Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1373/QĐ-BNN-CB | Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
triỂn khai thỰc hiỆn QuyẾt đỊnh 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 cỦa ThỦ tưỚng Chính phỦ phê duyỆt ĐỀ án tỔng thỂ bẢo vỆ môi trưỜng làng nghỀ đẾn năm 2020 và đỊnh hưỚng đẾn năm 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1373/QĐ-BNN-CB ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mục tiêu chung: Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2015
- Rà soát, lập danh mục và quản lý các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận và chưa được công nhận;
- Rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, phát triển dịch vụ du lịch;
- Xây dựng, triển khai áp dụng thử nghiệm mô hình làng nghề thủ công truyền thống điển hình, sản phẩm gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và làng nghề phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường để nhân rộng ra các địa phương có loại hình làng nghề tương tự.
- Hướng dẫn, theo dõi các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
2.2. Đến năm 2020
- Cập nhật thường xuyên danh sách, thông tin về thực trạng các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống được công nhận và chưa được công nhận trên phạm vi toàn quốc.
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các công cụ chính sách, pháp luật đặc thù cho công tác BVMT cho làng nghề và chính sách, pháp luật về phát triển làng nghề gắn với BVMT.
- Rà soát bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề và làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới của các địa phương và của cả nước.
2.3. Định hướng đến năm 2030
- Tiếp tục phát triển làng nghề theo hướng bảo tồn nghề truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc gắn với bảo vệ môi trường;
- Hoàn thiện thể chế, chính sách về BVMT làng nghề để triển khai đồng bộ và hiệu quả.
1. Rà soát, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý, phát triển làng nghề gắn với BVMT.
2. Tổ chức điều tra, thống kê, phân loại làng nghề và các cơ sở làng nghề, làng nghề truyền thống; lập danh mục làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận, chưa được công nhận gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
3. Tăng cường trách nhiệm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước đối với làng nghề. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn tại các Chi Cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các địa phương.
4. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và triển khai Quy hoạch ngành nghề nông thôn, Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.
5. Xây dựng, triển khai áp dụng thử nghiệm một số mô hình làng nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường để nhân rộng ra các địa phương có loại hình làng nghề tương tự.
Tổng kinh phí: 7.300 triệu đồng (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Trên cơ sở Bảng phụ lục 1 phân công nhiệm vụ kèm theo dưới đây, giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các đơn vị như sau:
1. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, vụ chức năng và địa phương triển khai thực hiện Quyết định 577/QĐ-TTg.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của Bộ.
2. Các Cục, Vụ và các đơn vị liên quan
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện Quyết định 577/QĐ-TTg;
- Định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
3. Các địa phương
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương:
- Xây dựng và ban hành Quy chế công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống. Tổ chức triển khai công nhận theo Quy chế.
- Tổ chức rà soát, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2030.
- Thực hiện đúng tiến độ xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề đã được phê duyệt.
- Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thuộc Bộ và địa phương trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, Chương trình bảo tồn và Phát triển làng nghề./.
STT | Nhiệm vụ cụ thể | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Kinh phí (trđ) | Nguồn vốn |
1 | Hướng dẫn các địa phương xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề thực hiện xây dựng thí điểm một số mô hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường. | Cục Chế biến, nông lâm thủy sản và nghề muối | Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu QG xây dựng Nông thôn mới | Hàng năm |
|
|
2 | Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất về phát triển ngành nghề nông thôn với thực tế đối với Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006; Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn | Cục Chế biến, nông lâm thủy sản và nghề muối | Vụ Kế hoạch, Sở Nông nghiệp và PTNT | 2014-2015 | 300 | Bộ Nông nghiệp và PTNT |
3 | Điều tra, thống kê về ngành nghề nông thôn, làng nghề | Cục Chế biến, nông lâm thủy sản và nghề muối | Vụ KH, TC Sở Nông nghiệp và PTNT; | 2015 | 2.000 | Bộ Nông nghiệp vị PTNT (Điều tra thường xuyên) |
4 | Đề xuất biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. | Vụ KHCN | Cục Chế biến NLTS và NM |
|
|
|
5 | Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, chính quyền các cấp về vệ sinh môi trường nông thôn gắn với phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. | Tổng Cục Thủy lợi | Cục Chế biến NTLS và NM |
|
|
|
6 | Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghệ phòng chống ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nâng cấp, đầu tư công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. | Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn | Vụ KH, Cục Chế biến NTLS và NM |
|
|
|
7 | Xây dựng mô hình điểm về xử lý môi trường làng nghề; phát triển làng nghề gắn với du lịch... | Cục Chế biến, nông lâm thủy sản và nghề muối | Vụ KH, TC, KHCN&MT, Các địa phương | 2015-2020 | 5.000 | Bộ Tài nguyên và MT (Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường), ĐP |
- 1Nghị quyết 19/2011/QH13 kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề do Quốc hội ban hành
- 2Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 2436/BTNMT-TCMT năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 19/2011/QH13 kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề do Quốc hội ban hành
- 5Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Quyết định 577/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2436/BTNMT-TCMT năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 1373/QĐ-BNN-CB năm 2014 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 577/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1373/QĐ-BNN-CB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra