- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 5Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1552/QĐ-UBND | Cần Giờ, ngày 14 tháng 10 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007;
Căn cứ Công văn số 7473/UBND-KT ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ sử dụng địa danh “Cần Giờ” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Kinh tế tại Tờ trình số 1278/TTr-KT ngày 23 tháng 9 năm 2019 về Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 950/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân huyện Cần Giờ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Điều 3. Giao Phòng Kinh tế phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng phòng Kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
(Ban hành theo Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” (sau đây gọi tắt là Quy chế) nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” trở thành nhãn hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước; qua đó hỗ trợ và tạo cơ hội phát triển cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khô cá dứa có nguồn sốc, xuất xứ từ Cần Giờ và bảo vệ uy tín cho sản phẩm khô cá dứa đặc trưng của huyện Cần Giờ, đồng thời ngăn chặn hành vi chỉ dẫn sai nguồn gốc sản phẩm “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Đối tượng: Đối tượng áp dụng Quy chế này bao gồm cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 3, các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm khô cá dứa tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Phạm vi áp dụng: Quy chế này chỉ áp dụng trong phạm vi quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Trong Quy chế này, các từ ngữ sử dụng được hiểu như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu “Khô cá dứa Cần Giờ” như hình tại Phụ lục 1.
2. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận: là Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận: Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ là tổ chức được Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ủy quyền quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
4. Đơn vị sản xuất, kinh doanh: là tổ chức, cá nhân có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm khô cá dứa và đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
5. Giấy chứng nhận: là văn bản cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cấp cho đơn vị sản xuất, kinh doanh đáp ứng điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo Quy chế này.
6. Công bố chất lượng: là việc đơn vị sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm khô cá dứa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng theo Phụ lục 3 Quy chế này. Việc công bố chất lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Điều kiện được cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Điều kiện để đơn vị sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”:
a) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm khô cá dứa trên địa bàn huyện Cần Giờ từ nguồn nguyên liệu cá dứa được nuôi hoặc đánh bắt trên địa bàn huyện Cần Giờ và trong phạm vi Bản đồ theo Phụ lục 2 Quy chế nay.
b) Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được đơn vị chức năng cấp theo quy định của pháp luật.
c) Đảm bảo quy định về chất lượng theo Bảng chỉ tiêu chất lượng sản phẩm khô cá dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” theo Phụ lục 3 của Quy chế này.
d) Tuân thủ các quy định trong suốt quá trình từ sản xuất đến lưu thông nhằm đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng quy định;
e) Cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung trong Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Điều kiện để đơn vị sản xuất, kinh doanh được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”: đơn vị sản xuất, kinh doanh được cơ quan quản lý nhãn hiệu cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Điều 5. Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký của nhãn hiệu chứng nhận
Biểu trưng và danh mục sản phẩm đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” theo Phụ lục 1 Quy chế này.
Điều 6. Bản đồ vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm Khô cá dứa mang nhãn hiệu chứng nhận
Vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm khô cá dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” theo Phụ lục 2 Quy chế này.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM KHÔ CÁ DỨA MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
Điều 7. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” là sản phẩm khô cá dứa đáp ứng các tiêu chí về bản đồ và chất lượng theo Phụ lục 2, Phụ lục 3 Quy chế này.
Điều 8. Các đặc tính chất lượng
Các đặc trưng về chất lượng của sản phẩm khô cá dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” được thể hiện tại Phụ lục 3 Quy chế này.
Điều 9. Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm đem đi xét nghiệm đánh giá chất lượng phải được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang nhãn hiệu chứng nhận do cơ quan quản lý nhãn hiệu thực hiện; khi lấy mẫu phải có biên bản và có sự chứng kiến của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
2. Điều kiện của đơn vị xét nghiệm: Mẫu sản phẩm sau khi được lấy phải gửi đến tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định làm nhiệm vụ kiểm nghiệm và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận phải được đánh giá theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành; trường hợp phương pháp thử không có trong Tiêu chuẩn Việt Nam, phương pháp đánh giá chất lượng sẽ do cấp có thẩm quyền quy định.
3. Tiêu chuẩn áp dụng: Các chỉ tiêu chất lượng của mẫu kiểm nghiệm phải được so sánh với các chỉ tiêu chất lượng theo Phụ lục 3 Quy chế này để xác định mẫu đánh giá kiểm nghiệm đạt hay không đạt, làm căn cứ cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 10. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ là cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” có chức năng và nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” tại Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
3. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” theo các quy định tại Quy chế này.
4. Phát hiện, xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi đối tượng tham gia vi phạm Quy chế hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 11. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Đơn vị sản xuất, kinh doanh có nhu cầu cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” gửi 01 bộ hồ sơ đến Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính), gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”;
- Bản cam kết sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” theo Phụ lục 4, Phụ lục 5 Quy chế này;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị sản xuất kinh doanh.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của đơn vị sản xuất, kinh doanh, Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị sản xuất, kinh doanh đề nghị và đánh giá chất lượng thông qua việc lấy mẫu.
3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm mẫu, Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản.
4. Việc nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho khách hàng được thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Điều 12. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” có các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận;
- Người đại diện;
- Điện thoại, fax, email, website (nếu có);
- Danh mục loại sản phẩm khô cá dứa được cấp Giấy chứng nhận;
- Biểu trưng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”;
- Thời hạn của Giấy chứng nhận;
- Quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận;
- Họ tên, chữ ký của đại diện và con dấu của Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ.
2. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” được làm thành 01 bản chính giao cho đơn vị sử dụng. Đơn vị cấp phát mở sổ theo dõi cấp và thu hồi Giấy chứng nhận. Trường hợp có yêu cầu cấp thêm các bản sao Giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý sẽ cấp (tối đa không quá 10 bản) nhưng trên bản sao phải có chữ “BẢN SAO”.
3. Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” có thời hạn 03 năm.
4. Cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”:
a) Trường hợp hết hạn theo quy định và trong quá trình sử dụng không vi phạm Quy chế, đơn vị sản xuất, kinh doanh nộp đơn xin cấp lại và các khoản phí theo quy định để được cấp lại; thủ tục cấp lại tương tự như lần đầu;
b) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận và trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức bị thu hồi, muốn xét cấp lại Giấy chứng nhận phải sau thời gian 01 năm kể từ ngày thu hồi (thủ tục đề nghị cấp lại tương tự như lần đầu);
c) Trường hợp bị mất hoặc hư hông phải có đơn xin cấp lại và nộp các khoản chi phí theo quy định, cơ quan quản lý sẽ cấp lại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn xin cấp lại và xem xét hồ sơ lưu, thời hạn sử dụng là thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận.
Điều 13. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Đơn vị sản xuất, kinh doanh được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo.
2. Phải sử dụng đúng và chính xác dấu hiệu của nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
3. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm khô cá dứa đã được cơ quan quản lý cấp Giấy chứng nhận sử dụng.
4. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của đơn vị sản xuất, kinh doanh nhưng không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
5. Đơn vị sản xuất, kinh doanh không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả giữa các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty, công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
6. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận phải phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có nhãn hiệu chứng nhận nhưng làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhãn hiệu chứng nhận; mọi hình thức đưa thông tin sai về nhãn hiệu chứng nhận hoặc lạm dụng nhãn hiệu chứng nhận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Điều 14. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận nhằm duy trì và đảm bảo những tiêu chuẩn và đặc tính riêng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
2. Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ quyết định đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh vi phạm các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 4 Quy chế này;
b) Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận không đúng quy định tại Điều 13 Quy chế này;
c) Không thanh toán đầy đủ chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Điều 16 Quy chế này.
3. Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Điều 15. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Hàng năm, Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cùng đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đẻ đánh giá chất lượng. Khoản phí đánh giá chất lượng do đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng nhãn hiệu nộp theo quy định.
2. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ có quyền đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Điều 16. Chi phí cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận
Đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” phải chịu chi phí đánh giá chất lượng định kỳ hoặc đột xuất và chi phí in ấn nhãn hiệu để sử dụng cho đơn vị.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH THAM GIA NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 17. Quyền lợi khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đều bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận.
2. Đơn vị sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất, kinh doanh;
b) Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận;
c) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Điều 18. Trách nhiệm khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Điều 4, Điều 13 và Điều 16 Quy chế này.
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
3. Duy trì và bảo đảm chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
4. Khi không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, đơn vị sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý để làm các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận.
5. Kịp thời cung cấp thông tin, đề nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
6. Chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
Các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”, gồm:
1. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” hoặc các dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ Cần Giờ cho các loại sản phẩm khô cá dứa nhưng chưa được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại Điều 11 Quy chế này.
2. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” nhưng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.
Điều 20. Hình thức xử lý vi phạm
Tùy theo mức độ, các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có thể bị xử lý như sau:
1. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 19 Quy chế này.
2. Tạm đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 19 Quy chế này.
Chương VII
Điều 21. Trách nhiệm phát hiện và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” đều có quyền yêu cầu Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ xử lý.
2. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ tất cả các quy định tại Quy chế này. Trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ mà bị xử lý theo Quy chế và các quy định khác có liên quan.
3. Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Cơ chế giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu chứng nhận
Việc giải quyết các tranh chấp hoặc khiếu nại phát sinh liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh, trước tiên phải được giải quyết thông qua thỏa thuận do Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ chủ trì giải quyết và quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ là quyết định cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời đến Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
BIỂU TRƯNG (LOGO) NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ” VÀ DANH MỤC SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
DANH MỤC SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ:
Nhóm 29: Khô cá dứa (cá dứa một nắng).
Nhóm 35: Mua bán khô cá dứa (cá dứa một nắng).
BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ HUYỆN CẦN GIỜ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 14/10/2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM KHÔ CÁ DỨA MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
(Ban hành theo Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
1. Xuất xứ khô cá dứa:
Khô cá dứa Cần Giờ là khô cá dứa sử dụng nguồn nguyên liệu cá dứa được nuôi trồng hoặc đánh bắt trên địa bàn huyện Cần Giờ và sản phẩm Khô cá dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” phải xác định cụ thể các thông tin sau:
- Đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Địa chỉ;
- Địa điểm nuôi trồng, khu vực đánh bắt.
2. Tiêu chí chất lượng sản phẩm khô cá dứa:
2.1. Các chỉ tiêu cảm quan:
- Mùi: Có mùi thơm đặc trưng, không hôi.
- Phần thịt cá dứa có sớ khoanh tròn gần nhau và rất mịn, dưới lớp da chỉ có một chút mỡ, trong ức cá có nhiều thịt, mỡ cá có màu trắng trong.
- Thịt cá màu trắng hồng tự nhiên hoặc hơi vàng hồng, da cá màu trắng sáng như ánh bạc.
- Xương cá: có xương sống mảnh, khe hở giữa các đốt xương nhỏ.
- Lưng cá: có hai sọc màu đen đậm nằm dọc theo thân.
- Vây và đuôi: có vây và đuôi ánh hồng.
2.2. Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
1 | Độ ẩm | % | ≤ 75 |
2 | Hàm lượng Protein | % | ≥ 20 |
3 | Hàm lượng Lipid | % | ≥ 1 |
4 | Omega 3 | mg/100g | ≥ 70 |
5 | H2S |
| Âm tính |
2.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật: theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức tối đa |
1 | S.aureus | CFU/g | 102 |
2 | Coliforms | CFU/g | 102 |
3 | E.coli | CFU/g | 10 |
4 | Cl.perfringens | CFU/g | 20 |
5 | Salmonella | CFU/25g | Không có |
6 | V.parahaemolyticus | CFU/g | 102 |
7 | Tổng số vi sinh vật hiếu khí | CFU/g | 106 |
2.4. Hàm lượng kim loại nặng: theo QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức tối đa |
1. | Chì (Pb) | mg/kg | 0,3 |
2. | Thủy ngân (Hg) | mg/kg | 0,5 |
3. | Methyl Thủy ngân (MeHg) | mg/kg | 0,5 |
4. | Cadmi (Cd) | mg/kg | 0,05 |
2.5. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phù hợp với Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Y tế về quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
3. Thành phần cấu tạo: 100% cá dứa.
4. Chất liệu bao bì: sản phẩm được đựng trong bao bì nhựa, hộp nhựa PP. Bao bì đạt chất lượng dùng cho thực phẩm.
5. Quy cách bao gói: 500g/bịch hoặc 1kg/bịch hoặc theo nhu cầu của thị trường.
6. Nội dung ghi nhãn hàng hóa:
Trên bao bì có ghi nhãn sản phẩm với nội dung phù hợp với Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI (CẤP LẠI) GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
(Ban hành theo Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI (CẤP LẠI) GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
Kính gửi: Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ.
Tên (đơn vị sản xuất, kinh doanh) đề nghị: ……………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………………… Fax: ……………………………………………..
Email:.....…………………………………………………………………………………………………..
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị sản xuất kinh doanh: ………………………………..
Sau khi nghiên cứu các quy định về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”, liên hệ với điều kiện cụ thể của đơn vị, chúng tôi đăng ký được cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”:
Loại sản phẩm đề nghị cấp: ………………………………………………………………………………
Quy mô sản xuất, kinh doanh của đơn vị: ………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………..
Địa điểm sản xuất, kinh doanh của đơn vị: …………………………………………………………….
Hồ sơ kèm theo:
- Bản cam kết về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi cam đoan những thông tin đăng ký trên là đúng sự thật; đồng thời cam kết thực hiện nghiêm, đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
| Cần Giờ, ngày .... tháng.... năm ... |
MẪU BẢN CAM KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
(Ban hành theo Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN CAM KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “KHÔ CÁ DỨA CẦN GIỜ”
Kính gửi: Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ.
Tên (đơn vị sản xuất, kinh doanh) đề nghị: …………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………...
Điện thoại:…………………………………………………… Fax: …………………………………….
Email: ……………………………………………………………………………………………………..
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị sản xuất kinh doanh: ………………………………..
Nếu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”, chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”:
1. Sử dụng đúng và chính xác nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
2. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đã được cơ quan quản lý cấp Giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
3. Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu chính thức của đơn vị, nhưng không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
4. Không tự ý chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Phổ biến và cung cấp đầy đủ cho các thành viên thông tin cần thiết có liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
6. Chấp hành chế độ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận việc sử dụng nhãn hiệu của đơn vị.
7. Đóng các khoản phí, lệ phí theo quy định.
8. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Quy định này và các quy định tại quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
9. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
10. Duy trì và bảo đảm chất lượng hàng hóa mang nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá dứa Cần Giờ”.
Nếu vi phạm những điều đã cam kết trên, chúng tôi xin chịu mọi hình thức xử lý của cơ quan quản lý nhà nước.
| Cần Giờ, ngày .... tháng.... năm ... |
- 1Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cà phê xứ lạnh Kon Tum
- 3Quyết định 953/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- 6Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 7Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và 18/2011/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 10Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- 11Quyết định 697/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh do tỉnh Kon Tum ban hành
- 12Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cà phê xứ lạnh Kon Tum
- 13Quyết định 953/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Kon Tum
Quyết định 1552/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Khô cá dứa Cần Giờ" do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1552/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/10/2019
- Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ
- Người ký: Lê Minh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực