Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/QĐHC-CTUBND

Sóc Trăng, ngày 27 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC KHU TẬP TRUNG VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn tỉnh Sóc Trăng với nội dung chủ yếu sau đây:

I. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH:

1. Tên dự án: Quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn, tỉnh Sóc Trăng.

2. Chủ đầu tư: Sụỷ Xaõy dửùng, tỉnh Sóc Trăng.

3. Phạm vi nghiên cứu lập qui hoạch:

Vùng ảnh hưởng quy hoạch: Địa bàn toàntỉnh với diện tích tự nhiên 322.843,13 ha, tổng dân số 1.257.397 người.

Phạm vi giới hạn lập quy hoạch: Các khu dân cư đô thị hiện hữu gồm 08 huyện, 01 thị xã (Sóc Trăng), 08 thị trấn, 87 xã và dự báo tới năm 2020 sẽ phát triển lên 01 thành phố (đô thị loại 2), 02 thị xã, 21 thị trấn và 90 xã.

4. Mục tiêu:

Làm cơ sở cho chuẩn bị đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý khai thác vận hành hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn cho các đô thị, các khu công nghiệp tập trung thống nhất theo quy hoạch trên toàn địa bàn tỉnh; làm cơ sở định hướng cho UBND các huyện từng bước triển khai lập quy hoạch, xây dựng và quản lý hệ thống quản lý chất thải rắn cho các khu dân cư nông thôn trên địa bàn từng huyện; làm cơ sở cho công tác quản lý, kiểm soát, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống phù hợp với chiến lược chung của quốc gia nói chung, tỉnh Sóc trăng nói riêng, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững.

5. Quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn đến năm 2020:

5.1 Khối lượng chất thải rắn:

- Dự kiến khối lượng chất thải rắn đến năm 2010 trên toàn tỉnh: 285tấn/ngày.

- Dự kiến khối lượng chất thải rắn đến năm 2020 trên toàn tỉnh: 650tấn/ngày.

(Lượng rác thị xã Sóc Trăng, Khu Công nghiệp An Nghiệp và Tân Phú chiếm tới 50%).

5.2 Thành phần chất thải rắn:

Từ nay tới năm 2020, cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng sẽ thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, trong đó ngành chế biến nông sản, thủy sản, lương thực, thực phẩm sẽ gia tăng nhanh; khu vực dịch vụ, du lịch cũng sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao; các khu công nghiệp tập trung sẽ được xây dựng và phát triển; quá trình đô thị hóa gia tăng..., sẽ làm cho chất thải rắn gia tăng về khối lượng, có thay đổi về thành phần, nhưng chủ yếu vẫn là chất thải rắn thông thường, trong đó các chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn.

5.3 Công nghệ và phương pháp quản lý chất thải rắn:

5.3.1 Quản lý nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại:

- Nguồn chất thải y tế: Được thu gom và xử lý triệt để tại nguồn, bằng các lò đốt kín, hợp chuẩn, thực hiện triệt để quy định của Bộ Y tế.

- Nguồn chất thải sản xuất công nghiệp: Được thu gom riêng, có thiết bị lưu giữ biệt lập tại cơ sở, vận chuyển tới khu xử lý bằng xe chuyên dụng, chôn lấp an toàn tại ô chôn lấp riêng, biệt lập trong các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

5.3. 2 Quản lý nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường:

a. Thu gom: Phân cấp quản lý chất thải từ nguồn và thu gom theo địa bàn các cấp, từ phường xã, khu phố, chợ, khu thương mại dịch vụ - thị trấn - thị xã - thành phố - tỉnh.

Phân loại chất thải từ nguồn, đưa trực tiếp lên xe vận chuyển, thu gom bằng các thùng kín bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, từng bước chấm dứt tình trạng xả rác bừa bãi và tập kết tự phát trên đường phố, trong các khu dân cư.

Phát triển hệ thống thu gom theo hướng cơ giới hóa, tiến tới trang bị và sử dụng các xe chuyên dùng quét, hút rác thay thế cho quét rác thủ công.

b. Vận chuyển: Từng bước trang bị đồng bộ các phương tiện vận chuyển cơ giới chuyên dụng cho từng loại rác đã được phân loại từ nguồn, tổ chức vận chuyển theo phương thức kết hợp vận chuyển thẳng và trung chuyển.

c. Quy hoạch hệ thống, công nghệ, phương pháp xử lý của các khu tập trung và xử lý chất thải rắn.

Hệ thống các khu tập trung & xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh chia làm 3 cấp:

- Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 1: Giải quyết cho khu vực thị xã Sóc Trăng, đáp ứng cho quy mô thành phố loại 2 và là khu liên hiệp xử lý chất thải rắn chính của tỉnh. Tại khu liên hiệp xử lý cấp 1 sẽ từng bước xây dựng đồng bộ các công trình xử lý chất thải rắn, ưu tiên cho phương pháp xử lý vi sinh, phương pháp thu hồi, tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp đốt tiêu hủy.

- Các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 2: Đặt tại khu vực các thị trấn, đáp ứng cho quy mô đô thị loại 3-4-5. Tại các khu liên hiệp xử lý cấp 2, chất thải rắn được phân loại, tái sử dụng một phần, sản xuất phân vi sinh quy mô nhỏ, xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp đốt tiêu huỷ.

- Các khu tập trung và xử lý chất thải rắn cấp 3: Đặt tại các khu dân cư nông thôn cấp xã, đáp ứng cho các khu dân cư nông thôn có điều kiện phát triển. Các khu này tiếp nhận lượng chất thải rắn chưa được xử lý tại các hộ gia đình, chợ, khu vực công cộng... sản xuất phân vi sinh quy mô nhỏ, chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp đốt tiêu hủy.

5.4 Quy mô các khu tập trung và xử lý chất thải rắn:

- Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 1 : Diện tích 20ha-40ha;

- Các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 2 : Diện tích 2ha-3ha;

- Các khu tập trung và xử lý chất thải rắn cấp 3 : Diện tích 0.5ha-1ha.

5.5 Các chỉ tiêu kỹ thuật chính:

- Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 1: Cách vành đai thị xã (thành phố) > 3.0 km;

- Các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 2: Cách vành đai đô thị từ 2.0-3.0km;

- Các khu tập trung và xử lý chất thải rắn cấp 3: Cách khu dân cư từ 0.5-1.0km;

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật TCXD VN -261-2001.

- Tiêu chí lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh:

+ Không đặt tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt; gần hệ thống sông, rạch tự nhiên.

+ Không đặt tại nơi có thể khai thác nước ngầm.

+ Phải có một vùng đệm ít nhất 50m cách biệt với bên ngoài, có tường rào bao bọc.

+ Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh phải tạo vành đai cây xanh cách ly.

5.6 Vị trí các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 1, 2 và các khu tập trung và xử lý chất thải rắn cấp 3 trên địa bàn tỉnh (theo bản đồ Quy hoạch đính kèm); bao gồm 27 khu, trong đó 01 khu cấp 1, 14 khu cấp 2 và 12 khu cấp 3 (theo danh mục đầu tư đến năm 2010 đính kèm).

II. PHÂN KỲ THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

Việc xây dựng các khu tập trung và xử lý chất thải rắn được phân kỳ làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2007 đến năm 2010; giai đoạn 2 từ năm 2010 đến 2020.

Đến năm 2008 phải hoàn tất công tác giải quyết địa điểm cho toàn bộ các khu tập trung và xử lý chất thải rắn các cấp theo vị trí, quy mô diện tích yêu cầu định hình cho năm 2020. Thực hiện công bố diện tích sử dụng ngay và khoanh vùng dự kiến phát triển đến năm 2020. Trong khi chưa thu hồi đất, cá nhân, tổ chức sử dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm công bố quy hoạch; khi thu hồi sẽ được bồi thường theo giá trị mục đích sử dụng thực tế tại thời điểm thu hồi.

1. Giai đoạn 2007-2010 (đính kèm danh mục đầu tư chi tiết):

- Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 1 (xã An Ninh, huyện Mỹ Tú): Diện tích xây dựng tới năm 2010 là 20 ha; khoanh khu vực phát triển mở rộng tới năm 2020 là 40 ha. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật; công trình xử lý, ưu tiên cho phương pháp vi sinh và phương pháp thu hồi, tái chế tái sử dụng và chôn lấp hợp vệ sinh kết hợp đốt tiêu hủy một phần chất thải rắn.

- Các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 2: Chuẩn bị mặt bằng 100% các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 2 trên cơ sở các vị trí đã chọn theo quy hoạch tới năm 2020, trong đó diện tích sử dụng tới năm 2010 từ 1ha đến 2ha cho mỗi khu; khoanh khu vực phát triển mở rộng tới năm 2020 đủ cho mỗi khu từ 2ha đến 3ha; xây dựng căn bản hạ tầng kỹ thuật các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cho 14 thị trấn (có 2 thị trấn sẽ nâng cấp thành đô thị loại 4); chuẩn bị cơ sở cho phát triển các phương pháp đã định huớng.

- Các khu tập trung và chất thải rắn cấp 3: Lập quy hoạch các khu tập trung, xử lý chất thải rắn cho các khu dân cư nông thôn trên địa bàn các huyện; hoàn tất việc lựa chọn vị trí và giải quyết địa điểm; từng buớc xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật cho 100% các khu tập trung, xử lý cấp 3, trong đó tập trung xây dựng hoàn chỉnh đối với các xã có điều kiện phát triển.

2. Giai đoạn 2011- 2020:

- Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 1: Xây dựng hoàn chỉnh các công trình xử lý chất thải rắn theo các phương pháp đã định hướng; đến năm 2015 vận hành đồng bộ 80% công suất, tới năm 2020 vận hành đồng bộ 100% công suất các công trình xử lý.

- Các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn cấp 2: Xây dựng hoàn chỉnh 100% các công trình xử lý chất thải rắn theo các phương pháp đã định hướng; năm 2015 vận hành đồng bộ 80% công suất, tới năm 2020 vận hành đồng bộ 100% công suất các công trình xử lý.

- Các khu tập trung, xử lý cấp 3: Xây dựng hoàn chỉnh 100% các công trình xử lý chất thải rắn; năm 2015 vận hành đồng bộ 80% công suất, tới năm 2020 vận hành đồng bộ 100% công suất các công trình xử lý.

3. Dự kiến tổng mức đầu tư:

Tổng mức vốn đầu tư các khu xử lý chất thải rắn cấp 1, cấp 2 và cấp 3 toàn tỉnh đến năm 2010 là 94.000.000.000 đồng (chín mươi bốn tỷ). Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước các cấp, kêu gọi xã hội hóa và từ các nguồn vốn huy động khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giao Sở Xây dựng lưu ý đơn vị tư vấn chỉnh sửa Quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 theo biên bản thẩm định của Sở Xây dựng trước khi công bố Quy hoạch.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức nghiên cứu, xây dựng “Quy chế quản lý chất thải rắn”; trình UBND tỉnh quyết định ban hành để thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh.

3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan thực hiện:

- Tổ chức nghiên cứu xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch đầu tư các dự án nhằm thực hiện hoàn chỉnh giai đoạn đầu và chuẩn bị cho giai đoạn hoàn chỉnh theo phân kỳ quy hoạch.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất thải rắn, lộ trình hoàn chỉnh hệ thống theo hướng xã hội hóa, từng bước đưa các thành phần kinh tế ngoài tài chính công tham gia hệ thống quản lý chất thải rắn dưới sự kiểm soát của nhà nuớc và cộng đồng.

4. Giao UBND huyện các huyện: Căn cứ vào cơ sở định hướng Quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020được duyệt, tổ chức lập quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn cho các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện theo quy định.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công nghiệp, Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Lưu: NC, LT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Tân

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 145/QĐHC-CTUBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch các khu tập trung và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 145/QĐHC-CTUBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/01/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Nguyễn Duy Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/01/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản