Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/2007/QĐ-UBND | Vinh, ngày 27 tháng 11 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi và Thông tư số 08/NN.KNKL.TT ngày 17/9/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Quyết định số 104/2001/QĐ-BNN ngày 31/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về một số quy định tạm thời đối với thức ăn chăn nuôi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại công văn số 1732/SNN-KT ngày 03/10/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Thương mại, Y tế, Công nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 137/2007/QĐ-UBND ngày 27/11/2007 của UBND tỉnh)
Điều 3. Giải thích từ ngữ: Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất, cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng, đảm bảo cho vật nuôi hoạt động sống, sinh trưởng phát triển và sinh sản.
- Nguyên liệu thức ăn, hay thức ăn đơn là các loại sản phẩm dùng để chế biến thành thức ăn chăn nuôi.
- Thức ăn hàng hoá là thức ăn được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.
- Thức ăn bổ sung là loại vật chất cho thêm vào thức ăn để cân đối thêm các chất cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp thức ăn được phối chế theo công thức đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng duy trì được đời sống và sức sản xuất của vật nuôi mà không cần cho thêm loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
- Thức ăn giàu đạm là loại thức ăn có hàm lượng protein thô trên 35% tính theo trọng lượng vật chất khô.
- Thức ăn đậm đặc là thức ăn giàu đạm có hàm lượng cao về protein, khoáng, vitamin, axít amin.
- Premix là hỗn hợp các chất vi dinh dưỡng cùng với các chất mang (chất đệm).
- Nhãn hàng hoá là thông tin bằng chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi hoặc cài đính chắc chắn trên bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá đó;
- Ghi nhãn hàng hóa là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa lên nhãn nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra giám sát.
Điều 4. Điều kiện sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi:
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải có đủ các điều kiện sau :
- Có giấy phép kinh doanh theo quy định hiện hành;
- Có địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường. Địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải treo biển tên của tổ chức hay cá nhân đã đăng ký;
- Có các thiết bị kỹ thuật chuyên dùng để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra;
- Thức ăn xuất xưởng phải qua kiểm nghiệm, ghi kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu để theo dõi;
- Có cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư chăn nuôi, công nghệ, chế biến dinh dưỡng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Không được đồng thời sản xuất, kinh doanh các hàng hoá khác có độc hại ở cùng một địa điểm
2. Các loại thức ăn chăn nuôi bị cấm sản xuất, kinh doanh:
- Thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chất lượng kém, độc hại;
- Thức ăn không công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc đã bị thu hồi phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng;
- Thức ăn không có bao bì, không có nhãn mác hàng hoá hoặc có nhưng không đúng quy định;
- Thức ăn chăn nuôi không được phép sản xuất kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, thức ăn chăn nuôi có sử dụng một trong các loại kháng sinh, hoá chất bị cấm (tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
- Thức ăn chăn nuôi có chứa các hoócmôn hoặc kháng hoócmôn, có chứa các độc tố và các chất có hại trên mức quy định.
3. Ghi nhãn mác hàng hoá thức ăn chăn nuôi:
- Các loại thức ăn chăn nuôi hàng hoá đều phải có bao bì và có nhãn, nhãn hiệu phải ghi bằng chữ Việt Nam (có thể ghi thêm bằng tiếng nước ngoài nhưng kích thước phải nhỏ hơn và ở phía dưới phần chữ Việt nam). Nội dung ghi trên nhãn phải đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp hàng rời không có nhãn thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuản chất lượng theo hợp đồng, có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng đính kèm với từng đơn vị hàng hoá). Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi là:
+ Tên hàng hoá: Được ghi cụ thể dựa vào chức năng sử dụng cũng như đối tượng và giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi sử dụng thức ăn đó;
+ Thành phần cấu tạo: Phải ghi đầy đủ tên những nguyên liệu được sử dụng sản xuất ra thức ăn chăn nuôi hàng hoá đó theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng hoặc tỷ lệ %;
+ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng hàng hoá bắt buộc ghi trên nhãn hàng hoá thức ăn chăn nuôi (đủ 15 chỉ tiêu đối với thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc, đủ 6 chỉ tiêu đối với thức ăn premix vitamin và phụ gia thức ăn chăn nuôi, đủ 5 chỉ tiêu đối với thức ăn premix khoáng, đủ 8 chỉ tiêu đối với thức ăn premix vitamin- khoáng). Những chỉ tiêu an toàn đối với người, với môi trường khi sử dụng cũng phải ghi trên nhãn hàng hóa .
+ Ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng và bảo quản: Ghi rõ, đầy đủ, nếu hàng hoá có kháng sinh thì phải ghi thời hạn ngừng cho ăn trước khi giết mổ cũng như các thông tin khác cần chú ý. Trường hợp nhãn hàng hoá không đủ diện tích để ghi các nội dung hướng dẫn về sử dụng và bảo quản thì có thể hướng dẫn thuyết minh vào một tài liệu đính kèm theo hàng hoá để cung cấp cho người sử dụng.
- Yêu cầu cơ bản của nhãn hàng hóa: Tất cả các chữ viết, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng đúng với thực chất của hàng hóa, không được ghi mập mờ, gây ra sự nhầm lẫn với các hàng hóa khác;
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi khi cần thay đổi loại nhãn hàng hóa và mẫu mới phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Nông nghiệp và PTNT) theo đúng quy định hiện hành và chỉ được thực hiện khi đã được sự đồng ý của sở Nông nghiệp và PTNT bằng văn bản.
Điều 5. Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá là thức ăn chăn nuôi:
1. Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá là thức ăn chăn nuôi:
- Danh mục sản phẩm, hàng hoá là thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng:
+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc dùng cho gia cầm, lợn, bò sữa, bò thịt, thỏ;
+ Các loại thức ăn bổ sung: Premix vitamin, Premix khoáng, Premix vitamin - khoáng, các loại axít amin;
+ Các loại thức ăn đặc biệt: men tiêu hoá, chất tạo hương, chất tạo màu, chất chống nấm mốc, chất kháng khuẩn.
- Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá là thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 10 và 20 của Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa; Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ và Quyết định số 104/2001/QĐ-BNN ngày 31/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về một số quy định kỹ thuật tạm thời đối với thức ăn chăn nuôi. Tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá được công bố, bao gồm:
+ Tiêu chuẩn cơ sở do các tổ chức, cá nhân tự xây dựng;
+ Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN);
+ Tiêu chuẩn ngành (TCN);
+ Các quy định kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố (QĐKT);
+ Tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực.
Nếu sản phẩm, hàng hoá là thức ăn chăn nuôi công bố theo tiêu chuẩn cơ sở thì phải đúng với Quyết định số 113/2001/QĐ-BNN ngày 28/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành:"Danh mục các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở là hàng hoá thức ăn chăn nuôi"
Nội dung của tiêu chuẩn công bố không được trái với các quy định bắt buộc do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành để áp dụng trong cả nước. Các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hoá nêu trong tiêu chuẩn phải có khả năng xác định, đánh giá hoặc xác minh bằng phương pháp thích hợp.
- Hồ sơ, thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá:
+ Tổ chức, cá nhân xin công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thành 2 bộ. Mỗi bộ gồm:
* Bản sao có công chứng Chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh;
* Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng;
* Công văn công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của đơn vị;
* Tiêu chuẩn chất lượng bao gồm: Chỉ tiêu kỹ thuật và mức chất lượng, nhãn hàng hóa cho từng loại thức ăn .
+ Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong vòng 15 ngày, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn công bố so với quy định của Nhà nước để cấp phiếu tiếp nhận công bố cho tổ chức, cá nhân có hồ sơ; trong trường hợp hồ sơ không phù hợp với quy định phải thông báo những điểm không phù hợp bằng văn bản để tổ chức, cá nhân có hồ sơ tiến hành sữa chữa, bổ sung và thực hiện công bố lại.
Khi thay đổi các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì phải làm thủ tục công bố lại.
- Chỉ được sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thức ăn chăn nuôi được phép lưu thông tiêu thụ trên thị trường. Không sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi bị cấm sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 2, Điều 4 Quy định này;
- Phải đủ các điều kiện về kinh doanh: có giấy phép kinh doanh, dịch vụ, có địa điểm kinh doanh đảm bảo vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh môi trường và kho bảo quản thức ăn chăn nuôi và đảm bảo về an toàn lao động, cháy nổ….. theo quy định hiện hành;
- Có bảng niêm yết giá từng loại thức ăn chăn nuôi rõ ràng, tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra thực hiện chức năng nhiệm vụ và nạp lệ phí, phí tổn trong quá trình kiểm tra theo quy định;
- Phải thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định tại Điều 5 Quy định này; phải thực hiện sản xuất hàng hoá đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã công bố;
- Phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, lưu giữ hồ sơ sản phẩm hàng hoá đã công bố và trình cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Phải có phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi do Sở Nông nghiệp và PTNT cấp;
- Phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ;
- Phải thực hiện kiểm tra, lưu mẫu sản phẩm; có bao bì, nhãn mác đúng quy định trước khi xuất xưởng và bán trên thị trường;
- Có quyền khiếu kiện, tố cáo khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về nhãn mác, về chất lượng thức ăn chăn nuôi… theo quy định của pháp luật.
- Phải đảm bảo trung thực, chính xác trong việc thông tin, quảng cáo về chất lượng hàng hóa của mình.
- Phải có trách nhiệm giải quyết kịp thời mọi khiếu kiện của khách hàng về chất lượng hàng hóa của mình.
Điều 7. Công tác kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi và xử lý vi phạm:
1. Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi:
a) Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, theo định kỳ và đột xuất tổ chức kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi đang sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ: Không quá 01 lần/năm đối với các đơn vị đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hoặc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tương đương và không quá 02 lần/năm đối với các đơn vị còn lại;
+ Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau: Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, khi có khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra hồ sơ, thủ tục sản xuất, loại sản phẩm và nhãn mác đăng ký, hồ sơ lưu giữ tiêu chuẩn chất lượng thức ăn chăn nuôi trước khi xuất xưởng, xuất hàng.
+ Tổ chức lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất lưu thông trên thị trường; lấy mẫu thức ăn chăn nuôi theo đúng thủ tục quy định để gửi đi phân tích chất lượng;
+ Kiểm tra nhãn mác, bao bì và khối lượng; kiểm tra vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh môi trường sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi;
+ Kiểm tra để giải quyết tranh chấp về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
+ Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi, cấp phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền;
+ Thu lệ phí, phí tổn trong quá trình kiểm tra, giải quyết khiếu nại, đăng ký theo mức quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính và theo Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.
b) Sở Nông nghiệp và PTNT có quyền cử người đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh tìm hiểu tình hình, lấy mẫu, thu thập các tài liệu cần thiết theo quy định để đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn có giá trị pháp lý kể cả khi không có mặt chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Người lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu và để lại một mẫu ở nơi lấy mẫu (có niêm phong), mẫu kiểm tra được gửi đi phân tích tại các phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
c) Khi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì UBND tỉnh ra quyết định đình chỉ sản xuất, thu hồi sản phẩm đã cung cấp ra thị trường để xử lý. Nếu thức ăn chăn nuôi có chất cấm sử dụng, có độc tố có hại cho cơ thể gia súc, gia cầm thì bị tiêu huỷ và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi chi phí cho việc phân tích mẫu, thu hồi, vận chuyển, tiêu huỷ…do chủ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chi trả.
2. Xử lý vi phạm:
- Tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính và phải bồi thường về vật chất theo quy định của pháp luật;
- Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, kinh tế hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại nếu gây thiệt hại nghiêm trọng;
- Người hoặc tổ chức có trách nhiệm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi lợi dụng quyền hạn làm sai lệch kết quả, hay có hành vi vi phạm nội dung của quy định này hoặc có các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, kinh tế hay truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấp hành đầy đủ, kịp thời các quyết định xử phạt, nếu cố tình kéo dài thời gian hoặc không thực hiện phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của các cấp, các ngành:
- Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quản lý của tỉnh:
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn các đơn vị công bố tiêu chuẩn chất lượng và cấp giấy, phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng thức ăn chăn nuôi theo quy định;
+ Chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo định kỳ và đột xuất. Phối hợp với các ngành liên quan, với UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò để quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi lưu thông trên địa bàn. Có trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt quy định này;
+ Lập biên bản những đơn vị, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi và xử phạt theo quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm các quyết định của UBND tỉnh về xử phạt vi phạm quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm tham gia các đoàn kiểm tra đột xuất của UBND tỉnh về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi. Đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình lưu thông thức ăn chăn nuôi để xử lý các loại thức ăn chăn nuôi không rõ nguồn gốc, thức ăn giả, thức ăn kém chất lượng và chống gian lận thương mại về sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên thị trường theo quy định của pháp luật.
- UBND các huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò:
+ Chủ động phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn;
+ Khi thấy cần kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn địa phương phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT để phối hợp thực hiện đúng quy trình theo quy định hiện hành của Nhà nước;
+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn nội dung bản quy định này đến tận các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, quầy ốt bán buôn, bán lẻ thức ăn chăn nuôi.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc thì phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT để tham mưu, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 40/2012/QĐ-UBND về Quy định Quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 3Quyết định 2159/1999/QĐ-UB Quy định quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Quyết định 104/2001/QĐ-BNN quy định kỹ thuật tạm thời đối với thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 15-CP năm 1996 về việc quản lý thức ăn chăn nuôi
- 3Quyết định 113/2001/QĐ-BNN ban hành Danh mục các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở là hàng hoá thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 54/2002/QĐ-BNN về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một số loại kháng sinh hoá chất trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 179/2004/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- 7Thông tư 08/NN-KNKL/TT hướng dẫn Nghị định 15/CP về quản lý thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 2159/1999/QĐ-UB Quy định quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Quyết định 137/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 137/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/11/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Đình Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/12/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra