Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 536/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 05 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG HÀNG HOÁ TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 69/TTr-SNN ngày 05 tháng 4 năm 2011; đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 230/TTr-SKH ngày 07 tháng 4 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án Phát triển cây vụ Đông hàng hoá tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015”.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các

Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để thực hiện Đề án đúng với các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thương mại; các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH CHỦ TỊCH




Mai Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG HÀNG HÓA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh)

1. Tên đề án:

Phát triển cây vụ Đông hàng hóa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 -2015.

2. Mục tiêu - Nhiệm vụ

2.1. Mục tiêu:

- Phát triển sản xuất vụ Đông theo hướng sản xuất các cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao với quy mô tập trung và tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đến 2015, tổng diện tích cây trồng vụ Đông của toàn tỉnh đạt 23.000 ha, giá trị sản xuất vụ Đông đạt 289 tỷ đồng (Giá cố định 1994), chiếm 25,8% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng 4,4% so với vụ Đông năm 2010.

2.2. Nhiệm vụ:

- Phát triển cây ngô hàng hóa vụ Đông từ 4.500 - 4.800 ha, trong đó ngô trên đất màu ổn định 3.300 ha, ngô trên đất hai vụ lúa từ 1.200 - 1.500 ha; tổng sản lượng ngô 25.450 tấn, giá trị đạt 39,9 tỷ đồng (Giá cố định 1994).

- Phát triển sản xuất cây bí xanh, bí đỏ hàng hóa vụ Đông từ 1.200 - 1.300 ha, tổng sản lượng 20.000 tấn, giá trị đạt 20 tỷ đồng (Giá cố định 1994).

- Phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hóa vụ Đông từ 900 - 1.000 ha, tổng sản lượng 15.200 tấn, giá trị đạt 38 tỷ đồng (Giá cố định 1994).

- Phát triển sản xuất khoai lang chất lượng hàng hóa vụ Đông từ 700 - 800 ha, tổng sản lượng 9.840 tấn, giá trị đạt 4,9 tỷ đồng (Giá cố định 1994).

3. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án: 154.351,83 triệu đồng, trong đó:

- Chi phí sản xuất: 153.651,83 triệu đồng.

- Chuyển giao KHKT, quản lý và chi khác: 790,0 triệu đồng. Phân loại nguồn vốn:

- Vốn của dân và các nguồn vốn khác: 148.651,83 triệu đồng.

- Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước: 5.700,0 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ sản xuất cây vụ Đông hàng hóa: 4.910,0 triệu đồng.

+ Kinh phí chuyển giao KHKT, quản lý: 790,0 triệu đồng.

4. Nguồn vốn:

Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển cây vụ Đông hàng hóa giai đoạn 2011 - 2015 từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đạon 2011 - 2015 và các nguồn vốn khác.

Phân kỳ vốn hỗ trợ của Nhà nước từ 2011 đến 2015:

- Năm 2011: 520,0 triệu đồng.

- Năm 2012: 1.210,0 triệu đồng.

- Năm 2013: 1.240,0 triệu đồng.

- Năm 2014: 1.270,0 triệu đồng.

- Năm 2015: 1.460,0 triệu đồng. Tổng cộng: 5.700,0 triệu đồng.

5. Cơ chế, tiêu chí hỗ trợ:

5.1. Cơ chế hỗ trợ:

- Hỗ trợ một phần kinh phí mua giống, vật tư thiết yếu cho nông dân của các xã thực hiện vùng sản xuất tập trung đạt tiêu chí trung của từng cây trồng hàng hóa vụ Đông trên đất hai vụ lúa, hỗ trợ 01 vụ sản xuất không lặp lại quy mô vụ và các năm sau bằng hình thức hỗ trợ sau đầu tư, khi có kết quả.

- Kinh phí hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010. Mức hỗ trợ cụ thể theo dự án hàng năm: Khoảng 60% tiền giống + 25% tiền vật tư + Tập huấn chuyển giao KHKT + Công tác xúc tiến thương mại.

- Tiếp tục miễn thu thủ lợi phí và tạo điều kiện tuới tiêu thuận lợi cho nông dân sản xuất vụ Đông.

5.2. Tiêu chí hỗ trợ:

- Cây ngô hàng hóa: Quy mô sản xuất từ 20 – 30 ha/xã/vụ trở lên, mỗi vùng ≥ 5 ha (vùng liền bờ, liền thửa).

- Cây bí xanh, bí đỏ hàng hóa: Quy mô sản xuất từ 10 – 20 ha/xã/vụ trở lên, mỗi vùng ≥ 5 ha (vùng liền bờ, liền thửa).

- Cây khoai tây hàng hóa: Quy mô sản xuất từ 10 – 20 ha/xã/vụ trở lên, mỗi vùng ≥ 5 ha (vùng liền bờ, liền thửa).

- Cây khoai lang hàng hóa: Quy mô sản xuất từ 10 – 20 ha/xã/vụ trở lên, mỗi vùng ≥ 5 ha (vùng liền bờ, liền thửa).

6. Địa điểm thực hiện: Tại các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.

7. Thời gian thực hiện đề án: Từ tháng 04/2011 – tháng 12/2015.

8. Tổ chức thực hiện:

- Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây vụ Đông hàng hóa, phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng năm; xây dựng cơ cấu mùa vụ nhằm triển khai cho các địa phương thực hiện; tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu cho nông dân. Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện của các huyện, thành phố đề nghị hỗ trợ sau đầu tư cho các mô hình cây vụ Đông hàng hoá.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí hàng năm thực hiện Đề án, hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán, cấp phát kinh phí hỗ trợ cho các dự án.

- Sở Công Thương phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Hà Nam, Đài PTTH phối hợp tuyên truyền, vận động, đưa tin về các tập thể, cá nhân tổ chức sản xuất cây vụ Đông hàng hoá có hiệu quả.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị tổ chức đoàn thể chính trị phối kết hợp vận động các thành viên của mình tích cực tham gia thực hiện Đề án.

- UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển cây vụ Đông hàng hóa trên địa bàn theo định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời chỉ đạo các xã, hợp tác xã tổ chức thực hiện đúng tiến độ, đúng tiêu chí, hiệu quả

Đề án này; định kỳ hàng năm sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 536/QĐ-UBND năm 2011 về Đề án Phát triển cây vụ Đông hàng hoá tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2015

  • Số hiệu: 536/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/05/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Mai Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/05/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản