ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/KH-UBND | Nam Định, ngày 11 tháng 07 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Kế hoạch số 40/KH-UBATGTQG ngày 07/03/2014 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục đích
- Thực hiện hiệu quả mục tiêu Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Chiến lược theo từng giai đoạn; xác định phương hướng, nguồn lực, cơ chế phối hợp các cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các giải pháp.
- Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan đơn vị, thống nhất từ Trung ương đến tỉnh và các địa phương. Xác định rõ cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm chính đối với từng nhiệm vụ của Chiến lược.
II. Yêu cầu
- Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời những nội dung đã được quy định trong Chiến lược.
- Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các chính sách, đề án... của Kế hoạch triển khai Chiến lược phải đảm bảo khả thi, có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của Chiến lược; bảo đảm đủ nguồn lực, phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa Ban An toàn giao thông tỉnh với các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện Chiến lược.
B. NỘI DUNG
1. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ mang tính đột phá nhằm mục tiêu giảm số người chết do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm.
1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình an toàn giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Viện Chiến lược và phát triển GTVT - Bộ GTVT, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015
1.2. Triển khai thực hiện Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình an toàn giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
2. Cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
2.1. Cải tạo, xóa bỏ điểm đen tai nạn giao thông tại các đường trung ương ủy thác và đường địa phương:
- Cơ quan chủ trì: Sở giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
2.2. Triển khai thực hiện Đề án “Kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ”:
- Cơ quan chủ trì: Sở giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
3. Tăng cường năng lực và trách nhiệm trong công tác cưỡng chế của lực lượng thực thi công vụ:
3.1. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm trong công tác cưỡng chế của lực lượng công an, cảnh sát thực thi công vụ:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
3.2. Thực hiện Đề án nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm trong công tác cưỡng chế của lực lượng Thanh tra giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
3.3. Xây dựng hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn giao thông bằng hình ảnh:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn giao thông bằng hình ảnh trên một số tuyến thuộc QL10, QL21, tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 -2015.
b) Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
c) Dự án cung cấp trang, thiết bị cho lực lượng hỗ trợ công tác cưỡng chế ở tuyến địa phương như công an xã, phường, dân phòng:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe:
4.1. Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh và các Sở, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
4.2. Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm soát sử dụng ma túy và chất có cồn đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông:
a) Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm soát sử dụng chất có cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.
b) Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm soát sử dụng ma túy đối với người điều khiển phương tiện giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.
5. Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.
6. Tuyên truyền, phổ biến về Văn hóa giao thông:
6.1. Cấp phát các tài liệu, hướng dẫn tuyên truyền về Văn hóa giao thông. Xây dựng và đào tạo đội ngũ tuyên truyền về Văn hóa giao thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành phố:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014.
6.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về văn hóa giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, các tổ chức Chính trị - Xã hội, các đoàn thể, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình, các cơ quan báo chí địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
7. Tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
8. Quy hoạch các trạm cứu hộ, cứu nạn giao thông trên đường trung ương ủy thác và đường địa phương quản lý:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.
9. Quy hoạch các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên đường trung ương ủy thác và đường địa phương quản lý:
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công An tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014.
10. Nâng cao năng lực quản lý an toàn giao thông:
10.1. Tiếp tục kiện toàn, tăng cường năng lực cho Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
10.2. Phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
10.3. Đào tạo, tập huấn nhân lực ở tỉnh, các huyện, thành phố Nam Định:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
11. Bảo đảm an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông:
11.1. Xây dựng Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tĩnh (Nơi trông giữ phương tiện giao thông) địa bàn thành phố Nan Định:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, UBND thành phố Nam Định.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
11.2. Dự án quản lý lòng đường, vỉa hè (tổ chức sắp xếp nơi kinh doanh, buôn bán; tổ chức lực lượng duy trì trật tự lòng đường, hè phố...
- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Nam Định, UBND các huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Công thương
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015.
Mục tiêu chính của giai đoạn là hàng năm giảm 3 - 5% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ:
1. Xây dựng “Văn hóa giao thông”:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình, các cơ quan báo chí địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
2. Triển khai kế hoạch kiểm soát sử dụng ma túy và chất có cồn đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông:
2.1. Thực hiện Kế hoạch kiểm soát sử dụng chất có cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
2.2. Thực hiện Kế hoạch kiểm soát sử dụng ma túy đối với người điều khiển phương tiện giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
3. Triển khai giáo dục an toàn giao thông trong trường học:
3.1. Cung cấp trang thiết bị giảng dạy về an toàn giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
3.2. Đưa giáo dục an toàn giao thông thành môn học chính khóa và cấp chứng chỉ đào tạo:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Công An tỉnh.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
4. Dự án xây dựng Trung tâm thông tin dữ liệu an toàn giao thông đường bộ tỉnh:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Khoa học và công nghệ, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020
5. Tiến hành đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực cho công tác đảm bảo an toàn giao thông:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
6. Dự án cải tạo điều kiện an toàn giao thông trên các quốc lộ do trung ương ủy thác theo chương trình đánh giá an toàn giao thông đường bộ quốc tế:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
7. Dự án xóa bỏ các điểm giao cắt trái phép với đường sắt:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Công ty TNHH 1 thành viên Quản lý đường sắt Hà Ninh, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện có đường sắt đi qua, UBND thành phố Nam Định.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
8. Cải tạo, xóa bỏ điểm đen tai nạn giao thông đối với đường trung ương ủy thác và đường địa phương quản lý:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
9. Xây dựng hệ thống giám sát giao thông, cưỡng chế và xử phạt vi phạm pháp luật về an toàn giao thông bằng hình ảnh:
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2018.
10. Dự án cung cấp trang thiết bị cho lực lượng hỗ trợ công tác cưỡng chế ở tuyến địa phương như công an xã, phường, dân phòng.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2018.
11. Thực hiện đề án “Kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên đường bộ”:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2018.
12. Triển khai Quy hoạch các trạm cứu hộ, cứu nạn giao thông trên đường trung ương ủy thác và đường địa phương quản lý:
- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
13. Triển khai Quy hoạch các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên đường trung ương ủy thác và đường địa phương quản lý:
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
14. Chương trình đào tạo các nguồn lực sơ cấp cứu ban đầu cho nhân viên y tế, lái xe, cảnh sát giao thông và tình nguyện viên
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Sở Tài chính.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.
15. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
15.1. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, quy định liên quan đến việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh.
- Thời gian thực hiện: 2016.
15.2. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên từ tỉnh đến các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn:
- Cơ quan chủ trì: Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan đoàn thể liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Sở, các cơ quan, các tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm, gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư để xem xét, tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
3. Các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thành phố chủ động huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Nghị quyết 02/NQ-TTHĐND năm 1995 thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Quyết định 1416/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 5871/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2013 về Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 tỉnh Cà Mau
- 7Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 8Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do thành phố Hải Phòng ban hành
- 10Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 1586/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4Nghị quyết 02/NQ-TTHĐND năm 1995 thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Quyết định 1416/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Kế hoạch 5871/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 8Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2013 về Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 tỉnh Cà Mau
- 9Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 10Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 11Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do thành phố Hải Phòng ban hành
- 12Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 13Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 44/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Đoàn Hồng Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định