Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1535/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 16 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 và số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/01/2012 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020: Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum kiện toàn Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum.
Điều 3. Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH KON TUM
(Ban hành theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum (sau đây viết tắt là Ban chỉ đạo).
2. Quy chế này áp dụng đối với Ban chỉ đạo, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên, bộ phận giúp việc; các sở, ban ngành có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo
1. Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên của Ban chỉ đạo.
2. Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng ban trong lĩnh vực công việc được phân công, bảo đảm sự chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên và sự phối hợp giữa các sở, ngành trong quá trình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ban chỉ đạo giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chịu sự kiểm tra, giám sát và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện: Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Kon Tum; Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.
2. Triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Kon Tum theo quy định hiện hành.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 4. Con dấu của Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh khi Trưởng ban ký và sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi Phó Trưởng ban ký để hoạt động.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban
1. Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 toàn bộ hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; điều phối hoạt động trong việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Phân công nhiệm vụ đối với Phó Trưởng ban và các thành viên; ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền khi Trưởng ban vắng mặt; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên.
3. Tổ chức, chỉ đạo việc điều động lực lượng, phương tiện của các tổ chức và cá nhân để ứng cứu chữa cháy rừng trong những tình huống cấp bách khi xảy ra cháy rừng hoặc các vụ việc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng theo quy định hiện hành.
4. Thành lập Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo để tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bộ phận giúp việc của Ban chỉ đạo đặt tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum. Các thành viên và Bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
5. Quyết định thay đổi, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo (trừ Trưởng ban và Phó Trưởng ban).
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban
1. Giúp Trưởng ban tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Trưởng ban quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này; thay mặt Trưởng ban điều hành hoạt động và xử lý các công việc thường xuyên của Ban chỉ đạo.
2. Thay mặt Trưởng ban (khi được ủy quyền) xử lý công việc, quyết định chương trình, kế hoạch công tác, triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
3. Triển khai các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; báo cáo Trưởng ban về tình hình thực hiện, đề xuất giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4. Chỉ đạo xây dựng quy chế và chế độ thông tin, báo cáo về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Đăk Hà.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban chỉ đạo
Các thành viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công; cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác, kịp thời và tài liệu có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào chương trình công tác và yêu cầu công việc, các thành viên Ban chỉ đạo chủ động nắm tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các thành viên Ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực phụ trách, đồng thời được phân công trực tiếp thực hiện một số công việc sau:
1. Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan:
a) Hướng dẫn các đơn vị lồng ghép nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm;
b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở nguồn vốn được Trung ương bố trí và khả năng cân đối của ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn;
c) Phối hợp với lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi;
d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
2. Lãnh đạo Sở Tài chính
a) Phối hợp cùng các ngành có liên quan bố trí kinh phí đầu tư hàng năm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh; tham mưu về các vấn đề tài chính, đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho việc giải ngân vốn đầu tư;
b) Chỉ đạo việc thanh quyết toán vốn đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (vốn Trung ương, vốn địa phương và vốn từ Quỹ hào vệ và phát triển rừng), rà soát việc phân bổ vốn đầu tư và thực hiện thẩm định quyết toán vốn hằng năm; quyết toán công trình hoàn thành, dự án hoàn thành trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định;
c) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Đài Phát thanh truyền hình tỉnh trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Kon Plông;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
3. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các chủ rừng theo quy định;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các vấn đề về giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng và cho thuê rừng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp; cung cấp bản đồ nền hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 và phần mềm liên quan để hỗ trợ thực hiện kế hoạch;
c) Chỉ đạo, tham mưu hướng dẫn công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất theo thẩm quyền để sử dụng vào mục đích khác theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có); tham mưu giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất lâm nghiệp;
d) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh trực tiếp phụ trách, theo dõi công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng và các vấn đề khác có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy;
đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
4. Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến nguồn lao động tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và giải quyết các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tham gia bảo vệ và phát triển rừng, chữa cháy rừng và khắc phục hậu quả sau cháy rừng;
c) Phối hợp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng và các vấn đề khác có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đăk Hà;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
5. Lãnh đạo Sở Công Thương
a) Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn các hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật; mua bán, kinh doanh lâm sản trái với quy định của pháp luật;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xác định các đơn vị nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có sử dụng dịch vụ môi trường rừng, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện việc chi trả phi dịch vụ môi trường rừng đúng quy định;
c) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn tỉnh trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
6. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Tăng cường tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong trường học nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, viên chức và học sinh đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
b) Phối hợp với lãnh đạo Công an tỉnh trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố Kon Tum;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
7. Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền đến các tầng lớp Nhân dân các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội;
b) Phối hợp với lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện IaH'Drai:
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban chỉ đạo phản công.
8. Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp chính quyền địa phương tích cực tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng và các vấn đề khác có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đăk Tô.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
9. Lãnh đạo Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng Kiểm lâm: Xây dựng phương án kiểm tra, truy quét, xóa bỏ các tụ điểm và điểm nóng về phá rừng, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái pháp luật, khai thác rừng trái phép, buôn bán và cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng; điều tra xử lý nghiêm các vụ án hình sự trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý triệt để việc lưu hành xe độ chế trái phép;
b) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Kon Tum;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
10. Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Kiểm lâm sẵn sàng hỗ trợ địa phương và chủ rừng ứng cứu các vụ cháy rừng, tham gia ngăn chặn phá rừng và vận chuyển lâm sản trái pháp luật, khai thác rừng trái phép, mua bán lâm sản trái với các quy định của Nhà nước;
b) Chỉ đạo lực lượng Dân quân tự vệ thực hiện đầy đủ các nội dung phối hợp với lực lượng Kiểm lâm theo quy định tại Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng:
c) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện la H'Drai;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
11. Lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Chỉ đạo các Đồn Biên phòng phối hợp với các lực lượng đóng chân trên địa bàn và chính quyền địa phương tham gia ứng cứu, chữa cháy... các vụ cháy rừng trong khu vực biên giới;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng: Kiểm lâm, Công an, chủ rừng, các huyện biên giới và các đơn vị đóng chân trên địa bàn có liên quan phòng chống các hoạt động khai thác và vận chuyển lâm sản trái pháp luật, mua bán lâm sản trái với các quy định của Nhà nước trong khu vực biên giới theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng được pháp luật quy định;
c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện, xã và các cơ quan đơn vị đóng chân trên địa bàn tuyên truyền trong quần chúng nhân dân thực hiện Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng vành đai biên giới giai đoạn 2011-2020;
d) Thực hiện tốt Kế hoạch số 1062/KH-BCHBĐBP-SNN&PTNT ngày 25/7/2014 giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh về triển khai thực hiện Quy chế phối hợp số 1349/QCPH-BNN-BTLBP trên khu vực biên giới địa bàn tỉnh Kon Tum;
đ) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Đăk Glei;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
12. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kon Tum
a) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng có liên quan trên địa bàn tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay của các dự án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định hiện hành;
b) Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020;
c) Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng, thực hiện các chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng;
d) Phối hợp với lãnh đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Đăk Glei;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
13. Lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức công tác tuyên truyền, xây dựng và phát các bản tin, phóng sự, chương trình phát thanh, truyền hình chuyên đề về công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Thông tin kịp thời và đầy đủ bản tin dự báo nguy cơ cháy rừng và các vụ cháy rừng trong các chương trình thời sự;
c) Phối hợp với lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Kon Tum trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Kon Plông;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
14. Lãnh đạo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum
a) Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước: nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
b) Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định hỗ trợ đầu tư; hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án; chỉ đạo, hướng dẫn các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
c) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ban chỉ đạo các vấn đề liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
d) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Báo Kon Tum trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Thầy;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
15. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum
a) Tham mưu Ban chỉ đạo ban hành các văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng, phát triển rừng; triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh;
b) Xây dựng chương trình, Kế hoạch công tác và chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban chỉ đạo; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ban chỉ đạo về tình hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
c) Tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung: Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum, Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, Phương án phòng cháy chữa cháy rừng, các chương trình dự án liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; đồng thời trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, cập nhật diễn biến rừng kịp thời; đánh giá kết quả và báo cáo kịp thời các nhiệm vụ trên;
d) Đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều 22 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các quy định khác (có liên quan) của pháp luật hiện hành;
đ) Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của bộ phận giúp việc đặt tại Chi cục Kiểm lâm; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện; tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo quy định;
e) Chủ trì phối hợp với lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
16. Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn Kon Tum
a) Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm cung cấp số liệu khí tượng thủy văn định kỳ phục vụ cho công tác dự báo cấp cháy rừng mùa khô hàng năm và dự báo về mưa lũ, ngập lụt;
b) Phối hợp với lãnh đạo Sở Công Thương trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
17. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa phận hành chính quản lý; chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch, Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp huyện, xã;
b) Chỉ đạo, điều hành việc phối kết hợp giữa các lực lượng liên ngành ở địa phương trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Điều động lực lượng, phương tiện để ứng cứu kịp thời các vụ cháy lớn xảy ra trên địa bàn; tham gia ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và mua bán, cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước;
c) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo về công tác giao đất giao rừng trên địa bàn mình quản lý;
d) Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn theo Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản giai đoạn 2016-2020 của tỉnh: Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, các chương trình dự án liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn;
d) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoặc xử lý vi phạm (nếu có) việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện, thành phố;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
18. Lãnh đạo Báo Kon Tum
a) Chỉ đạo tổ chức công tác tuyên truyền, xây dựng phóng sự đưa tin kịp thời về chương trình bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Phối hợp với lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Sa Thầy;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
19. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum
a) Tổ chức xét xử các vụ án vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; đưa ra xét xử lưu động một số vụ án điển hình nhằm giáo dục, răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định;
b) Phối hợp với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban chỉ đạo phân công.
20. Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum
a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hoạt động điều tra, xét xử các vụ án vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thi hành pháp luật;
b) Phối hợp với lãnh đạo Ban Dân tộc trực tiếp phụ trách, theo dõi, giám sát công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Đăk Tô;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
Điều 8. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:
1. Tham mưu cho Ban chỉ đạo triển khai thực hiện và hướng dẫn đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; giao rừng cho thuê rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng và những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng theo tình hình thực tế của tỉnh.
2. Theo dõi tổng hợp báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chuẩn bị nội dung và điều kiện cần thiết cho công tác sơ kết, tổng kết; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan kịp thời cho các thành viên Ban chỉ đạo khi có yêu cầu.
3. Theo dõi, tổng hợp đề xuất cho Trưởng ban đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng thường xuyên, đột xuất cho các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất hình thức kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
4. Lưu trữ, quản lý dữ liệu, văn bản điều hành của Ban chỉ đạo theo quy định hiện hành.
5. Chỉ đạo hoạt động của các bộ phận giúp việc cho cơ quan thường trực Ban chỉ đạo gồm: Chi cục Kiểm lâm và Phòng Kế hoạch Tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
Điều 9. Kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban chỉ đạo
Hằng năm, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xây dựng, trình Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo, trong đó tập trung xây dựng và triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 10. Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các thành viên Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách để phối hợp với cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có liên quan; báo cáo Trưởng ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
3. Chế độ họp của Ban chỉ đạo
- Trưởng ban chỉ đạo triệu lập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm. Trong trường hợp cần thiết Trưởng ban triệu tập phiên họp bất thường để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì các phiên họp.
- Các thành viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ và chuẩn bị nội dung báo cáo theo nhiệm vụ được phân công. Trường hợp thành viên vắng mặt, phải ủy quyền hoặc cử cán bộ đi dự họp thay; cán bộ được ủy quyền hoặc được cử dự họp thay phải là người nắm được tình hình công việc để báo cáo hoặc tham gia báo cáo.
4. Nội dung phiên họp thường kỳ:
- Xem xét, đánh giá các hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Thông qua kế hoạch và phân bổ nguồn lực bảo vệ và phát triển rừng hằng năm.
- Chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ban, ngành, địa phương; chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện trong việc tổ chức ứng cứu chữa cháy rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
- Chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
- Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, các bộ, ngành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng (nếu có).
- Hằng năm, Ban chỉ đạo tiến hành các đợt kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch tại các đơn vị, địa phương về bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo, Trưởng ban quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra, xác minh, thanh tra để đánh giá tình hình, kiến nghị hoặc đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 11. Quan hệ giữa Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ban chỉ đạo Nhà nước
1. Hằng năm, vào cuối quý IV hoặc đột xuất (khi có yêu cầu). Ban chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.
2. Khi có phát sinh vấn đề mới tại địa phương, Ban chỉ đạo cấp tỉnh trực tiếp làm việc với Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hoặc trao đổi với các ủy viên Ban chỉ đạo, đồng thời thông báo cho Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước.
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các thành viên Ban chỉ đạo báo cáo Trưởng ban bằng các hình thức: Báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo thông qua các phiên họp định kỳ, đột xuất của Ban chỉ đạo, nội dung báo cáo gồm những vấn đề sau:
- Tình hình thực hiện những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Định kỳ, hằng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu), báo cáo bằng văn bản về tình hình quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản ý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn phụ trách về Bộ phận giúp việc của Ban chỉ đạo (Chi cục Kiểm lâm) để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban.
- Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
- Kết quả làm việc và những kiến nghị của các Sở, ngành, địa phương, đối tác.
2. Các Sở, ban, ngành, địa phương cơ quan Chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban chỉ đạo. Nội dung báo cáo phải phân tích, đánh giá, tổng kết việc quản lý và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; báo cáo phải trung thực, chính xác, phản ánh đầy đủ quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được.
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Ban chỉ đạo, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế này.
2. Các thành viên Ban chỉ đạo căn cứ địa bản được phân công phụ trách, thực hiện các nội dung sau:
a) Chủ động liên hệ, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để phối hợp kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn được phân công phụ trách;
b) Tăng cường trực tiếp xuống địa bàn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy tại địa bàn phụ trách để kịp thời đôn đốc, phối hợp giải quyết;
c) Thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo và trước pháp luật nếu trên địa bàn được phân công phụ trách xảy ra tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về rừng.
3. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thường xuyên theo dõi sự thay đổi của các chức danh là thành viên Ban chỉ đạo để cập nhật danh sách nhằm thuận tiện trong liên lạc và thực hiện nhiệm vụ.
4. Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có những vấn đề phát sinh vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Trưởng ban chỉ đạo báo cáo Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 2038/2013/QĐ-UBND quy định kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020
- 2Quyết định 5417/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020
- 3Quyết định 1696/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 1432/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 4Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 34/2013/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020
- 7Quyết định 2038/2013/QĐ-UBND quy định kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020
- 8Quyết định 5417/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 11Nghị định 133/2015/NĐ-CP Quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng
- 12Quyết định 561/QĐ-UBND năm 2016 phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
- 13Quyết định 1696/QĐ-UBND năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang
Quyết định 1535/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 1535/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra