Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2000/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 141/2000/QĐ-TTG NGÀY 11/12/2000 VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ HƯỞNG LỢI ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC XÃ THAM GIA DỰ ÁN KHU VỰC LÂM NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI CÁC TỈNH THANH HOÁ, QUẢNG TRỊ, PHÚ YÊN, GIA LAI THEO HIỆP ĐỊNH TÍN DỤNG SỐ 1515-VIE (SF)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Hiệp định tín dụng số 1515-VIE (SF) ngày 11 tháng 6 năm 1997 giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho Dự án Khu vực lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 22/TTg ngày 11 tháng 1 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tiền khả thi Khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Công văn số 3683/BNN-CS) ngày 31 tháng 10 năm 2000),
QUYẾT ĐỊNH:
5. Cải tạo vườn tạp, khai hoang và cải tạo đất:
Nhà nước hỗ trợ không vượt quá 5% tổng mức đầu tư của tiểu dự án khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2. Hộ gia đình, cá nhân và xã tham gia dự án được hưởng các quyền lợi như sau:
1. Đối với rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu:
- Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng (gọi chung là chủ rừng) được khai thác củi, lâm sản phụ dưới tán rừng, trừ các loại lâm sản thuộc nhóm 1 và 1A (được quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ).
- Chủ rừng nhận khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng rừng bổ sung, được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, lâm sản phụ dưới tán rừng, trừ các loại lâm sản thuộc nhóm 1 và 1A (được quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ).
- Chủ rừng nhận trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa, nông sản và các lâm sản phụ dưới tán rừng. Nếu rừng phòng hộ trồng cây hỗn loài, đã bảo đảm có trên 600 cây phòng hộ/1ha, thì được hưởng 100% sản phẩm các cây phụ trợ trồng trong rừng phòng hộ; nếu cây phòng hộ là cây lấy quả, lấy nhựa hoặc lấy hoa thì chủ rừng nhận khoán được hưởng toàn bộ sản phẩm hoa, quả, dầu, nhựa, khi khai thác.
2. Đối với rừng phòng hộ ít xung yếu và rừng sản xuất:
- Chủ rừng có quyền sở hữu đối với rừng do mình gây trồng nên. Khi rừng đạt tuổi khai thác, chủ rừng được khai thác theo Quy chế quản lý các loại rừng và được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác từ rừng.
Khi khai thác và tiêu thụ lâm sản khai thác từ rừng trồng, chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan kiểm lâm gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn sở tại biết trước 10 ngày.
- Sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre nứa và các lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường, trừ các loại lâm sản thuộc nhóm 1 và 1A (được quy định tại Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ).
Điều 3. Nghĩa vụ của các chủ rừng tham gia Dự án:
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký với chủ Dự án.
- Khi khai thác rừng trồng ở vùng phòng hộ ít xung yếu và rừng sản xuất, chủ rừng phải thực hiện nộp thuế theo quy định của pháp luật và đóng góp cho ngân sách xã số tiền tính quy đổi tương đương 50 - 100 kg/1ha nếu trồng cây lâu năm thu hoạch một lần, hoặc bằng 2 - 3% giá trị sản phẩm khai thác mỗi năm nếu trồng cây lâu năm thu hoạch nhiều năm. Mức cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Khoản kinh phí này chỉ được sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã.
- Chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng hoặc thực hiện những biện pháp xúc tiến tái sinh để tái tạo rừng trong phạm vi không quá 2 năm sau khi khai thác.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Công Tạn (Đã ký) |
- 1Quyết định 44/2000/QĐ-BNN-TCKT về định mức chi phí công tác hiện trường của Dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 1319/QĐ-TTg năm 2013 về cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án đầu tư tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 30/2017/QĐ-TTg bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
- 1Thông tư 56/2005/TT-BNN Sửa đổi Thông tư 47/2001/TT-NN-CS về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai theo Hiệp định tín dụng số 1515- VIE(SF) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 47/2001/TT-BNN-CS hướng dẫn Quyết định 141/2000/QĐ-TTg và Quyết định 28/2001/QĐ-TTg về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai theo Hiệp định tín dụng 1515-VIE (SF) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 44/2000/QĐ-BNN-TCKT về định mức chi phí công tác hiện trường của Dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 5Nghị định 18-HĐBT năm 1992 quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 7Thông tư 26/1999/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính cho dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn do ADB tài trợ do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 1319/QĐ-TTg năm 2013 về cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án đầu tư tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 141/2000/QĐ-TTg về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hoá, Quảng Trị, Phú Yên, Gia Lai theo Hiệp định tín dụng số 1515-VIE (SF) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 141/2000/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/12/2000
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Công Tạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 26/12/2000
- Ngày hết hiệu lực: 20/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra