- 1Quyết định 1077/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 thành lập Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3993/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1559/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 30 tháng 6 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH ĐIỀU BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1077/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững;
Căn cứ Quyết định số 3993/QĐ-BNN-TT ngày 18/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020;
Thực hiện Thông báo số 3994/TB-BNN-VP ngày 01/10/2013 Kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại buổi làm việc về tái canh cà phê và sản xuất điều;
Căn cứ Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển ngành điều bền vững tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 54/TTr-SNN-BVTV ngày 11/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020 (có nội dung chi tiết Đề án kèm theo) với một số nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐIỀU ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu chung
Ổn định diện tích cây Điều trên diện tích thích nghi theo hướng thâm canh, cải tạo, tái canh diện tích già cỗi và năng suất thấp bằng các giống mới cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh xen canh nhằm tăng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng điều, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về diện tích: Đến năm 2020, tổng diện tích điều toàn tỉnh là 181.000 ha, trong đó:
- Diện tích điều trên đất sản xuất nông nghiệp: 137.700 ha.
- Diện tích điều trên đất rừng sản xuất: 43.300 ha.
b) Về năng suất, sản lượng
- Đối với diện tích 137.700 ha điều ngoài lâm phần có năng suất trung bình đạt 2,0 tấn/ha, sản lượng đạt trên 280.000 tấn, trong đó:
+ Có khoảng 48.000 ha có năng suất >3 tấn/ha.
+ Có khoảng 30.000 ha có năng suất từ 2-3 tấn/ha
- Đối với diện tích 43.300 ha điều ngoài lâm phần năng suất đạt 1,8 tấn/ha, sản lượng đạt 77.940 tấn.
1. Ban hành và tuyên truyền các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác khuyến nông
- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật ghép cải tạo và chăm sóc cây điều sau ghép.
- Sổ tay hướng dẫn tuyển chọn giống điều tốt nông hộ.
- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành, tạo tán và chăm sóc cây điều sau thu hoạch.
- Hướng dẫn kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều.
2. Sản xuất cung ứng giống
- Các Trung tâm, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống: Hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 300.000 cây giống và trên 300.000 chồi đủ tiêu chuẩn phục vụ trồng mới và ghép cải tạo.
- Các nông hộ, trang trại có nguồn giống tốt hàng năm cung ứng khoảng 250.000 chồi phục vụ ghép cải tạo và tái canh.
3. Tổ chức cải tạo, tái canh và thâm canh
a) Tái canh, cải tạo diện tích điều già cỗi, nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp hơn 0,7 tấn/ha gắn với chuyển đổi cơ cấu giống điều
Sử dụng 100 % giống điều mới (cây ghép) có năng suất, chất lượng cao, đưa tỷ lệ giống mới lên 45%, tương đương 60.000 ha (đã bao gồm cả 30.000 đã được trồng giống mới đến năm 2013) diện tích điều cả tỉnh. Trong đó:
- Diện tích điều tái canh, cải tạo khoảng 30.000 ha (Diện tích tái canh 25.000 ha và cải tạo 5.000 ha).
- Các hoạt động chủ yếu của cải tạo là: Ghép cải tạo thực hiện đối với những vườn điều sinh trưởng tốt nhưng giống có năng suất thấp, chất lượng kém, giống nhiễm sâu bệnh (tùy theo mức độ nhiễm để thực hiện); Tái canh đối với vườn điều có giống không đạt năng suất, cây sinh trưởng không đồng đều, số cây chết nhiều.
b) Đẩy mạnh thâm canh điều
Tùy theo điều kiện của từng vùng, xây dựng kế hoạch thâm canh đồng bộ để phát huy tiềm năng lợi thế, nâng cao hiệu quả sản xuất điều. Diện tích thực hiện khoảng 45.000 ha (sau khi đã trừ phần tái canh, cải tạo, trồng xen, vùng điều năng suất cao: 41.500 ha)
- Đến năm 2020:
+ Có 90 % (tương đương 43.382 ha) vườn điều trong các hộ có diện tích trên 2 ha có điều kiện thuận lợi và ít thuận lợi về giao thông được áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, áp dụng tưới chủ động ở những nơi thuận lợi nguồn nước.
+ Có 50% (tương đương 43.390 ha) vườn điều trong các hộ có diện tích dưới 2 ha, có điều kiện thuận lợi và ít thuận lợi về giao thông được áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và được áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
4. Tổ chức phổ biến các mô hình trồng, chăn nuôi dưới tán điều
Xây dựng hệ thống canh tác điều trồng xen, nuôi xen khoảng 30% diện tích điều với các cây trồng, vật nuôi (ca cao, gừng, nghệ, cây dược liệu,... gà thả vườn, ong lấy mật) nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích điều.
- Diện tích điều xen ca cao khoảng 5.000 ha, chủ yếu trên đất trồng điều có nước tưới bổ sung.
- Diện tích điều xen gừng, nghệ, sa nhân trên đất có điều kiện giữ ẩm.
- Sử dụng khoảng 2.000 ha kết hợp nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật, trên đất dốc, sườn đồi ở các diện tích điều liền cư, thuận lợi về giao thông và gần lưới điện.
5. Tổ chức sản xuất
- Hình thành ít nhất 40 câu lạc bộ liên kết sản xuất - tương ứng với diện tích từ 3.000-5.000 ha/121 xã, thị trấn (với số hộ trồng khoảng 1.200 hộ) như: tổ kinh tế hợp tác, tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ và liên minh nông dân trồng điều.
- Hình thành chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu với tổ chức của những người trồng điều trên địa bàn.
- Hội Điều Bình Phước tổ chức, vận động các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân xây dựng vườn điều lớn, vùng nguyên liệu, hỗ trợ đầu tư, hướng dẫn nông dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm;
- Hội Điều Bình Phước vận động các doanh nghiệp xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân sản xuất điều. Định kỳ tổ chức tôn vinh các nông dân, cơ sở trồng điều giỏi.
6. Chế biến
a) Chế biến hạt điều
- Tiếp tục triển khai, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2025 và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng giảm đầu mối, giảm cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP); Phát triển các cơ sở chế biến lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại có năng lực chế biến ≥1.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có công suất thiết kế > 10.000 tấn/năm. Nâng công suất chế biến các nhà máy chế biến lên khoảng 350.000 tấn/năm, đảm bảo chế biến hết khoảng 90% sản lượng điều của tỉnh (bao gồm cả nhập khẩu). Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, liên doanh hình thành các công ty có tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh tham gia thị trường trong và ngoài nước.
- Khuyến khích các cơ sở chế biến hạt điều tự động hóa khâu cắt tách vỏ cứng hạt điều và bóc vỏ lụa nhân điều, các khâu khác thuộc dây chuyền chế biến nhân điều cũng được cơ giới hóa và tự động hóa khép kín.
- 80 % cơ sở chế biến hạt điều được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO, HACCP, GMP,...
- Đến năm 2020, có 100 % cơ sở chế biến được cấp giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn về nhân điều xuất khẩu và 20% sản phẩm nhân điều và 50% dầu vỏ hạt điều chế biến sâu.
b) Chế biến sâu nhân điều thành thực phẩm ăn liền
- Tập trung đầu tư một số cơ sở chế biến có công suất >5000 tấn/năm tham gia vào chế biến sâu với dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại, tổ chức quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn HACCP, GMP, đủ điều kiện tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Cải tạo, nâng cấp dây chuyền thiết bị và công nghệ của các cơ sở chế biến hiện có theo hướng hiện đại, đồng bộ, đa dạng hóa sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng.
- Đến năm 2020, phấn đấu khoảng 15.000 tấn sản phẩm sau nhân điều được chế biến sâu.
c) Chế biến dầu vỏ hạt điều
- Đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp chế biến dầu vỏ hạt điều với tổng công suất thiết kế đạt >200.000 tấn vỏ/năm (tương đương trên 30.000 lít dầu/năm).
- Xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở tinh luyện dầu vỏ hạt điều nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị.
d) Chế biến gỗ và các sản phẩm khác
- Khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến (30 nghìn lít dịch) thịt quả điều để chế biến cồn khô tại các vùng trồng điều tập trung với quy mô phù hợp.
- Chế biến trên 150.000 tấn sản phẩm từ bã vỏ hạt điều, như sử dụng làm chất đốt, ván ép ... giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ điều (ván ép từ gỗ, từ vỏ điều sau ép dầu
7. Tiêu thụ
- Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn, chế biến sâu xây dựng thương hiệu sản phẩm điều.
- Đẩy mạnh tiêu thụ điều trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu; mở rộng xúc tiến thương mại ở các thị trường trọng điểm.
- Mở rộng hệ thống thông tin giúp nông dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hội Điều Bình Phước.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã và các doanh nghiệp tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3156/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020
- 2Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 1756/QĐ.UBND phê duyệt Đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, có tính đến 2025
- 4Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 5Quyết định 1359/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 1077/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 thành lập Ban chỉ đạo phát triển điều bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3993/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 3156/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án phát triển Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020
- 5Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bò thịt cao sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 1756/QĐ.UBND phê duyệt Đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, có tính đến 2025
- 7Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 8Quyết định 1359/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Bình Phước đến năm 2020
- Số hiệu: 1559/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Huỳnh Anh Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực