Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 7 năm 1978 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC XÂY DỰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962;
Căn cứ vào nghị định số 24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chánh phủ, ban hành bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chánh quyền Nhà nước cấp tỉnh, thành trong lĩnh vực quản lý kinh tế;
Căn cứ vào bản quy định tạm thời về phân công quản lý giữa các sở, ban, ngành của thành phố và phân cấp quản lý giữa cấp thành phố và cấp quận, huyện, ban hành kèm theo quyết định số 612/QĐ-UB-TC ngày 16-11-1977;
Xét yêu cầu về củng cố, tăng cường tổ chức quản lý công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển ngành xây dựng và chủ nghĩa vật liệu xây dựng của thành phố,
Căn cứ vào nghị quyết của hội nghị Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố ngày 26-6-1978 về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng.
Điều 2. Các đồng chí ChánhVăn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Giám đốc Sở Xây dựng và thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 157/QĐ-UB ngày 26-7-1978 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân thành phố về thống nhất quản lý hành chánh, kinh tế ngành xây dựng cơ bản, về sản xuất và phân phối sử dụng vật liệu xây dựng của thành phố theo đúng đường lối, chánh sách của Đảng và Nhà nước, đúng chủ trương, kế hoạch của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố; đồng thời trực tiếp quản lý các đơn vị xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng quốc doanh, công tư hợp doanh có quy mô thuộc cấp thành quản lý.
Chức năng của Sở Xây dựng gồm:
- Về phương diện quản lý Nhà nước: Sở nghiên cứu trình Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành, hoặc tự ban hành trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn, các quy định cụ thể hóa các luật lệ, chánh sách, chế độ của Hội đồng Chánh phủ và Bộ Xây dựng về ngành xây dựng và ngành chủ nghĩa vật liệu xây dựng, để thi hành trong phạm vi thành phố; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các quy định ấy.
- Về mặt chỉ đạo và quản lý sản xuất kinh doanh: Sở thống nhất quản lý việc thiết kế dân dụng và công nghiệp; việc thi công xây lắp dân dụng và công nghiệp, việc sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng.
Sở chịu sự lãnh đạo toàn diện của Ủy ban Nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng. Sở có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2. Sở Xây dựng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1) Nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển lực lượng xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; tổ chức quản lý việc thực hiện quy hoạch ấy sau khi đã được Ủy ban Nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng phê duyệt, nhằm tạo thành một màng lưới hợp lý các cơ sở thiết kế, thi công xây dựng; sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, đời sống của thành phố.
2) Tổ chức, quản lý việc thực hiện các kế hoạch do Ủy ban Nhân dân thành phố giao, về xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, công trình phúc lợi công cộng có vốn đầu tư lớn của thành phố, sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng; tổ chức thi công các công trình của Trung ương, do Bộ Xây dựng phân cấp.
3) Quản lý và giám sát chặt chẽ về mặt kế hoạch, kỹ thuật nghiệp vụ tất cả các đơn vị thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng và công trình phúc lợi công cộng của thành phố. Giám định các thiết kế dự toán và việc thi công các công trình xây dựng do thành phố quản lý. Xét và cấp giấy phép cho xây dựng và sửa chữa lớn các công trình thay đổi kết cấu.
4) Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chánh sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn, định mức, giá cả và các quy trình, quy phạm kỹ thuật của ngành xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng do Hội đồng Chánh phủ và Bộ Xây dựng ban hành; đồng thời nghiên cứu, cụ thể hóa cho phù hợp với địa phương về các chánh sách, chế độ, thể lệ nói trên của Trung ương, trình Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành quy định cụ thể, áp dụng trong phạm vi thành phố.
5) Tổ chức, thực hiện việc cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý các nhà thầu xây dựng, các cơ sở thiết kế xây dựng tư doanh, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô cấp thành quản lý. Chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban Nhân dân các quận, huyện cải tạo, quản lý, xét cấp giấy phép hành nghề cho các hợp tác xã và tư nhân về thiết kế xây dựng, thầu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định chung của Ủy ban Nhân dân thành phố.
6) Tổ chức, quản lý các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh (có quy mô cấp thành, theo sự phân cấp quản lý giữa thành phố và cấp quận, huyện) về thiết kế, thi công xây dựng, sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, ngói, đá, vôi, cát, sỏi, bêtông đúc sẵn, sành sứ vệ sinh, kính xây dựng,… và các cơ sở sản xuất tiểu ngũ kim xây dựng, chế biến gỗ chuyên dùng trong xây dựng, v.v…
Tổ chức thực hiện việc phân cấp quản lý ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng cho các quận, huyện, theo đúng quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ Phòng Xây dựng các quận, huyện về kế hoạch, về nghiệp vụ chuyên môn,…
Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn, Sở được quyền quyết định các biện pháp thực hiện việc điều hòa phối hợp công tác của các đơn vị trong ngành, của các quận, huyện để hoàn thành kế hoạch Nhà nước và các nhiệm vụ công tác của ngành theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương, theo vùng lãnh thổ.
7) Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng cho ngành toàn thành phố một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật vừa có phẩm chất đạo đức chánh trị tốt, vừa có trình độ khả năng giỏi về nghề nghiệp. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức thuộc Sở.
8) Chỉ đạo, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hợp lý lao động, vật tư, thiết bị, tiền vốn của ngành theo đúng chánh sách, chế độ của Nhà nước. Chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo quy định của Nhà nước.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Điều 3. Sở Xây dựng thành phố được tổ chức và làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp với bàn bạc tập thể, phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân viên chức trong ngành. Sở đặt dưới quyền điều khiển của một Giám đốc và có một số Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, Giám đốc Sở là người có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Bộ Xây dựng, lãnh đạo toàn diện công tác của Sở theo quy định ở điều 1 và điều 2 nêu trên.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc trong viêc lãnh đạo chung và được Giám đốc ủy nhiệm chỉ đạo một số mặt công tác của Sở.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Sở bao gồm:
A. Bộ máy cơ quan Sở:
1) Văn phòng (bao gồm các công tác: tổng hợp, hành chánh, quản trị, thi đua, tuyên truyền);
2) Phòng Kế hoạch tổng hợp;
3) Phòng Thống kê, kế toán – tài vụ;
4) Phòng Tổ chức, bảo vệ, quân sự, lao động tiền lương và đào tạo (bao gồm y tế vệ sinh công nghiệp);
5) Phòng Kinh tế kỹ thuật;
6) Phòng Quản lý thiết kế và xây dựng;
7) Phòng Giám định chất lượng xây dựng;
8) Ban Thanh tra – pháp chế.
Các phòng, ban nêu trên, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý hành chánh, kinh tế toàn ngành xây dựng của thành phố và chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh, sự nghiệp trực thuộc Sở.
B. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
1) Trường nghiệp vụ kinh tế xây dựng;
2) Trường công nhân kỹ thuật xây dựng;
3) Trạm thực nghiệm và thí nghiệm;
Các đơn vị sự nghiệp nêu trên, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng.
C. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Sở:
1) Công ty xây lắp (hạch toán kinh tế tổng hợp), trực tiếp quản lý các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập sau đây:
- Xí nghiệp xây lắp số 1;
- Xí nghiệp xây lắp số 2;
- Xí nghiệp xây lắp số 3;
- Xí nghiệp xây lắp số 4;
- Xí nghiệp xây lắp số 5;
và các xí nghiệp xây lắp công tư hợp doanh do Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định thành lập trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa.
2) Công ty sản xuất vật liệu xây dựng (hạch toán kinh tế tổng hợp), trực tiếp quản lý các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập sau đây:
- Xí nghiệp cơ khí xây dựng;
- Xí nghiệp tấm lợp;
- Xí nghiệp gạch bông Thanh Danh;
- Xí nghiệp gạch ngói Long Bình;
- Xí nghiệp gạch ngói Hốc Môn;
- Xí nghiệp gạch Củ Chi;
- Xí nghiệp khai thác, cát, đá, sỏi;
- Nhà máy xi măng, vôi;
và các xí nghiệp công ty hợp doanh sản xuất vật liệu xây dựng do Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định thành lập trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa.
3) Xí nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng
4) Xí nghiệp khảo sát địa hình địa chất
5) Viện thiết kế
Các công ty, các xí nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc công ty, các xí nghiệp hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở và Viện thiết kế (nêu ở điểm C điều 4), được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
D. Tổ chức quản lý bên A xây dựng cơ bản trực thuộc Sở:
- Ban Kiến thiết nội bộ và ủy thác
Ban Kiến thiết là cơ quan quản lý bên A đối với các công trình xây dựng thuộc Sở, các công trình thuộc các cơ quan Trung ương và các cơ quan khác ủy thác vốn cho Sở Xây dựng. Ban thực hiện nhiệm vụ theo thông tư số 120-TTg ngày 5-11-1969 của Thủ tướng Chánh phủ, quy định nhiệm vụ và quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhận thầu trong ngành xây dựng cơ bản.
Ban Kiến thiết được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở Ngân hàng.
E. Tổ chức hưởng kinh phí khác:
- Ban Cải tạo thuộc Sở
Điều 5. Giám đốc Sở Xây dựng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở nêu ở điều 1 và 2 trên đây, có trách nhiệm:
- Xây dựng điều lệ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh, trình Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt;
- Ra văn bản, sau khi đã trao đổi nhất trí với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, quy định nhiệm vụ cụ thể, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các phòng, ban cơ quan Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Biên chế lao động và quỹ tiền lương khu vực không sản xuất vật chất, được Ủy ban Nhân dân thành phố giao chỉ tiêu theo từng kỳ kế hoạch, trên nguyên tắc bộ máy tinh gọn, có hiệu lực. Chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương khu vực sản xuất vật chất do Sở lập dự án kế hoạch cân đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trên cơ sở định mức và năng suất lao động, bảo đảm tỷ lệ lao động gián tiếp không vượt mức quy định của Nhà nước, trình Ủy ban Nhân dân thành phố xét duyệt theo kỳ kế hoạch.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Các quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành trước đây về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng trái với Bản quy định này nay bãi bỏ. Bản quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
- 1Quyết định 5986/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 08/QĐ-UB năm 1980 quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 11/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng
- 4Quyết định 27/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2009 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu
- 7Quyết định 19/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Yên Bái
- 8Quyết định 1782/QĐ-UBND năm 2013 bổ sung ''''Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội" tỉnh Phú Yên
- 1Quyết định 5986/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 08/QĐ-UB năm 1980 quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp 1962
- 2Nghị định 24-CP năm 1976 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 3Quyết định 612/QĐ-UB năm 1977 ban hành Bản quy định tạm thời về phân công quản lý giữa các sở, ban, ngành của thành phố và phân cấp quản lý giữa cấp thành phố và cấp quận, huyện của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 11/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng
- 5Quyết định 27/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2009 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 7Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 19/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Yên Bái
- 9Quyết định 1782/QĐ-UBND năm 2013 bổ sung ''''Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội" tỉnh Phú Yên
Quyết định 157/QĐ-UBnăm 1978 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 157/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/07/1978
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Văn Đại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra