Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIÊT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 24-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 1976 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp ngày 10-11-1962;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị toàn thể Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 12-1-1976;
Để cải tiến một bước tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và các Ủy ban hành chính tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
NGHỊ ĐỊNH
Ủy ban hành chính các tỉnh phải quán triệt và cụ thể hóa những điều quy định này trong điều lệ về tổ chức và hoạt động của tỉnh mình và trong công tác thực tiễn.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Duy Trinh |
(ban hành kèm theo nghị định số 24-CP ngày 2-2-1976 của Hội đồng Chính phủ)
Tiếp theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và Bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế ban hành theo nghị định của Hội đồng Chính phủ số 172-CP ngày 1-11-1973 nay ban hành Bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Bản quy định này áp dụng cho thành phố trực thuộc trung ương. Những điều riêng cho thành phố sẽ được quy định bổ sung.
Đối với cấp huyện, sẽ có bản quy định riêng.
Việc kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền Nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính, các cơ quan chuyên môn) phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước lãnh đạo tập trung và quản lý thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên phạm vi cả nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển theo đúng đường lối và chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, và theo đúng luật pháp của Nhà nước. Nhà nước quyết định các quy hoạch, các kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế quốc dân, các chính sách, chế độ quản lý, các tiêu chuẩn, định mức chính, các quy định chung về tổ chức bộ máy, về quản lý cán bộ. Nhà nước thống nhất quản lý các tài nguyên quốc gia, trực tiếp tổ chức và quản lý các ngành, các cơ sở kinh tế trọng yếu có tác dụng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển.
Quản lý theo ngành là yêu cầu khách quan, là xu hướng tất yếu của việc xây dựng và phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy quá trình tích tụ, chuyên môn hóa, hợp tác và liên hiệp sản xuất; nó bảo đảm phát triển nhanh chóng khoa học và kỹ thuật, sử dụng hợp lý các tài nguyên, thiết bị, vật tư và nhân lực; nó tiết kiệm vốn đầu tư và hạn chế được lãng phí về nhiều mặt.
Quản lý theo ngành phải kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Mọi hoạt động kinh tế đều phải được tổ chức và thực hiện trên những địa bàn nhất định. Trên những địa bàn, những lãnh thổ này, cần phải có một sự bố trí hợp lý theo một kế hoạch thống nhất, một sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành cũng như giữa kinh tế do trung ương trực tiếp quản lý và kinh tế do địa phương trực tiếp quản lý thì mới phát huy tốt hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Nội dung chủ yếu của công tác quản lý kinh tế của Nhà nước trên lãnh thổ là:
1. Xây dựng kế hoạch kinh tế lãnh thổ và cân đối theo lãnh thổ, trong đó quan trọng nhất là cân đối nhân lực, cân đối công suất xây dựng, cân đối sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng, cân đối điện và nước, cân đối vận tải, cân đối thu chi bằng tiền của dân cư...
2. Bảo đảm kết cấu kinh tế hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế, sản xuất và đời sống trên lãnh thổ.
3. Tổ chức các mối quan hệ kinh tế lãnh thổ giữa các ngành và các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và lưu thông – phân phối, giữa quốc doanh và hợp tác xã, giữa phần kinh tế do trung ương trực tiếp quản lý và phần kinh tế do địa phương trực tiếp quản lý.
4. Giải quyết tốt một số chính sách, chế độ quản lý kinh tế riêng đặt ra trên lãnh thổ như: giá một số loại mặt hàng, phụ cấp khu vực trong chế độ tiền lương, chế độ khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế ở những địa bàn quan trọng về kinh tế và quốc phòng v.v...
5. Tổ chức đời sống vật chất và văn hóa của toàn bộ dân cư sống trên lãnh tổ.
6. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ.
Mức độ và bước đi cụ thể của việc quản lý theo lãnh thổ được xác định thích hợp với sự hình thành khách quan của kinh tế lãnh thổ phù hợp với trình độ của cán bộ, công nhân.
Dưới sự lãnh đạo tập trung và quản lý thống nhất của trung ương, mỗi cấp chính quyền địa phương có chức năng quản lý công việc chung của Nhà nước theo pháp luật định về kinh tế cũng như về các mặt khác trên lãnh thổ mình phụ trách.
Xuất phát từ lợi ích chung của Nhà nước căn cứ và luật pháp đã được ban hành và xem xét những điều kiện ở địa phương, Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính quyết định hoặc kiến nghị lên cấp trên tất cả những vấn đề liên quan đến việc mở mang kinh tế, cũng như đến đời sống của những công dân sống và làm việc trên lãnh thổ mình. Những quyết nghị của chính quyền địa phương phải được các xí nghiệp, các tổ chức kinh doanh, cũng như các công dân sống và làm việc trên lãnh thổ tuân theo.
Để bảo đảm sự quản lý thống nhất của các cơ quan Nhà nước ở trung ương về những vấn đề cơ bản đối với toàn ngành, đồng thời để bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, khai thác tốt các khả năng tiềm tàng của các địa phương, và cân nhắc đầy đủ đến những đặc điểm của địa phương, các cơ quan chuyên ngành ở cấp tỉnh vừa thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, vừa thuộc cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền cấp trên (Bộ, Tổng cục…). Các thủ trưởng cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn và giúp đỡ các cơ quan chuyên ngành cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, truyền đạt những kinh nghiệm tiên tiến, kiểm tra các hoạt động của các cơ quan chuyên ngành cấp dưới. Thủ trưởng cấp trên có quyền ra chỉ thị cho thủ trưởng cơ quan chuyên ngành cấp dưới trong phạm vi thẩm quyền được giao. Nếu những chỉ thị ấy có liên quan đến các nghị quyết (kế hoạch, ngân sách, chủ trương, biện pháp…) đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính cấp tỉnh thông qua, thì thủ trưởng cấp trên phải bàn bạc với Ủy ban hành chính tỉnh cho thống nhất. Nếu có vấn đề hai bên không thống nhất ý kiến thì báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Các hoạt động nông – lâm nghiệp và phục vụ nông – lâm nghiệp trên lãnh thổ địa phương, các đơn vị hợp tác xã và các đơn vị quốc doanh nông – lâm nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý.
2. Những cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản, nhất là công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, công nghiệp sửa chữa, công nghiệp bảo đảm hoạt động của kinh tế đô thị.
3. Một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, nhất là tư liệu sản xuất trực tiếp phục vụ nông – lâm nghiệp, làm công cụ cải tiến và công cụ thường, sửa chữa thiết bị, máy móc, xe vận tải và các loại công cụ cơ giới khác trong địa phương.
4. Các hệ thống giao thông địa phương; quản lý, bảo dưỡng, tu bổ các đoạn quốc lộ và đường liên tỉnh chạy qua địa phương; các tổ chức vận tải bảo đảm yêu cầu vận chuyển trong địa phương; toàn bộ việc vận tải hành khách tại địa phương; vận tải hàng hóa trong địa phương; một phần vận tải hành khách và hàng hóa cho nhu cầu trên các đường chạy qua địa phương.
5. Những cơ sở sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng tại địa phương, trong đó có thể bao gồm cả những cơ sở đáp ứng yêu cầu của từng vùng rộng lớn; những công ty xây lắp và những tổ chức xây dựng phụ trách toàn bộ việc xây dựng dân dụng và nhà ở tại địa phương (trừ những công trình kiến trúc lớn), phụ trách xây dựng công nghiệp vừa và nhỏ, làm thủy lợi vừa và nhỏ, làm đường sá trong địa phương; những tổ chức sửa chữa và bảo dưỡng nhà cửa tại địa phương.
6. Hệ thống tổ chức bán lẻ hàng tiêu dùng và lương thực, thực phẩm; hệ thống tổ chức ăn uống công cộng và các nhà ăn tập thể, hệ thống phục vụ.
v.v…
Điều 6. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chung về quản lý kinh tế của Ủy ban hành chính tỉnh là:
A. Đối với tổng thể kinh tế trên lãnh thổ tỉnh
1. Tham gia công tác phân vùng kinh tế, lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, nhằm bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng của các cơ sở thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên lãnh thổ tỉnh.
2. Xây dựng và quản lý kết cấu kinh tế hạ tầng phục vụ chung tất cả các cơ sở kinh tế, văn hóa và đời sống của dân cư trên lãnh thổ tỉnh.
3. Quản lý lao động xã hội, thi hành các biện pháp hoặc kiến nghị các chủ trương, biện pháp để mọi người có khả năng lao động đều có việc làm, có tổ chức sử dụng và quản lý.
4. Tổ chức và điều hòa các mối quan hệ kinh tế diễn ra trên lãnh thổ giữa các đơn vị kinh tế trung ương và các đơn vị kinh tế địa phương, hoặc giữa các đơn vị kinh tế địa phương.
5. Tổ chức và chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân trong lãnh thổ tỉnh.
6. Quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, theo đúng những quy định của Nhà nước.
B. Đối với kinh tế do cấp tỉnh trực tiếp quản lý
1. Căn cứ và đường lối, chính sách của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước, xét duyệt kế hoạch phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh phát huy mọi khả năng của địa phương, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung của Nhà nước ở địa phương và nâng cao đời sống của nhân dân ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch ấy.
2. Xét duyệt dự toán ngân sách tỉnh trong phạm vi luật pháp quy định; tổ chức thực hiện ngân sách ấy.
3. Quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp địa phương, xây dựng, giao thông vận tải và các ngành kinh tế, văn hóa xã hội khác trực thuộc chính quyền địa phương; bảo đảm các ngành, các tổ chức, các cơ quan ấy phát triển mạnh mẽ, hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quản lý tốt mọi tài sản, tài nguyên được giao quản lý và chịu trách nhiệm về lãi, lỗ đối với phần kinh tế được giao trực tiếp quản lý.
C. Đối với các cơ sở kinh tế do các Bộ trực tiếp quản lý.
Như điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ, trong chương IV, điều 19 đã ghi:
1. Tham gia ý kiến vào quy hoạch, và kế hoạch phát triển của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc trung ương có liên quan đến quy hoạch chung trên lãnh thổ, đến việc phát triển các điều kiện lao động và sinh hoạt chung của địa phương, nhằm tận dụng mọi khả năng vật chất và kỹ thuật trong phạm vi lãnh thổ để phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cả nước đồng thời phục vụ lợi ích của nhân dân ở địa phương.
2. Tham gia ý kiến vào việc thiết lập, mở rộng, thu hẹp, bãi bỏ, di chuyển các đơn vị trung ương, vào việc quyết định chọn địa điểm xây dựng các công trình trực thuộc các Bộ.
3. Tổ chức và chăm lo không ngừng tăng cường và cải thiện những cơ sở vật chất bảo đảm những điều kiện cần thiết cho sản xuất và lao động trong lãnh thổ (tức là bảo đảm về kết cấu kinh tế hạ tầng cho hoạt động của các cơ sở do trung ương hoặc do tỉnh trực tiếp quản lý).
4. Tổ chức và chăm lo cải thiện đời sống của công nhân, cán bộ, nhân viên, thống nhất chỉ đạo và quản lý việc xây dựng những khu nhà ở, chỉ đạo việc phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng và phúc lợi tập thể (bao gồm ăn, ở, đi lại, giáo dục, y tế, giải trí…) của các đơn vị đó.
5. Giáo dục, động viên công nhân, cán bộ và nhân viên các đơn vị ấy thực hiện mọi nhiệm vụ kế hoạch và công tác của Nhà nước.
6. Chỉ đạo các đơn vị hành chính và kinh tế ở địa phương cung cấp nhân lực, nguyên liệu, vật liệu do địa phương sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, hoặc theo hợp đồng kinh tế trên nguyên tắc kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
7. Bảo đảm trật tự an ninh trong địa phương.
8. Kiểm tra việc chấp hành đúng các chính sách, chế độ và luật pháp của Nhà nước, gồm cả những quyết định do chính quyền địa phương ban hành theo thẩm quyền của mình.
D. Đối với các mặt hoạt động khác.
1. Căn cứ vào luật pháp của Nhà nước, ban hành những quy định về các mặt h của Nhà nước ở địa phương, và bảo đảm sự tôn tọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
2. Giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tài sản công cộng, xây dựng lực lượng quân sư địa phương.
3. Quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ thuộc cấp tỉnh.
1. Tham gia ý kiến với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ trong việc phân vùng kinh tế, xây dựng quy hoạch của các ngành về phần liên quan đến lãnh thổ tỉnh.
2. Tham gia ý kiến với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch vùng kinh tế bao gồm nhiều tỉnh (trong đó có tỉnh mình), và quy hoạch những hợp thể kinh tế lớn, kết hợp công nghiệp và nông – lâm nghiệp, có liên quan đến nhiều tỉnh (trong đó có tỉnh mình).
3. Theo sự hướng dẫn của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, chủ động xây dựng quy hoạch kinh tế của tỉnh, bao gồm:
- Quy hoạch các hoạt động kinh tế tỉnh để làm nhiệm vụ đối với tổng thể kinh tế lãnh thổ;
- Quy hoạch phần kinh tế do cấp tỉnh trực tiếp quản lý, vừa bảo đảm mối quan hệ khăng khích với quy hoạch chung, vừa phát huy những khả năng tiềm tàng của địa phương.
Để giúp cho cấp tỉnh hoàn thành ba nhiệm vụ về công tác quy hoạch vừa nêu trên, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thông báo kịp thời cho cấp tỉnh những phương hướng, chủ trương và những phần nội dung của phác thảo đầu tiên về quy hoạch kinh tế có liên quan đến tỉnh. Các Bộ bàn bạc, thống nhất ý kiến với cấp tỉnh về những phần trong quy hoạch ngành có liên quan đến tỉnh, cụ thể là những điểm sau đây:
a) Chủ trương xây dựng trên lãnh thổ tỉnh những cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc sự nghiệp do Bộ sẽ thiết lập (hoặc mở rộng) và trực tiếp quản lý.
b) Những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của những cơ sở đó, như:
- Tài nguyên, đất đai, rừng núi, sông, bờ biển... được sử dụng và những công trình sẽ xây dựng;
- Các yêu cầu về kết cấu kinh tế hạ tầng cho những cơ sở ấy hoạt động;
- Các nguyên liệu, vật liệu... cần tổ chức sản xuất và cung ứng trong phạm vi lãnh thổ;
- Số lượng lao động các loại cần cho các cơ sở ấy;
- Yêu cầu về tổ chức đời sống các mặt cho công nhân, cán bộ, nhân viên của những cơ sở ấy và gia đình họ.
c) Những cơ sở sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp, hoặc khối lượng sản xuất, khối lượng công tác mà cấp tỉnh sẽ thiết lập và trực tiếp quản lý, và các điều kiện, các phương tiện mà Bộ quản lý toàn ngành sẽ bảo đảm cho tỉnh.
Điều 8. - Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về kế hoạch là:
1. Lập kế hoạch phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh, và tham gia vào việc xây dựng kế hoạch của các ngành và kế hoạch kinh tế quốc dân về những mặt, những phần có liên quan đến lãnh thổ tỉnh.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch tỉnh (kế hoạch 5 năm và kế hoạch năm) gồm có:
a) Những chỉ tiêu về nhiệm vụ của tỉnh đối với cả nền kinh tế quốc dân chung (tức là phần do địa phương cung cấp cho trung ương) về nhân lực, vật lực, tài lực;
b) Những chỉ tiêu về phần kinh tế do cấp tỉnh trực tiếp quản lý: khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản, khối lượng các sản phẩm chủ yếu, số lao động trong biên chế, quỹ tiền lương;
c) Những chỉ tiêu về những phương tiện do trung ương cung cấp cho tỉnh;
d) Những chỉ tiêu về mức sống của nhân dân trong tỉnh trên một số mặt chủ yếu.
2. Để xây dựng được kế hoạch tỉnh theo nội dung như trên, cấp tỉnh phải lập một số bảng cân đối chung cho lãnh thổ tỉnh. Trong thời gian kế hoạch 5 năm 1976 – 1980, những bảng cân đối ấy là:
a) Cân đối nhân lực;
b) Cân đối vận tải;
c) Cân đối vật liệu xây dựng;
d) Cân đối một số mặt về nước, nhà ở, bệnh viện, trường học, ...;
e) Cân đối hàng tiêu dùng (kể cả lương thực, thực phẩm) cho dân cư;
g) Cân đối thu chi bằng tiền của dân cư.
Những bảng cân đối lãnh thổ tỉnh trên đây nằm trong kế hoạch tỉnh.
3. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ trình Chính phủ quyết định một danh mục các sản phẩm mà Bộ chủ quản tiến hành quản lý và kế hoạch hóa toàn ngành trong toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 1976 – 1980. Các sản phẩm không thuộc danh mục ấy thì thuộc phạm vi quản lý và kế hoạch hóa của địa phương và do cấp tỉnh quyết định kế hoạch.
4. Về kết cấu kinh tế hạ tầng, trong kế hoạch 5 năm 1976 – 1980, cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý việc sử dụng mấy loại sau đây: một số đường giao thông, một phần lực lượng vận tải đường bộ và đường sông, một số bến bãi, kho tàng, một phần phương tiện bốc dỡ dùng chung cho mọi hoạt động kinh tế trên lãnh thổ tỉnh, việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống ... (Điện vẫn do Công ty trực thuộc trung ương thống nhất quản lý, nhưng chịu sự kiểm tra của Ủy ban hành chính tỉnh trong việc phục vụ cho sản xuất và đời sống trên lãnh thổ tỉnh).
5. Việc kết hợp kế hoạch hóa theo ngành và kế hoạch hóa theo lãnh thổ, kết hợp giữa công tác kế hoạch hóa của các Bộ và công tác kế hoạch hóa của Ủy ban hành chính tỉnh đã được xác định trong Bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Căn cứ vào số kiểm tra của kế hoạch Nhà nước do Hội đồng Chính phủ giao (theo nội dung kế hoạch tỉnh đã nêu trên), chính quyền cấp tỉnh lãnh đạo các ty chuyên môn của tỉnh và các cơ quan Nhà nước cấp huyện xây dựng kế hoạch tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của Bộ chủ quản, ty xây dựng kế hoạch ngành ở tỉnh. Nếu có ý kiến khác nhau giữa Ủy ban hành chính tỉnh và Bộ, thì Bộ trực tiếp bàn bạc với Ủy ban hành chính tỉnh để đi đến thống nhất ý kiến. Nếu làm như vậy mà vẫn chưa giải quyết được thì vấn đề sẽ được nêu ra thảo luận khi bảo vệ kế hoạch tại Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và trong trường hợp cần thiết, thì báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban Kế hoạch tỉnh tổng hợp các dự án kế hoạch của các ty và của các huyện, cân đối lại và xây dựng thành dự án kế hoạch tỉnh, trình Ủy ban hành chính tỉnh xét và đưa ra Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
6. Để thực hiện tốt việc kết hợp kế hoạch hóa theo ngành và kế hoạch hóa theo lãnh thổ, đặc biệt về vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu từ kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980 phải thực hiện những biện pháp sau đây:
a) Bộ chủ quản thông báo cho Ủy ban hành chính tỉnh dự án đầu tư của ngành mình trên lãnh thổ tỉnh, để Ủy ban hành chính tỉnh nghiên cứu, phát biểu ý kiến đối với dự án ấy về phương diện kinh tế – xã hội trên lãnh thổ.
b) Những dự án đầu tư thuộc kinh tế địa phương mà Ủy ban hành chính đề nghị lên Chính phủ phải được các Bộ chủ quản xem xét và cho ý kiến trước khi Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trình Chính phủ phê chuẩn.
c) Mở những hội nghị gọi là hội nghị kinh tế lãnh thổ do một đồng chí Phó thủ tướng thay mặt Thường vụ Hội đồng Chính phủ chủ trì, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chuẩn bị, có các đại diện có thẩm quyền của các Bộ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh và các thủ trưởng các ngành có liên quan của tỉnh dự để cùng nhau thảo luận, đi đến nhất trí về các vấn đề cần thiết, trong việc xác định kế hoạch đầu tư của các ngành cũng như của tỉnh trên lãnh thổ tỉnh. Hội nghị kinh tế lãnh thổ bàn về tỉnh nào thì họp ngay tỉnh ấy.
7. Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết tiến hành như đã xác định trong Bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
1. Theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chủ quản trung ương, chỉ đạo các ty có liên quan và các Ủy ban hành chính huyện xây dựng kế hoạch nông – lâm nghiệp trong tỉnh và trong từng huyện của tỉnh.
2. Chỉ đạo các Ủy ban hành chính huyện và các ty có liên quan xây dựng kế hoạch nông – lâm nghiệp 5 năm và hàng năm; chỉ đạo Ủy ban Kế hoạch cùng với Ủy ban nông nghiệp và Ty lâm nghiệp tổng hợp kế hoạch nông – lâm nghiệp của các huyện, kế hoạch của các đơn vị sản xuất nông – lâm nghiệp trực thuộc cấp tỉnh, kế hoạch của các tổ chức kinh tế phục vụ nông – lâm nghiệp trực thuộc cấp tỉnh, cân đối lại và xây dựng thành kế hoạch nông – lâm nghiệp tỉnh.
3, Trực tiếp quản lý nông – lâm nghiệp trong tỉnh dưới sự quản lý thống nhất của Ủy ban Nông nghiệp trung ương và Tổng cục Lâm nghiệp về các mặt sau đây: hướng dẫn xây dựng quy hoạch và kế hoạch nông – lâm nghiệp tỉnh; xác định những quy trình, quy phạm kỹ thuật áp dụng cho cả nước, hoặc cho từng vùng, từng tỉnh; xây dựng những chính sách, chế độ quản lý thống nhất đối với kinh tế nông nghiệp cả nước; phân phối và cung ứng cho tỉnh theo kế hoạch đã duyệt, những phương tiện, vật tư mà Chính phủ giao cho các Bộ chủ quản thống nhất quản lý (những vật tư này thông qua hệ thống kinh doanh, được giao cho cấp tỉnh trực tiếp quản lý và sử dụng); kiểm tra việc chấp hành kế hoạch và các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
4. Chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ công tác lâm nghiệp trong tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình, bảo đảm chấp hành các chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao, và theo sự hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp.
Riêng ngành khai thác, chế biến và phân phối gỗ thì Tổng cục Lâm nghiệp trực tiếp quản lý, hoặc ủy cho địa phương quản lý một phần, theo điều lệ về quản lý lâm nghiệp do Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng và trình Chính phủ.
5. Thông qua các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh mà quản lý và chỉ đạo các nông trường, lâm trường do Chính phủ giao (hoặc do tỉnh xây dựng).
6. Chỉ đạo các trạm, trại nghiên cứu kỹ thuật và sản xuất giống trực thuộc tỉnh, các công ty tư liệu sản xuất phục vụ nông – lâm nghiệp trong tỉnh, các công trình đầu mối tưới tiêu trong phạm vi tỉnh. Theo sự hướng dẫn của Ủy ban Nông nghiệp trung ương và của Tổng cục Lâm nghiệp, Ủy ban hành chính tỉnh duyệt các đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới nông – lâm nghiệp trong tỉnh, quyết định việc ứng dụng và quy mô ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm nghiệp trong tỉnh.
7. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện trong tỉnh các luật pháp và thể lệ về nông nghiệp và lâm nhgiệp (về bảo vệ và sử dụng ruộng đất, về bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản)
Huy động nhân lực, vật lực, tài lực trong tỉnh để bảo vệ đê điều, chống lũ, lụt, chống cháy rừng.
8. Chỉ đạo các Ủy ban hành chính huyện tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn từng huyện; hướng dẫn và giúp đỡ Ủy ban hành chính huyện trong việc chỉ đạo các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (nông – lâm nghiệp) tổ chức lại sản xuất, cũng như trong việc cải tiến phương thức quản lý nông – lâm nghiệp, hướng dẫn tổng kết kinh nghiệm, khắc phục những chỗ yếu, uốn nắn những lệch lạc, phổ biến những kinh nghiệm tốt.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý công nghiệp là:
1. Tham gia ý kiến với các Bộ và với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch công nghiệp, đặc biệt là về chủ trương đầu tư xây dựng những trung tâm công nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý đặt trên lãnh thổ tỉnh.
Dưới sự hướng dẫn của các Bộ quản lý công nghiệp và của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, chỉ đạo các ty có liên quan xây dựng quy hoạch phần công nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
2. Thông qua các ty chuyên mông, các Ủy ban hành chính huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, quản lý những cơ sở công nghiệp do tỉnh trực tiếp quản lý và các cơ sở tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp trong tỉnh.
Chỉ đạo các ty có liên quan và các Ủy ban hành chính huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch công nghiệp 5 năm và hàng năm (bao gồm cả kế hoạch tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp do tỉnh hoặc do huyện trực tiếp quản lý)
Tham gia ý kiến vào dự án kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của các đơn vị sản xuất công nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý đặt trên lãnh thổ tỉnh về những phần liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên lãnh thổ của Ủy ban hành chính tỉnh (như về kết cấu hạ tầng, về lao động, về nguyên liệu, về đời sống của công nhân, cán bộ, nhân viên...)
Chỉ đạo việc tổng hợp kế hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp của tỉnh bao gồm: kế hoạch của các đơn vị sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp do các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp quản lý, kế hoạch của các đơn vị sản xuất công nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý, và những phần cần thiết trong kế hoạch của các đơn vị sản xuất công nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý đặt trên lãnh thổ tỉnh.
3. Bộ công nghiệp nhẹ chịu trách nhiệm chỉ đạo công nghiệp địa phương thông qua các ty hoặc phòng công nghiệp địa phương. Bộ công nghiệp nhẹ có trách nhiệm liên hệ, bàn bạc với các bộ có liên quan, thống nhất ý kiến để xây dựng quy định, kế hoạch trong cả nước đối với các ngành thuộc công nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý. Sau khi kế hoạch đã được thông qua, Bộ Công nghiệp nhẹ làm nhiệm vụ của Bộ chủ quản công nghiệp địa phương, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện kế hoạch ấy trong phạm vi cả nước.
4. Những chủ trương đầu tư mới về phân công nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý, nếu thuộc danh mục sản phẩm được quy hoạch và quản lý toàn ngành thì phải được sự thỏa thuận của Bộ chủ quản ngành, không kể vốn đầu tư là của trung ương trợ cấp, của tỉnh tự lo, hay là vay của ngân hàng. Quy mô đầu tư, phương án kỹ thuật và phương án sản phẩm của những cơ sở mới xây dựng ấy phải do Bộ chủ quản ngành duyệt.
5. Ủy ban hành chính tỉnh có nhiệm vụ thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp trong tỉnh, thông qua các ty chuyên môn. Đối với các ngành tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp có đủ điều kiện, phải chuyển ngay sang cách quản lý công nghiệp và phải kế hoạch hóa và quản lý các đơn vị sản xuất ấy theo ngành kinh tế – kỹ thuật.
6. Về chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp, Ủy ban hành chính tỉnh:
a) Thông qua các ty và các Ủy ban hành chính cấp dưới, chỉ đạo các đơn vị sản xuất công nghiệp trực thuộc tỉnh, các cơ sở tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp trực thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thực hiện kế hoạch Nhà nước.
b) Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và thể lệ của Nhà nước trong tất cả các cơ sở công nghiệp đặt trên lãnh thổ; thúc đẩy mở rộng sự hợp tác thông qua các hợp đồng kinh tế ký kết giữa các xí nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý và các xí nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý.
c) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các xí nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý về những phần có liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên lãnh thổ của Ủy ban hành chính tỉnh.
Điều 11. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý xây dựng là:
1. Theo quy hoạch phát triển và phân bố các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành trên lãnh thổ tỉnh đã được trung ương duyệt, xây dựng quy hoạch các thành phố thuộc tỉnh, các thị xã, thị trất, các khu nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng trong tỉnh, và thống nhất quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đó.
Kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi, cũng như kết cấu kinh tế hạ tầng đều ghi vào kế hoạch tỉnh và do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
2. Tham gia ý kiến với các Bộ có liên quan và với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xác định địa điểm xây dựng trong lãnh thổ tỉnh cho các cơ sở kinh tế trực thuộc trung ương.
Chỉ đạo các Ty và các Ủy ban hành chính huyện trong việc bố trí địa điểm của các cơ sở do các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý.
3. Xây dựng các công trình do địa phương phụ trách: nhà ở, công trình công nghiệp loại nhỏ, công trình công cộng, công trình kỹ thuật đô thị, các công trình dân dụng khác; nhận thầu xây dựng các công trình của các ngành trung ương như xây dựng nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, v.v... Tất cả các công trình của trung ương giao cho địa phương xây dựng này đều phải ghi vào kế hoạch Nhà nước, và phải được cung ứng đầy đủ và đúng hạn các phương tiện, vật tư để bảo đảm thực hiện kế hoạch xây dựng.
Bộ xây dựng đảm nhiệm xây dựng các công trình lớn của địa phương đòi hỏi kỹ thuật phức tạp mà địa phương chưa làm được.
4. Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng của địa phương bao gồm cả khu vực Nhà nước, khu vực tập thể và khu vực nhân dân; góp ý kiến vào kế hoạch xây dựng của các ngành trung ương xây dựng trong tỉnh.
Chỉ đạo Ty xây dựng và các ty có liên quan lập kế hoạch đầu tư đi liền với kế hoạch giao nhận thầu và kế hoạch thi công xây lắp do các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch ấy.
5. Tỉnh tổ chức ngành xây dựng của mình theo hướng tập trung, chuyên môn hóa thích hợp với trình độ phát triển. Ty xây dựng phụ trách xây dựng các công trình công nghiệp, nhà ở, các công trình dân dụng, các công trình kiến trúc trong nông nghiệp, Ty giao thông phụ trách xây dựng các công trình giao thông, Ty thủy lợi phụ trách xây dựng các công trình thủy lợi.
Quản lý các lực lượng xây dựng và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thuộc các cấp chính quyền địa phương quản lý (bao gồm lực lượng quốc doanh, hợp tác xã và cá thể) đưa các lực lượng đó vào bảng cân đối xây dựng trên lãnh thổ, chịu sự quản lý thống nhất theo ngành và sự điều động của Bộ Xây dựng, và tích cực tham gia xây dựng các công trình trọng điểm của Nhà nước.
6. Chỉ đạo Ty xây dựng và các ty có liên quan, đồng thời chỉ đạo các Ủy ban hành chính huyện, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh xây dựng và thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng do các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý.
Chỉ đạo Ty xây dựng lập bảng cân đối vật liệu xây dựng trên lãnh thổ tỉnh, gửi Bộ Xây dựng xét duyệt, và bảo đảm thực hiện bảng cân đối đó. Trường hợp không thực hiện đủ kế hoạch sản xuất vật liệu xây dựng, thì Ủy ban hành chính tỉnh phải ưu tiên cung ứng cho các công trình trọng điểm do trung ương trực tiếp quản lý.
7. Cấp đất xây dựng theo đúng chế độ quản lý của Nhà nước, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ Nhà nước về sử dụng đất xây dựng trên lãnh thổ tỉnh.
8. Với sự giúp đỡ của Bộ xây dựng, chỉ đạo Ty xây dựng lập những bản thiết kế mẫu nhà ở, trường học, bệnh xá... để hướng dẫn việc xây dựng nông thôn hợp với yêu cầu của sản xuất, đời sống và hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội trong tỉnh.
1. Tham gia ý kiến với các Bộ liên quan và với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch bưu điện (phần có liên quan đến giao thông vật tải và bưu điện trong tỉnh).
Chỉ đạo Ty giao thông vận tải xây dựng quy hoạch giao thông vận tải về phần do địa phương trực tiếp quản lý.
Hướng dẫn các huyện chỉ đạo các Ủy ban hành chính xã quy hoạch đường giao thông trong nông thôn kết hợp với xây dựng thủy lợi, xây dựng đồng ruộng, xây dựng địa bàn cơ giới hóa nông nghiệp trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (hoặc nông – lâm nghiệp)
2. Thông qua Ty giao thông vận tải, quản lý các hệ thống giao thông thuộc địa phương, các cơ sở quốc doanh và hợp tác xã vận tải hành khách và hàng hóa, các cơ sở xây dựng công trình giao thông đường thủy và đường bộ, các cơ sở sản xuất, sửa chữa thiết bị và phương tiện giao thông vận tải, các cơ sở quốc doanh và hợp tác xã bốc dỡ hoặc chuyển tải, các công trình giao thông vận tải công cộng trong tỉnh. Ty giao thông vận tải tập trung quản lý tất cả các xe ô-tô vận tải công cộng trong địa phương, nhằm sử dụng tốt hơn công suất của phương tiện, đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải trong lãnh thổ tỉnh.
Thông qua các Ủy ban hành chính huyện lãnh đạo và giáo dục nhân dân địa phương thường xuyên chăm lo bảo vệ tốt các hệ thống đường giao thông, các công trình giao thông công cộng và các phương tiện vận tải trong tỉnh, nhất là đối với các quốc lộ, đường sắt, bến xe, bến cảng...
3. Phối hợp với Bộ chủ quản chỉ đạo Ty giao thông, các ty có liên quan và các Ủy ban hành chính huyện xác định kế hoạch vận tải (kể cả kế hoạch vận tải trong phạm vi tỉnh cho các đơn vị kinh tế do trung ương trực tiếp quản lý đặt trong lãnh thổ tỉnh). Trường hợp tỉnh không đủ khả năng cân đối thì Ủy ban hành chính tỉnh phải báo cáo và bàn bạc với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước để bảo đảm cân đối.
Ủy ban hành chính tỉnh phải có kế hoạch phát triển hệ thống đường giao thông trong tỉnh, nhất là đối với các khu kinh tế mới, các khu công nghiệp; thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp đường, bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống; bảo đảm bố trí sử dụng hợp lý mọi lực lượng vận tải trong tỉnh; quản lý tốt lực lượng vận tải quốc doanh (theo hướng tập trung, chuyên môn hóa), tận dụng hợp lý khả năng các trạm máy kéo, huy động năng lực vận tải của các hợp tác xã vận tải và của cả các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (hoặc nông – lâm nghiệp)
Để phát triển đúng hướng và cân đối các lực lượng vận tải địa phương, Bộ Giao thông vận tải quy hoạch và tổ chức lại mạng lưới vận tải chung, và quy định sự phân công, phối hợp giữa lực lượng vận tải trực thuộc trung ương với lực lượng vận tải trực thuộc địa phương (gồm xí nghiệp quốc doanh trực thuộc tỉnh, xí nghiệp quốc doanh trực thuộc huyện, và hợp tác xã vận tải) trong phạm vi lãnh thổ tỉnh.
4. Trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch giao thông vận tải của tỉnh, Ủy ban hành chính tỉnh:
a) Chỉ đạo Ty giao thông vận tải và các Ủy ban hành chính huyện bảo đảm vận tải cho tất cả các đơn vị trong lãnh thổ tỉnh, gồm cả các đơn vị do trung ương trực tiếp quản lý đặt trong lãnh thổ tỉnh, cũng như các đơn vị do cấp tỉnh trực tiếp quản lý, theo đúng chỉ tiêu kế hoạch và theo hợp đồng kinh tế.
b) Tổ chức điều hòa vận tải cho khớp với yêu cầu và khả năng thực hiện kế hoạch giao thông vận tải của tỉnh, bảo đảm ưu tiên vận tải cho những đơn vị, những việc cần được ưu tiên, bảo đảm vận tải cho trung ương khi có nhu cầu đột xuốt do Hội đồng Chính phủ giao hoặc Bộ giao thông vận tải yêu cầu.
c) Kiểm tra tất cả các đơn vị kinh tế trong lãnh thổ tỉnh về mặt chấp hành các chính sách chế độ và luật lệ giao thông vận tải, về thực hiện kế hoạch vận tải và hợp đồng vận tải.
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ GIÁ CẢ
1. Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra việc thu nộp ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh), của các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị dự toán trong lãnh thổ tỉnh theo đúng chính sách của Nhà nước, bảo đảm thu đúng kế hoạch, đúng chế độ, thể lệ quy định thu nộp đủ và kịp thời và ngân sách Nhà nước; tích cực chống thất thu, phát huy tốt tác dụng của các chính sách thu, thúc đẩy sản xuất phát triển đúng phương hướng của kế hoạch Nhà nước, tăng cường quản lý thị trường, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
2. Kiểm tra tài chính đối với tất cả các cơ quan, đơn vị dự toán, đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp quốc doanh đóng tại tỉnh để bảo vệ tài sản Nhà nước, thực hành triệt để tiết kiệm, bảo đảm mọi nguồn vốn tài chính được dùng đúng mục đích quy định, nâng cao hiệu quả đồng vốn, bài trừ tệ tham ô, lãng phí và xâm phạm của công.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước và theo đúng sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính, bảo đảm phát huy tác dụng của ngân sách tỉnh là công cụ tài chính để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước của chính quyền tỉnh.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chính quyền cấp dưới xây dựng và quản lý ngân sách xã theo đúng điều lệ ngân sách xã và các chế độ thể lệ của Nhà nước, bảo đảm thu đúng chính sách, chỉ tiêu tiết kiệm.
1. Ủy ban hành chính tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các đơn vị xí nghiệp, cơ quan trực thuộc tỉnh về công tác quản lý tài vụ và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng các chế độ và thể lệ tài chính của Nhà nước, bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hạch toán kinh tế, tôn trọng kỷ luật tài chính, chống tham ô, lãng phí, nhằm thực hiện những nhiệm vụ kế hoạch kinh tế quốc dân với hiệu quả cao nhất.
2. Đối với tài vụ hợp tác xã, Ủy ban hành chính tổ chức kiểm tra các hợp tác xã làm tốt công tác kế toán và công tác quản lý tài vụ để góp phần bảo đảm và phát huy quyền làm chủ tập thể của xã viên, phát huy tác dụng giám đốc của kế toán, tài vụ đối với sản xuất và kinh doanh của hợp tác xã, để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống lãng phí, tham ô, bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của hợp tác xã đối với Nhà nước và yêu cầu tăng cường tích lũy của hợp tác xã, nâng cao đời sống của xã viên.
Điều 15. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý ngân hàng là:
1. Chỉ đạo Chi nhánh ngân hàng Nhà nước ở tỉnh phối hợp với các ty chuyên môn xây dựng kế hoạch tín dụng dài hạn, kế hoạch tín dụng ngắn hạn, kế hoạch tiền mặt của các cơ sở trực thuộc tỉnh và của các hợp tác xã trong tỉnh; các kế hoạch đó do các cơ sở lập và gửi đến Chi nhánh ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo Chi nhánh ngân hàng Nhà nước lập bảng cân đối thu chi bằng tiền của dân cư trong tỉnh.
2. Kiểm tra Chi nhánh ngân hàng Nhà nước ở tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch tín dụng dài hạn cho các tổ chức kinh tế thuộc tỉnh và chấp hành đúng các chínhs ách Nhà nước về tín dụng và tiền tệ.
3. Tổ chức động viên nhân dân trong tỉnh gửi tiền vào quỹ tiết kiệm.
4. Để giúp Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tín dụng của tỉnh, thành lập ở mỗi tỉnh một hội đồng tín dụng do một Phó chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh làm chủ tịch và các đại diện của Chi nhánh ngân hàng Nhà nước ở tỉnh, Ty tài chính và Ủy ban Kế hoạch tỉnh làm ủy viên.
Điều 16. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý giá cả là:
1. Chỉ đạo các ngành, các cấp trực thuộc nghiêm chỉnh thực hiện đúng mọi chính sách chế độ quản lý giá cả;
2. Quy định những loại giá thuộc danh mục mà trung ương giao cho cấp tỉnh quyết định;
3. Đề ra và chỉ đạo thực hiện những biện pháp cụ thể về quản lý giá cả trong tỉnh;
4. Thường xuyên kiểm tra tất cả cá đơn vị kinh tế, văn hóa trong lãnh thổ tỉnh (kể cả những đơn vị trực thuộc trung ương) về mặt chấp hành chính sách, chế độ quản lý giá cả cho Nhà nước và nhân dân, Ủy ban hành chính tỉnh có quyền ra lệnh sửa đổi hoặc đình chỉ thi hành, đồng thời báo ngay cho Ủy ban Vật giá Nhà nước và Bộ có liên quan.
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG, ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
Điều 17. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý lao động là:
1. Tổ chức quản lý mọi lực lượng lao động xã hội trong tỉnh, không được để những người có khả năng lao động mà không có tổ chức nào quản lý; bảo đảm việc sử dụng lao động hợp lý, đúng các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý lao động.
2. Tuyển và cung cấp đủ lực lượng lao động cho nhu cầu quốc phòng và các nhu cầu khác của cả nước theo đúng nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động của công dân và kế hoạch của Nhà nước.
3. Theo đúng chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và hợp đồng về lao động thời vụ, cung cấp đủ lực lượng lao động thường xuyên và lao động thời vụ cho các cơ sở kinh tế do các Bộ trực tiếp quản lý đặt trong lãnh thổ tỉnh.
4. Tổ chức quản lý toàn diện lao động trong các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở do địa phương trực tiếp quản lý; quy định các đm lao động đối với những công việc mà trung ương không thống nhất quản lý; hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức lao động và định mức lao động đối với các đơn vị cơ sở thuộc khu vực sở hữu tập thể.
5. Tổ chức phân bố lực lượng lao động cho các vùng kinh tế mới trong tỉnh hoặc điều động cho tỉnh khác, theo đúng quy hoạch, kế hoạch và chính sách, chế độ của Nhà nước.
6. Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng lao động ở tất cả các đơn vị cơ sở trong lãnh thổ tỉnh (kể cả các cơ sở do các Bộ trực tiếp quản lý), bảo đảm điều phối lao động trong lãnh thổ tỉnh khớp với tình hình và khả năng thực hiện kế hoạch Nhà nước của các đơn vị cơ sở ấy.
7. Tổ chức thanh tra lao động, thanh tra kỹ thuật an toàn lao động và bảo hộ lao động đối với tất cả các đơn vị cơ sở trong lãnh thổ tỉnh (kể cả các cơ sở do Bộ trực tiếp quản lý) ; giải quyết những trường hợp có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, hoặc những vụ vi phạm luật an toàn lao động và bảo hộ lao động theo đúng luật lệ và chế độ của Nhà nước.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý tiền lương là:
1. Quyết định việc xếp lương, nâng cấp, nâng bậc cho cán bộ, công nhân, nhân viên do địa phương trực tiếp quản lý, theo đúng chính sách, chế độ tiền lương chung và trong phạm vi tổng quỹ lương đã được Chính phủ xét duyệt cho tỉnh.
2. Quyết định các mức tiền công áp dụng trong địa phương theo chế độ chung của Nhà nước.
3. Đề nghị với Bộ Lao động nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành mức lương cho những ngành nghề mới ở địa phương mà trong chế độ lương chung của Nhà nước chưa có; trong khi chờ đợi quyết định, Ủy ban hành chính tỉnh có quyền quyết định tạm thời, nhưng không được cao hơn mức lương của các ngành nghề cần đến sự hao phí lao động và trình độ chuyên môn tương đương.
4. Chỉ đạo việc vận dụng các chính sách, chế độ tiền công, chế độ phúc lợi tập thể trong khu vực kinh tế tập thể ở địa phương.
5. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với mọi đơn vị cơ sở trong lãnh thổ tỉnh (kể cả các cơ sở do các Bộ trực tiếp quản lý)
1. Theo sự phân công và hướng dẫn của Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật, lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo thợ mới và bổ túc nâng cấp kỹ thuật cho công nhân thuộc cấp tỉnh quản lý theo nhu cầu và khả năng của địa phương (có sự phối hợp với các cơ sở do trung ương trực tiếp quản lý đặt trong lãnh thổ tỉnh)
2. Quyết định việc mở trường, lớp đào tạo, bổ túc cho công nhân kỹ thuật theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, quyết định việc tuyển sinh và phân bố số thợ ra trường.
3. Đối với việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế cho địa phương, theo sự hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp và của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban hành chính xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế từ cơ sở đến trung cấp; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ sơ cấp về kỹ thuật và về quản lý kinh tế cho các đơn vị cơ sở, nhất là cho các hợp tác xã.
QUẢN LÝ CUNG ỨNG VẬT TƯ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG NGHIỆP
1. Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo các đơn vị sản xuất và kinh doanh thuộc tỉnh ký kết và thực hiện các hợp đồng với các tổ chức cung ứng vật tư của các Bộ; chỉ đạo các tổ chức thuộc tỉnh quản lý và sử dụng các vật tư được cung ứng một cách tiết kiệm theo đúng các chính sách, chế độ của Nhà nước.
2. Bộ Vật tư và các Bộ khác làm nhiệm vụ cung ứng vật tư phải chỉ đạo các tổ chức kinh doanh vật tự trực thuộc mình ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế do cấp tỉnh trực tiếp quản lý, theo đúng chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, bảo đảm cung ứng vật tư cho việc thực hiện kế hoạch kinh tế tỉnh, đồng thời kiểm tra việc sử dụng các vật tư ấy.
1. Theo sự hướng dẫn của Bộ Nội thương, Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo các Ty thương nghiệp xây dựng kế hoạch thương nghiệp về thu mua, điều động hàng hóa, lưu chuyển hàng hóa bán lẻ v.v… theo đúng những chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước giao cho tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch ấy.
2. Tham gia ý kiến với Bộ Nội thương trong việc mở rộng và quản lý thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất; trực tiếp chỉ đạo việc mở rộng và quản lý thị trường trong tỉnh; thực hiện quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động thương nghiệp trong lãnh thổ tỉnh theo đúng các chính sách, chế độ và quy định của Nhà nước.
3. Đối với những loại sản phẩm hàng hóa do kinh tế địa phương sản xuất mà thuộc loại trung ương thống nhất quản lý sự phân phối, thì Ủy ban hành chính chỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc thu mua đúng chính sách và giao nộp cho trung ương theo kế hoạch; nếu không giao nộp đủ kế hoạch mà không phải vì thiên tai lớn, hoặc không vì trung ương không bảo đảm các điều kiện và phương tiện đúng như kế hoạch Nhà nước, thì cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về hành chính, và phải giao nộp đủ vào năm sau.
4. Đối với những loại sản phẩm hàng hóa do tỉnh sản xuất mà không thuộc loại trung ương thống nhất quản lý sự phân phối, thì Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức và chỉ đạo các đơn vị kinh doanh ký kết hợp đồng thu mua và cung ứng cho c1c cơ sở trong lãnh thổ theo kế hoạch tỉnh.
5. Đối với việc thu mua những loại sản phẩm thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý, mà toàn bộ hoặc tuyệt đại bộ phận sẽ điều đi chứ không để lại trong tỉnh, thì các công ty thu mua trực tiếp trung ương trực tiếp thu mua, hoặc ủy quyền cho công ty địa phương thu mua và giao nộp theo kế hoạch Nhà nước; Ủy ban hành chính tỉnh phải động viên, đôn đốc các đơn vị sản xuất làm đầy đủ nghĩa vụ giao nộp sản phẩm theo kế hoạch Nhà nước; đối với những loại sản phẩm khác, Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức và chỉ đạo việc thu mua và phân phối trong lãnh thổ tỉnh.
6. Về bán buôn trong thương nghiệp, nói chung đối với hàng công nghiệp do các công ty bán buôn của trung ương nắm và phân phối; đối với những loại hàng quy cách hoặc mặt hàng ít phức tạp, thì cố gắng tổ chức việc giao thẳng từ các xí nghiệp công nghiệp đến các công ty bán lẻ hoặc cửa hàng bán lẻ của cấp tỉnh theo đúng kế hoạch Nhà nước và sự phân bố của Bộ Nội thương. Những mặt hàng công nghiệp do kinh tế địa phương sản xuất và chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh thì do cấp tỉnh tổ chức việc thu mua và phân phối cho mạng lưới bán lẻ trong tỉnh.
7. Mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, ăn uống công cộng, phục vụ, sửa chữa đồ dùng, v.v… đều do cấp tỉnh trực tiếp quản lý theo đúng những chính sách, chế độ của Nhà nước và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Nội thương, các cửa hàng bán lẻ thuộc công ty thương nghiệp tỉnh cũng chịu sự kiểm tra của chính quyền cấp huyện, thị trấn, thành phố trực thuộc tỉnh.
1. Căn cứ vào những quy định của Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và theo sự hướng dẫn của Ủy ban này, Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo các ty quản lý và kiểm tra việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về quản lý đo lường và về chất lượng sản phẩm ở các đơn vị cơ sở.
2. Chỉ đạo các ty tổ chức thực hiện một số vấn đề nghiên cứu khoa học và kỹ thuật ứng dụng vào các đơn vị kinh tế do tỉnh trực tiếp quản lý, theo sự phân công của các Bộ, hoặc có sự phối hợp của các Bộ quản lý ngành.
3. Quy định những tiêu chuẩn, định mức đối với những ngành nghề và công việc mà trung ương không quy định, để áp dụng trong các cơ sở do tỉnh trực tiếp quản lý.
QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG CỦA DÂN CƯ TRONG TỈNH
Điều 23. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý đời sống là:
1. Căn cứ vào những chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước do Hội đồng Chính phủ giao, chỉ đạo các Ty, các Ủy ban hành chính huyện, thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cho dân cư trong tỉnh.
2. Tổ chức quản lý mạng lưới cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cho dân cư trong tỉnh, tổ chức quản lý mạng lưới nhà ăn tập thể và ăn uống công cộng, mạng lưới phục vụ, sửa chữa đồ dùng; tổ chức quản lý hệ thống cung cấp nước trong tỉnh; kiểm tra việc cung cấp và sử dụng điện trong sinh hoạt của nhân dân.
3. Tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông và mạng lưới vận tải, bảo đảm sự đi lại của dân cư trong tỉnh được thuận tiện nhanh chóng.
4. Phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, đáp ứng nhu cầu của dân cư trong tỉnh theo đúng chính sách và tiêu chuẩn Nhà nước; thống nhất tổ chức và chỉ đạo mạng lưới vườn trẻ, nhà mẫu giáo được hợp lý và thuận tiện cho các gia đình ở từng khu vực dân cư trong tỉnh.
5. Thống nhất tổ chức quản lý các khu nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng (kể cả quản lý sử dụng, xây dựng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, thu tiền nhà...) ở những thành phố, thị xã, thị trấn; hướng dẫn và giúp đỡ dân cư ở nông thôn xây dựng nhà ở.
6. Theo những chính sách, chế độ, thể lệ chung của Nhà nước, theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của các Bộ chủ quản, Ủy ban hành chính tỉnh quy định những thể lệ cụ thể về thương nghiệp, phục vụ v.v... nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhân dân, đúng chính sách, thuận tiện và văn minh.
7. Tổ chức quản lý trật tự, an ninh trong tỉnh; bảo đảm các cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức kinh tế, mọi người công dân trong tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước; tôn trọng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.
8. Thường xuyên kiểm tra các tổ chức và cơ quan phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kết hợp kiểm tra của Nhà nước và kiểm tra của quần chúng ở cơ sở, chống tệ cửa quyền, tham ô, móc ngoặc, vi phạm đến quyền dân chủ và các quyền lợi chính đáng của nhân dân.
QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ
Theo các nguyên tắc, các khung tổ chức chung của mỗi ngành ở tỉnh do Bộ chủ quản xây dựng và được Hội đồng Chính phủ thông qua, theo những tiêu chuẩn chung về biên chế bộ máy do Hội đồng Chính phủ quy định cho mỗi loại tỉnh, theo yêu cầu thực tế quản lý đối với mỗi ngành trong tỉnh, Ủy ban hành chính tỉnh xây dựng dự án tổ chức bộ máy và biên chế toàn tỉnh, (bao gồm cả bộ máy và biên chế các ngành, các lĩnh vực công tác, các huyện) trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt (có các Bộ tham gia); trên cơ sở đó, Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức thực hiện cụ thể.
Điều 25. – Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban hành chính tỉnh về quản lý cán bộ là:
1. Theo những tiêu chuẩn cán bộ của từng ngành hoặc từng lĩnh vực công tác do Bộ chủ quản xây dựng và được Hội đồng Chính phủ thông qua cho mỗi loại tỉnh, theo tình hình cụ thể về cán bộ của mỗi ngành hoặc lĩnh vực công tác trong tỉnh mình, Ủy ban hành chính tỉnh bố trí sử dụng cán bộ trong bộ máy và biên chế ở tỉnh.
2. Đối với cán bộ phụ trách các ngành, các lĩnh vực công tác ở tỉnh (trưởng ty, phó ty và tương đương), Ủy ban hành chính tỉnh chủ động đề nghị với Bộ chủ quản ngành. Việc bổ nhiệm, cách chức hoặc thay đổi những cán bộ này phải được bàn bạc nhất trí giữa Bộ chủ quản ngành và Ủy ban hành chính tỉnh; sau đó Bộ trưởng Bộ chủ quản ký quyết định.
Trưởng hợp ở tỉnh không có cán bộ đủ tiêu chuẩn như đã quy định để đề nghị Bộ chủ quản ngành bổ nhiệm làm trưởng ty, phó ty, thì Ủy ban hành chính tỉnh đề nghị Bộ chủ quản chọn người ở nơi khác và bàn bạc nhất trí trước khi Bộ quyết định việc điều động và bổ nhiệm ấy.
Đối với cán bộ đã qua đào tạo từ đại học trở lên về kỹ thuật, nghiệp vụ, làm việc ở địa phương mà không giữ chức vụ phụ trách (cấp trưởng ty, phó ty hoặc tương đương) thì Bộ trưởng chủ quản ngành có quyền điều động đi địa phương khác đang cần hơn, sau khi bàn bạc nhất trí với Ủy ban hành chính tỉnh có liên quan.
3. Trong việc bổ nhiệm, cách chức hoặc thay đổi, điều động cán bộ như trên, nếu có sự không nhất trí của Ủy ban hành chính tỉnh và Bộ chủ quản ngành thì Bộ trưởng phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Duy Trinh |
- 1Thông tư 14-LĐ/TT-1977 hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước trong tình hình mới do Bộ Lao động ban hành
- 2Nghị quyết số 33-CP về việc bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp huyện trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 94-CP năm 1962 về phân cấp quản lý kinh tế và văn hóa do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 4Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983
- 5Thông tư 475-TTg-1978 quy định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 302-CP năm 1978 về điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
- 1Thông tư 14-LĐ/TT-1977 hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước trong tình hình mới do Bộ Lao động ban hành
- 2Nghị quyết số 33-CP về việc bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp huyện trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 94-CP năm 1962 về phân cấp quản lý kinh tế và văn hóa do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 4Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 5Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983
- 6Thông tư 475-TTg-1978 quy định về tổ chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 302-CP năm 1978 về điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành.
Nghị định 24-CP năm 1976 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 24-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/02/1976
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Duy Trinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra