Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1343-TM/PC

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95-CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;

Căn cứ Nghị định số 33-CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điều 2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các tổ chức giám định hàng hóa xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

 

QUY CHẾ

GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU XUẤTNHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của Bộ Thương mại)

Quy chế này quy định đề giám định hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu; bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phù hợp với luật pháp Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế.

Chương 1:

NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tất cả hàng hoá xuất khẩu theo danh mục I và hàng hoá nhập khẩu theo danh mục II kèm theo Quy chế này đều phải giám định. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có tổn thất sẽ áp dụng Điều 14 Nghị định số 54-CP ngày 28-8-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điếu 2. Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khác, nếu thấy cần thiết, bên mua và/hoặc bên bán có thể yêu cầu giám định.

Điều 3. Giám định nói trong Quy chế này được hiểu là:

3.1. Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá.

3.2. Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các mặt:

- Giám định phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn vệ sinh, trị giá.

- Giám định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá.

- Giám định quá trình sản xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu.

- Các loại hình giám định khác có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có yêu cầu phát sinh.

Điều 4. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nêu ở Điều 1, việc Giám định bắt buộc ở các mặt: phẩm chất, quy cách, số, khối lượng. Các mặt giám định khác do các bên yêu cầu. Cơ sở để giám định Tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện bắt buộc phải áp dụng, các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định mà các bên mua bán thoả thuận trong hợp đồng.

Đối với máy móc thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng nhập khẩu(trừ trường hợp nhập khẩu sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo Quyết đinh 91-TTG ngày 13-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ), kể cả mới và đã qua sử dụng còn phải chịu sự thẩm định bắt buộc về trị giá. Việc thẩm định này căn cứ trên cơ sở giá trung bình của hàng hoá tại thị trường xuất khẩu ở thời điểm thẩm định.

Điều 5. Việc giám định hàng hoá xuất nhập khẩu theo Quy chế này do các tổ chức giám định độc lập và trung lập của Việt Nam được Bộ Thương mại cho phép hoạt động trong lĩnh vực này và các tổ chức giám định nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc nói tại Điều 10 của Quy chế này thực hiện.

Điều 6.

6.1. Việc Giám định được thực hiện tại bến đi đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam và tại bến đến đối hàng nhập khâu vào Việt Nam

6.2. Tuỳ theo tính chất của hàng hoá và mức độ phức tạp của việc kiểm tra, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể thoả thuận thực hiện giám định tại nước xuất khẩu trước khi giao hàng đối với từng lô hàng cụ thể để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong trường hợp này nếu hàng hoá thuộc danh mục II thì việc giám định phải do tổ chức giám định của Việt Nam hoặc độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp nước ngoài thực hiện. Trường hợp hàng hoá không thuộc danh mục II thì các bên mua bán tự thoả thuận lựa chọn tổ chức giám định phù hợp cho mình.

6.3. Việc thẩm định trị giá đối với máy móc, thiết bị và phụ tùng thực hiện ngay sau khi doanh nghiệp nhập khẩu ký hợp đồng với nước ngoài và là một trong các điều kiện để cấp giấy phép nhập khẩu cho lô hàng.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CỦATỔ CHỨC YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 7. Bên mua và/hoặc bên bán hàng hóa xuất nhập khẩu dưới đây gọi tắt là tổ chức yêu cầu giám định có trách nhiệm sau:

7.1. Đối với hàng hoá nêu trong danh mục I và II và hàng hoá các bên yêu cầu giám định, các bên phải quy định điều khoản giám định trong hợp đồng ngoại thương.

7.2. Yêu cầu tổ chức giám định tiến hành giám định kịp thời theo quy định của hợp đồng ngoại thương.

7.3. Xuất trình giấy chứng nhận giám định lô hàng đối với hàng xuất khẩu và giấy chứng nhận hoặc giấy đăng ký xin giám định đối với hàng nhập khẩu cho cơ quan hải quan tại cửa khấu để làm thủ tục thông quan. Xuất trình giấy chứng nhận thẩm định trị giá cho các Phòng Giấy phép để xin giấy phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng.

7.4. Các bên mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu được quyền lựa chọn một trong số các tổ chức giám định đã được Bộ Thương mại cho phép hoạt động để tiến hành giám định hàng hoá xuất nhập khẩu cho mình.

7.5. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho tổ chức giám định khi tổ chức này yêu cầu.

7.6. Trả phí giám định.

7.7. Thực hiện quyền yêu cầu giám định lại nếu nghi nghờ về kết quả giám định và trả thêm phí giám định trong trường hợp kết quả giám định lại vẫn phù hợp với kết quả Giám định trước.

7.8. Trường hợp giám định hàng hoá xuất nhập khẩu mà kết quả không đúng với quy định trong hợp đồng ngoại thương, bên thiệt hại là phía Việt Nam cần khiếu nại kịp thời để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 8. Trường hợp tổ chức yêu cầu Giám định là cơ quan xét xử, hoặc Công ty bảo hiểm thì việc Giám định sẽ theo quy định riêng.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 9. Đối với tổ chức giám định của Việt Nam:

9.1. Hoạt động giám định phải tuân thủ nguyên tắc độc lập, trung lập, kịp thời và chính xác trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiệp vụ và kỹ thuật để giám định và phải phản ánh trung thực kết quả giám định.

9.2. Cung cấp chứng thư giám định, thẩm định trị giá cho tổ chức yêu cầu giám định, thẩm định.

Chứng thư giám định, thẩm định được lập bằng tiếng Việt Nam hoặc bằng tiếng nước ngoài thường dùng theo yêu cầu của tổ chức yêu cầu giám định.

9.3. Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng, quy cách, khối lượng, tổn thất và trị giá của hàng hoá qua giám định về Bộ Thương mại.

9.4. Thu phí giám định.

Điều 10. Đối với tổ chức giám định nước ngoài:

10.1. Trường hợp trong hợp đồng quy định hoặc bên mua, bên bán chỉ định tổ chức giám định nước ngoài giám định hàng hoá xuất nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức giám định nước ngoài phải ủy thác cho một tổ chức giám định của Việt Nam thực hiện.

10.2. Khi chuyên gia giám định nước ngoài và phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam thì việc xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu sẽ do tổ chức giám định của Việt Nam được ủy thác đứng ra làm thủ tục.

10.3. Việc cử chuyên gia giám định và đưa phương tiện giám định nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở hợp tác kinh doanh hoặc xí nghiệp liên doanh sẽ theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 4:

ĐIỀU KIỆN VA THỦ TỤC XIN KINH DOANH GIÁM ĐỊNH HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 11. Điều kiện để được kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu: '

11.1. Tổ chức kinh doanh được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành.

11.2. Phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm công tác giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (doanh nghiệp phải xuất trình các bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn hợp lệ).

11.3. Phải có cơ sở vật chất phù hợp cho hoạt động giám định (trang thiết bị, phòng thí nghiệm

Điều 12. Thủ tục xin kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu:

12.1. Hồ sơ xin kinh doanh bao gồm:

- Đơn xin kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Phương án kinh doanh.

- Bản sao giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh.

- Trường hợp đang xin thành lập thì gửi hồ sơ xin thành lập. Bản quy định chung về thủ tục và quy trình Giám định.

12.2. Thời hạn xét duyệt:

Thời hạn để Bộ Thương mại xem xét cho phép kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu là 30 ngày kể từ ngày nhận đuợc hồ sơ hợp lệ.

Điều 13. Bộ Thương mại thành lập và chủ trì Hội đồng có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành hữu quan để:

13.1. Thẩm tra nàng lực của các tổ chức xin đăng ký kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và kiến nghị Bộ cấp hoặc không cấp giấy phép.

13.2. Định kỳ kiểm tra, rà soát các tổ chức kinh doanh giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và có kiến nghị để Bộ Thơng mại có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những tổ chức không còn đủ năng lực kỹ thuật hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.

14.1. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

14.2. Các hành vi vi phạm Quy chế này gây thiệt hại tài sản và uy tín Nhà nước tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý như sau:

14.2.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu:

- Cảnh cáo

- Đình chỉ kinh doanh có thời hạn

- Thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

- Truy cứu trách nhiệm hình sự.

14.2.2. Đối với các tổ chức Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu:

- Cảnh cáo

- Đình chỉ kinh doanh có thời hạn

- Thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

- Đền bù vật chất đối với thiệt hại gây ra theo thông lệ quốc tế

- Truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

 

D A N H M Ụ C

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU PHẢI GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Qui chế về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu)

Tên hàng : (*)

1. Dầu thô

2. Gạo - Cao su - Cà phê - Lạc - Chè

3. Than đá

4. Thực phẩm tươi sống và chế biến (bao gồm cả hải sản)

5. Dệt, may xuất ngoài EU

6. Sắn lát.

D A N H M Ụ C

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHẢI GIÁM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Qui chế về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu)

Tên hàng : (*)

1. Xăng dầu

2. Phân bón

3. Hàng điện tử và đồ điện

4. Thực phẩm, đồ uống

5. Máy móc, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng

6. Thép

7. Dược liệu và dược phẩm (theo quy định của Bộ y tế).

--------------

(*) Danh mục này có thể thay đổi từng thời ký theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

....... ngày ... tháng ... năm 1994

ĐƠN XIN KINH DOANH

GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Kính gửi : Bộ Thương mại

1. Tên đơn vị :

Tên giao dịch đối ngoại :

Tên viết tắt :

Người đại diện, chức vụ, địa chỉ :

2. Trụ sở chính đặt tại :

Điện thoại :

Telex :

Fax :

3. Chi nhánh :

Điện thoại :

Telex :

Fax :

 

4. Tài khoản số ...............Ngân hàng .......................

5. Giấy phép thành lập số :............. ngày ......của ........

6. Sau khi xem xét và chuẩn bị đủ các điều kiện kinh doanh giám định hàng hóa hóa xuất nhập khẩu, chúng tôi làm đơn này xin phép kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu theo Qui chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số .... TM/PC ngày ........tháng .......năm 199.... của Bộ Thương mại.

 

                        XÁC NHẬN CƠ QUAN NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ

                        CHỦ QUẢN CẤP BỘ, TỈNH KÝ TÊN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1343-TM/PC năm 1994 về bản Quy chế Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

  • Số hiệu: 1343-TM/PC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/11/1994
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Lê Văn Triết
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 7
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản