- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 38/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2636/QĐ-BNN-CB năm 2011 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị quyết 19/2011/QH13 kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề do Quốc hội ban hành
- 10Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 12Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2436/BTNMT-TCMT | Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; |
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, ngày 11 tháng 4 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) tại Quyết định số 577/QĐ-TTg, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
Với nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Quý Cơ quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung chính của Đề án như sau:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án, bám sát mục tiêu của Đề án theo từng giai đoạn như đã phân công tại Quyết định số 577/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch được xây dựng cần tập trung vào một số nội dung thực hiện như trong Phụ lục 1 gửi kèm theo Công văn này (nội dung cơ bản của Phụ lục đã có ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời, kế hoạch cần làm rõ nhiệm vụ nào đã được thực hiện hay lồng ghép thực hiện trong các chương trình, đề án, nhiệm vụ do Bộ, ngành, địa phương đang triển khai.
2. Nhằm triển khai hiệu quả việc thực hiện Đề án, cần phân công cụ thể đơn vị đầu mối, chủ trì và tổng hợp các hoạt động của Bộ, ngành và địa phương và thông báo tên, địa chỉ liên hệ của đơn vị đầu mối cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 7 năm 2013 để phối hợp và trao đổi thông tin.
3. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá và thống nhất với các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định Danh mục làng nghề ô nhiễm môi trường cần xử lý theo Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 tại Phụ lục 2 kèm theo Công văn này. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có làng nghề thuộc Danh mục nêu trên cần sớm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các tiểu dự án để nhanh chóng triển khai thực hiện. Các tiểu dự án càn bám sát phương án xử lý và chỉ tiêu đạt được theo đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị quý Cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo. Thông tin liên hệ: Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Tổng cục Môi trường (số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại: 04.37956868-3220/3211; Fax. 04.37713176; E-mail: kson.nuocdat@gmail.com).
5. Hàng năm, tổng hợp và báo cáo thông tin về tình hình triển khai thực hiện theo Biểu mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Công văn này và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Bộ, ngành, địa phương để bàn bạc, thống nhất nội dung và kế hoạch thực hiện cũng như công tác phối hợp nhằm triển khai có hiệu quả Đề án nêu trên. Kế hoạch làm việc cụ thể sẽ được thông báo sau qua đơn vị đầu mối.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của Quý Cơ quan./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Công văn số 2436/BTNMT-TCMT ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phụ lục 1a. CÁC NỘI DUNG DO ĐỊA PHƯƠNG CHỊU TRÁCH NHIỆM CHỦ TRÌ
STT | Nội dung | Nhằm đạt mục tiêu của Đề án | Hoạt động (dự kiến) | Thời gian hoàn thành | Cơ quan phối hợp | Nguồn kinh phí | Chỉ số đánh giá/tiêu chí đạt được |
|
1 | Quản lý làng nghề đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương | Mục tiêu thứ 3, 4 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015; | Điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề trên địa bàn theo 08 loại hình sản xuất (chế biến lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và loại hình khác). | 2014 | Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT, Bộ Công Thương | Ngân sách nhà nước (NSNN) | Danh sách làng nghề được thống kê, phân loại và công bố. |
|
Hoàn thành và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP (ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với vùng nguyên liệu sản xuất và bản sắc văn hóa dân tộc; định hướng chuyển đổi các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao). | 2015 | Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt, công bố và triển khai thực hiện. |
| |||||
Quản lý chặt chẽ việc công nhận mới các làng nghề đảm bảo các điều kiện về BVMT (đã được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT. | 2014-2015 | Danh sách làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về BVMT. |
| |||||
Rà soát các điều kiện BVMT đối với các làng nghề đà được công nhận, lập kế hoạch khắc phục và triển khai thực hiện đối với các làng nghề đã được công nhận nhưng chưa đáp ứng các điều kiện về BVMT quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 46/2011/TT- BTNMT. | 2014 | Danh sách làng nghề được công nhận chưa đáp ứng điều kiện về BVMT và kế hoạch khắc phục. |
| |||||
Lập và triển khai kế hoạch theo dõi, giám sát công tác BVMT (tình hình xử lý chất thải, chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm) tại các làng nghề trên địa bàn, công khai thông tin về mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề; cập nhật thông tin thường xuyên đối với các làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng. | 2014-2015 | Thông tin về công tác BVMT tại các làng nghề được công bố và cập nhật hàng năm. |
| |||||
Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và có đủ các hạng mục công trình về BVMT để di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu vực dân cư. Rà soát việc tuân thủ các quy định về BVMT của các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng; lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp các hạng mục công trình BVMT đối với các khu, cụm công nghiệp chưa bảo đảm các điều kiện về BVMT theo quy định. | 2014-2015 | Quy hoạch khu, cụm công nghiệp được phê duyệt và đầu tư xây dựng. Kế hoạch đầu tư, nâng cấp các khu, cụm công nghiệp hiện có được phê duyệt và triển khai. |
| |||||
Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thành lập Tổ tự quản về BVMT; xây dựng Hương ước, Quy ước về BVMT hoặc Hương ước, Quy ước trong đó có nội dung về BVMT tại các làng nghề. | 2014-2015 | Danh sách làng nghề có Tổ tự quản về BVMT và có Hương ước, Quy ước. |
| |||||
2 | Quản lý về môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong làng nghề | Mục tiêu 4, 7 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | Điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại cơ sở trong làng nghề trên địa bàn xã/huyện/tỉnh theo các nhóm A (cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp), B (cơ sở có công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) và nhóm C (cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao) đã được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT. | 2013 | Bộ TN và MT, Bộ Công Thương, Bộ NN và PTNT | NSNN | Danh mục các cơ sở được phân loại theo các nhóm A, B, C được công bố vào đầu năm 2014. |
|
Tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án BVMT chi tiết hoặc đăng ký, xác nhận Bản cam kết BVMT, Đề án BVMT đơn giản cho các cơ sở trong làng nghề. | 2015 | Công bố Danh sách các cơ sở sản xuất đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án BVMT chi tiết hoặc đăng ký cam kết BVMT, Đề án BVMT đơn giản theo từng năm. |
| |||||
Giám sát việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề; lập và thực hiện kế hoạch di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất đối với các cơ sở thuộc Nhóm B và Nhóm C không đầu tư, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT. | 2017 | Không còn tình trạng các cơ sở chưa có biện pháp xử lý chất thải hoạt động trong khu dân cư. |
| |||||
Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục việc chấp hành quy định của pháp luật về BVMT đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa được công nhận hoặc cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nông thôn; trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung vào các cơ sở thuộc nhóm tái chế, giết mổ gia súc, chế biến thủy hải sản và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý nghiêm và công khai thông tin đối với các cơ sở vi phạm. | 2015 | Công khai và cập nhật kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và theo dõi việc thực hiện các biện pháp khắc phục. |
| |||||
Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề; không cho phép hình thành mới các cơ sở Nhóm C hoặc Nhóm B trong khu vực dân cư nông thôn. | 2014-2015 | Không có cơ sở thuộc Nhóm B hoặc Nhóm C được thành lập mới trong khu vực dân cư nông thôn. |
| |||||
Tổ chức thu phí BVMT đối với chất thải (nước thải, vệ sinh, chất thải rắn) theo quy định. | 2015 | Tổng số cơ sở nộp phí và tổng số phí thu được được tổng hợp và báo cáo theo quy định. | ||||||
4 | Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về BVMT làng nghề | Là điều kiện cần để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Đê án | Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo, tập huấn về xử lý chất thải và BVMT cho các đối tượng có liên quan và triển khai thực hiện. | 2015 | Bộ TN và MT, BỘNN và PTNT | NSNN | Chương trình đào tạo, tập huấn được xây dựng có mục tiêu, đối tượng, nội dung và kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế. Các khóa đào tạo, tập huấn đạt mục tiêu đề ra; các chỉ số đánh giá từng khóa đào tạo đều đạt yêu cầu. | |
Phổ biến thông tin thường xuyên, liên tục cho cộng đồng, các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương về mức độ ô nhiễm, tác động, ảnh hưởng tới sức khỏe và kế hoạch, biện pháp xử lý ô nhiễm, BVMT tại các làng nghề. | Thông tin được phổ biến và cập nhật thường xuyên, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành vi của cộng đồng. | |||||||
5 | Triển khai xử lý các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố | Mục tiêu 9 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | Đối với các địa phương có làng nghề thuộc Danh mục 47 làng nghề ô nhiễm môi trường cần xử lý (giai đoạn đến năm 2015) theo CTMTQG và Danh mục 57 làng nghề (giai đoạn 2016-2020) đo Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố; khẩn trương xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai có hiệu quả các tiểu dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề trên địa bàn theo đúng tiến độ. | 2015 | Bộ TN và MT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư | NSNN, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước (VTD), nguồn vốn đóng góp từ các cơ sở (CS), nguồn vốn khác (NVK) | Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề (47 và 57 làng nghề đã được xác định) được xử lý, phục hồi; hoạt động sản xuất ổn định, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về BVMT. |
Phụ lục 1b. CÁC NỘI DUNG DO CÁC BỘ/NGÀNH TRUNG ƯƠNG CHỊU TRÁCH NHIỆM CHỦ TRÌ
STT | Nội dung | Nhằm đạt mục tiêu của Đề án | Hoạt động (dự kiến) | Thời gian hoàn thành | Cơ quan phối hợp | Nguồn kinh phí | Chỉ số đánh giá/yêu cầu đạt được | ||
I | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||||||||
1 | Bổ sung, hoàn thiện các văn bản về quản lý làng nghề chú trọng đến công tác BVMT; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản đã được ban hành | Mục tiêu 1, 2 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, sớm ban hành Quy hoạch tổng thể quản lý và phát triển làng nghề trên toàn quốc gắn với các mục tiêu về BVMT (theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP). | 2014-2015 | Bộ TN và MT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính | NSNN | Quy hoạch tổng thể được phê duyệt và triển khai phù hợp với điều kiện, văn hóa vùng miền, nguồn nguyên liệu và đảm bảo về môi trường đáp ứng yêu cầu về phát triển gắn với BVMT. | ||
Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét và sửa đổi Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, trong đó: + Bổ sung và làm rõ định nghĩa về làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống; + Rà soát, bổ sung các loại hình ngành nghề nông thôn (theo quy mô và loại hình sản xuất) vào Danh mục ngành nghề nông thôn được phép hoạt động trong khu dân cư; + Bổ sung các tiêu chí về BVMT trong bộ Tiêu chí công nhận làng nghề; hoàn thiện quy trình thủ tục công nhận làng nghề (bổ sung vai trò của cơ quan môi trường tại địa phương) và quản lý các làng nghề được công nhận; + Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí “làng nghề xanh” để công nhận và triển khai các nội dung về hỗ trợ, ưu đãi; + Kiến nghị Chính phủ thống nhất giao ngành NN&PTNT là đầu mối xem xét công nhận làng nghề trên phạm vi toàn quốc. | Nghị định và Thông tư hướng dẫn mới ban hành làm rõ được các yêu cầu đã đặt ra. | ||||||||
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, kế thừa và nâng cấp để trình Thù tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý làng nghề, nhằm: + Xác định các nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề, trong đó có nội dung về BVMT làng nghề; nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện; + Phân công trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương và cơ chế phối hợp; các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý làng nghề nói chung và BVMT làng nghề nói riêng. + Xây dựng chính sách khuyến khích đặc thù cho công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển đối với các làng nghề thủ công truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc. | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý làng nghề được ban hành đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển làng nghề, đảm bảo điều kiện BVMT và phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan. | ||||||||
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản đã được ban hành có liên quan đến làng nghề, đặc biệt là các văn bản quy định đối với các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. | Tổng hợp tình hình thực hiện các văn bản đã được ban hành có liên quan đến làng nghề, đặc biệt là các văn bản quy định đối với các cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc; thông tin các hành vi vi phạm. | ||||||||
2 | Theo dõi việc thực hiện các Chương trình, dự án và nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm liên quan đến làng nghề và BVMT nông thôn | Mục tiêu 3 phần Mục tiêu cụ thổ đến năm 2015 | Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề: + Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề, vùng nghề gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu và bảo vệ môi trường; + Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề, đặc biệt ưu tiên các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các tuyến điểm phát triển làng nghề gắn với du lịch; + Áp dụng chính sách ưu tiên đối với các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề khi di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch. | 2015 | Bộ TN và MT, Bộ Công Thương, Hiệp Hội làng nghề | NSNN, VTD, CS, NVK | Kết quả thực hiện Chương trình đến năm 2015, trong đó, cần thống kê cụ thể danh sách các làng nghề được ưu đãi, hỗ trợ theo Chương trình cả về phát triển và BVMT. | ||
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: + Ưu tiên phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các làng nghề được công nhận và làng nghề thủ công truyền thống. + Giám sát việc công nhận xã nông thôn mới theo các tiêu chí đặt ra, đặc biệt là tiêu chí số 17 về môi trường; tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo từng năm để kịp thời chỉ đạo. | Danh sách các xã được đầu tư và công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ các xã đạt tiêu chí đề ra, đặc biệt là tiêu chí số 17 về môi trường; những đề xuất giải quyết vướng mắc bất cập đã và đang tồn tại được thống kê, báo cáo và xử lý. | ||||||||
CTMTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 : + Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các dự án thành phần của Chương trình, đặc biệt là tiểu dự án thành phần 3 về xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh thuộc dự án 1; thống kê, tổng hợp và công bố thông tin về tình hình thực hiện theo tùng năm. + Đánh giá những bất cập để báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo. | Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả thực liên theo từng năm và đến năm 2015 so với mục tiêu đề ra (45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh); nhũng đề xuất khắc phục khó khăn, vướng mắc. | ||||||||
Chủ trì xây dựng và áp dụng thử nghiệm một số mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch thực hiện tốt các quy định về BVMT để định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển làng nghề một cách bền vững; phối hợp với các tổ chức, cơ quan khác trong việc triển khai các mô hình tương tự để kế thừa và nhân rộng, bao gồm: + Mô hình “làng nghề thủ công mỹ nghệ xanh” (02 mô hình) dự kiến tại làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Nội) và làng nghề Đúc đồng Thiệu Trung (Thanh Hóa). + Gốm sứ (02 mô hình) dự kiến tại Đông Triều (Quảng Ninh) và Bàu Trúc (Ninh Thuận). + Dệt nhuộm, ươm tơ (02 mô hình) dự kiến tại: Dệt thổ cẩm Tiểu khu 2 - Yên Châu (Sơn La); Dệt thổ cẩm Yên Châu (Nghệ An). |
| 06 mô hình làng nghề gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch đảm bảo các quy định về BVMT được xây dựng và duy trì bền vững, có khả năng nhân rộng. | |||||||
Các Chương trình, dự án khác có liên quan tới BVMT tại các làng nghề |
| Kết quả thực hiện đến năm 2015, những vướng mắc, bất cập được thống kê, báo cáo và khắc phục. | |||||||
II | Bô Tài nguyên và Môi trường | ||||||||
1 | Tổng hợp, rà soát và công bố Danh mục 47 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý giai đoạn năm 2015 theo CTMTQG và 57 làng nghề cần xử lý giai đoạn 2016-2020. | Mục tiêu 9 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | - Trên cơ sở tiêu chí thống nhất trên phạm vi toàn quốc và ý kiến đồng thuận của các địa phương, tổng hợp, rà soát và công bố: + Danh mục 47 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý (giai đoạn đến năm 2015) theo CTMTQG; + Danh mục 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý (giai đoạn 2016-2020). - Điều chỉnh, bổ sung Danh mục cho phù hợp với tình hình thực tế. | -2013 | Bộ TN và MT, các địa phương có làng nghề | NSNN | Trong năm 2013, công bố Danh mục 47 làng nghề đã được thống nhất với các địa phương đáp ứng tiêu chí của CTMTQG; Năm 2015, công bố Danh mục 57 làng nghề ô nhiễm cần xử lý giai đoạn 2 (2016-2020); Các Danh mục sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. | ||
-2015 | |||||||||
2 | Xây dựng và ban hành các văn bản về BVMT làng nghề và hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện | Công cụ để thực hiện các mục tiêu của Đề án | Xây dựng, hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khí thải, nước thải) phù hợp với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề. | 2014-2015 | Bộ KH và CN, Bộ NN và PTNT | NSNN | QCVN ban hành phù hợp với các đặc thù sản xuất (trình độ sản xuất và tính chất chất thải) của các cơ sở tại làng nghề. | ||
3 | Tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, dự án về BVMT làng nghề | Nhằm thực hiện các mục tiêu của Đề án | Chủ trì hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả 47 tiểu dự án thuộc Dự án thành phần 1 CTMTQG bám sát nội dung, tiêu chí, và tiến độ đề ra; xử lý ô nhiễm môi trường tại 57 làng nghề (giai đoạn 2016-2020) | 2014-2015 | UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ NN và PTNT; Bộ Công Thương | NSNN | - Đối với 47 tiểu dự án, các tiêu chí của từng tiểu dự án đáp ứng theo đúng lộ trình đặt ra. - Môi trường tại 57 làng nghề (giai đoạn 2016-2020) được phục hồi. | ||
Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường làng nghề; tổ chức điều tra, cập nhật và quản lý các thông tin về môi trường làng nghề; xây dựng tiêu chí phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm. | Hệ thống thông tin được xây dựng; thông tin về làng nghề và môi trường làng nghề được cập nhật thường xuyên; quản lý thống nhất và cung cấp cho các đối tượng sử dụng; | ||||||||
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác giám sát diễn biến chất lượng môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng nhằm tổng hợp, xử lý, công khai thông tin và đề xuất các giải pháp xử lý. | Danh sách các làng nghề bị ô nhiễm (vàng), ô nhiễm nghiêm trọng (nâu) được công khai và cập nhật hàng năm; các giải pháp xử lý phù hợp được đề xuất và được triển khai thực hiện. | ||||||||
Tổ chức diễn đàn các nhà báo, triển lãm giới thiệu công nghệ thân thiện môi trường, phổ biến các sáng kiến, mô hình BVMT phù hợp với sản xuất làng nghề; xây dựng chuyên mục thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về BVMT làng nghề. | Các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương có chuyên mục thông tin về BVMT làng nghề; đăng tải thường xuyên, kịp thời các chủ trương, chính sách và kết quả thực hiện công tác BVMT làng nghề | ||||||||
Các chương trình, dự án khác có liên quan đến BVMT làng nghề. | Kết quả thực hiện đến năm 2015, những vướng mắc, bất cập được thống kê, báo cáo và khắc phục. | ||||||||
4 | Đầu mối theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung của Quyết định số 577/QĐ-TTg | Mục tiêu 3 phần Mục tiêu cụ thể đến 2015 | Xây dựng kế hoạch theo dõi, giám sát và tiêu chí giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung của Quyết định số 577/QĐ-TTg; tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện tại các Bộ, ngành và địa phương; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. | 2014 | Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | NSNN | Tình hình triển khai thực hiện Đề án tại các Bộ, ngành và địa phương được tổng hợp, phân tích, đánh giá thường niên; những tồn tại, vướng mắc được xác định nhằm phân tích nguyên nhân và tìm ra các giải pháp tăng cường, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện. | ||
III | Bộ Công Thương | ||||||||
1 | Xây dựng và ban hành các văn bản về khuyến công và sản xuất sạch hơn cho làng nghề | Mục tiêu 2 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2030. | Xây dựng và ban hành hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất thuộc nhóm gia công cơ kim khí; tái chế (kim loại, phế liệu, giấy); dệt nhuộm; thuộc da và các nhóm loại hình khác có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủ công, tiểu thủ công nghiệp; đào tạo nghề thủ công, truyền nghề và thực hiện chính sách hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung. | 2015 | Bộ TN và MT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính. | NSNN | Hướng dẫn sản xuất sạch hơn phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi khi triển khai (dễ áp dụng, chi phí đầu tư và vận hành thấp) và được phổ biến, áp dụng trên toàn quốc. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả; định kỳ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế. | ||
2 | Theo dõi, giám sát việc hình thành và quản lý các khu cụm công nghiệp tuân thủ các quy định về BVMT | Mục tiêu 3 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015. | Xây dựng và triển khai kế hoạch theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về quản lý khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. | 2014 | Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT | NSNN | Các khu, cụm công nghiệp được thống nhất quản lý theo ngành dọc; thông tin về công tác BVMT tại các khu, cụm công nghiệp được tập hợp và tổng hợp đầy đủ, cập nhật thường xuyên và cung cấp cho các bộ, ngành và địa phương để phối hợp xử lý. | ||
Xây dựng mô hình “cụm công nghiệp sinh thái” để di dời các cơ sở sản xuất trong làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, làm cơ sở để phổ biến nhân rộng, bao gồm: + Quy hoạch tập trung theo khu/cụm công nghiệp (dự kiến tại làng nghề sản xuất chỉ sơ dừa xã Khánh Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre); + Quy hoạch phân tán tại chỗ (dự kiến tại làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam); + Quy hoạch phân tán kết hợp tập trung (dự kiến tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng). | 2016 | Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | NSNN, VTD, CS, NVK | 03 cụm công nghiệp sinh thái được xây dựng phù hợp với loại hình sản xuất, tiếp nhận toàn bộ các cơ sở, công đoạn sản xuất phải di dời trong khu dân cư nông thôn; có đầy đủ các hạng mục công trình về BVMT theo quy định và được vận hành bền vững sau khi bàn giao cho cơ quan tiếp nhận. | |||||
3 | Xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án về BVMT trong lĩnh vực công thương có liên quan đến làng nghề | Mục tiêu 3 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | Triển khai có hiệu quả Chương trình Khuyến công thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2012 của Chính phủ về Khuyến công, trong đó: các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước (bao gồm cả đào tạo nghề và cung cấp, chuyển giao thiết bị, công nghệ) phải là nhũng đối tượng tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT, ưu tiên hỗ trợ cho những cơ sở sản xuất sản phẩm mang tính thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm gắn với bản sắc văn hóa dân tộc; không hỗ trợ những đối tượng sản xuất công nghiệp, những cơ sở thuộc các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (Nhóm C Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT). | 2015 | Bộ TN&MT, Bộ Tài chính | NSNN, VTD, CS, NVK | Hiệu quả của Chương trình khuyến công thông qua các tiêu chí về kinh tế - xã hội và môi trường. | ||
Triển khai thực hiện “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020", tập trung vào tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất thủ công, tiểu thủ công nghiệp và cộng đồng dân cư; xây dựng các mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn cho các loại hình sản xuất trong khu vực nông thôn nhằm rút kinh nghiệm, hoàn thiện và phổ biến, nhân rộng; phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn, đặc biệt ưu tiên đối với cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tại các làng nghề. | Số cơ sở trong làng nghề, số làng nghề được tham gia thực hiện hoặc tiếp nhận và triển khai các hoạt động của Chiến lược so với mục tiêu đạt được đến năm 2015 đã đề ra trong Chiến lược; các chỉ số tiến bộ về kinh tế - xã hội và môi trường (nếu có) | ||||||||
IV | Bộ Tài chính | ||||||||
1 | Xây dựng và ban hành các văn bản về chính sách hỗ trợ, ưu đãi xử lý ô nhiễm, BVMT làng nghề | Mục tiêu 1, 2 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015. | Đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP đã được ban hành, phân tích nguyên nhân tồn tại của việc áp dụng đối với làng nghề và cơ sở trong làng nghề để đề xuất hoàn thiện văn bản và tăng cường khả năng thực thi văn bản. | 2014-2015 | Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT, Bộ Công Thương | NSNN | Thông tư mới ban hành khắc phục được những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 113/2006/TT-BTC và triển khai thực hiện có hiệu quả, đặc biệt đối với làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề. | ||
Sửa đổi hoặc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg phù hợp với đối tượng làng nghề nhằm giải quyết triệt để làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả. | Các văn bản sửa đổi hoặc hướng dẫn được ban hành có tính khả thi khi triển khai thực hiện và giải quyết được các vướng mắc đang tồn tại, trong đó phân biệt rõ đối tượng làng nghề truyền thống, làng nghề được công nhận với các làng nghề mới hình thành. | ||||||||
V | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | ||||||||
1 | Xây dựng Kế hoạch quản lý, điều phối các nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ trong quá trình xem xét, trình phê duyệt các Chương trình, Dự án có liên quan | Nhằm thực hiện các mục tiêu của Đề án | - Rà soát, tổng hợp dự án, nhiệm vụ thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hỗ trợ quốc tế liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn hoặc làng nghề đã thực hiện, trong đó có nội dung về BVMT làng nghề. - Xây dựng Kế hoạch quản lý, điều phối các nguồn kinh phí phù hợp để thực hiện hoặc lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ của Đề án trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án, nhiệm vụ về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, trong đó có nội dung, quy định về BVMT làng nghề. | 2014 | Bộ Tài Chính, Bộ TN&MT | NSNN | Kế hoạch xây dựng đảm bảo được việc quản lý, điều phối phù hợp cho các đơn vị thực hiện hoặc lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. | ||
Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề được công nhận, đặc biệt là đối với các làng nghề truyền thống theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 19/2011/QH13 của Quốc hội | Cơ chế, chính sách được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi khi triển khai thực hiện. | ||||||||
VI | Bộ Khoa học và Công nghệ | ||||||||
1 | Nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải phù hợp với làng nghề | Là yếu tố quan trọng để thực hiện các Mục tiêu của Đề án | - Tăng cường kiểm soát công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu tại các làng nghề ô nhiễm môi trường hiện nay. - Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường đạt hiệu quả. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đổi mới công nghệ sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, mô hình, phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. | 2015 | Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT, Bộ Công Thương | NSNN | Số lượng các cơ sở đã được chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý chất thải; hướng dẫn kỹ thuật dễ thực hiện và được phổ biến, nhân rộng. | ||
VII | Bộ Công an | ||||||||
1 | Theo dõi phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT làng nghề | Mục tiêu 5 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và mục tiêu 7 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 | Tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT của cơ sở tại các làng nghề, tập trung vào các nhóm ngành nghề tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim loại, nhuộm, giết mổ gia súc, chế biến thủy sản và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực dân cư nông thôn. | 2014 | Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT, Bộ Công Thương | NSNN | Thông tin về tình hình vi phạm, mức độ và hình thức xử lý đối với các cơ sở trong làng nghề; các thông tin này được theo dõi, công khai thường xuyên, kịp thời. | ||
VIII | Bộ Nội vụ | ||||||||
1 | Xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến phân công chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường làng nghề | Mục tiêu 2, 3 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | Rà soát, tổng hợp và đánh giá các văn bản quy định về phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý làng nghề, quản lý các đối tượng sản xuất trong làng nghề và BVMT làng nghề Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương liên quan đến làng nghề; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. | 2014-2015 | Bộ NN và PTNT, Bộ TN và MT, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW | NSNN | Tổng hợp được các kết quả đã đạt được, những vướng mắc, bất cập để kiến nghị, đề xuất sửa đổi cho phù hợp. | ||
Bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý môi trường đối với Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề đáp ứng nhu cầu thực tế của công tác quản lý môi trường làng nghề hiện nay. | Hướng dẫn bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý môi trường cấp xã được ban hành và triển khai tại các địa phương đáp ứng yêu cầu của công tác BVMT làng nghề. | ||||||||
IX | Hiệp hội làng nghề Việt Nam | ||||||||
1 | Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội chợ triển lãm giới thiệu về sản phẩm làng nghề hàng năm và thành lập Năm du lịch làng nghề Việt Nam. | Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các làng nghề đảm bảo điều kiện về môi trường | - Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm đã triển khai để xây dựng kế hoạch tổ chức Hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống hàng năm. - Lựa chọn và xây dựng kế hoạch triển khai Năm du lịch làng nghề Việt Nam. - Xây dựng tiêu chí lựa chọn các điểm làng nghề du lịch vừa gắn với các sản phẩm truyền thống, mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa đảm bảo các điều kiện môi trường; áp dụng và công bố danh sách các điểm du lịch làng nghề Việt Nam. | 2014 | Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ TN và MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương | NSNN | Các Hội chợ triển lãm, Năm du lịch làng nghề giới thiệu về sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống được tổ chức thực hiện định kỳ; danh sách các điểm du lịch làng nghề phù hợp với định hướng phát triển được công bố rộng rãi. | ||
X | Hội Nông dân | ||||||||
1 | Xây dựng mô hình Hội nông dân tham gia BVMT làng nghề | Là yếu tố quan trọng để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án | - Xây dựng mô hình Hội nông dân tham gia BVMT, thường xuyên tổ chức phổ biến quy định của pháp luật và kiến thức về BVMT môi trường làng nghề cho các Hội viên. - Triển khai một số mô hình thí điểm đánh giá, đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nhân rộng, phổ biến. | 2015 | Bộ TN và MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương | NSNN | Mô hình Hội nông dân tham gia BVMT làng nghề được xây dựng và được áp dụng đối với các cấp, đặc biệt là cấp xã, huyện.. | ||
2 | Xây dựng và thực hiện Chương trình đào tạo tay nghề thủ công gắn với BVMT lồng ghép với CTMTQG xây dựng nông thôn mới | Mục tiêu 5 phần Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 | - Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo tay nghề cho các nhóm loại hình sản xuất thủ công truyền thống ưu tiên phát triển theo Quyết định số 2636/QĐ-BNN làm cơ sở cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất. - Lựa chọn một số làng nghề thực hiện thí điểm; đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng. | 2015 | UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | NSNN | Chương trình đào tạo tay nghề được xây dựng và thực hiện có hiệu quả để phổ biến, nhân rộng. | ||
XI | Liên minh Hợp tác xã Việt Nam | ||||||||
1 | Phát huy vai trò quản lý môi trường dựa vào cộng đồng của các Hợp tác xã trong bảo vệ môi trường làng nghề | Là yếu tố quan trọng để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Đề án | - Xây dựng quy chế phối hợp, trong đó quy định cụ thể nội dung và phương án phối hợp. - Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nội dung phối hợp, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật và kiến thức về môi trường làng nghề. - Triển khai một số mô hình thí điểm; đánh giá, đúc rút kinh nghiệm để triển khai và nhân rộng. | 2014 | Bộ TN và MT, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương | NSNN | Vai trò quản lý môi trường dựa vào cộng đồng của các Hợp tác xã trong bảo vệ môi trường làng nghề được phát huy hiệu quả trên thực tế. | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC LÀNG NGHỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CẦN XỬ LÝ THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Công văn số 2436/BTNMT-TCMT ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
| STT | Làng nghề | Phương án xử lý | Chỉ tiêu đạt được | |
| Bắc Giang (2) | ||||
| 1 | Làng nghề nấu rượu làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | |
| 2 | Làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các cơ sở sản xuất. - Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và chấm dứt sản xuất đối với các cơ sở sản xuất không di đời vào CCN. | - Khu giết mổ gia súc tập trung có đầy đủ các hạng mục công trình về BVMT theo quy định được xây dựng, vận hành bền vững. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Không còn hoạt động giết mổ gia súc trong khu dân cư. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | |
| Bắc Ninh (6) | ||||
| 1 | Làng nghề sản xuất giấy Phong Khê, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh | Hỗ trợ Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, ao, hồ và kênh mương làng nghề sản xuất giấy Phong Khê” tại Khu vực 3 của Đề án được phê duyệt. | - Ý thức trách nhiệm của người dân được nâng lên (thông qua đóng góp kinh phí). - Kênh, mương, ao hồ xung quanh làng nghề giấy Phong Khê được nạo vét, khơi thông dòng chảy; cảnh quan môi trường được cải thiện. - Không còn tình trạng xả nước thải chưa xử lý đạt QCVN từ các hộ sản xuất ra môi trường. | |
| 2 | Làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. - Xây dựng Dự án phát triển sản xuất gắn với phát triển du lịch. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. - Làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch | |
| 3 | Làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | |
| 4 | Làng nghề tái chế thép Đa Hội, xã Châu Khê, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | |
| 5 | Làng nghề bánh bún Khác Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất bún. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | |
6 | Làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. - Xây dựng Dự án phát triển sản xuất gắn với phát triển du lịch. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. - Làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch | ||
Bến Tre (1) | |||||
1 | Làng nghề chế biến khô cá xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Bình Định (1) | |||||
1 | Làng nghề chế biến tinh bột mỳ xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh | ||
Bình Thuận (1) | |||||
1 | Làng nghề bánh tráng chợ Lầu, Khu phố Xuân An, TT Chợ Lầu, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, CTR phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Đà Nẵng (1) | |||||
1 | Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hướng dẫn xử lý khí thải; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp cho các hộ sản xuất tại làng. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sơ chế nguyên liệu, sản xuất sản phẩm có kích thước lớn trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Hà Nam (2) | |||||
1 | Làng nghề dệt nhuộm Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tinh Hà Nam | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề dệt nhuộm truyền thống Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Hà Nội (8) | |||||
1 | Làng nghề điêu khắc (chạm sừng mỹ nghệ) Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CGN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề giết mổ gia súc thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các cơ sở giết mổ. - Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và chấm dứt sản xuất đối với các cơ sở sản xuất không di dời vào CCN. | - Khu giết mổ gia súc tập trung có đầy đủ các hạng mục công trình về BVMT theo quy định được xây dựng, vận hành bền vững. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Không còn hoạt động giết mổ gia súc trong khu dân cư. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
3 | Làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di đời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
4 | Làng nghề cơ kim khí Rùa Hạ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
5 | Làng nghề bún Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP.Hà Nội | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất bún. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
6 | Làng nghề đồ gồ mỹ nghệ xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất sản phẩm có kích thước lớn trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
7 | Làng nghề may tre đan Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình, về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sơ chế nguyên liệu và các công đoạn gây ô nhiễm trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
8 | Làng nghề sơn mài thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. - Xây dựng Dự án phát triển sản xuất gắn với phát triển du lịch. | - Không còn hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. - Làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch. | ||
Hải Dương (2) | |||||
1 | Làng nghề sản xuất da giày Nghĩa Hy, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn; thu gom, xử lý nước thải tập trung) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề nấu rượu Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Hải Phòng (2) | |||||
1 | Làng nghề tái chế phế liệu phường Tràng Minh, Quận Kiến An, TP.Hải Phòng | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý, cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề đúc cơ khí Mỹ Đồng, xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Các công đoạn gây ô nhiễm môi trường được di dời vào CCN tập trung. - Khí thải từ các cơ sở đúc đồng truyền thống được xử lý đạt QCVN tương ứng; - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh | ||
Hưng Yên (3) | |||||
1 | Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm kết hợp chăn nuôi Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tinh Hưng Yên | - Cải thiện, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Các công đoạn, cơ sở gây ô nhiễm môi trường được di dời vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
3 | Làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Nam Định (4) | |||||
1 | Làng nghề cơ khí, đúc Binh Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn, xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
3 | Làng nghề cơ kim khí Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
4 | Làng nghề làm miến làng Phượng, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Nghệ An (1) | |||||
1 | Làng nghề chế biến thủy hải sản Ngọc Văn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh | ||
Ninh Bình (1) | |||||
1 | Làng nghề bún, bánh thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải; chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất bún. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Quảng Nam (1) | |||||
1 | Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. - Xây dựng Dự án phát triển sản xuất gắn với phát triển du lịch. | - Không còn hoạt động sản xuất sản phẩm có kích thước lớn trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. - Làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch. | ||
Thái Bình (4) | |||||
1 | Làng nghề dệt nhuộm Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình | - Cải thiện, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Các công đoạn, cơ sở gây ô nhiễm môi trường được di dời vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã đi dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề chạm bạc xã . Lê Lợi và xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. - Xây dựng Dự án phát triển sản xuất gắn với phát triển du lịch. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. - Làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch. | ||
3 | Làng nghề chế biến bánh bún xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
4 | Làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các cóng đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Thanh Hóa (1) | |||||
1 | Làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu làng Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã dí dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh | ||
Thừa Thiên - Huế (5) | |||||
1 | Làng nghề bún Vân Cù, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất bún. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
2 | Làng nghề bún ô Sa, xã Quảng .Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế | - Hướng dẫn và quy định bắt buộc XLNT sơ cấp tại hộ sản xuất. - Xây dựng hệ thống thu gom, XLNT tập trung. - Xây dựng mô hình thu gom, xử lý CTR. | - Thu gom, xử lý toàn bộ nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất bún. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
3 | Làng nghề sản xuất vôi hàu Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế | - Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề và chấm dứt sản xuất. - Xử lý và phục hồi môi trường tại khu vực bị ô nhiễm. | - Toàn bộ các lao động trực tiếp được đào tạo nghề, vay vốn để chuyển đổi sản xuất phù hợp. - Không còn lò sản xuất vôi hàu trong khu dân cư thị trấn Lăng Cô. | ||
4 | Làng nghề đúc đồng Phường Đúc, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huể | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. - Xây dựng Dự án phát triển sản xuất gắn với phát triển du lịch. | - Không còn hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. - Làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch. | ||
5 | Làng nghề tinh bột sắn xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung, - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
Trà Vinh (1) | |||||
1 | Làng nghề chế biến thủy hải sản xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh | - Đầu tư, xây dựng các hạng mục công trình về môi trường (hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống thu gom chất thải rắn) của CCN tập trung. - Di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào CCN tập trung. - Xử lý và cải thiện môi trường tại khu vực bị ô nhiễm trong làng sau khi đã di dời các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm. | - Không còn hoạt động sản xuất của các công đoạn gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. - Xây dựng cơ chế thu phí xử lý đảm bảo vận hành bền vững hệ thống. - Môi trường các khu vực bị ô nhiễm trong làng nghề được xử lý đạt QCVN đối với môi trường xung quanh. | ||
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3
BIỂU MẪU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐẾ ÁN
(Kèm theo Công văn số 2436/BTNMT-TCMT ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT | Nội dung | Kinh phí phân bổ | Mục tiêu đạt được | Kết quả thực hiện | Ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả thực hiện |
I | Kế hoạch thực hiện trong năm………………………… |
|
|
|
|
1 | Nhiệm vụ 1: ... |
|
|
|
|
2 | Nhiệm vụ 2: ... |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
II | Kế hoạch thực hiện trong năm………….(năm tiếp theo của năm ở mục I) |
|
|
|
|
1 | Nhiệm vụ 1: ... |
|
|
|
|
2 | Nhiệm vụ 2: ... |
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 38/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 58/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho đối tượng thuộc khu vực công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2636/QĐ-BNN-CB năm 2011 phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị quyết 19/2011/QH13 kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề do Quốc hội ban hành
- 10Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 12Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 577/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1373/QĐ-BNN-CB năm 2014 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 577/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 2436/BTNMT-TCMT năm 2013 thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 2436/BTNMT-TCMT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 26/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Bùi Cách Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực