Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN BỆNH VIỆN VỆ TINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 -2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 11/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020; các Quyết định phê duyệt Dự án bệnh viện vệ tinh các chuyên ngành: Tim mạch, Ngoại chấn thương, Ung bướu, Nhi khoa, Sản phụ khoa giai đoạn 2013 - 2020 của các bệnh viện hạt nhân Trung ương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 05/TTr-SYT ngày 14/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án bệnh viện vệ tinh các chuyên ngành: Nhi khoa, Sản phụ khoa, Tim mạch, Ngoại - Chấn thương và Ung bướu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2020 (có Dự án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Dự án được phê duyệt tại Điều 1 theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP5, VP6.
Tr03/YT

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Dung

 

DỰ ÁN

BỆNH VIỆN VỆ TINH CÁC CHUYÊN NGÀNH: NHI KHOA, SẢN PHỤ KHOA, TIM MẠCH, NGOẠI - CHẤN THƯƠNG VÀ UNG BƯỚU TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình)

Phần thứ nhất

ĐẠI CƯƠNG

I. Cơ sở pháp lý

1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

2. Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

3. Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc phê duyệt Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh;

4. Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020

5. Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020.

6. Quyết định số 3061/QĐ-BYT ngày 22/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành tim mạch của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2013 - 2015.

7. Quyết định số 3063/QĐ-BYT ngày 22/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành ngoại chấn thương của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2013 - 2015.

8. Quyết định số 3064/QĐ-BYT ngày 22/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương giai đoạn 2013 - 2015.

9. Quyết định số 3066/QĐ-BYT ngày 22/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2013 - 2015.

10. Quyết định số 3068/QĐ-BYT ngày 22/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Dự án bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K giai đoạn 2013 - 2020;

11. Quyết định số 1050/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả đàm phán và ký Hiệp định tài trợ với Hiệp hội phát triển Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cho Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng; Quyết định số 1212/QĐ-BYT ngày 12/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt văn kiện Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng;

II. Một số khái niệm

1. Bệnh viện hạt nhân: là bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực, được giao nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng lưới vệ tinh để giúp bệnh viện tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

2. Bệnh viện vệ tinh: là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện, nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ bệnh viện hạt nhân, có thể có một hoặc nhiều đơn vị vệ tinh.

3. Đơn vị vệ tinh: là khoa (hoặc trung tâm) thuộc bệnh viện tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tuyến huyện được bệnh viện hạt nhân lựa chọn hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình bệnh viện hạt nhân.

4. Gói kỹ thuật hay gói dịch vụ kỹ thuật: bao gồm một hoặc nhiều kỹ thuật y tế được dịch vụ hoàn chỉnh có hoặc không bao gồm thiết bị, vật tư y tế tiêu hao.

5. Nội dung hoạt động: là các hoạt động cụ thể đảm bảo để bệnh viện hạt nhân chuyển giao thành công các gói kỹ thuật cho bệnh viện vệ tinh.

III. Tóm tắt thực trạng của các bệnh viện tham gia Dự án Bệnh viện vệ tinh

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh

BVĐK tỉnh là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế, với 600 giường bệnh theo kế hoạch, hiện thực kê 774 giường bệnh. Tổng số 609 cán bộ (136 BS, 327 ĐD; trong đó có 06 BS CKII; 12 ThS; 38 CKI, 1 BS đang theo học nghiên cứu sinh; 04 bác sỹ đang học Thạc sỹ, 09 bác sỹ đang học CK cấp I; 55 ĐD Đại học; 31 ĐD Cao đẳng và 3 ĐD đang học đại học Điều dưỡng). Bệnh viện có 36 khoa, phòng: 21 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng 09 phòng chức năng. Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho gần 1 triệu dân trong tỉnh và người dân các vùng lân cận như: Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định.

Về chuyên môn kỹ thuật, Bệnh viện đã thực hiện được 74% kỹ thuật trong phân tuyến và 46 kỹ thuật vượt tuyến. Tuy nhiên một số lĩnh vực tỷ lệ chuyển tuyến cao, theo số liệu năm 2013: Tim mạch (3,89%); Ngoại - Chấn thương (13,85%); Ung bướu (15,33%).

2. Bệnh viện Sản Nhi

Bệnh viện Sản Nhi Ninh Binh là Bệnh viện hạng II chuyên khoa Sản - Nhi tuyến tỉnh với chỉ tiêu kế hoạch là 350 giường bệnh, thực kê 515 giường bệnh; gồm 18 khoa, phòng (5 phòng chức năng, 9 khoa lâm sàng, 2 khoa cận lâm sàng, 2 khoa hỗ trợ) với tổng số 350 cán bộ (trong đó có 2 BsCKII, 15 Bs CKI/ThS, 69 BSĐK/CKĐH, 16 Ds trong đó có 4 Ds ĐH, 181 ĐD/NHS/KTV, 67 CB khác), có rất nhiều cán bộ trẻ, mới tuyển dụng, chưa có kinh nghiệm nên rất cần qua đào tạo.

Bệnh viện thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe về Sản Phụ khoa và Nhi khoa cho nhân dân tỉnh Ninh Bình và các vùng lân cận của tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hóa.

Về chuyên môn kỹ thuật, Bệnh viện đã thực hiện được 80% kỹ thuật trong phân tuyến. Tỷ lệ chuyển tuyến theo số liệu năm 2013: Nhi khoa (3%); Sản Phụ khoa (1,5%).

IV. Sự cần thiết xây dựng Dự án

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban ngành đoàn thể trong tỉnh, Ngành Y tế Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện đã được đầu tư, phát triển, nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng trong khám chữa bệnh. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người dân đã được cải thiện.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ngành Y tế Ninh Bình vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: cơ cấu bệnh tật thay đổi, mô hình bệnh lý kép, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, tình trạng quá tải... đặc biệt các bệnh lý về ung thư, tim mạch, chấn thương, sản phụ khoa và nhi khoa ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật mà người bệnh đến khám và điều trị. Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh và Bệnh viện Sản Nhi (BVSN) đã có rất nhiều cố gắng phát triển chuyên môn, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân nhưng tỷ lệ người bệnh ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, nhi khoa, sản phụ khoa phải chuyển tuyến Trung ương còn chiếm tỷ lệ cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên vượt quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Việc xây dựng Dự án Bệnh viện vệ tinh các chuyên ngành trên nhằm mục đích nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tỷ lệ người bệnh chuyển tuyến trên, giảm chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh và quỹ BHYT đồng thời là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của Ngành y tế Ninh Bình. Thực hiện thành công Dự án sẽ giúp cho người bệnh được tiếp cận, thụ hưởng những dịch vụ kỹ thuật mới, hiện đại của tuyến Trung ương nhưng được thực hiện tại Ninh Bình.

Dự án Bệnh viện vệ tinh không chỉ mang ý nghĩa chuyên môn về y tế mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA DỰ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho BVĐK tỉnh và BVSN, đặc biệt là các chuyên ngành Tim mạch, Chấn thương, Ung bướu, Sản khoa, Nhi khoa thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám chữa bệnh, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại các bệnh viện tỉnh, góp phần giảm tải cho các Bệnh viện tuyến Trung ương.

2. Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2013 - 2015

1. Nâng cao năng lực khám chữa bệnh của BVĐK tỉnh và BVSN thông qua việc tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, đến hết năm 2015 đạt mục tiêu cụ thể như sau:

1.1. Về đào tạo: các bệnh viện đảm bảo cử đủ 100% cán bộ tiếp nhận kỹ thuật theo yêu cầu của Bệnh viện hạt nhân tham gia đào tạo về các chuyên ngành tương ứng, phù hợp.

1.2. Phối hợp và tổ chức tốt việc thực hiện khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin với Bệnh viện hạt nhân.

1.3. Phấn đấu giảm tối thiểu 50% tỷ lệ chuyển bệnh nhân thuộc 5 chuyên ngành vệ tinh từ BVĐK tỉnh và BVSN lên các bệnh viện hạt nhân so với năm 2013. Phối hợp tốt với bệnh viện hạt nhân để nhận bệnh nhân được chuyển về từ bệnh viện hạt nhân.

1.4. Đảm bảo 100% các kỹ thuật đã được bệnh viện hạt nhân chuyển giao được triển khai thực hiện thường quy và duy trì một cách bền vững.

2. Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, phương tiện chuyển tuyến và công nghệ thông tin.

2.1. BVĐK tỉnh và BVSN được tăng cường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo việc lắp đặt trang thiết bị, đáp ứng cơ bản nhu cầu về cơ sở vật chất cho bệnh viện để triển khai các gói kỹ thuật và giường bệnh cho người bệnh.

2.2. Đầu tư trang thiết bị: BVĐK tỉnh và BVSN được đầu tư trang thiết bị cơ bản và chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu triển khai kỹ thuật mới thông qua các nguồn vốn khác nhau.

* Giai đoạn 2016 -2020

- Duy trì các kỹ thuật đã được bệnh viện hạt nhân chuyển giao và triển khai thực hiện một cách thường quy và bền vững.

- Củng cố, đào tạo và cập nhật các kiến thức mới cho các cán bộ đã có kinh nghiệm và đào tạo cho các cán bộ mới phù hợp với nhu cầu phát triển của các bệnh viện vệ tinh.

- Tiếp nhận và triển khai một số kỹ thuật chuyên sâu của từng chuyên ngành vệ tinh.

- Tiến tới giảm 100% số ca bệnh thuộc chuyên ngành vệ tinh không phải chuyển tuyến Trung ương (trừ một số trường hợp đặc biệt).

II. Phạm vi của Đề án

- Đề án tập trung triển khai theo 5 chuyên ngành ưu tiên mà Bộ Y tế đã quy định tại BVĐK tỉnh đối với chuyên ngành Tim mạch, Ung bướu, Ngoại - Chấn thương và tại BVSN đối với chuyên ngành Nhi khoa và Sản phụ khoa.

- Thời gian thực hiện qua 02 giai đoạn: 2013 -2015 và 2016 - 2020.

Phần thứ ba

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

1. Hoạt động đào tạo

Các bệnh viện vệ tinh có trách nhiệm:

- Phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện hạt nhân trong việc khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, cơ cấu tổ chức và nhân lực của bệnh viện theo từng chuyên ngành phù hợp.

- Chọn, cử đủ số lượng cán bộ, nhân viên y tế tham dự các khóa đào tạo do Bệnh viện hạt nhân tổ chức để đảm bảo cho việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật hiệu quả.

- Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và nhân lực theo tư vấn của Bệnh viện hạt nhân.

- Xây dựng và bổ sung vào quy chế chi tiêu nội bộ chế độ ưu đãi phù hợp để động viên cán bộ, nhân viên bệnh viện tham gia đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

2. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật

Các bệnh viện có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện hạt nhân.

Tổ chức triển khai, duy trì thực hiện một cách thường xuyên các kỹ thuật đã được bệnh viện hạt nhân chuyển giao thành công.

Không chuyển tuyến trên các ca bệnh thuộc lĩnh vực kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao, trừ các trường hợp vượt quá khả năng.

Nội dung các gói kỹ thuật theo từng chuyên ngành (tổng số 48 gói):

- Chuyên ngành Nhi khoa (11 gói)

+ Gói 1: Cấp cứu hồi sức nhi chung (Phụ lục: NK 2);

+ Gói 2: Quản lý hen (PL: NK 2);

+ Gói 3: Nội nhi chung (PL: NK 2);

+ Gói 4: Ngoại nhi (PL: NK 1, PL: NK 2, PL: NK 3);

+ Gói 5: Tai mũi họng (PL: NK 2, PL: NK 3);

+ Gói 6: Xét nghiệm (PL: NK 2);

+ Gói 7: Chẩn đoán hình ảnh (PL: NK 2, PL: NK 3);

+ Gói 8: Kiểm soát nhiễm khuẩn (PL: NK 2);

+ Gói 9: Sơ sinh (PL: NK 1, PL: NK 3);

+ Gói 10: Gây mê hồi sức (PL: NK 3);

+ Gói 11: Giải phẫu bệnh (PL: NK 3);

- Chuyên ngành Sản khoa (10 gói)

+ Gói 1: Cấp cứu sản khoa (PL: SP 1);

+ Gói 2: Cấp cứu hồi sức sơ sinh (PL: SP 1);

+ Gói 3: Giảm đau trong đẻ (PL: SP 1);

+ Gói 4: Phẫu thuật nội soi (PL: SP 2);

+ Gói 5: Điều trị sản bệnh (PL: SP 2);

+ Gói 6: Điều trị nội tiết trong phụ khoa (PL: SP 3);

+ Gói 7: Điều trị viêm nhiễm đường sinh dục (PL SP 3);

+ Gói 8: Xét nghiệm (PL: SP 2);

+ Gói 9: Siêu âm sản phụ khoa (PL: SP 3);

+ Gói 10: Hỗ trợ sinh sản (PL: SP 2)

- Chuyên ngành Tim mạch (08 gói)

+ Gói 1: Bệnh học tim mạch cơ bản (PL: TM 2)

+ Gói 2: Cấp cứu tim mạch (PL: TM 3)

+ Gói 3: Điện tâm đồ (PL: TM 4)

+ Gói 4: Holter điện tâm đồ (PL: TM 5)

+ Gói 5: Holter huyết áp (PL: TM 6)

+ Gói 6: Siêu âm tim (PL: TM 7)

+ Gói 7: Siêu âm Doppler tim (PL: TM 8)

+ Gói 8: Chụp DSA (PL: TM 9)

- Chuyên ngành Ngoại - Chấn thương (08 gói)

+ Gói 1: Phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình (PL: NCT 1)

+ Gói 2: Phẫu thuật ổ bụng (PL: NCT 2)

+ Gói 3: Phẫu thuật tim mạch - lồng ngực (PL: NCT 3)

+ Gói 4: Chẩn đoán hình ảnh (PL: NCT 4)

+ Gói 5: Gây mê hồi sức (PL: NCT 5)

+ Gói 6: Phẫu thuật thần kinh, sọ não (PL: NCT 6)

+ Gói 7: Phẫu thuật tiết niệu (PL: NCT 7)

+ Gói 8: Thăm dò chức năng (PL: NCT 8)

- Chuyên ngành Ung bướu (11 gói)

+ Gói 1: Phẫu thuật ung thư tiêu hóa, ổ bụng (PL: UB 1)

+ Gói 2: Phẫu thuật ung thư phụ khoa, tiết niệu (PL: UB 2)

+ Gói 3: Phẫu thuật ung thư vùng đầu cổ (PL: UB 3)

+ Gói 4: Phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa (PL: UB 4)

+ Gói 5: Hóa trị một số bệnh ung thư Đầu - Mặt - Cổ (PL: UB 5)

+ Gói 6: Hóa trị một số bệnh ung thư phụ khoa, tiết niệu (PL: UB 6)

+ Gói 7: Xạ trị một số bệnh ung thư tiêu hóa (PL: UB 7)

+ Gói 8: Xạ trị một số bệnh ung thư phụ khoa, tiết niệu (PL: UB 8)

+ Gói 9: Xạ trị một số bệnh ung thư Đầu - Mặt - Cổ (PL: UB 9)

+ Gói 10: Kỹ thuật xét nghiệm MBH và CĐHA trong chẩn đoán một số bệnh ung thư (PL: UB 10)

+ Gói 11: Kỹ thuật đào tạo Điều dưỡng chăm sóc giảm nhẹ và nội khoa ung thư (PL: UB 11)

3. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý.

- Phối hợp với bệnh viện hạt nhân xây dựng và triển khai Dự án Telemedicine tại các bệnh viện phù hợp với nội dung của Đề án Telemedicine của Bộ Y tế, đảm bảo kết nối thông suốt với bệnh viện hạt nhân và các bệnh viện khác trong khám, chữa bệnh.

- Đề nghị Bệnh viện hạt nhân triển khai đào tạo về hội chẩn, tư vấn chuyên môn với các bệnh viện thông qua Telemedicine.

4. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế

- Các bệnh viện vệ tinh phối hợp với bệnh viện hạt nhân thực hiện việc khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chuyển tuyến tại đơn vị để xác định nhu cầu về cơ sở vật chất, danh mục trang thiết bị cần bổ sung phục vụ cho việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

- Đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng, cung ứng đủ trang thiết bị y tế cần thiết cho các chuyên khoa phù hợp.

- Trang thiết bị y tế được cung cấp qua các nguồn ODA, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng và nguồn kinh phí địa phương.

5. Củng cố hoạt động chỉ đạo tuyến

- Các bệnh viện củng cố, kiện toàn tổ chức Phòng/bộ phận đào tạo, chỉ đạo tuyến.

- Duy trì các hoạt động chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục, hội nghị chuyên môn, nghiên cứu khoa học, thông tin hai chiều giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh và giữa các bệnh viện vệ tinh trong cùng mạng lưới để chia sẻ kinh nghiệm.

- Lồng ghép với các hoạt động nâng cao năng lực y tế của các đề án khác như Đề án 1816, Đề án 47, 930 nhằm tăng cường hiệu quả của Đề án này.

6. Truyền thông tư vấn sức khỏe

- Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh chủ động cho mọi người dân, với phương châm “Mọi người vì sức khỏe”. Chú trọng truyền thông, tư vấn về các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm như các bệnh tim mạch, ung bướu, chấn thương.

- Tổ chức truyền thông về năng lực, khả năng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của BVĐK tỉnh và BVSN khi được chuyển giao kỹ thuật. Thuyết phục người dân tuân thủ các quy định khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, hạn chế đi thẳng tuyến trên.

7. Hoạt động quản lý, giám sát

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động của Đề án tại tỉnh.

- Định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo thực hiện đề án hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, đơn vị.

Phần thứ tư

KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Dự án giai đoạn 2013-2015

Tổng nhu cầu: 409.990.760.000 đồng (Bốn trăm linh chín tỷ, chín trăm chín mươi triệu, bảy trăm sáu mươi ngàn đồng). (có phụ lục kèm theo)

Trong đó:

1.1. Kinh phí trung ương

- Từ Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng (NORRED): 240.404.400.000 đ (Hai trăm bốn mươi tỷ, bốn trăm linh bốn triệu, bốn trăm ngàn đồng).

- Từ ngân sách cấp thông qua các Bệnh viện hạt nhân: 9.857.838.000 đ (Chín tỷ tám trăm năm bảy triệu, tám trăm ba tám ngàn đồng).

1.2. Kinh phí từ các Bệnh viện vệ tinh (BVĐK tỉnh và BVSN)

- Số đã đối ứng và đã chi: 35.030.564.000 đ (Ba mươi lăm tỷ, không trăm ba mươi triệu, năm trăm sáu tư ngàn đồng)

- Số sẽ chi bổ sung: 9.227.358.000 đ (Chín tỷ, hai trăm hai bảy triệu, ba trăm năm tám ngàn đồng).

1.3. Kinh phí từ tỉnh

- Số đã có từ nguồn ODA mua sắm trang thiết bị cho 02 bệnh viện vệ tinh: 97.872.000.000 đ (Chín mươi bảy tỷ, tám trăm bảy hai triệu đồng)

- Số bổ sung để sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 02 bệnh viện vệ tinh: 17.598.600.000 đ (Mười bảy tỷ, năm trăm chín tám triệu, sáu trăm ngàn đồng)

2. Dự kiến nguồn kinh phí

2.1. Nguồn kinh phí Trung ương:

- Đầu tư thông qua các bệnh viện hạt nhân dưới hình thức cấp kinh phí đào tạo cán bộ cho bệnh viện vệ tinh tại bệnh viện hạt nhân; cán bộ của bệnh viện hạt nhân về đào tạo chuyển giao kỹ thuật tại bệnh viện vệ tinh; trang bị hệ thống Telemedicine và một số trang thiết bị khác.

- Đầu tư thông qua Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng (NORRED).

2.2. Nguồn kinh phí đối ứng của địa phương:

+ Từ nguồn ODA đã mua sắm trang thiết bị cho 02 bệnh viện vệ tinh.

+ Bổ sung kinh phí cho việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm một phần trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc tiếp nhận chuyển giao các gói kỹ thuật tại các bệnh viện vệ tinh.

+ Các bệnh viện vệ tinh: bố trí kinh phí cho việc cử cán bộ đi đào tạo tại các bệnh viện hạt nhân và mua sắm bổ sung một phần trang thiết bị.

2.3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

3. Kinh phí thực hiện Dự án giai đoạn 2016-2020

Căn cứ kết quả thực hiện tại Giai đoạn I sẽ lập kế hoạch cụ thể trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai tiếp Giai đoạn II.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, chỉ đạo các bệnh viện vệ tinh xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện dự án. Tổng hợp các hoạt động và dự trù kinh phí triển khai Dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tranh thủ và tích cực huy động các nguồn lực của Trung ương và các tổ chức Quốc tế để triển khai thực hiện dự án.

- Căn cứ kết quả thực hiện của giai đoạn 2013-2015 để xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí cho giai đoạn 2016-2020 trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đề án, định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện dự án, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Y tế thẩm định, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện thực hiện Dự án này. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng kinh phí hoạt động của Dự án đúng quy định hiện hành.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các bệnh viện vệ tinh tăng cường hướng dẫn và tổ chức thanh quyết toán kịp thời các dịch vụ kỹ thuật mới được chuyển giao một cách nhanh chóng, thuận tiện.

4. Các cơ quan thông tin đại chúng

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng, điều trị bệnh tật nói chung, chú trọng đến các bệnh thuộc các chuyên ngành ung thư, tim mạch, chấn thương, sản phụ khoa và nhi khoa. Tuyên truyền về năng lực thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của BVĐK tỉnh và BVSN giúp người dân nắm bắt được thông tin và yên tâm khám, chữa bệnh tại tỉnh.

5. Các Sở, ngành khác liên quan và UBND huyện, thị, thành phố

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai thực hiện Dự án.

6. Các Bệnh viện vệ tinh

- Căn cứ vào nội dung Dự án, phối hợp với Bệnh viện hạt nhân xây dựng Dự án cụ thể của Bệnh viện và Kế hoạch hoạt động hàng năm và cả giai đoạn, kèm dự trù kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Củng cố và duy trì hoạt động của Phòng hoặc Bộ phận đào tạo, chỉ đạo tuyến đảm bảo hiệu quả, phù hợp.

- Duy trì và phát triển các kỹ thuật, công nghệ đã được chuyển giao, bảo đảm kết quả bền vững của Dự án.

Phần thứ sáu

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Dự án bệnh viện vệ tinh với mục tiêu nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho BVĐK tỉnh và BVSN về 5 chuyên ngành ưu tiên đó là Ung bướu, Ngoại - Chấn thương, Tim mạch, Sản phụ khoa và Nhi khoa thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế giúp người dân được khám chữa bệnh chất lượng cao ngay tại các bệnh viện tuyến tỉnh, giảm bớt các chi phí điều trị, người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên. Dự án này không những chỉ mang ý nghĩa về phát triển chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả kinh tế là hạn chế chi phí khám chữa bệnh đồng nghĩa với giảm chi phí của người bệnh mà còn mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện bản chất tốt đẹp chế độ xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến vấn đề an sinh xã hội.

Dự án bệnh viện vệ tinh giúp cho BVĐK tỉnh và BVSN nâng cao vị thế, uy tín và tạo được niềm tin của nhân dân, góp phần tăng tỷ lệ người đến khám, chữa bệnh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh./.

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ 05 CHUYÊN NGÀNH BỆNH VIỆN VỆ TINH GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Dự án Bệnh viện Vệ sinh được phê duyệt tại Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh Ninh Bình)

TT

Nội dung hoạt động

Ngân sách của tỉnh

Bệnh viện vệ tinh

Ngân sách Trung ương

Tổng

ODA

Đề nghị cấp bổ sung

Số đã có

Số chi bổ sung

Ngân hàng Thế giới

BV hạt nhân

Năm 2013

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo

 

0

0

87.800

0

0

87.800

Cộng 2013

0

0

0

87.800

0

0

87.800

Năm 2014

 

 

 

 

 

 

 

1

Trang thiết bị

52.706.200

1.512.400

29.380.564

2.840.300

110.599.600

0

197.039.064

2

Đào tạo chuyển giao kỹ thuật

0

0

0

2.086.458

0

2.892.050

4.978.508

3

Truyền thông

0

0

0

390.000

0

250.000

640.000

4

Hệ thống Telemecdicin

0

0

0

0

1.870.000

5.965.788

7.835.788

5

Sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng

-

10.000.000

-

1.110.000

-

-

11.110.000

6

Kiểm tra giám sát

 

0

0

0

0

250.000

250.000

Tổng DA BV vệ tinh 05 chuyên ngành

52.706.200

11.512.400

29.380.564

6.426.758

112.469.600

9.357.838

221.853.360

Năm 2015

 

 

1

Trang, thiết bị

45.165.800

86.200

5.650.000

601.000

127.934.800

0

179.437.800

2

Đào tạo chuyển giao kỹ thuật

0

 

 

401.800

 

0

401.800

3

Truyền thông

0

0

0

0

0

250.000

250.000

4

Sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng

0

6.000.000

0

1.710.000

0

0

7.710.000

5

Kiểm tra giám sát

-

-

-

-

-

250.000

250.000

Tổng DA BV vệ tinh 05 chuyên ngành

45.165.800

6.086.200

5.650.000

2.712.800

127.934.800

500.000

188.049.600

Tổng DA BV vệ tinh 03 năm

97.872.000

17.598.600

35.030.564

9.227.358

240.404.400

9.857.838

409.990.760