Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1445/QĐ-UBND

Huế, ngày 23 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng nhiệm vụ chủ yếu phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 40/2005/QĐ-BCN ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định tạm thời về quy hoạch phát triển công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 29/2007/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết 3g/2006/NQBT-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh về phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp Thừa Thiên Huế đến 2015 tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06/NQ/TU ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2010 tầm nhìn 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 6a/2008/NQCĐ/HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 183/SCT-KTCN ngày 21 tháng 5 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

Trên cơ sở cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, lấy ngành công nghiệp làm động lực chính nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, chế biến sâu, giá trị gia tăng lớn. Phát triển công nghiệp đa dạng về cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của tỉnh.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn, trên cơ sở thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quan điểm xuyên suốt: bền vững, thân thiện với môi trường; bảo tồn tinh hoa và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc, gắn với đảm bảo an ninh và quốc phòng.

II. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2 năm so với cả nước và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Mục tiêu cụ thể:

Về Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn từ 2008-2020 tăng bình quân từ 18%-19%.Trong đó:

+ Giai đoạn 2008 - 2010: tăng bình quân trên 20%/năm.

+ Giai đoạn 2011- 2020: tăng bình quân từ 17% -18%/năm.

Tiểu thủ công nghiệp (TTCN): Giá trị sản xuất TTCN trong từng giai đoạn chiếm từ 50 - 60% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh trên địa bàn; giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp; thu hút từ 3.000 - 4.000 lao động mới hàng năm.

III. Định hướng phát triển công nghiệp-TTCN đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

1. Quy hoạch các ngành công nghiệp chủ yếu: (Đính kèm phụ lục1)

1.1. Khai thác và chế biến khoáng sản;

1.2. Sản xuất vật liệu xây dựng;

1.3. Sản xuất và phân phối điện;

1.4. Chế biến nông, thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống;

1.5. Chế biến gỗ;

1.6. Chế tạo máy và sản xuất kim loại;

1.7. Dệt may và giày;

1.8. Hóa chất và dược phẩm;

1.9. Công nghiệp công nghệ thông tin và công nghệ cao;

1.10. Sản xuất và phân phối nước.

2. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản; Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm đồ uống; Công nghiệp dệt may, giày; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện; Công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại; Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin.

3. Phát triển TTCN- Làng nghề

Tiếp tục tạo điều kiện để tăng năng lực sản xuất và đầu tư hạ tầng ở các làng nghề để góp phần giúp làng nghề phát triển mạnh hơn trong thời gian tới gồm: Đúc đồng ở Phường Đúc và xã Thủy Xuân (thành phố Huế); mộc Mỹ Xuyên (huyện Phong Điền), mộc Xước Dủ (Hương Trà); tre đan Bao La và Thủy Lập (huyện Quảng Điền); tre đan Hà Thanh (huyện Phú Vang)...

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, chỉnh trang làng nghề, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng đảm bảo môi trường sinh thái và thuận lợi trong việc thông thương, gồm: Làng gạch ngói Thủy Tú (huyện Hương Trà); bún thực phẩm Vân Cù-Hương Toàn (huyện Hương Trà); Làng sản xuất bún Thanh Cần-Quảng Vinh (huyện Quảng Điền); tre đan Lai Thành (huyện Hương Trà); dệt lưới Vân Trình (huyện Phong Điền); chế biến thủy, hải sản (các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc và Phú Vang); chế biến tinh bột lọc Xuân Lai, Lộc An (huyện Phú Lộc); bánh đa Lựu Bảo (huyện Hương Trà).

Tạo điều kiện để các cơ sở làng nghề mở rộng thị trường, cải tiến, thay đổi sản phẩm nhằm tạo điều kiện giúp làng nghề phát triển hoặc chuyển đổi sản phẩm, bao gồm: Hoa giấy Thanh Tiên và tranh giấy làng Sình (huyện Phú Vang); Dệt Zèng ở Aroàng và Ađớt (huyện A Lưới); thêu trướng liễn và gốm nung Phú Dương (huyện Phú Vang); điêu khắc, chạm khảm Địa Linh (huyện Hương Trà); Đệm Bàng Phò Trạch (huyện Phong Điền).

Định hướng xây dựng và phát triển một làng nghề TTCN tại Khu du lịch Lăng Cô phục vụ du lịch và dịch vụ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế hoặc từ địa phương khác đến để đầu tư mới hoặc khôi phục một số ngành nghề có khả năng bị mai một nhưng nhu cầu xã hội cần hoặc một số nghề truyền thống của Huế có quy mô nhỏ.

4. Quy hoạch phân bố khu, cụm công nghiệp-TTCN (Đính kèm phụ lục 2)

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hình thành 08 khu công nghiệp, khu công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 8.000 ha, cụ thể:

a) Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh 04 Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: Khu công nghiệp Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (huyện Phú lộc); Khu công nghiệp Phú Bài (huyện Hương Thủy); Khu công nghiệp Tứ Hạ (huyện Hương Trà); Khu công nghiệp Phong Điền (huyện Phong Điền);

b) Dành quỹ đất làm cơ sở phát triển công nghiệp trong các giai đoạn trên cơ sở nâng cấp, mở rộng các cụm CN-TTCN như:

Khu công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang); Khu công nghiệp La Sơn (huyện Phú Lộc); Khu công nghiệp Quảng Vinh (huyện Quảng Điền); hình thành 01 khu công nghệ cao tổng hợp với quy mô diện tích trên 100 ha tại địa điểm thích hợp.

Phát triển 16 cụm CN-TTCN giai đoạn 2006-2015 trên địa bàn các địa phương với tổng diện tích khoảng 560ha.

IV. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Tạo môi trường thu hút đầu tư

a) Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn gắn liền với quy hoạch đô thị. Đặc biệt chú trọng dành đất để xây dựng nhà ở và các công trình văn hoá xã hội cho đội ngũ lao động, nhân viên làm việc trong các khu, cụm công nghiệp.

b) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức hệ thống dịch vụ phù hợp để thu hút các nhà đầu tư.

c) Xây dựng chương trình đầu tư cụ thể các tuyến đường giao thông từ nay đến năm 2015, đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh, gắn với việc khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, đường sắt nối cảng Chân Mây...

d) Chọn lọc ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng của các khu công nghiệp; chú trọng tập trung xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, đặc biệt là hạ tầng khu công nghiệp Chân Mây và các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt.

đ) Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá, kêu gọi liên kết hợp tác trong và ngoài nước; ưu tiên hàng đầu việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để làm hạt nhân thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

e) Kiện toàn tổ chức trên cơ sở phân công phân cấp để đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh, huyện ngày càng đổi mới và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là trong công tác quản lý đầu tư, thị trường, quản lý các khu, cụm công nghiệp. Trong đó chú trọng việc biên chế và nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách quản lý công nghiệp trên địa bàn huyện, thị.

g) Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư; chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận và triển khai các dự án ưu tiên đầu tư.

h) Xây dựng và hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa trình tự, thủ tục đầu tư đối với các ngành nghề có điều kiện và theo quy định riêng như điện; khai thác, chế biến khoáng sản...

i) Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch phát triển từng ngành kinh tế để thống nhất các chủ trương, định hướng phát triển.

2. Về nguồn nhân lực

a) Khẩn trương xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp về số lượng, chất lượng để cung ứng đồng bộ và kịp thời theo quy hoạch.

b) Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, đặc biệt chú trọng chiến lược đào tạo thợ bậc cao và kỹ sư thực hành nhằm cung cấp cho một số ngành công nghiệp chủ lực và lĩnh vực cần trình độ kỹ thuật cao. Trước mắt, thực hiện đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có trên địa bàn.

c) Đẩy mạnh lực lượng lao động xuất khẩu theo hướng tu nghiệp.

d) Xây dựng, nâng cấp và phát triển các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề tại các huyện, thành phố trên cơ sở hỗ trợ của nhà nước đồng thời đẩy mạnh việc xã hội hóa lĩnh vực này. Tăng cường liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn cả nước, kể cả nước ngoài.

3. Về vốn đầu tư

a) Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, trong đó vốn FDI là động lực chính. Tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước là cơ bản, thông qua các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết, liên doanh của các Tập đoàn, các công ty lớn, các ngành và các thành phố lớn trong cả nước...

b) Sử dụng các công cụ huy động vốn mới trên thị trường như: thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ - phát hành trái phiếu với sự đảm bảo bằng ngân sách của tỉnh, của Chính phủ; áp dụng việc đầu tư trực tiếp từ các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm... vào công nghiệp như một thành viên góp vốn.

c) Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả thông qua việc tập trung đầu tư có trọng điểm những dự án lớn để nhanh chóng đưa vào hoạt động.

d) Hằng năm dành riêng một khoản tỷ lệ chi ngân sách nhất định trên tổng số chi ngân sách của tỉnh và một phần kinh phí từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các huyện và thành phố Huế để đầu tư xây dựng hạ tầng và giải phóng mặt bằng, xây dựng các cụm công nghiệp (ngoài nguồn đầu tư của các doanh nghiệp).

4. Phát triển vùng nguyên liệu và thị trường

a) Tăng cường đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đã quy hoạch trong tỉnh; gắn kết quyền lợi giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu; xây dựng mô hình liên kết giữa các cơ sở sản xuất với các cơ sở cung cấp, thu mua nguyên liệu; nâng cao trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng thu mua và cung cấp nguyên liệu.

b) Tìm kiếm, mở rộng thị trường nguyên liệu từ các vùng lân cận, đặc biệt là các địa phương của CHDCND Lào. Khuyến khích nhà sản xuất trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

c) Ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu. Tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ giống cây con có chất lượng cao.

d) Xây dựng cơ chế bình ổn giá nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

đ) Lựa chọn và xây dựng chương trình phát triển một số sản phẩm công nghiệp có chất lượng của tỉnh đề nghị Bộ Công Thương đưa vào chương trình sản phẩm xuất khẩu trọng điểm quốc gia. Củng cố mối quan hệ theo ngành dọc với các Bộ, ngành để tận dụng các khả năng tiếp nhận các thông tin mới nhất về thị trường, những xu thế mới trong phát triển thị trường hàng công nghiệp.

e) Hỗ trợ việc tham gia và tổ chức các hội chợ triển lãm để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp thị sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm, thu nhận thông tin nắm bắt thị trường. Tổ chức định kỳ hội nghị “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước. Hỗ trợ các hội nghị khách hàng giữa các doanh nghiệp, các nhà phân phối và người tiêu dùng.

g) Tăng cường năng lực dự báo thị trường cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhằm hoạch định chiến lược sản phẩm đúng hướng.

5. Về khoa học và công nghệ

a) Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường cung cấp công nghệ, chọn lựa công nghệ phù hợp, hỗ trợ đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

b) Phát huy vai trò quản lý nhà nước về khoa học-công nghệ; hỗ trợ cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư; làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn cả nước để triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

c) Hỗ trợ vốn chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, chi phí đăng ký nhãn mác hàng hóa, xây dựng thương hiệu...

6. Về bảo vệ môi trường

a) Tăng cường kiểm tra, có biện pháp hướng dẫn và xử lý chất thải, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp. Di dời hoặc đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở cấp độ nặng.

b) Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường phù hợp trên quy mô tỉnh. Nghiên cứu đầu tư xây dựng 01 điểm quan trắc môi trường tại vùng Chân Mây-Lăng Cô và các vùng nhạy cảm như Huế, Hương Thủy, Hương Trà.

c) Đầu tư và hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình xử lý môi trường. Không cấp phép đầu tư đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động trong việc phòng ngừa và bảo vệ môi trường.

d) Tăng cường năng lực và trách nhiệm quản lý môi trường cho các Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, các địa phương.

V. Tổ chức thực hiện

1. Phân công thực hiện

1.1. Giao cho các sở, ban ngành, các đơn vị và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở các quy hoạch có liên quan chủ động xây dựng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện nhằm triển khai hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội từng giai đoạn.

1.2. Giao cho Giám đốc Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức công bố quy hoạch; xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Quy hoạch và các chương trình, đề án, dự án trọng điểm hằng năm theo từng giai đoạn trình UBND tỉnh phê duyệt.

2. Thời gian thực hiện đến năm 2020.

3. Nguồn vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp theo giai đoạn:

Hạng mục

Đ/ vị

2006-2010

2011-2015

2016-2020

 

Phương án chọn

Phương án phấn đấu

Phương án chọn

Phương án phấn đấu

Vốn toàn xã hội

Tỷ .đ

25.461

53.208

53.902

108.276

112.671

Vốn cho ngành CN

Tỷ. đ

14.652

35.192

35.885

76.066

80.461

Cơ cấu vốn CN/XH

%

57,5%

66,1%

66,6%

70,3%

71,4%

Cơ cấu vốn đầu tư CN

 

 

 

 

 

 

- Từ ngân sách

%

14,5%

15,0%

12,0%

10,0%

10,0%

- Vốn vay tín dụng

%

20,0%

25,0%

25,0%

28,0%

28,0%

- Vốn tư nhân, cổ phần

%

10,0%

12,0%

10,0%

15,0%

12,0%

Tổng VĐT trong tỉnh

Tỷ. đ

6.520

17.244

16.866

40.315

40.230

Vốn vay, hỗ trợ bên ngoài

Tỷ. đ

8.131,8

17.948

19.019

35.751

40.230

Quy %

%

55,5%

51%

53%

47%

50%

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Khoa học và công nghệ, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế; Trưởng Ban: Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh, Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô; Giám đốc Điện lực Thừa Thiên Huế; Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1445 QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN

 

Giai đoạn 2008-2010

Giai đoạn 2011-2015 và sau 2016

Ti tan

Khai thác nhanh vùng quy hoạch nuôi tôm và du lịch trước năm 2008 (theo Nghị quyết 6g của HĐND); Vùng xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (xã Lộc Vĩnh, Lộc Tiến).

Khai thác quy mô công nghiệp tại khu Phú Diên, mỏ Kế Sung-Vinh Mỹ.

Xây dựng nhà máy chế biến sâu Imenite, xỉ titan cụm CN- TTCN La Sơn; mở rộng nhà máy nghiền Zircon tại khu công nghiệp Phú Bài.

2011-2016: Tiếp tục khai thác tại khu vực Kế Sung, Vinh Mỹ, Vinh An và triển khai khai thác tận thu tại Phong Hải, Điền Hòa, Điền Hải. Giai đoạn sau 2011-2015 sẽ triển khai thăm dò các mỏ khu vực Điền Hòa, Phong Hải, Điền Hải, Quảng Ngạn, Quảng Công và Quảng Lợi.

Mở rộng nhà máy chế biến sâu Imenite.

Sau 2016: Tiếp tục duy trì khai thác tại các mỏ đã thăm dò, khai thác ở vùng Bắc Thuận An

Cao Lanh

Nghiên cứu, đầu tư nâng công suất khai thác, chế biến lên 57.000 tấn/năm tại huyện A Lưới.

Đầu tư nâng công suất khai thác tại huyện A Lưới đạt công suất khoảng 160.000 tấn/năm.

Cát Thạch anh

Quy hoạch tổng thể vùng cát thủy tinh Phong Điền. Đầu tư nâng công suất khai thác lên 200.000 tấn/năm.

Đầu tư nâng công suất khai thác tại huyện Phong Điền lên 300.000 tấn/năm.

II. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Sản xuất xi măng

Xây dựng mới nhà máy xi măng Đồng Lâm công suất 1,4 triệu tấn/năm tại huyện Phong Điền.

Mở rộng dây chuyền 5 của Công ty xi măng Luks VN với công suất 4.000 tấn clanhke/ngày, đưa năng lực sản xuất toàn nhà máy lên 4,2 triệu tấn/năm.

Đến 2010, tổng công suất các nhà máy đạt 4,5-5 triệu tấn.

Đầu tư xây dựng mới nhà máy xi măng Nam Đông công suất 1,4 triệu tấn/năm.

Đến năm 2015, đạt tổng công suất các nhà máy xi măng lên 6-7 triệu tấn /năm.

Vật liệu xây

Xây dựng nhà máy gạch tuy nel tại khu công nghiệp Tứ Hạ, công suất 25 triệu viên/năm.

Xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch tuynel tại huyện A

Lưới, Hương Thủy, Phú Lộc với tổng công suất khoảng 25 triệu viên/năm.

Đầu tư các cơ sở gạch không nung công nghệ mới tại Tp.Huế và các huyện với tổng công suất khoảng 210 triệu viên/năm.

Đầu tư nâng công suất gạch không nung với công nghệ mới lên 300 triệu viên/năm.

Đá xây dựng

Đầu tư xây dựng mới cơ sở khai thác đá xây dựng tại Nam Đông công suất 30.000 m3/năm. Đầu tư mở rộng và nâng công suất các cơ sở hiện có lên tổng công suất khoảng 665.000 m3/năm.

Đầu tư mở rộng các cơ sở, nâng công suất lên 1 triệu m3/năm.

Cát xây dựng

Đầu tư khai thác cát sỏi tại các huyện Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền với tổng công suất khoảng 900.000 m3/năm.

Đầu tư mở rộng nâng công suất các cơ sở hiện có lên 1 triệu m3/năm.

Sản phẩm bê tông

Nâng công suất sản lượng bê tông lên 190.000 m3/năm.

Đầu tư tại KCN Tứ Hạ 01 trạm trộn bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông với tổng công suất 50.000 m3 bê tông/năm.

Đầu tư tại huyện Hương Thủy 01 nhà máy bê tông thương phẩm và bê tông cấu kiện với công suất 25.000 m3/năm.

Đầu tư, mở rộng và nâng công suất các sản phẩm bê tông cấu kiện và bê tông thương phẩm lên để đạt công suất 900.000m3/năm.

Các loại vật liệu khác

Mở rộng Nhà máy men Frit tăng thêm công suất khoảng 30.000 tấn/năm vào năm 2010. Ngoài ra phát triển thêm một số sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương và các tỉnh lân cận như: Vật liệu lợp (khoảng 1 triệu m2/năm); nhà máy sản xuất kính (180.000 m2/năm); gạch Terrazzo (140.000m2/năm); gạch Terrastone (400.000 m2/năm)...

III.CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

Lưới và trạm: 

Lưới 220kV và trạm:

Hoàn thành đường dây 220kV Huế-Đồng Hới dài 160km, tiết diện dây dẫn ACSR-400.

Lắp máy T2 trạm 220/110kV Ngự Bình công suất 125MVA để trở thành trạm 220/110kV-2x125MVA.

Lưới 110kV và trạm: Dự kiến xây dựng mới 3 trạm 110kV với tổng công suất 122MVA và nâng công suất 3 trạm 110kV với tổng dung lượng tăng thêm 105MVA nhằm đáp ứng nhu cầu điện của toàn tỉnh.

Lưới 220kV và trạm:

- Xây dựng mới nhánh rẽ vào trạm 220kV Chân Mây dài 3km.

- Xây dựng mới trạm 220kV Chân Mây, quy mô công suất 1x250MVA.

Lưới 110kV và trạm:

- Xây mới 85km đường dây 110kV.

- Xây dựng mới 5 trạm 110kV với tổng công suất 220 MVA.

Nguồn

Thủy điện: Đưa vào vận hành 7 nhà máy thủy điện gồm: A Lưới (170 MW), Hương Điền (81 MW), Tả Trạch (19,5 MW), Bình Điền (44 MW), Alin (62MW), Thượng Nhật (7 MW), Thượng Lộ (6MW).

Sau 2010 sẽ đưa vào vận hành thuỷ điện A Roàng (6 MW), Sông Bồ (10 MW), Hồng Hạ (3 MW), cụm Rào Trăng (10MW), Cụm Ô Lâu (6MW)...

Nhiệt điện: Thu hút đầu tư từ xây dựng nhà máy nhiệt điện với công suất khoảng 1.200 MW tại Vùng Đông Bắc. Ưu tiên sử dụng nhiên liệu khí mỏ.

Các dạng năng lượng khác: Thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời... trong giai đoạn tới cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu, đánh giá để xác định rõ tiềm năng năng lượng để khai thác và phát triển cho các giai đoạn tới.

IV. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN, THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG

Công nghiệp chế biến thủy hải sản

Đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị, công nghệ, xây dựng đạt tiêu chuẩn HACCP và phấn đấu đạt từ 60-70% công suất thiết kế các nhà máy chế biến hiện có.

Nghiên cứu đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến thủy sản tại Thuận An với công suất khoảng 1.000 tấn/năm.

Tăng công suất nhà máy ở Thuận An lên 3.000 tấn/năm.

Công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống

Đầu tư nâng công suất nhà máy bia lên 200 triệu lít/năm.

Đầu tư chiều sâu, nâng công suất nhà máy bánh kẹo lên 5.000

tấn/năm

Đầu tư nâng công suất nhà máy nước khoáng lên 15 triệu lít/năm.

Đầu tư xây dựng tại Hương Trà cơ sở chế biến súc sản (thịt tươi, thức ăn nguội cao cấp). Công suất 10 tấn sản phẩm/ngày.

Đầu tư nâng công suất nhà máy bia lên trên 350 triệu lít/năm.

Đầu tư bánh kẹo các loại lên 20.000 tấn/năm.

Nhà máy nước khoáng lên 30 triệu lít/năm;

Công nghiệp chế biến nông- lâm sản

Chế biến sắn

Phát huy hết công suất nhà máy chế biến tinh bột sắn tại huyện Phong Điền, đạt công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm..

Đầu tư nhà máy cồn từ sắn với công suất ban đầu khoảng 1,0 triệu lít/năm

Công nghiệp chế biến cao su:

- Đầu tư chiều sâu, ổn định sản xuất 03 xưởng chế biến cao su hiện có.

- Xây dựng nhà máy chế biến cao su ở huyện Nam Đông với công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm.

Đầu tư mới 02 nhà máy chế biến mủ cao su ở huyện Hương Trà và huyện Phong Điền có công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm.

Công nghiệp chế biến cà phê

Đầu tư xây dựng 8 cơ sở chế biến cà phê tiểu điền có trang bị máy xay xát quả tươi 0,3-1,0 tấn/giờ.

Đầu tư 01 cơ sở chế biến đồng bộ cỡ trung bình (máy xát quả tươi 4 tấn/giờ).

Đầu tư xây mới 10 cơ sở chế biến cà phê tiểu điền với máy xát tươi, công suất 0,3-1,0 tấn/giờ.

Đầu tư xây dựng mới 01 cơ sở chế biến cỡ vừa với máy xát tươi, công suất 4 tấn/giờ.

Xây dựng một số cơ sở xay xát cà phê nhân xuất khẩu công suất 1.000 tấn/năm từ cà phê thóc thu mua từ các cơ sở nhỏ.

 

Chế biến thức ăn chăn nuôi

Đầu tư xây mới 01 cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi ở Phú Bài với công suất ban đầu 10.000 tấn/năm. Đầu tư 01 cơ sở chế biến thức ăn nuôi tôm ở Thuận An. Công suất 10.000 tấn/năm.

Mở rộng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi ở Phú Bài lên 50.000 tấn/năm đảm bảo 50% nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn.

Đầu tư mở rộng cơ sở chế biến thức ăn nuôi tôm ở Thuận An lên 20.000 tấn/năm đảm bảo 100% thức ăn nuôi tôm trên địa bàn.

V. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ

 

- Đầu tư chiều sâu, cải tạo các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản hiện có trên địa bàn.

- Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy ván sợi 30.000 m3/năm (trong đó có xưởng gỗ Laminate 15.000 m3/năm) tại khu công nghiệp Phú Bài.

- Nghiên cứu đầu tư 01 nhà máy ván MDF với công suất ban đầu khoảng 10.000m3/năm.

Đầu tư nhà máy sản xuất sợi tre xuất khẩu. Công suất 30.000 tấn/năm. Nâng công suất nhà máy ván MDF lên 30.000m3/năm.

VI. CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO MÁY

Công nghiệp lắp ráp, sửa chữa phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng ...

Cơ cấu lại các cơ sở sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vào các cụm công nghiệp-TTCN trên địa bàn.

Đầu tư nhà máy mới chế tạo các sản phẩm phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp: máy nông nghiệp, động cơ….chế tạo phụ tùng, thiết bị máy móc thay thế cho ngành xây dựng và sản xuất VLXD; lắp ráp, sản xuất ôtô; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phục vụ du lịch và nghề cá ở địa điểm hợp lý hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.

 

Công nghiệp cơ khí sản xuất trang thiết bị y tế

Đầu tư nhà máy sản xuất những trang thiết bị y tế như: các loại bàn ghế, giường tủ Inox cho bệnh viện, các loại tủ sấy, máy chưng cất nước, máy hấp tiệt trùng, kim tiêm.... phục vụ cho nhu cầu địa phương và vùng, tiến tới xuất khẩu sang các thị trường khu vực, Liên doanh với các hãng nước ngoài để sản xuất cung cấp các loại linh kiện cho các loại máy y tế hiện đại phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp các loại máy y tế hiện đại cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

 

VII. CÔNG NGHIỆP DỆT MAY- GIÀY

 

Nâng công suất nhà máy Dệt may Huế lên 20.000 tấn sợi/năm. Tiếp tục đầu tư mới 02 nhà máy sợi cao cấp ở khu công nghiệp Phú Bài nâng tổng công suất khooảng 60.000 tấn sợi/năm

Nâng công suất các cơ sở may mặc xuất khẩu lên 2,0 triệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu.

Hình thành nhà máy sản xuất giày xuất khẩu công suất 1-1,5 triệu đôi/năm tại khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ.

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở may hiện có khoảng 5.000.000 sản phẩm/năm

- Nâng công suất các nhà máy sợi lên 100.000 tấn/năm.

- Đầu tư mở rộng nâng công suất các sản phẩm giày da lên 2-3 triệu sản phẩm/năm.

VIII. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT VÀ DƯỢC PHẨM

 

Đầu tư nâng công suất của Công ty Dược Trung ương Huế lên 300 triệu viên/năm.

Nâng c/s nhà máy phân vi sinh Sông Hương lên 50.000 tấn/năm

Đầu tư nâng công suất Cty sơn Hoàng Gia lên 1.200 tấn/năm. Phục hồi và phát huy nhà máy sản xuất bao bì, phấn đấu đạt công suất 30 triệu bao/năm.

Thu hút đầu tư một số cơ së sản xuất các sản phẩm nhựa với tổng công suất khoảng 200-250 tấn/năm.

Đầu tư mở rộng cơ sở chế biến phân từ rác thải tại Hương Thủy công suất 40.000 tấn/năm.

Đầu tư nâng công suất Công ty Dược Trung ương Huế lên 400 triệu viên/năm.

Đầu tư nâng công suất cơ sở sản xuất sơn cao cấp lên 3.000 tấn/năm, sản phẩm bao bì lên 70 triệu bao/năm; phân bón (từ than bùn) lên 70.000-100.000 tấn/năm…

IX. CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ CAO

Công nghiệp nội dung và CN phần mềm:

Đầu tư thêm cơ sở vật chất và đào tạo của Trung tâm công nghệ phần mềm Huế, Phát triển Công viên công nghệ phần mềm Huế đến 2010 có quy mô 1.000-1.500 người làm việc, có thể làm theo mô hình của SSP-Saigon Software Part và Công viên phần mềm Quang Trung (Tp.Hồ Chí Minh).

 

Công nghiệp phần cứng

Sản xuất thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, Máy tính; Điện tử nghe nhìn; Điện tử gia dụng; Điện tử chuyên dùng; Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện; Phụ tùng, linh kiện điện tử....

Dịch vụ phần cứng bao gồm Tư vấn, trợ giúp khách hàng lắp đặt sản phẩm phần cứng; Phân phối, lưu thông các sản phẩm phần cứng; Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm phần cứng; Xuất nhập khẩu sản phẩm phần cứng;

 

X. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

 

Nâng công suất nhà máy nước Quảng Tế 2 lên 55.000 m3/ngày.

Xây dựng Nhà máy nước Thủy Xuân công suất: 80.000 m3/ngày.

Nâng công suất nhà máy nước Phú Bài lên 10.000 m3/ngày.

Xây dựng nhà máy nước Phò Ninh với công suất ban đầu 12.000m3/ngày.

Đầu tư xây dựng nhà máy nước phục vụ Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, công suất 25.000m3/ngày.

Đầu tư xây dựng nhà máy nước tại Lộc Thủy, công suất 21.000m3/ngày.

Xây dựng mới và nâng công suất hệ thống cấp nước tại một số khu vực như: Phong Điền, A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông...từ 2.000-2.500 m3/ngày

Nâng công suất nhà máy nước Phò Ninh lên 32.000m3/ngày.

Xây dựng mới giai đoạn 1 nhà máy nước Thủy Phương với tổng công suất 70.000m3/ngày.

Nâng công suất hoặc xây dựng thêm 01 nhà máy nước tại Lộc Thủy với công suất khoảng 36.000m3/ngày.

Nâng công suất nhà máy nước cho Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lên 66.000 m3/ngày

Nâng công suất hệ thống cấp nước tại một số khu vực như: Phong Điền, Nam Đông, A Lưới... lên từ 3.500-4.000 m3/ngày.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1445QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh)

I. Danh mục các Khu công nghiệp và khu công nghệ cao

TT

Tên khu CN

Tổng diện tích (ha)

Phân kỳ đầu tư (ha)

Ghi chú

2006-2010

2011-2020

 

Chân Mây-Lăng Cô

2070

560

1510

Thủ tướng đã phê duyệt

 

Phú Bài

1003

303

700

Thủ tướng đã phê duyệt

 

Tứ Hạ

250

100

150

Thủ tướng đã phê duyệt

 

Phong Điền

700

100

600

Thủ tướng đã phê duyệt

 

Phú Đa

250

50

200

Thủ tướng chưa phê duyệt

 

Quảng Vinh

150

25

125

Thủ tướng chưa phê duyệt

 

La Sơn

2500

30

2470

Thủ tướng chưa phê duyệt

 

Khu Công nghệ cao

100

 

100

Thủ tướng chưa phê duyệt

 

 

7023

1.168

5.855

 

II. Danh mục các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Địa bàn và tên cụm CN- TTCN

Diện tích

(ha)

Phân kỳ đầu tư (ha)

Ghi chú

2006 -2010

2011-2015

I. TP Huế

100

100

-

 

1. Cụm Hương Sơ

100

100

-

Đã QH 50ha

II. H. Hương Trà

30

10

20

 

2. Cụm Bình Điền.

30

10

20

QH mới

III. H. Hương Thủy

190

100

90

 

3.Cụm Thuỷ Phương

100

50

50

Đã QH 2004

4.Cụm Thuỷ Châu

50

20

30

QH mới

5.Cụm Thủy Vân

41

30

11

QH mới trong khu đô thị mới An Vân Dương

IV. H. Phú Vang

50

30

20

 

6.Cụm Thuận An

20

10

10

QH mới

7.Cụm Phú Mỹ

30

20

10

QH mới

V. H. Phong Điền

180

60

120

 

8.Cụm H.Bình Chương

150

50

100

QH mới

9.Cụm Điền Lộc

30

10

20

QH mới

VI. Huyện Phú Lộc

20

8

12

 

10.Cụm Vinh Hưng

20

8

12

QH mới

VII. H. Quảng Điền

70

35

35

 

11.Cụm Quảng Lợi

20

10

10

QH mới

12. Cụm An Gia

25

10

15

QH mới

13. Hạ Lang

25

15

10

QH mới

VIII. H. Nam Đông

20

6

14

 

14. Cụm Hương Hoà

20

6

14

QH năm 2005

IX. Huyện Alưới

80

45

35

 

15. Cụm Aco

30

20

10

QH mới

16. Cụm Hương Phong

50

25

25

QH mới

Tổng cộng

691

344

347

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 1445/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/06/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/06/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản