Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1418/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 20 tháng 06 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường sắt ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 28/11/2008;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện một số giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;
Căn cứ Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tuyên truyền an toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 983/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định 3247/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1012/TTr-GTVT ngày 03/06/2014 về việc phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung như sau:
- Chiến lược an toàn giao thông phải thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng.
- Chiến lược an toàn giao thông phải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chiến lược khác có liên quan.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước hết nhằm bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động một cách đồng bộ, thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, bảo đảm Quốc phòng, an ninh, các yếu tố xã hội, phục vụ hội nhập kinh tế trong nước và Quốc tế.
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng được Nhà nước giao trách nhiệm và trách nhiệm không nhỏ là của người tham gia giao thông
- Cụ thể hóa đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã hội có giao thông văn minh, hiện đại và an toàn.
- Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông và những kiến thức về an toàn giao thông của mọi người dân.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
- Phát triển bền vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
1. Đến năm 2020
- Hàng năm giảm 5-10% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ngăn ngừa ùn tắc giao thông đường bộ.
- Xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông, trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông. Phát triển văn hóa giao thông trong cộng đồng; 100% các bậc học phải được giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, 85% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự an toàn giao thông,
- Nâng cấp, cải tạo và tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt ưu tiên các tuyến có tình hình tai nạn giao thông nghiêm trọng.
- Xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông. Bảo đảm hành lang an toàn giao thông cho các tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ.
- Cơ bản trên hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm an toàn giao thông như: Cầu vượt cho người đi bộ, đường tránh đô thị .v.v. và đặc biệt làn đường dành riêng cho xe môtô, xe gắn máy.
- Phát triển hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em.
- Giảm ùn tắc giao thông: Đầu tư xây dựng phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm; vận tải hành khách bằng xe buýt để đáp ứng 35% nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Bảo đảm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Nâng cấp hệ thống đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Xây dựng trung tâm điều khiển giao thông hiện đại.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, nghiên cứu về an toàn giao thông.
- 100% các tuyến Quốc lộ và 50% các tuyến đường tỉnh được xây dựng đầy đủ hệ thống các trạm cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ. Hoàn thiện các trạm cấp cứu 115.
2. Tầm nhìn đến năm 2030
- Giai đoạn 2021-2030, hàng năm giảm khoảng 5% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và ngăn ngừa ùn tắc giao thông.
- Tiếp tục xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông.
- Tiếp tục xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông, điểm có nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông.
- Toàn bộ hệ thống Quốc lộ và tỉnh lộ được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình bảo đảm an toàn giao thông như: cầu vượt cho người đi bộ, đường tránh đô thị .v.v. và đặc biệt là làn đường dành riêng cho xe môtô, xe gắn máy.
- Nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển.
- Từng bước hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
- Tiếp tục phát triển hệ thống đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu an toàn giao thông hiện đại được tích hợp với nhiều loại dữ liệu đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, nghiên cứu về an toàn giao thông.
- Cơ bản các tuyến đường tỉnh xây dựng đầy đủ hệ thống các trạm cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ.
1. Chiến lược về giáo dục, tuyên truyền pháp luật giao thông
Đây là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Để công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả, phải xác định rõ các đối tượng tuyên truyền và các hình thức áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể để từ đó có những phương pháp đổi mới hợp lý nhằm đạt được kết quả tốt hơn.
a) Đối với các trường học, cơ sở đào tạo, giáo dục
- Tập trung tuyên truyền cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc tuyên truyền và giáo dục về an toàn giao thông cho các đối tượng này phải được ưu tiên hàng đầu.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục an toàn giao thông trong trường học; cung cấp các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy về an toàn giao thông; xây dựng và phát triển mô hình “cổng trường an toàn”.
b) Đối với các tổ chức Đoàn, Hội, Đội
Tăng cường phổ biến nội dung pháp luật trật tự an toàn giao thông của các tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh Niên Việt Nam... và nêu cao hơn nữa vai trò của Đoàn, Hội, Đội trong việc giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông thông qua các buổi tọa đàm, thảo luận của chi đoàn.
c) Đối với cộng đồng, xã hội
- Đề cao vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chính quyền địa phương đối với công tác bảo đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
- Khẩn trương thực hiện Đề án “Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013-2015” (đề án do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013) và Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông”.
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của lái xe, lái tàu; xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông do người điều khiển mô tô, xe máy gây ra; phát huy vai trò tích cực của các cộng đồng dân cư và vai trò của các chức sắc tôn giáo trong việc tuyên truyền phổ biến về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông cho công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, người nhập cư trong các khu nhà trọ.
2. Chiến lược về kết cấu hạ tầng giao thông
a) Phát triển Kết cấu hạ tầng giao thông:
- Kết cấu hạ tầng giao thông chung:
+ Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện kiên quyết để giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn giao thông.
+ Thông qua “Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” để phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ đáp ứng nhu cầu giao thông; chống ùn tắc giao thông; xây dựng hệ thống cầu vượt sông, hệ thống các đường cao tốc, đường vành đai để tăng khả năng kết nối. Tăng cường hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phát triển của các phương tiện cá nhân. Xây dựng hệ thống bến bãi để phục vụ tốt nhu cầu đậu, đỗ của các phương tiện.
+ Xây dựng các giải pháp phòng tránh tai nạn cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em. Tăng cường nâng cấp, cải tạo các điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
+ Đối với hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc:
Xây dựng mới các tuyến cao tốc như: Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Mỹ Phước.
Xây dựng mới các tuyến vành đai như: Vành đai 3, vành đai 4.
Nâng cấp cải tạo các tuyến Quốc lộ như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13. Thực hiện tách làn xe mô tô, xe gắn máy bằng dải phân cách, lắp đặt đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng và biển báo, xử lý những vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông.
+ Đối với hệ thống đường tỉnh: Nâng cấp, kéo dài, mở mới 22 tuyến đường tỉnh và lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống tín hiệu và biển báo giao thông, thí điểm thực hiện phân làn xe trên một số tuyến đường tỉnh.
+ Đối với hệ thống đường huyện và đường xã: Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện và đường xã để đảm bảo an toàn giao thông và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.
+ Đối với hệ thống đường đô thị: Quy hoạch hệ thống đường đô thị được lồng ghép trên cơ sở các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt như: Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2020,... Các đô thị được kết nối với nhau thông qua hệ thống đường đô thị.
+ Xử lý đấu nối đường giao thông công cộng vào các tuyến giao thông quan trọng: Xây dựng và xử lý những nút giao chính trong hệ thống đường đô thị nhằm đảm bảo chống ùn tắc và tai nạn giao thông, thực hiện theo các quy hoạch được phê duyệt. Các nút giao được bố trí cùng mức, khác mức tùy điều kiện thực tế tại từng vị trí.
+ Kết cấu hạ tầng dành riêng cho mô tô, xe máy: bằng dải phân cách trên các tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13), đường trục chính đô thị (ĐT741, ĐT744, đường Mỹ Phước - Tân Vạn,...).
+ An toàn giao thông đường cao tốc: Tăng cường phát triển hệ thống đường cao tốc đồng thời tăng cường kiểm soát giao thông, các biện pháp an toàn giao thông trên đường cao tốc.
- Kết cấu hạ tầng đường thủy:
+ Đẩy mạnh khai thác các tuyến đường thủy nội địa trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính nhằm chia sẻ áp lực vận chuyển hàng hóa trên các tuyến giao thông đường bộ.
+ Kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nạo vét, phá bỏ đá ngầm trên sông Đồng Nai, nâng cao tĩnh không cầu Ghềnh.
+ Tiến hành nạo vét, cải tạo sông Thị Tính; xem xét mở rộng, khai thác tuyến đường thủy nội địa Rạch Tra - kênh An Hạ.
- Kết cấu hạ tầng đường sắt:
+ Đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam; xây dựng mới tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh và tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ - Cà Mau.
+ Xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị nhằm kết nối giữa các đô thị, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
b) Thẩm định an toàn giao thông, cải tạo điểm đen, quản lý và bảo trì
- Thẩm định an toàn giao thông: Nghiên cứu cụ thể về thẩm định an toàn giao thông được tiến hành để thu thập và phân tích các thông tin có liên quan về những vấn đề tồn tại trong an toàn giao thông, từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện tốt hơn, đảm bảo an toàn giao thông.
- Cải tạo điểm đen, điểm có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông: Thực hiện liên tục và kịp thời. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý về điểm đen, phát triển các công cụ và cơ chế hỗ trợ công tác cải tạo điểm đen; Theo dõi và đánh giá kết quả sau khi cải tạo điểm đen để có giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
- Quản lý và bảo trì: Thực hiện bảo dưỡng thường xuyên, theo định kỳ để đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
c) Hành lang an toàn giao thông
- Hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;
+ Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các biện pháp quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt nhằm mục đích lập lại trật tự và duy trì trật tự hành lang an toàn giao thông theo Quyết định số 1856 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về Luật Giao thông đường bộ, đường sắt và các quy định đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
- Hành lang an toàn giao thông đường thủy: Triển khai phân định ranh giới giữa luồng và luồng, giữa hành lang luồng và vùng nước ngoài hành lang luồng ở các tuyến sông lớn, cắm mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng. Tăng cường kiên quyết giải tỏa các công trình vi phạm hành lang bảo vệ luồng.
d) Các công trình và trang thiết bị bảo đảm an toàn giao thông
- Tăng cường xây dựng và lắp đặt các công trình trang thiết bị an toàn giao thông tiên tiến trên các trục đường quốc lộ và các đường tỉnh. Cải tạo các giao cắt đồng mức và xây dựng các giao cắt khác mức. Phát triển mạng lưới đường bộ có hệ thống với sự phân chia chức năng phù hợp.
- Bố trí cầu vượt, hầm chui đối với các đoạn tuyến tập trung đông đúc, các phương tiện lưu thông với tốc độ cao như trên Quốc lộ 13 đoạn qua Khu công nghiệp Việt Hương hay tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore...
- Phát triển hệ thống tiếp cận giao thông cho người tàn tật, người già và trẻ em tại các thành phố, thị xã, thị trấn.
- Tăng cường kiểm soát giao thông theo những đặc điểm và chức năng của đường.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, các biển báo còn thiếu trong phần hiện trạng, thường xuyên kiểm tra các biển báo, đèn tín hiệu để xử lý nâng cấp, làm mới...
- Tăng cường kiểm tra chất lượng các biển báo hiệu, trang thiết bị bảo đảm ở lĩnh vực đường thủy nội địa; kiểm tra điều kiện an toàn rào chắn, biển báo tại vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Duy tu, sửa chữa kịp thời, kết nối đồng bộ tín hiệu giữa đường bộ và đường sắt.
- Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu để phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ kịp thời trong việc báo hiệu nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho các phương tiện tham gia lưu thông.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý của các cơ quan chức năng đồng thời là kênh thông tin, tuyên truyền trao đổi giữa cơ quan quản lý và người tham gia giao thông.
e) Đề phòng khắc phục các điều kiện tự nhiên; đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi như hồ, đập; cản dân nước ... để phát hiện và kịp thời sửa chữa các công trình hư hỏng, gia cố các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị củng cố và kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức diễn tập phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn ở những vùng và địa phương có nguy cơ xảy ra lũ, lụt cao.
3. Chiến lược về phương tiện giao thông
a) Kiểm định phương tiện:
- Tăng cường quản lý công tác kiểm định, nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông như Kiến nghị, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại hóa thiết bị và phần mềm kiểm định xe cơ giới; Xây dựng trung tâm thử nghiệm an toàn xe cơ giới,...
- Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa đang lưu hành.
b) Chính sách phát triển đoàn phương tiện: Định hướng đến năm 2020, xây dựng phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như đường sắt đô thị, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh để đáp ứng trên 35% nhu cầu đi lại của người dân. Cụ thể:
- Phương tiện đường bộ:
+ Thường xuyên thẩm định chất lượng phương tiện, xóa bỏ những phương tiện đã hết hạn sử dụng hoặc phương tiện không đảm bảo an toàn giao thông, kiểm soát, giám sát phương tiện ngoài tỉnh ra vào tỉnh.
+ Phát triển hệ thống vận tải công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân. Tăng cường phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, ưu tiên phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn. Xây dựng mới 2 tuyến xe buýt trước năm 2015, 15 tuyến xe buýt giai đoạn 2015 - 2020 và 5 tuyến xe buýt sau năm 2020.
- Phương tiện đường thủy: Thường xuyên kiểm định chất lượng phương tiện thủy, đổi mới nâng cấp phương tiện giao thông thủy, xóa bỏ phương tiện không đảm bảo chất lượng.
- Phương tiện đường sắt: Xây dựng các loại hình vận tải hành khách phù hợp như: Đường sắt nhẹ, Monorail, MRT
c) Quản lý phương tiện vận tải: Xây dựng các cơ chế và cơ sở dữ liệu quản lý giữa Cục Đăng kiểm và Cảnh sát giao thông, đẩy mạnh công tác quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy nội địa.
4. Chiến lược về người điều khiển phương tiện giao thông
a) Đào tạo và sát hạch: Tăng cường nâng cao chất lượng công tác đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe. Hoàn thiện các quy định và giáo dục, đào tạo cấp giấy phép lái xe, cần quan tâm tới đối tượng là người dân vùng nông thôn.
b) Hệ thống cấp giấy phép lái xe: Chương trình cấp phép tốt nghiệp cho lái xe là một chương trình hiệu quả để giảm tai nạn giao thông.
c) Quản lý người điều khiển phương tiện: Tăng cường tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường, đường sông. Thường xuyên đăng kiểm, kiểm định chất lượng phương tiện. Tăng cường đào tạo kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, lái tàu.
5. Chiến lược về tổ chức, quản lý giao thông và vận tải
a) Tổ chức, quản lý giao thông đô thị:
- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức; phân luồng và phân làn phương tiện, đặc biệt là ở các nút giao, chú trọng làn đường dành riêng cho xe buýt. Thực hiện lắp đặt dải phân cách cứng giữa 2 chiều xe chạy đối với các tuyến đường lớn, trọng điểm của tỉnh như: ĐT741, ĐT743...
- Thực hiện và hoàn thiện dự án camera quan sát an toàn giao thông và cảnh báo an ninh, xây dựng trung tâm điều khiển giao thông;
b) Tổ chức, quản lý giao thông ngoài đô thị:
- Xây dựng đường dành riêng cho xe môtô và xe gắn máy đối với tuyến có số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe môtô, xe gắn máy, trên những tuyến đường rộng.
- Tăng cường tổ chức giao thông ở các nút giao và đường ngang. Tại các giao cắt đường bộ ngang qua đường sắt cần phải đảm bảo tầm nhìn, biển báo và bố trí gờ giảm tốc.
- Xây dựng hệ thống thông tin, biển báo đường bộ mang tính quốc tế và khu vực để bảo đảm an toàn giao thông và phù hợp cho cả các lái xe người nước ngoài. Đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt cho người tham gia giao thông.
c) Tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách:
- Hệ thống bến xe: Trên các tuyến giao thông quan trọng nối các trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị xây dựng luồng tuyến vận tải chủ yếu trong tương lai có lượng hành khách và hàng hóa lớn và ổn định.
Nâng cấp và mở mới một số các bến xe ở trên địa bàn tỉnh như sau: bến xe Bình Dương, bến xe Phú Chánh; bến xe Định Hòa (Thành phố Thủ Dầu Một); bến xe Vĩnh Phú, bến xe An Phú, bến xe Bình Dương mới (Thị xã Thuận An); bến xe Miền Đông mới (Thị xã Dĩ An); bến xe Bến Cát (thị xã Bến Cát); bến xe Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng); bến xe Quang Vinh 3, bến xe Uyên Hưng (thị xã Tân Uyên); bến xe Tân Thành (huyện Bắc Tân Uyên); bến xe Phú Giáo (huyện Phú Giáo); bến xe Dầu Tiếng, bến xe Minh Hòa, bến xe Long Hòa, bến xe Bến Súc (huyện Dầu Tiếng).
- Hệ thống cảng cạn (ICD): Ngoài hai cảng Sóng Thần và TBS - Tân Vạn xây dựng mới 5 cảng cạn (ICD Hòa Phú, ICD Vĩnh Tân, ICD An Điền, ICO Bàu Bàng, ICD Thạnh Phước).
- Hệ thống trạm dừng nghỉ: Xây dựng 3 trạm dừng nghỉ (trạm Phước Hòa; trạm Lai Uyên và trạm Thanh Tuyền).
- Hệ thống điểm, bãi đỗ xe công cộng: Khi quy hoạch hệ thống đường đô thị đồng thời quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe. Bãi đỗ xe được bố trí ở ga xe lửa, bến cảng, các công trình văn hóa, cơ quan, các trung tâm đô thị.
- Hệ thống cảng, bến thủy nội địa:
+ Xây dựng và nâng cấp một số cảng (cảng Bình Dương, Thạnh Phước, Thường Tân, Thái Hòa, An Sơn, Rạch Bắp An Tây, Bến Súc, Thanh An, Phú An, Bà Lụa). Kết nối từ cảng đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vùng sản xuất, ... và ngược lại.
+ Bến thủy nội địa: Duy trì hoạt động của các bến sông đảm bảo phục vụ du lịch và vận chuyển các mặt hàng nhỏ, lẻ. Mở thêm một số bến trên sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính như: Cụm bến số 1, 2 (xã Thường Tân, huyện Tân Uyên), cụm bến tại cảng Thạnh Phước, bến tại xã An Sơn, bến tại Thuận An, bến tại Thới Hòa.
+ Bến khách ngang sông: Duy trì hoạt động của các bến khách ngang sông đảm bảo phục vụ du lịch và vận chuyển các mặt hàng nhỏ, lẻ. Xây dựng thêm một số bến trên các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính để phục vụ vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Hệ thống nhà ga đường sắt: Nâng cấp các ga hiện hữu đồng thời mở mới một số ga để kết nối hệ thống đường sắt nhằm tăng khả năng khai thác (ga Dĩ An, ga An Bình và Trạm khách Sóng Thần).
6. Chiến lược về cưỡng chế thi hành luật
a) Các biện pháp hướng dẫn và cưỡng chế của cảnh sát giao thông:
- Xây dựng kế hoạch một cách có hệ thống công tác cưỡng chế. Thực hiện theo chủ đề hàng tháng và áp dụng hình thức cưỡng chế mới, hiện đại có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
- Tăng cường phối hợp giữa cảnh sát giao thông với các địa phương, các lực lượng khác để thực hiện tốt công tác cưỡng chế.
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực về cưỡng chế và hướng dẫn an toàn giao thông. Phát triển lực lượng cảnh sát giao thông với các kỹ năng và trình độ cao đáp ứng với những biện pháp và phương pháp cưỡng chế mới. Phát triển nguồn nhân lực Cảnh sát giao thông đảm bảo số lượng, chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, có hình ảnh tốt đối với người dân.
b) Trang thiết bị phục vụ cưỡng chế:
- Đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại và phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả tối đa của các trang thiết bị hiện đại.
- Tăng cường cung cấp các trang thiết bị cho lực lượng hỗ trợ công tác cưỡng chế, đặc biệt ở tuyến địa phương như công an xã, phường, dân phòng.
c) Cưỡng chế của Thanh tra giao thông và các lực lượng khác:
- Tăng cường hoàn thiện thể chế và pháp lý đối với cơ cấu tổ chức và hoạt động Thanh tra giao thông.
- Tăng cường phối hợp giữa Thanh tra giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan; phát triển nguồn nhân lực của lực lượng thanh tra; trang thiết bị và điều kiện làm việc.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tiến hành cưỡng chế nghiêm khắc, chặt chẽ và kiên trì, liên tục đối với các trường hợp cố tình vi phạm.
7. Chiến lược về giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông
a) Giải quyết tai nạn xe máy, ôtô: Thường xuyên kiểm định chất lượng ôtô, xe máy để tránh tình trạng phương tiện xuống cấp và ảnh hưởng tới người tham gia giao thông. Đầu tư xây dựng phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như đường sắt đô thị; vận tải hành khách bằng xe buýt và xe buýt nhanh để đáp ứng trên 35% nhu cầu đi lại của nhân dân. Thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông xe máy.
b) Giải quyết tai nạn có liên quan tới các đối tượng chính gây tai nạn: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với các đối tượng người trẻ tuổi, công nhân, khu công nghiệp, khu nhà trọ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
c) Giải quyết tai nạn liên quan tới phương tiện kinh doanh vận tải: Thực hiện các biện pháp như tuyên truyền, giáo dục đào tạo cho các lái xe, kết hợp với các biện pháp cưỡng chế, chế tài đối với các trường hợp vi phạm. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
d) Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông:
- Phát triển mạng lưới đường bộ, cứu nạn đường bộ: Xây dựng và triển khai quy hoạch các trạm cứu hộ giao thông. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác cứu hộ giao thông thông qua các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các tổ chức và các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân tham gia công tác cứu hộ giao thông.
- Tăng cường năng lực của hệ thống cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu:
+ Tăng cường hệ thống thông tin cấp cứu y tế.
+ Cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.
+ Tăng cường năng lực cấp cứu cho cán bộ y tế cơ sở.
+ Thực hiện xã hội hóa công tác cấp cứu 115.
e) Ứng dụng công nghệ giao thông thông minh: Xây dựng hệ thống cung cấp và quản lý thông tin cho đường cao tốc gồm: thiết bị phát hiện giao thông, thiết bị đo thời tiết, điện thoại cấp cứu, các trạm thu phí không dừng; xử lý và tích hợp thông tin ở trung tâm điều khiển giao thông; đồng hồ dự báo thời gian giao thông, thiết bị báo thời gian đỗ xe; phát thanh về tình trạng đường, điện thoại đường cao tốc.
8. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
a) Cơ cấu tổ chức quản lý an toàn giao thông:
- Thực hiện quy chế sử dụng khai thác đường đô thị (làm mới, nâng cấp, cải tạo).
- Thực hiện có hiệu quả về tổ chức giao thông và điều khiển, quản lý giao thông đô thị.
- Thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân.
- Thực hiện một số cơ chế, chính sách khác.
b) Cơ sở dữ liệu an toàn giao thông: Xây dựng một cơ sở dữ liệu đồng bộ, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Quốc gia. Thống nhất chung mẫu cơ sở dữ liệu cho tất cả các huyện, thị, thành phố để thuận lợi cho việc báo cáo, phân tích, quản lý dữ liệu.
c) Phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông: Phát triển một lực lượng an toàn giao thông tại các cơ quan trung ương và địa phương, các chuyên gia cho cả kế hoạch vi mô và vĩ mô.
d) Nguồn kinh phí an toàn giao thông: Huy động từ các nguồn vốn như Ngân sách nhà nước, xử phạt vi phạm luật giao thông, đóng góp từ khu vực tư nhân, các nhà tài trợ.
1. Đến hết năm 2015:
Tập trung thực hiện, hoàn thiện một số Chiến lược như sau: Xây dựng các giải pháp phòng tránh tai nạn cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em; Xóa bỏ các điểm giao cắt trái phép giữa đường bộ và đường sắt; Rà soát và lắp đặt báo hiệu trên bến thủy nội địa; Xây dựng trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông; Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe môtô, xe gắn máy đang lưu hành; Nghiên cứu và triển khai quản lý phương tiện đã được đăng ký thông qua việc gia hạn đăng ký; Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn giao thông trong các công ty kinh doanh vận tải; Tăng cường công tác cưỡng chế bằng việc huy động các lực lượng tham gia, xây dựng các chốt, trạm nghỉ; Xây dựng các phương pháp cưỡng chế mới, hiện đại ứng dụng công nghệ và trang thiết bị tiên tiến,... (Đính kèm theo Phụ lục 1)
2. Đến hết năm 2020:
Xây dựng và thực hiện một số nội dung sau: Quy hoạch đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn; Xây dựng các giao cắt khác mức với quốc lộ tại các đô thị dọc theo tuyến quốc lộ; Quy hoạch hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc lộ và các trục giao thông chính của tỉnh; Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về lấn chiếm vi phạm hành lang đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Giải tỏa lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Quy hoạch và nâng cấp hệ thống bến, bãi; Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đầu tư phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (đường sắt đô thị...), đầu tư phương tiện giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu tiếp cận giao thông cho người khuyết tật; Xây dựng làn đường riêng dành cho xe máy trên quốc lộ; Triển khai thực hiện Đề án kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ; Quy hoạch và triển khai các trạm cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ; Nâng cao năng lực cho Ủy ban an toàn giao thông tỉnh và các huyện, thị, thành phố (Đính kèm theo Phụ lục 1)
3. Đến hết năm 2025:
Xây dựng và thực hiện Chiến lược Phát triển hệ thống vận chuyển cấp cứu và cấp cứu ở các bệnh viện tuyến huyện (Đính kèm Phụ lục 1)
4. Giai đoạn từ nay đến năm 2030:
Thực hiện xuyên suốt một số nội dung sau: Cải tạo các điểm đen tai nạn giao thông; Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức và phân luồng giao thông; Kiểm tra giám sát chống tiêu cực trong các lực lượng thực thi pháp luật; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Tiến hành phổ biến tuyên truyền về văn hóa giao thông bằng nhiều hình thức kết hợp; Chương trình tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, cộng đồng; Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về quản lý, kinh phí; Phát triển nguồn nhân lực cho công tác an toàn giao thông; Nghiên cứu và áp dụng hệ thống giao thông thông minh (Đính kèm Phụ lục 1)
Nguồn kinh phí để thực hiện Chiến lược được huy động từ tất cả các nguồn vốn như: Ngân sách nhà nước, xử phạt vi phạm luật giao thông, đóng góp từ khu vực tư nhân, các nhà tài trợ. (Đính kèm Phụ lục 2)
Điều 2. Căn cứ Chiến lược được phê duyệt, Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện - thị xã - thành phố tổ chức công bố, công khai theo quy định
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định 1418/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Bình Dương)
TT | Nội dung | Lộ trình thực hiện | |||
Từ nay - 2015 | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | ||
I | KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG | ||||
1 | Quy hoạch đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn. |
|
|
|
|
2 | Xây dựng các giao cắt khác mức với quốc lộ tại các đô thị dọc theo tuyến quốc lộ. |
|
|
|
|
3 | Xây dựng các giải pháp phòng tránh tai nạn cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em. |
|
|
|
|
4 | Cải tạo các điểm đen tai nạn giao thông. |
|
|
|
|
5 | Quy hoạch hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc 1 lộ và các trục giao thông chính của tỉnh. |
|
|
|
|
6 | Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về lấn chiếm vi phạm hành lang đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. |
|
|
|
|
7 | Giải tỏa lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. |
|
|
|
|
8 | Xây dựng và tăng cường quản lý chống tái chiếm hành lang đường bộ. |
|
|
|
|
9 | Xóa bỏ các điểm giao cắt trái phép giữa đường bộ và đường sắt. |
|
|
|
|
10 | Xây dựng và lắp đặt các công trình, trang thiết bị an toàn giao thông tiên tiến trên các trục đường quốc lộ và các đường đô thị chính. |
|
|
|
|
11 | Quy hoạch và nâng cấp hệ thống bến, bãi. |
|
|
|
|
12 | Nâng cấp cải tạo các cảng, bến sông hiện nay và quy hoạch lại các cảng, bến cho phù hợp với mạng lưới đường bộ. |
|
|
|
|
13 | Chương trình rà soát và lắp đặt báo hiệu trên bến thủy nội địa. |
|
|
|
|
II | TỔ CHỨC GIAO THÔNG | ||||
1 | Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức và phân luồng giao thông. |
|
|
|
|
2 | Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đầu tư phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (đường sắt đô thị...). Bên cạnh đó đầu tư phương tiện giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu tiếp cận giao thông cho người khuyết tật |
|
|
|
|
3 | Xây dựng làn đường riêng dành cho xe máy trên quốc lộ |
|
|
|
|
4 | Xây dựng trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông. |
|
|
|
|
III | PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG | ||||
1 | Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe môtô, xe gắn máy đang lưu hành. |
|
|
|
|
2 | Xây dựng trung tâm thử nghiệm an toàn xe cơ giới. |
|
|
|
|
3 | Nghiên cứu và triển khai quản lý phương tiện đã được đăng ký thông qua việc gia hạn đăng ký. |
|
|
|
|
IV | NGƯỜI KHIỂN PHƯƠNG TIỆN | ||||
1 | Xây dựng và áp dụng sát hạch cấp giấy phép lái xe thông qua việc cấp theo hai giai đoạn. |
|
|
|
|
2 | Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn giao thông trong các công ty kinh doanh vận tải. |
|
|
|
|
V | CƯỠNG CHẾ THI HÀNH LUẬT | ||||
1 | Tăng cường công tác cưỡng chế bằng việc huy động các lực lượng tham gia, xây dựng các chốt, trạm nghỉ. |
|
|
|
|
2 | Kiểm tra giám sát chống tiêu cực trong các lực lượng thực thi pháp luật. |
|
|
|
|
3 | Xây dựng các phương pháp cưỡng chế mới, hiện đại ứng dụng công nghệ và trang thiết bị tiên tiến. |
|
|
|
|
4 | Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt bằng hình ảnh |
|
|
|
|
5 | Triển khai thực hiện Đề án kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ. |
|
|
|
|
6 | Hoàn thiện các quy định thể chế đối với cơ cấu tổ chức của thanh tra |
|
|
|
|
7 | Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa thanh tra và các cơ quan, chính quyền địa phương. |
|
|
|
|
8 | Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. |
|
|
|
|
9 | Tăng cường trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng cảnh sát giao thông, Cảnh sát đường thủy, thanh tra giao thông. |
|
|
|
|
VI | GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG | ||||
1 | Xây dựng và triển khai đề án kiểm soát sử dụng rượu bia đối với người khiển phương tiện khi tham gia giao thông. |
|
|
|
|
2 | Tiến hành phổ biến tuyên truyền về văn hóa giao thông bằng nhiều hình thức kết hợp |
|
|
|
|
3 | Thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” và “Tuần an toàn giao thông”. |
|
|
|
|
4 | Hoàn thiện tài liệu và giáo trình giảng dạy. Bố trí lại các chương trình. |
|
|
|
|
5 | Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên giảng dạy và cung cấp trang thiết bị. |
|
|
|
|
6 | Chương trình tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. |
|
|
|
|
7 | Chương trình tuyên truyền trong cộng đồng. |
|
|
|
|
VII | CỨU HỘ, CỨU NẠN VÀ CẤP CỨU Y TẾ TNGTĐB | ||||
1 | Quy hoạch các trạm y tế trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh. |
|
|
|
|
2 | Xây dựng và thực hiện Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc. |
|
|
|
|
3 | Quy hoạch và triển khai các trạm cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ. |
|
|
|
|
4 | Phổ biến các tiêu chuẩn về các trạm các trang thiết bị và nhân lực. |
|
|
|
|
5 | Nghiên cứu xây dựng hệ thống điều hành thông tin cấp cứu đô thị bằng bản đồ số. |
|
|
|
|
6 | Phát triển hệ thống vận chuyển cấp cứu và cấp cứu ở các bệnh viện tuyến huyện. |
|
|
|
|
7 | Đào tạo các nguồn lực cho sơ cứu ban đầu cho nhân viên y tế, lái xe, Cảnh sát giao thông và người dân sống dọc tuyến đường. |
|
|
|
|
VIII | THỂ CHẾ | ||||
1 | Nâng cao năng lực cho Ủy ban an toàn giao thông tỉnh và các huyện, thị, thành phố. |
|
|
|
|
2 | Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về quản lý, kinh phí |
|
|
|
|
3 | Xây dựng cơ chế cung cấp và chia sẻ dữ liệu an toàn giao thông. |
|
|
|
|
4 | Phát triển nguồn nhân lực cho công tác an toàn giao thông. |
|
|
|
|
IX | ỨNG DỤNG ITS | ||||
1 | Nghiên cứu và áp dụng hệ thống giao thông thông minh. |
|
|
|
|
VỐN VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định 1418/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Bình Dương)
TT | Nội dung | Kinh phí ước tính (tỷ đồng) | |||
Từ nay - 2015 | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | ||
I | KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG | ||||
1 | Quy hoạch đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn. | 6.638 | 5.552 |
|
|
2 | Xây dựng các giao cắt khác mức với quốc lộ tại các đô thị dọc theo tuyến quốc lộ. |
| 312 | 1.012 | 1.012 |
3 | Xây dựng các giải pháp phòng tránh tai nạn cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em. | 5 |
|
|
|
4 | Cải tạo các điểm đen tai nạn giao thông. | 20 | 50 | 50 | 50 |
5 | Quy hoạch hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc lộ và các trục giao thông chính của tỉnh. | 997 | 989 |
|
|
6 | Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về lấn chiếm vi phạm hành lang đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. | 5 | 10 |
|
|
7 | Giải tỏa lập lại trật tự hành lang an toàn bộ, đường sắt đường thủy nội địa. | 20 | 50 |
|
|
8 | Xây dựng và tăng cường quản lý chống tái chiếm hành lang đường bộ. | 5 | 10 |
|
|
9 | Xóa bỏ các điểm giao cắt trái phép giữa đường bộ và đường sắt. | 10 |
|
|
|
10 | Xây dựng và lắp đặt các công trình, trang thiết bị an toàn giao thông tiên tiến trên các trục đường quốc lộ và các đường đô thị chính. | 40 | 70 |
|
|
11 | Quy hoạch và nâng cấp hệ thống bến, bãi. | 230 | 500 |
|
|
12 | Nâng cấp cải tạo các cảng, bến sông hiện nay và quy hoạch lại các cảng, bến cho phù hợp với mạng lưới đường bộ. | 360 | 800 |
|
|
13 | Chương trình rà soát và lắp đặt báo hiệu trên bến thủy nội địa. | 5 |
|
|
|
II | TỔ CHỨC GIAO THÔNG | ||||
1 | Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác tổ chức và phân luồng giao thông. | 30 | 60 | 80 | 80 |
2 | Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đầu tư phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (đường sắt đô thị...). |
| 225.600 |
|
|
3 | Xây dựng làn đường riêng dành cho xe máy trên quốc lộ | 90 | 30 |
|
|
4 | Xây dựng trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông. | 3.800 |
|
|
|
III | PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG | ||||
1 | Thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe môtô, xe gắn máy đang lưu hành. | 50 |
|
|
|
2 | Xây dựng trung tâm thử nghiệm an toàn xe cơ giới. |
| 150 | 120 | 120 |
3 | Nghiên cứu và triển khai quản lý phương tiện đã được đăng ký thông qua việc gia hạn đăng ký. | 2 |
|
|
|
IV | NGƯỜI KHIỂN PHƯƠNG TIỆN | ||||
1 | Xây dựng và áp dụng sát hạch cấp giấy phép lái xe thông qua việc cấp giấy phép lái xe theo hai giai đoạn. | 5 | 5 |
|
|
2 | Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn giao thông trong các công ty kinh doanh vận tải. | 1 |
|
|
|
V | CƯỠNG CHẾ THI HÀNH LUẬT | ||||
1 | Tăng cường công tác cưỡng chế bằng việc huy động các lực lượng tham gia xây dựng các chốt, trạm nghỉ. | 15 |
|
|
|
2 | Kiểm tra giám sát chống tiêu cực trong các lực lượng thực thi pháp luật. | 5 | 10 | 10 | 10 |
3 | Xây dựng các phương pháp cưỡng chế mới, hiện đại ứng dụng công nghệ và trang thiết bị tiên tiến. | 3 |
|
|
|
4 | Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt bằng hình ảnh. | 500 | 1.000 |
|
|
5 | Triển khai thực hiện Đề án kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ. | 5 | 10 |
|
|
6 | Hoàn thiện các quy định thể chế đối với cơ cấu tổ chức của thanh tra | 3 |
|
|
|
7 | Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa thanh tra và các cơ quan, chính quyền địa phương. | 2 |
|
|
|
8 | Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. | 3 | 5 | 5 | 5 |
9 | Tăng cường trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng cảnh sát giao thông, Cảnh sát đường thủy, thanh tra giao thông | 500 |
|
|
|
VI | GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG | ||||
1 | Triển khai đề án kiểm soát sử dụng rượu bia đối với người khiển phương tiện khi tham gia giao thông | 10 |
|
|
|
2 | Tiến hành phổ biến tuyên truyền về văn hóa giao thông bằng nhiều hình thức kết hợp. | 10 | 20 | 20 | 20 |
3 | Thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” và “Tuần an toàn giao thông”. | 3 | 5 | 5 | 5 |
4 | Hoàn thiện tài liệu và giáo trình giảng dạy. Bố trí lại các chương trình. | 2 |
|
|
|
5 | Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên giảng dạy và cung cấp trang thiết bị. | 20 | 10 | 10 | 10 |
6 | Chương trình tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. | 10 | 20 | 20 | 20 |
7 | Chương trình tuyên truyền trong cộng đồng. | 20 | 30 | 20 | 20 |
VII | CỨU HỘ, CỨU NẠN VÀ CẤP CỨU Y TẾ TAI NẠN GIAO THÔNG | ||||
1 | Quy hoạch các trạm y tế trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh. | 5 |
|
|
|
2 | Xây dựng và thực hiện Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc. | 2 | 10 |
|
|
3 | Quy hoạch và triển khai các trạm cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ. | 2 | 10 |
|
|
4 | Phổ biến các tiêu chuẩn về các trạm các trang thiết bị và nhân lực. | 1 |
|
|
|
5 | Nghiên cứu xây dựng hệ thống điều hành thông tin cấp cứu đô thị bằng bản đồ số. | 2 | 2 | 2 | 2 |
6 | Phát triển hệ thống vận chuyển cấp cứu và cấp cứu ở các bệnh viện tuyến huyện. |
| 2 | 5 |
|
7 | Đào tạo các nguồn lực cho sơ cứu ban đầu cho nhân viên y tế, lái xe, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và người dân sống dọc tuyến đường. | 5 | 10 | 10 | 10 |
VIII | THỂ CHẾ | ||||
1 | Nâng cao năng lực cho Ủy ban an toàn giao thông tỉnh và các huyện, thị, thành phố. | 1 | 2 |
|
|
2 | Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về quản lý, kinh phí | 3 | 3 | 3 | 3 |
3 | Xây dựng cơ chế cung cấp và chia sẻ dữ liệu an toàn giao thông. | 5 |
|
|
|
4 | Phát triển nguồn nhân lực cho công tác an toàn giao thông. | 20 | 30 | 20 | 20 |
IX | ỨNG DỤNG ITS | ||||
1 | Nghiên cứu và áp dụng hệ thống giao thông thông minh. | 2 | 15 | 10 | 20 |
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2014-2020
(Kèm theo Quyết định 1418/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Bình Dương)
TT | Chương trình, dự án | Kinh phí ước tính (tỷ đồng) | |
Từ nay - 2015 | 2016-2020 | ||
I | GIÁO DỤC VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ ATGT |
|
|
1 | Chương trình phổ biến tuyên truyền về văn hóa an toàn giao thông bằng nhiều hình thức. | 10 | 20 |
2 | Chương trình tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. | 10 | 20 |
3 | Chương trình tuyên truyền trong cộng đồng | 20 | 30 |
4 | Dự án tăng cường năng lực đào tạo giáo viên giảng dạy và cung cấp trang thiết bị. | 20 | 10 |
II | TỔ CHỨC GIAO THÔNG |
|
|
1 | Dự án thí điểm phân luồng và tổ chức giao thông tại các nút giao. |
|
|
2 | Xây dựng trung tâm điều khiển giao thông. | 3.800 |
|
3 | Phát triển hệ thống vận tải hành khách bằng xe buýt và đầu tư phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (đường sắt đô thị...). |
| 225.600 |
III | PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG |
|
|
1 | Nghiên cứu việc quản lý phương tiện đã được đăng ký thông qua việc gia hạn đăng ký, tái đăng ký phương tiện. | 2 |
|
IV | NGƯỜI KHIỂN PHƯƠNG TIỆN |
|
|
1 | Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn giao thông cho các công ty kinh doanh vận tải và các chế tài đối với lái xe. | 1 |
|
2 | Xây dựng và áp dụng sát hạch, cấp giấy phép lái xe thông qua việc cấp giấy phép lái xe theo hai giai đoạn. | 10 |
|
V | CƯỠNG CHẾ THI HÀNH LUẬT |
|
|
1 | Xây dựng hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt bằng hình ảnh. | 500 | 1.000 |
2 | Dự án cung cấp trang thiết bị hiện đại, tiên tiến cho lực lượng hỗ trợ công tác cưỡng chế. | 500 |
|
VI | KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG |
|
|
1 | Làn đường dành riêng cho xe môtô, xe gắn máy. Giai đoạn 2014-2015: QL13, GĐ 2016-2020: QL.1A, QL.1K. | 90 | 30 |
Bổ sung hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, cọc tiêu… | 15 |
| |
Nút giao. |
|
| |
2 | Cải tạo điểm đen. | 20 | 50 |
3 | Giải tỏa lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. | 20 | 50 |
4 | Quy hoạch đường tỉnh, đường huyện, đường giao thông nông thôn. | 6.638 | 5.552 |
5 | Quy hoạch hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc lộ và các trục giao thông chính của tỉnh. | 997 | 989 |
6 | Quy hoạch và nâng cấp hệ thống bến, bãi. | 230 | 500 |
VII | CỨU HỘ, CỨU NẠN VÀ CẤP CỨU Y TẾ TNGTĐB |
|
|
1 | Quy hoạch các trạm y tế trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh. | 5 |
|
2 | Đào tạo các nguồn lực cho sơ cấp cứu ban đầu cho nhân viên y tế, lái xe, cảnh sát giao thông, tai nạn giao thông và người dân sống dọc tuyến đường. | 5 | 10 |
VIII | THỂ CHẾ |
|
|
1 | Quản lý và phân tích tai nạn bằng phần mềm. |
|
|
2 | Đào tạo phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông. | 20 | 30 |
- 1Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Kế hoạch 5871/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 34/2014/QĐ-UBND bổ sung tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014, giai đoạn 2014 - 2015 vào Quyết định 10/2011/QĐ-UBND
- 4Quyết định 1759/QĐ-UBND năm 2014 Phê duyệt chiến lược đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Cà Mau đến 2020 và tầm nhìn đến 2030
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2015 tổ chức thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Công văn 4535/UBND-NC năm 2015 về ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè trái quy định và nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 8Quyết định 35/2015/QĐ-UBND về Bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 9Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bổ sung hệ thống biển báo, vạch dừng, gờ giảm tốc, đảm bảo an toàn giao thông trên phần đường bộ đường ngang dân sinh do địa phương quản lý của tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 983/QĐ-BGTVT năm 2012 phê duyệt Đề án “Đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2016 của Bộ Giao thông vận tải”
- 7Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 8Quyết định 1586/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2043/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 11Kế hoạch 5871/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 12Quyết định 34/2014/QĐ-UBND bổ sung tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014, giai đoạn 2014 - 2015 vào Quyết định 10/2011/QĐ-UBND
- 13Quyết định 3247/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
- 14Quyết định 1759/QĐ-UBND năm 2014 Phê duyệt chiến lược đảm bảo an toàn giao thông tỉnh Cà Mau đến 2020 và tầm nhìn đến 2030
- 15Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2015 tổ chức thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 16Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 17Công văn 4535/UBND-NC năm 2015 về ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sử dụng lòng đường, vỉa hè trái quy định và nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông, ùn tắc giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 18Quyết định 35/2015/QĐ-UBND về Bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 19Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bổ sung hệ thống biển báo, vạch dừng, gờ giảm tốc, đảm bảo an toàn giao thông trên phần đường bộ đường ngang dân sinh do địa phương quản lý của tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 20Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 1418/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Lê Thanh Cung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra