- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Du lịch 2017
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt đề án "Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1195/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1356/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GÓP PHẦN TẠO DỰNG HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2023 – 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1195/QĐ-TTg, ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Kết luận số 249-KL/TU ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát: Định vị hình ảnh địa phương gắn với 06 trụ cột trọng tâm phát triển của tỉnh (Chính quyền, Du lịch, Nông nghiệp, Cơ hội đầu tư, Cộng đồng dân cư, Cộng đồng doanh nghiệp). Từ đó, góp phần tạo dựng một hình ảnh Đồng Tháp nhất quán, xây dựng thương hiệu Đồng Tháp với định vị rõ ràng, hấp dẫn và độc đáo dựa trên những điều kiện kinh tế đặc thù, lợi thế, giá trị văn hóa, lịch sử, con người và tài nguyên thiên nhiên khác biệt.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến 2025: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống nhận diện thương hiệu giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có biểu tượng, thông điệp quảng bá, biểu ngữ hình ảnh đại diện cho toàn hệ thống chính trị, biểu ngữ cổ động tuyên truyền trên toàn địa bàn tỉnh.
+ Phấn đấu đến năm 2027, hoàn thành xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như "Sen Tháp Mười", "Xoài Cao Lãnh", "Cá Tra Hồng Ngự", "Hoa Sa Đéc", "Quýt Hồng Lai Vung", "Nhãn Châu Thành", từ đó xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản tỉnh và có cơ sở xúc tiến, quảng bá ra thị trường thế giới.
+ Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Đồng Tháp trở thành điểm đến có thương hiệu mạnh của cả 06 trụ cột trọng tâm phát triển, có sức cạnh tranh lớn trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Chiến lược phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quan điểm, mục tiêu và định hướng xây dựng hình ảnh du lịch tỉnh Đồng Tháp theo tinh thần Kết luận số 249-KL/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.
- Định hướng phân chia không gian du lịch:
+ Không gian du lịch Đất Sen Hồng, gồm trọn vùng trung tâm thành phố Cao Lãnh: Lấy thành phố Cao Lãnh làm trung tâm, hạt nhân động lực trong phát triển các hoạt động du lịch, văn hóa, kinh tế của vùng trung tâm.
+ Không gian du lịch Sắc màu vùng Biên, gồm: thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng. Trọng tâm phát triển du lịch tại thành phố Hồng Ngự với các loại hình du lịch như: du lịch chính quyền, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch MICE.
+ Không gian du lịch Thủ phủ Hoa, gồm: thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành: Lấy thành phố Sa Đéc làm trọng tâm trong phát triển du lịch kết nối với các huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành. Các loại hình du lịch chính cần được phát triển như du lịch nông nghiệp (bao gồm du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề), du lịch chính quyền, du lịch sinh thái tại thành phố Sa Đéc và du lịch nông nghiệp, du lịch ẩm thực tại các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành.
+ Không gian du lịch Sen Tháp Mười gồm huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười: Không gian du lịch này là thủ phủ sinh thái - nông nghiệp cùng với vùng dự trữ tự nhiên Đồng Tháp Mười. Vùng này tập trung phát triển các loại hình du lịch chính như du lịch sinh thái gắn với VQG Tràm Chim, Khu du lịch Gáo Giồng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh gắn với Khu di tích Gò Tháp, Khu di tích Xẻo Quít,…
- Định hướng 13 loại hình du lịch theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch chính quyền; (2) Du lịch văn hóa – lịch sử; (3) Du lịch sinh thái; (4) Du lịch nông nghiệp; (5) Du lịch sông nước; (6) Du lịch cộng đồng; (7) Du lịch đêm; (8) Du lịch MICE; (9) Du lịch ẩm thực; (10) Du lịch tâm linh; (11) Du lịch chăm sóc sức khỏe; (12) Du lịch mua sắm; (13) Du lịch biên mậu.
- Định hướng sản phẩm du lịch:
+ 07 bộ sản phẩm du lịch nông nghiệp: (1) “Tui làm nông dân xứ Sen Hồng”, (2) “Kể chuyện nhà nông” (Nhà trưng bày nông nghiệp Đồng Tháp), (3) “Làng hoa Sa Đéc- Hương Sắc Trăm Năm”, (4) “Tháp Mười – Vương quốc Sen hồng”, (5) “Cao Lãnh – Xứ sở Xoài”, (6) “Lai Vung – Thế giới Quýt Hồng”, (7) “Hồng Ngự - Thủ phủ Cá tra”.
+ 04 sản phẩm du lịch sinh thái: (1) “Sân chim Đồng Tháp”, (2) “Chèo thuyền và khám phá hệ sinh thái ngập nước”, (3) “Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu chuyên đề”, (4) “Câu cá dã ngoại”.
+ 04 sản phẩm du lịch văn hoá: (1) Trải nghiệm văn hóa Óc Eo tại khu di tích Gò Tháp, (2) “Khám phá Vương quốc Phù Nam về đêm, (3) Trải nghiệm văn hóa làng Hòa An kết hợp y học cổ truyền, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, (4) Trải nghiệm tham quan văn hóa tại các di tích lịch sử, văn hóa khác (Các đình làng, nhà cổ).
+ 04 sản phẩm du lịch tâm linh: (1) Khu di tích Gò Tháp, (2) Khu di tích mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, (3) Khu du lịch văn hóa Phương Nam, (4) Một số điểm di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật khác.
+ Du lịch chính quyền: Phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch chính quyền tại các cơ quan trụ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như: Trụ sở UBND Tỉnh, trụ sở UBND thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự, thành phố Sa Đéc và trụ sở UBND huyện: Tháp Mười, Tam Nông, Lai Vung, Thanh Bình, Châu Thành, huyện Lấp Vò, Tân Hồng, Cao Lãnh, Hồng Ngự.
+ Du lịch chăm sóc sức khoẻ: Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe kết hợp với các sản phẩm từ Sen
+ Sản phẩm công viên chuyên đề Lúa, Hoa và Sen.
+ Nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng: Sản phẩm “Làng văn hóa du lịch cộng đồng Sa Đéc” và sản phẩm tại các địa phương có thế mạnh về sản phẩm OCOP.
+ Nhóm sản phẩm du lịch làng nghề: Làng hoa Sa Đéc, làng nem Lai Vung, làng chiếu Định Yên, làng ghe xuồng Lai Vung.
+ Nhóm sản phẩm du lịch sông nước: Phát triển sản phẩm du lịch sông nước “Khám phá dọc sông Tiền” qua các huyện như: thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, huyện Hồng Ngự.
+ Nhóm sản phẩm du lịch “trải nghiệm cuộc sống vượt thời gian”: Mô tả và tái hiện lại cuộc sống bản địa của người dân địa phương thuở khẩn hoang Nam Bộ và thời kháng chiến chống Mỹ.
+ Nhóm sản phẩm Phố đi bộ và chợ đêm: Phát triển sản phẩm phố đi bộ và chợ đêm tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự, thành phố Sa Đéc nhằm đa dạng hóa và phát triển các dịch vụ đêm, kinh tế đêm tại đô thị.
+ Nhóm sản phẩm dù lượn, tàu lướt, khinh khí cầu trên đồng cỏ.
(14) Nhóm sản phẩm cắm trại cao cấp (glamping), đu dây (trượt zipline): Phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm, dịch vụ du lịch sinh thái như Cắm trại cao cấp trong rừng, các hoạt động vui chơi giải trí như đu dây, đạp xe trên dây,…tại Khu du lịch Gáo Giồng, Khu di tích Xẻo Quít,…
- Định hướng tuyến phát triển du lịch:
+ Tuyến du lịch nội vùng:
Tuyến 1: Thành phố Cao Lãnh - Khu Văn hoá Phương Nam huyện Lấp Vò - Làng hoa Sa Đéc/TP Sa Đéc - Vườn quýt hồng/huyện Lai Vung - huyện Châu Thành (đường bộ/đường thủy).
Tuyến 2: Thành phố Cao Lãnh - Vườn Xoài Cao Lãnh/ Khu di tích Xẻo Quít/Khu du lịch Gáo Giồng/huyện Cao Lãnh - Khu di tích Gò Tháp/Đồng sen Tháp Mười/ huyện Tháp Mười - VQG Tràm Chim/huyện Tam Nông (đường bộ).
Tuyến 3: Thành phố Cao Lãnh - huyện Thanh Bình - Thành phố Hồng Ngự - huyện Tân Hồng - huyện Hồng Ngự (đường bộ/ đường thủy).
+ Tuyến du lịch liên vùng:
Tuyến 4: Cái Bè (Tiền Giang) - Vĩnh Long - Làng bè Bình Thạnh - cồn Long Khánh - Châu Đốc - Cồn Chính Sách (đường thủy).
Tuyến 5: TP. Hồ Chí Minh - Làng nổi Tân Lập (Long An) - Khu di tích Gò Tháp/Đồng Sen - Thủ phủ cá Tra (Hồng Ngự) - Tân Hồng - Cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà (đường bộ).
Tuyến 6: Cái Bè (Tiền Giang) - Vĩnh Long - Làng hoa Sa Đéc/Thành phố Sa Đéc - Làng bè Bình Thạnh - Khu di tích Xẻo Quít (đường thủy).
Tuyến 7: TP. Hồ Chí Minh - Tân Phước (Tiền Giang) - Khu di tích Gò Tháp/Đồng Sen - Thành phố Cao Lãnh - VQG Tràm Chim - Châu Đốc (An Giang) (đường bộ).
Tuyến 8: Mỹ Tho - VQG Tràm Chim - Hồng Ngự - Châu Đốc (An Giang) (đường bộ).
Tuyến 9: TP. Hồ Chí Minh - Khu di tích Xẻo Quít - Gò Tháp/Đồng Sen - Khu di tích mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc/TP.Cao Lãnh - Khu Văn hoá Phương Nam - Làng hoa Sa Đéc (đường bộ).
Tuyến 10: TP. Hồ Chí Minh - Khu Du lịch Cánh đồng bất tận (Long An) - VQG Tràm Chim - Khu di tích mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc - Làng bè Bình Thạnh - Sa Đéc- Lấp Vò - Lai Vung (đường bộ).
+ Tuyến du lịch quốc tế:
Tuyến 11: Đồng Tháp - Cửa khẩu Dinh Bà/Cửa khẩu Thường Phước - tỉnh Prây veng (Campuchia) (đường bộ).
Tuyến 12: TP. Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Sa Đéc - Làng bè Bình Thạnh - Cồn Long Khánh - Cồn Chính Sách (Đồng Tháp) - An Giang - Campuchia (đường thủy).
- Định hướng thị trường khách du lịch
+ Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: duy trì và thúc đẩy tăng trưởng các thị trường truyền thống như Nhật, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Pháp, Anh,….Tập trung vào một số thị trường tiềm năng, bao gồm các nước ASEAN đặc biệt Campuchia; thị trường khách nói tiếng Hoa trung và cao cấp; thị trường các nước Tây Âu khác như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ; thị trường khách Trung Đông và Ấn Độ.
+ Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Duy trì các thị trường nguồn truyền thống gần từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh nội vùng và các tỉnh Đông Nam Bộ. Phát triển thị trường đối với các thị trường khách xa từ khu vực phía Bắc và duyên hải miền Trung.
- Định hướng phát triển hạ tầng: tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc trưng, phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ đồng bộ cả về chất lượng và số lượng.
- Định hướng phát triển nguồn nhân lực: Đẩy mạnh các chương trình đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, kết hợp tập huấn đào tạo ngắn hạn đặc biệt chú trọng đến đội ngũ lao động tại các khu, điểm du lịch, tại các cơ sở du lịch, hội quán du lịch trên địa bàn tỉnh; Liên kết với các trường đại học để đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý; thực hiện tốt chính sách khuyến khích và thu hút nhân tài; liên kết với các tổ chức doanh nghiệp nhằm đào tạo lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu cỏ từng doanh nghiệp.
- Định hướng phát triển các lễ hội: Festival Hoa - Kiểng, Lễ hội Sen, Lễ hội Gò Tháp, Lễ hội Xoài, Lễ hội cá tra,…
- Định hướng quảng bá, xúc tiến: Đổi với cách thức, nội dung, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước, nhất là các thị trường trọng điểm. Đẩy mạnh ứng dụng E-marketing (Tiếp thị trực tuyến) trong xúc tiến du lịch, tăng cường hoạt động du lịch thông minh. Nghiên cứu xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến, tổ chức các sự kiện, lễ hội đặc trưng, đăng cai các diễn đàn, hội nghị...tạo tính lan tỏa mạnh mẽ.
3. Kinh phí thực hiện Đề án:
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 1.008.036.000.000 đồng (Một ngàn không trăm lẻ tám tỷ, không trăm ba mươi sáu triệu đồng). Trong đó, danh mục các dự án ưu tiên thực hiện lĩnh vực du lịch của Đề án là: 461.000.000.000 đồng (Bốn trăm sáu mươi mốt tỷ đồng).
- Nguồn vốn thực hiện: Sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp; nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định; lồng ghép vào các chương trình, đề án, kế hoạch của các đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ của Đề án.
Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, lập dự toán chi tiết đối với từng hạng mục dự án thực hiện, đề xuất nguồn kinh phí, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình Ủy ban nhân dân Tỉnh để bố trí nguồn vốn thực hiện.
4. Thời gian thực hiện: từ năm 2023 đến năm 2030.
Điều 2. Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch giai đoạn và hàng năm; đồng thời, tổ chức thực hiện Đề án đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 1939/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Du lịch 2017
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt đề án "Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1195/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 1939/QĐ-UBND năm 2023 về phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1356/QĐ-UBND-HC năm 2023 về Đề án phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1356/QĐ-UBND-HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết