Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 15/2011/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CÁC XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CÁC XÃ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng:

Các xã thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới theo Đề án xây dựng nông thôn mới được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt.

Điều 2. Nguyên tắc, phạm vi:

1. Nguyên tắc:

- Phân cấp quản lý đối với các dự án có hỗ trợ đầu tư, thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch và kế hoạch được duyệt, tránh tràn lan, không phát huy hiệu quả đầu tư; ưu tiên đầu tư cho các xã trong Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Nguồn vốn hỗ trợ là lồng ghép các chương trình, ngân sách Nhà nước; trong đó, cấp tỉnh hỗ trợ 1 phần, phần còn lại do ngân sách huyện hỗ trợ và các xã cân đối nguồn vốn tại chỗ; Vận động các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp.

- Mức hỗ trợ được quy định cho từng lĩnh vực và tiêu chí cụ thể; ưu tiên nơi khó khăn hoặc có khả năng cân đối được nguồn vốn tại chỗ để hỗ trợ trước.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở mức ưu đãi theo quy định của nhà nước.

2. Phạm vi:

2.1. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống văn hoá – xã hội, bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Hệ thống đường giao thông gồm đường đến trung tâm xã, đường trục thôn, đường xóm và đường trục chính nội đồng.

b) Hệ thống thuỷ lợi: kênh mương nội đồng do xã quản lý.

c) Hệ thống công trình văn hoá – xã hội bao gồm: nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn; trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; trạm y tế xã; trụ sở Uỷ ban nhân dân xã; hạ tầng các điểm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

d) Hệ thống hạ tầng môi trường gồm: cấp nước sạch nông thôn, thu gom xử lý rác thải.

e) Các dự án, nhiệm vụ gồm: dự án quy hoạch, công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn, cán bộ Hợp tác xã và chủ trang trại.

2.2. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh vào nông nghiệp, nông thôn theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, đề án được duyệt và dự án đầu tư.

Chương II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 3. Cơ chế hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn do tỉnh quản lý:

STT

Lĩnh vực hỗ trợ

Mức hỗ trợ

Ghi chú

I

Hỗ trợ kết cấu hạ tầng

 

 

1

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

120 triệu đồng/xã

Hỗ trợ sau đầu tư

2

Đường giao thông thôn xóm

 

Hỗ trợ bằng xi măng; mỗi xã không quá 1.300 tấn xi măng PC300

 

- Xây dựng mới

200 tấn xi măng/km

 

 

- Cải tạo, nâng cấp

120 tấn xi măng/km

 

3

Kênh mương nội đồng do xã quản lý.

200 tấn XM/km

Mỗi xã không quá 25 km kênh mương

4

Trường học: XD chuẩn Quốc gia

 

Hỗ trợ sau đầu tư

 

- Trường mầm non

150 triệu đồng/1phòng

Một phòng học xây dựng mới

 

- Trường tiểu học và THCS

120 triệu đồng/phòng

 

5

Nhà văn hoá thôn, xóm.

30 triệu/nhà văn hóa

Hỗ trợ sau đầu tư

6

Công trình cung cấp nước sạch

60% chi phí xây lắp+thiết bị

Hỗ trợ sau đầu tư; Theo QĐ 12/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh

7

Môi trường

 

 

 

- Xe vận chuyển thu gom rác

3 triệu đồng/xe/1 thôn

Hỗ trợ sau đầu tư

 

- Hố chôn rác hoặc khu tập trung rác ở thôn.

30 triệu đồng/1công trình

Quy mô tối thiểu 80m2 có tường bao, mái che; Hỗ trợ sau đầu tư

8

Đào tạo nghề

 

 

 

- Lao động nông thôn: diện chính sách ưu đãi, người có công, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác

Tối đa 3 triệu/khoá học

Được hỗ trợ thêm tiền ăn 15.000 đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền xe đi lại trên 15 km, tối đa 200.000 đồng/khoá học/người; Theo khóa học của Đề án 1956-Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020

 

- Lao động nông thôn có mức thu nhập bằng 150% thu nhập của người nghèo

Tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

Theo khóa học của Đề án 1956-Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020

 

- Lao động nông thôn khác.

Tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.

 

II

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

 

 

1

Hỗ trợ các xã thực hiện dồn điền, đổi thửa

1 triệu đồng/1 ha

Có đề án được duyệt;  Khoảng 300 triệu đồng/1 xã

2

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi ở khu chăn nuôi tập trung

650 triệu đồng/1khu

Có đề án được duyệt Hỗ trợ sau đầu tư

3

Hỗ trợ chăn nuôi lợn bằng đệm sinh học, bao gồm:

- Đệm lót sinh học cho mô hình

- Hỗ trợ vi sinh

200 triệu đồng/1 xã

Hỗ trợ sau đầu tư

4

Hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp, bao gồm: Máy gặt đập liên hợp, Máy làm đất, Máy sạ hàng…

1.500 triệu đồng/1 xã

Hỗ trợ sau đầu tư

5

Hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, xa khu dân cư

20 triệu đồng/cơ sở

Hỗ trợ sau đầu tư

6

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác trong nông nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm

20 triệu đồng/thương hiệu

Hỗ trợ sau đầu tư

7

Hỗ trợ cơ sở sản xuất TTCN có máy móc thiết bị trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường, di dời vào điểm sản xuất tập trung của xã

20 triệu đồng/cơ sở

Theo quy hoạch được duyệt

Hỗ trợ sau đầu tư

8

Hỗ trợ 1 phần kinh phí mua giống, vật tư thiết yếu phát triển cây vụ Đông hàng hóa

60% tiền giống+25% tiền vật tư+ tập huấn chuyển giao KHKT

Hỗ trợ sau đầu tư; Theo Đề án phát triển cây trồng vụ Đông hàng hóa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015 số 536/QĐ-UBND ngày 05/5/2011 của UBND tỉnh Hà Nam

 

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÍN DỤNG

Điều 4. Đối tượng được hỗ trợ tín dụng:

- Tổ chức cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cá nhân, chủ trang trại, các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn.

- Các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

- Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 5. Phạm vi các lĩnh vực phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn:

- Vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

- Vay phát triển ngành nghề tại nông thôn.

- Vay để kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp và thủy sản.

- Vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.

- Vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn.

- Vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

Điều 6. Cơ chế hỗ trợ tín dụng:

Theo quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chương IV

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Điều 7. Đối tượng và phạm vi:

Nhà đầu tư là Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam đầu tư dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư (theo Phụ lục I kèm theo Quy định này) được thực hiện tại vùng nông thôn bao gồm:

1. Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn huyện Lý Nhân và huyện Thanh Liêm.

2. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được thực hiện tại vùng nông thôn (các vùng nông thôn thuộc Thành phố Phủ Lý, các huyện: Duy Tiên, Bình Lục, Kim Bảng).

Điều 8. Cơ chế ưu đãi và hỗ trợ đầu tư:

Doanh nghiệp đầu tư thuộc quy định tại Điều 7 Quy định này được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (theo Phụ lục II kèm theo Quy định này).

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì tổng hợp kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình 5 năm, hàng năm và nhu cầu kinh phí để báo cáo UBND tỉnh, trình Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

- Căn cứ nguồn vốn ngân sách hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện mô hình nông thôn mới theo Quy định của cơ chế này.

- Hướng dẫn UBND các xã thực hiện cơ chế đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã, hướng dẫn chỉ đạo và tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế theo quy định này theo chức năng, nhiệm vụ.

b) Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Kho bạc hướng dẫn quy trình thủ tục cấp phát, thanh toán và quản lý vốn đầu tư tại các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, giám sát các nguồn vốn hỗ trợ theo Quy định của cơ chế này.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu bố trí nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể triển khai theo quy định của Luật Ngân sách để phân bổ theo kế hoạch hàng năm.

c) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Tổng hợp, điều phối các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các dự án đúng tiêu chí nông thôn mới và quy định của cơ chế hỗ trợ này.

- Tổng hợp báo cáo theo quy định về Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thiết kế mẫu công trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng do xã quản lý.

d) Sở Xây dựng:

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng hoàn thành quy hoạch ở các xã theo tiêu chí nông thôn mới. Thiết kế mẫu công trình xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội: Trường học; trạm Y tế; nhà văn hóa xã, thôn; trụ sở xã; khu thu gom rác thải.

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng nông thôn mới.

e) Sở Giao thông Vận tải:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chất lượng xây dựng đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia.

- Thiết kế mẫu công trình đường giao thông để các xã triển khai thực hiện.

g) Ngân hàng Nhà nước tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chương trình.

h) Các Sở, ngành: Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Công thương; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin - Truyền thông, Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn các xã thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới của ngành và Quy định của cơ chế hỗ trợ này.

Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tổ chức thực hiện theo đúng quy định.

- Cân đối nguồn vốn ngân sách hàng năm do các huyện và thành phố quản lý để hỗ trợ các địa phương theo quy định và kế hoạch.

- Tổng hợp kết quả, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn mới theo kế hoạch của Đề án đã được phê duyệt.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Tuyên truyền về cơ chế hỗ trợ, động viên nhân dân đóng góp và huy động nguồn lực đối ứng để thực hiện xây dựng nông thôn mới theo dự án được duyệt.

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Cân đối nguồn vốn ngân sách xã; Huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng theo Quy định này.

- Thực hiện các quy định về quản lý đầu tư theo đúng quy định.

Điều 12. Điều khoản thi hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc các ngành, địa phương phản ảnh về UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

1. Trồng, chăm sóc rừng, cây dược liệu.

2. Nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa đuợc khai thác.

3. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ, hải sản.

4. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước.

5. Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thuỷ sản, thuốc thú y.

6. Xây dựng chợ loại 1, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm tại vùng nông thôn.

7. Ứng dụng công nghệ sinh học.

8. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

9. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia cầm, gia súc tập trung, công nghiệp.

10. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản; bảo quản nông, lâm sản, thuỷ sản sau thu hoạch.

11. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

12. Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

13. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn; xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

14. Sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.

15. Xây dựng: khu du lịch sinh thái, khu du lịch quốc gia; khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.

16. Phát triển và ươm tạo công nghệ cao.

17. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

18. Chăn nuôi, sản xuất gia cầm, gia súc tập trung.

19. Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại: siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistics.

20. Dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp; dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

21. Dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật.

22. Dịch vụ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh ở vùng nông thôn.

23. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.

24. Sản xuất giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước; sản xuất bột giấy.

25. Dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi các loại; thuộc da, sơ chế da; sản xuất thiết bị máy móc cho ngành dệt, ngành may, ngành da./.

PHỤ LỤC II

MỨC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

 

STT

Loại ưu đãi

DA ưu đãi đầu tư

DA khuyến khích  ưu đãi đầu tư

I

Ưu đãi về đất đai:

 

 

 

- Miễn giảm tiền sử dụng đất nộp ngân sách.

70%

50%

 

- Miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước của nhà nước.

15 năm đầu (ở khung giá thấp nhất)

11 năm đầu (ở khung giá thấp nhất)

 

- Miễn tiền thuê đất cho dự án làm nhà ở công nhân, trồng cây xanh, công trình phúc lợi công cộng.

100%

100%

 

- Miễn giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

50%

-

II

Hỗ trợ đầu tư (*)

 

 

1

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề:

 

 

 

- Doanh nghiệp siêu nhỏ

100%

100%

 

- Doanh nghiệp nhỏ.

70%

70%

 

- Doanh nghiệp vừa.

50%

50%

2

Hỗ trợ thị trường:

 

 

 

- Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ:

 

 

 

+ Chi phí quảng cáo sản phẩm.

70%

70%

 

+ Chi phí tham gia triển lãm, hội chợ trong nước.

70%

70%

 

+ Kinh phí tư vấn thực tế để thuê tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn luật pháp ...

50%

50%

 

- Doanh nghiệp vừa:

 

 

 

+ Chi phí quảng cáo sản phẩm.

50%

50%

 

+ Chi phí tham gia triển lãm, hội chợ trong nước.

50%

50%

 

+ Chi phí tiếp cận thông tin thị trường từ cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước.

50%

50%

 

+ Hỗ trợ kinh phí tư vấn thực tế để thuê tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn luật pháp ...

30%

30%

3

Hỗ trợ áp dụng kỹ thuật khoa học công nghệ.

 

 

 

- Kinh phí thực hiện đề tài phát triển và ứng dụng công nghệ mới.

50%

50%

 

- Kinh phí sản xuất thử nghiệm (không kể trang thiết bị, nhà xưởng).

30%

30%

 

(*) Bảng phân loại doanh nghiệp

Lĩnh vực doanh nghiệp

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

 

 

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Nông , Lâm nghiệp, Thủy sản

Có từ 10 lao động trở xuống.

≤ 20 tỷ đồng

Từ trên 10 lao động

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Từ trên 200 lao động đến 300 lao động.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 15/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/05/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Mai Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/06/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản