 521 xe, tương đương 260,5 tỷ đồng.

- Xây dựng 9 điểm đỗ xe dưới lòng đường, tương đương 180 triệu đồng;

- Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn II: 385,7 tỷ đồng.

c) Tổng kinh phí đầu tư hai giai đoạn: 600,660 tỷ đồng, bao gồm:

- Đầu tư phương tiện: 600 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp);

- Đầu xây dựng điểm đỗ xe: 660 triệu đồng.

4. Nhu cầu sử dụng đất dành cho cơ sở hạ tầng

Nhu cầu đất dành cho đỗ taxi đến năm 2020 là 15.863,1 m2, đến năm 2030 là 20.037,6 m2, trong đó:

a) Nhu cầu đất cho xe taxi:

Loại xe

Diện tích (m2)

Năm 2020

Năm 2030

Diện tích đỗ cho xe 5 chỗ

10.868

13.728

Diện tích đỗ cho xe 7 chỗ

3.553

4.488

Diện tích cho bảo dưỡng sửa chữa

1.442,1

1.821,6

Tổng cộng

15.863,1

20.037,6

b) Diện tích bãi đỗ tính toán phân theo khu vực:

STT

Đơn vị

Diện tích đất (m2)

Năm 2020

Năm 2030

DT bãi đỗ

DT sửa chữa

DT bãi đỗ

DT sửa chữa

1

T.P Lạng Sơn

8.440,08

844,01

10.656,36

1.065,64

2

Huyện Tràng Định

364,32

36,43

455,40

45,54

3

Huyện Văn Lãng

318,78

31,88

409,86

40,99

4

Huyện Bình Gia

333,96

33,40

425,04

42,50

5

Huyện Bắc Sơn

409,86

40,99

516,12

51,61

6

Huyện Văn Quan

333,96

33,40

425,04

42,50

7

Huyện Cao Lộc

759,00

75,90

956,34

95,63

8

Huyện Lộc Bình

743,82

74,38

941,16

94,12

9

Huyện Chi Lăng

759,00

75,90

956,34

95,63

10

Huyện Đình Lập

166,98

16,70

212,52

21,25

11

Huyện Hữu Lũng

1.791,24

179,12

2.261,82

226,18

Tổng

14.421,00

1.442,10

18.216,00

1.821,60

5. Những giải pháp thực hiện quy hoạch:

a) Các giải pháp, chính sách về vốn.

b) Các giải pháp chính sách đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

c) Cơ chế chính sách ưu đãi đối với hoạt động vận tải bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh.

d) Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành vận tải.

e) Giải pháp, chính sách về công nghệ và bảo vệ môi trường.

f) Các giải pháp chính sách liên quan khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Tổ chức công bố công khai Quy hoạch này theo quy định.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng theo từng giai đoạn của Quy hoạch này.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc triển khai thực hiện Quy hoạch; tổ chức khảo sát, đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đỗ xe phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo văn minh đô thị.

d) Công bố các điểm đỗ xe taxi phù hợp với quy hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung khi cần thiết.

e) Cấp và quản lý việc sử dụng phù hiệu cho xe taxi theo quy định.

f) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát về hoạt động kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Cấp phép đăng ký kinh doanh, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp; thẩm định năng lực đầu tư của doanh nghiệp; công bố thông tin về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, các thông tin về đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh theo quy định.

b) Đề xuất định hướng về các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho loại hình vận chuyển hành khách bằng xe taxi.

3. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, cập nhật, điều chỉnh việc xây dựng các điểm đỗ xe, bến bãi, điều kiện hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi theo quy hoạch được duyệt vào các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị liên quan.

b) Thực hiện chức năng quản lý quy hoạch xây dựng trong quá trình lập quy hoạch chi tiết các đô thị có xem xét đến quy hoạch vị trí các điểm đỗ xe, bến bãi, điều kiện hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý thống nhất về giá cước xe taxi trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi xây dựng, đăng ký giá cước; tổ chức kiểm tra việc thực hiện giá cước theo quy định.

b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất giải quyết những vấn đề có liên quan đến chính sách thuế đối với doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm có xem xét đến quỹ đất cho các điểm đỗ xe, bến bãi, điều kiện hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi theo quy hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lý Vinh Quang

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1571/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1571/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/08/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
  • Người ký: Lý Vinh Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/08/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản