Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1342/2003/QĐ-UB

Đông Hà, ngày 10 tháng 07 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật đất đai ngày 14/7/1993; Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luật đất đai ngày 02/12/1998;
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công gia, lợi ích công cộng;
Căn cứ Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/4/1998 của Chính phủ;
Xét tình hình thực tế công tác đền bù trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và đề nghị của Sở Tài chính-Vật giá tại Tờ trình số 108/TT-VG ngày 3/3/2003, trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Bộ Tài chính (để bc)
- Ban VG Chính phủ (để bc)
- T.vụ T.uỷ, TT/HĐND tỉnh (để biết)
- Chánh, PVP,CV
- Lưu VT,TM

TM/ UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Kỳ

 

QUY ĐỊNH

ĐỀN BÙ THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1342/2003/QĐ-UB ngày 10/7/2003 của UBND tỉnh Quảng Trị )

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Căn cứ Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ, UBND tỉnh quy định chi tiết về chính sách đền bù và hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thống nhất trên địa bàn tỉnh.

1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh quy định tại bản Quy định này là đất được xác định tại khoản 1 điều 65 của Luật đất đai 1993 và được quy định chi tiết tại Nghị định số 09/CP ngày 12/02/1996 của Chính phủ về chế độ quản lý sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

2. Đất sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng gồm :

a/ Đất sử dụng xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông hồ, đê đập, kênh mương, các hệ thống công trình thuỷ lợi khác, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, bệnh viện, trạm xá , chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, cơ sở huấn luyện thể dục thể thao, nhà thi đấu thể thao, sân bay, bến cảng, bến tàu, bến xe, vườn quốc gia, vườn bảo tồn thiên nhiên, khu an dưỡng.

b/ Đất sử dụng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trạm biến thế điện, hồ nước dùng cho công trình thuỷ điện, đường dây tải điện, đường dây thông tin, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí đốt, đài khí tượng thuỷ văn, các loại trạm quan trắc phục vụ nghiên cứu và dịch vụ công cộng, kho tàng dự trữ quốc gia;

c/ Đất sử dụng xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội;

d/ Đất sử dụng xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang Nhân dân;

đ/ Đất do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng cho dự án kinh doanh, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vui chơi giải trí, khu du lịch và các dự án đầu tư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật;

e/ Đất sử dụng cho dự án phát triển các khu đô thị mới, thu hồi đất để thực hiện chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu dân cư tập trung và các khu dân cư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định;

g/ Đất sử dụng cho các công trình công cộng khác và các trường hợp đặc biệt khác do thủ tướng Chính phủ quyết định.

h/ Đất sử dụng xây dựng các công trình phục vụ công ích và công cộng khác nhằm mục đích kinh doanh của địa phương do UBND tỉnh quy định;

3. Việc đền bù khi thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm " Nhà nước và Nhân dân cùng làm " được áp dụng theo Quyết định số 701/2002/QĐ-UB ngày 15/4/2002 của HĐND tỉnh.

Điều 2. Đối tượng phải đền bù thiệt hại.

Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất gọi chung là người sử dụng đất ) để sử dụng vào mục đích quy định tại Điều 1 nêu trên có trách nhiệm đền bù thiệt hại về đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo quy định của bản quy định này.

Điều 3. Đối tượng được đền bù thiệt hại

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có đất bị thu hồi ( gọi chung là người bị thu hồi đất ) được đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quy định tại Điều 1 phải có điều kiện quy định tại Điều 6 Bản quy định này;

2. Người được đền bù thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sở hữu hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật;

3. Việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức Quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất giải quyết theo quyết định riêng của Chính phủ;

4. Việc thu hồi đất phục vụ cho các công trình công ích phường, xã thị trấn bằng hình thức huy động sự đóng góp của Nhân dân thì không áp dụng những quy định của bản Quy định này.

Điều 4. Phạm vi đền bù thiệt hại

1. Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi theo quy định tại chương II của bản quy định này.

2. Đền bù thiệt hại về tài sản hiện có, bao gồm cả các công trình - vật kiến trúc, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất thu hồi;

3. Trợ cấp ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho những đối tượng phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất - kinh doanh;

4. Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng có đất bị thu hồi trong trường hợp phải chuyển đổi nghề nghiệp;

5. Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù, di chuyển, giải phóng mặt bằng.

Chương 2.

ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT

Điều 5. Nguyên tắc đền bù thiệt hại về đất

Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích nêu tại Điều 1 của bản quy định này, người có đất bị thu hồi được đền bù như sau:

1. Việc đền bù về đất ở chủ yếu đền bằng tiền. Giá tri đền bù bằng giá đất do UBND tỉnh quy định nhân với điện tích đất được đền bù theo loại đất, hạng đất, vị trí đất hiện hành. Đối với đất ở, diện tích đất tính đền bù được quy định tại điều 10 bản quy định này. Tùy từng trường hợp cần thiết, việc đền bù bằng đất khi thu hồi đất ở sẽ do UBND Tỉnh quy định.

Các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được đền bằng đất theo diện tích, loại đất, hạng đất bị thu hồi, nếu không có đất để đền bù thì đền bù bằng tiền.

2. Khi đền bù bằng đất, riêng đối với đất ở thì diện tích đất đền bù theo hạn mức đất ở tại nơi mới. Nếu giá trị đất ở nơi mới thấp hơn giá trị được đền bù thì đối tượng có đất bị thu hồi được nhận thêm khoản chênh lệch giá trị đó, nếu giá trị đất ở nơi mới cao hơn giá trị được đền bù thì đối tượng có đất bị thu hồi phải nộp vào ngân sách khoản chênh lệch giá trị đó.

3. Trường hợp đền bù bằng nhà hoặc thực hiện xây dựng khu tái định cư, khi tính toán đền bù về đất vẫn áp dụng nguyên tắc tính như điểm 2 điều này.

Điều 6. Điều kiện và mức đền bù thiệt hại về đất :

Đối tượng bị thu hồi đất được đền bù 100% giá trị thiệt hại về đất phải có một trong các điều kiện sau đây.

1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Có quyết định chính thức của UBND tỉnh Bình Trị Thiên (cũ), UBND các Huyện, Thị xã thuộc tỉnh Bình Trị Thiên (cũ ), UBND tỉnh Quảng trị, UBND các huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng trị cấp (giao) từ trước đến ngày thu hồi đất. Quyết định giao (cấp) đất chính thức có từ ngày 15/10/1993 đến nay phải là quyết định gốc kèm theo biên lai thu tiền sử dụng đất.Nếu quyết định giao đất (cấp) đất tạm thời thì phải là tạm giao (cấp) đất ở trước ngày 8/1/1988.

3. Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

4. có giấy tờ thanh lý, hóa giá, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước cùng với nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hoặc quyết định giao nhà ở hoặc cấp nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Bản án có hiệu lực thi hành của Toà án Nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;

6. Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại các khoản 1; 2; 3; 4; 5 điều này, người bị thu hồi đất dược đền bù thiệt hại phải có các giấy tờ chứng minh đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thuộc một trong các trường hợp sau:

a/ Đất đã sử dụng ổn định trước ngày 08tháng 01 năm 1988 được UBND phường, xã xác nhận đồng thời tại thời điểm sử dụng đất không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, không chiếm đất trái phép, không tranh chấp, không ảnh hưởng đến quy hoạch;

b/ Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng đất từ đó đến ngày bị thu hồi;

c/ Có giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, mà người đó vẫn sử dụng liên tục từ khi được cấp đến ngày bị thu hồi;

d/ Có giấy tờ mua, bán đất của người sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 Hoặc có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến ngày 15/10/1993 của đối tượng sử dụng đất hợp pháp đã được UBND phường, xã xác nhận tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng.

đ/ Có giấy tờ mua bán nhà ở và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 được UBND phường xã xác nhận tại thời điểm mua bán.

e/ Đất đang sử dụng đã đăng ký vào sổ địa chính đã được cấp có thẩm quyền công nhận theo Chỉ thị 299/TTg ngày 11 tháng 10 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trong quá trình sử dụng đất;

7. Đối tượng nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với quyền sử dụng đất mà đất đó của người sử dụng thuộc đối tượng có một trong các khoản 1; 2; 3; 4; 5; 6 điều này, được UBND phường, xã xác nhận tại thời điểm nhận đất, nhà hoặc đã qua Công chứng Nhà nước kèm theo các giấy tờ về đất của chủ cũ nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ;

8. Đối tượng tự khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trước ngày 15/10/1993 và liên tục sử dụng cho đến khi thu hồi đất không có tranh chấp và làm đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Trường hợp đối tượng sử dụng đất có các giấy tờ quy định tại tiết d., đ.điểm 6 và tại điểm7 điều này, nếu tại thời điểm mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có xác nhận của UBND phường, xã hoặc giấy tờ bị thất lạc thì phải được UBND phường, xã xác nhận lại việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất .Việc xác nhận lại của UBND phường, xã và việc xác nhận thời điểm sử dụng đất tại tiết a điểm 6 điều này phải căn cứ vào các giấy tờ quy định tại điểm 12.điều này.

9. Những trường hợp sau đây không được đền bù 100% giá trị về đất:

a/ Đền bù 80% cho đối tươûng thuộc điểm 2. điều này nhưng có quyết định cấp đất hoặc giao đất ở tạm thời từ sau 8/1/1988 đến 15/10/1993.

Đất tạm giao là các loại đất khác và tạm giao đất ở sau ngày 15/10/1993 thì không đền bù khi thu hồi.

b/ Mức đền bù cho những trường hợp chưa nộp tiền sử dụng đất hoặc chưa nộp đủ tiền sử dụng đất như sau:

Đền bù 60 % giá trị thiệt hại về đất đối với trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất ở theo đúng quy định của pháp luật từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà chưa nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Không đền bù giá trị thiệt hại về đất đối với trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất ở theo đúng quy định của pháp luật từ sau ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà chưa nộp tiền sử dụng đất theo quy định.

Việc chứng minh đối tượng bị thu hồi đất đã nộp đủ hay nộp một phần tiền sử dụng đất căn cứ vào biên lai thu tiền sử dụng đất do cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền phát hành. Đối tượng bị thu hồi đất có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan cho Hội đồng GPMB, trường hợp không có chứng từ gốc thì phải có bản pô tô và xác nhận của cơ quan thuế.

10. Đối tượng bị thu hồi đất có giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước cùng với nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật hoặc quyết định giao nhà ở hoặc cấp nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được đền bù như sau :

a/ Trường hợp trong giá bán nhà đã tính tiền theo hệ số vị trí, tiền thuê bao đất hoặc tiền sử dụng đất thì được đền bù 100 % giá trị thiệt hại về đất phần diện tích đất thể hiện trong hồ sơ bán nhà;

b/ Trường hợp trong giá bán nhà chưa tính tiền theo hệ số vị trí, tiền thuê bao đất hoặc tiền sử dụng đất thì được đền bù 100 % giá trị thiệt hại về đất đối với phần diện tích nền nhà thanh lý hoá giá . Nếu có diện tích đất trống trong khuôn viên thì vẫn được đền bù thiệt hại về đất theo từng thời điểm sử dụng đất nhưng tổng diện tích đất được đền bù ( bao gồm đất nền nhà và đất trống trong khuôn viên ) không vượt quá 120m2, phần diện tích đất đang sử dụng còn lại ( nếu có ) được đền bù theo giá đất như tiết b. điểm 1.2.2 mục 1 điều 11.

11. Đối với nhà do cơ quan, đơn vị bố trí cho cán bộ, công nhân viên trong cơ quan ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì đền bù như sau :

a/ Cơ quan, đơn vị sử dụng đất được cấp có thẩm quyền cấp đất, giao đất dùng cho xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất nhưng lại sử dụng để làm nhà ở hoặc bán thanh lý nhà đã dùng cho sản xuất , kho tàng, nhà làm việc gắn liền với đất cho CBCNV trong cơ quan thì người sử dụng đất không được đền bù thiệt hại về đất mà tùy trường hợp để xét hỗ trợ từ 5.000.000 đồng - 12.000.000 đồng /hộ tùy theo từng khu vực.

b/ Người mua thanh lý nhà ở tập thể do cơ quan, đơn vị xây dựng thì được đền bù 100% giá trị đối với đất nền nhà nhưng không vượt quá đất ở quy định của UBND tỉnh.

12. Những căn cứ để xác nhận lại của UBND phường, xã và để Hội đồng thẩm định thẩm tra thời điểm sử dụng đất hoặc hồ sơ mua bán , chuyển nhượng theo thời điểm gồm:

- Biên lai nộp thuế nhà đất theo quy định của nhà nước, đứng tên người bị thu hồi đất, phù hợp với thời gian sử dụng nhà ở, đất ở.

- Bản sao hộ khẩu phù hợp với thời gian sử dụng nhà ở, đất ở hoặc xác nhận của Công an phường nơi người bị thu hồi đất cư trú.

- Giấy tờ có liên quan đến nhà ở, đất ở chứng minh thời điểm được quyền sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở của người bị thu hồi đất.

- Biên bản họp lấy ý kiến công khai tại tập thể nhân dân nơi cư trú do khu phố, thôn lập.

- Những hồ sơ tài liệu khác có liên quan.

Điều 7. Đối tượng không được đền bù thiệt hại về đất

Đối tượng bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 của bản quy định này hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố hoặc vi phạm các quy định hành lang bảo vệ công trình, người chiếm đất trái phép khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất. Trong trường hợp xét thấy cần phải hỗ trợ thì Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng GPMB và Hội đồng thẩm định trình. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đồng - 12.000.000 đồng/hộ tùy theo từng khu vực.

* Việc công bố quy hoạch như sau:

Trường hợp đất thu hồi đã có quy hoạch chi tiết do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì UBND cấp huyện, thị xã có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch.

Trường hợp đất thu hồi chưa có quy hoạch chi tiết thì Ban Quản lý dự án (người được giao đất ) có trách nhiệm công bố chứng chỉ quy hoạch công khai với các đối tượng dự kiến sẽ bị thu hồi đất.

Điều 8. Đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.

1. Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản (không thuộc diện đất xen kẽ khuôn khuôn viên đất ở tại Điều 11, Bản quy định này) của đối tượng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền cấp đất , giao đất sử dụng theo đúng quy định của Pháp luật về đất đai thì người bị thu hồi được đền bù bằng đất theo diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi. Nếu không có đất đền bù thì đối tượng bị thu hồi đất được đền bù bằng tiền theo giá đất quy định tại Điều 9 của bản quy định này. UBND Huyện, Thị xã chỉ đạo UBND các Xã, Phường trên địa bàn rà soát qũy đất để có kiến nghị đền bù bằng đất hoặc bằng tiền.

Trong trường hợp được đền bù bằng đất có giá trị thấp hơn do chênh lệch về hạng, loại, diện tích đất thì người bị thu hồi đất được đền bù thêm bằng tiền phần chênh lệch đó.

Trong trường hợp được đền bù bằng đất theo diện tích thu hồi nhưng có giá trị cao hơn do chênh lệch về hạng,loại đất thì người bị thu hồi đất không phải nộp thêm phần tiền phần chênh lệch đó.

2. Nếu đất bị thu hồi là đất do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu thì đối tượng đang sử dụng phần đất bị thu hồi không được đền bù thiệt hại về đất. Việc đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất ( nếu có ) do Hội đồng GPMB đề xuất, Hội đồng thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.

3. Trường hợp đất thu hồi thuộc qũy đất công ích của xã thì đền bù bằng tiền cho ngân sách xã.

Điều 9. Giá đất để tính đền bù thiệt hại

Giá đất để tính đền bù thiệt hại được áp dụng theo bảng giá do UBND tỉnh quy định cho từng vị trí đất, từng loại đất tại thời điểm đền bù. Trường hợp đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định giá đất cho từng dự án có vận dụng hệ số sinh lợi trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá, có sự tham gia của các ngành có liên quan.

Vị trí đất, hạng đất, loại đất, loại đường phố và ranh giới khu vực đất theo quy định phân cấp hiện hành của UBND tỉnh.

Điều 10. Diện tích đất ở để tính đền bù thiệt hại cho từng hộ gia đình áp dụng như sau:

a. Bằng diện tích đất ở được ghi trên các giấy tờ hợp pháp đối với những trường hợp thuộc các điểm 1; 2; 3; 4; 5 của điều 6 và những trường hợp thuộc điểm 7 điều 6 mà có liên quan đến các điểm 1; 2; 3; 4; 5 của điều 6 bản quy định này.

b. Bằng hạn mức đất ở tại khu vực đang giải tỏa do UBND Tỉnh quy định đối với những trường hợp thuộc điểm 6 điều 6 và những trường hợp thuộc điểm 7 điều 6 mà có liên quan đến điểm 6 điều 6 bản quy định này.

c. Trường hợp một hộ gia đình có nhiều thửa đất ở nhiều nơi mà việc xác định diện tích đất để đền bù thuộc cả 2 điểm a. và b. trên đây thì :

- Nếu diện tích để tính đền bù xác định theo điểm a. nhỏ hơn hạn mức đất ở tại khu vực giải tỏa do UBND Tỉnh quy định sẽ được tính thêm diện tích cho đủ hạn mức theo điểm b.

- Nếu diện tích để tính đền bù xác định theo điểm a. bằng hoặc lớn hơn hạn mức đất ở tại khu vực giải tỏa do UBND tỉnh quy định sẽ không được tính thêm diện tích đất ở theo điểm b.

d. Trường hợp một hộ gia đình có nhiều thửa đất ở nhiều nơi mà việc xác định diện tích đất để đền bù thuộc điểm b. thì tổng diện tích đất được tính đền bù của tất cả các thửa đất tối đa bằng hạn mức đất ở do UBND tỉnh quy định và được tính từ thửa đất có mức giá cao nhất cho đến khi hết hạn mức đất ở.

Trường hợp hộ gia đình có nhiều thửa đất liên quan đến nhiều dự án giải tỏa các thời điểm khác nhau thì diện tích đất tính đền bù vẫn theo các nguyên tắc trên.

Điều 11. Phương pháp xác định diện tích các loại đất để đền bù thiệt hại.

Nguyên tắc đền bù tại điều này chỉ áp dụng cho việc đền bù phần đất thu hồi trong khuôn viên có nhà ở của hộ gia đình, cá nhân và những lô đất của hộ gia đình, cá nhân hiện có ( chưa có nhà )và đất vườn xen kẽ trong các khuôn viên đất ở.

1. Đối với khu vực thị xã, thị trấn,khu dân cư vùng ven thị xã, thị trấn, đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp không nằm trong huyện lỵ:

1.1. Trường hợp đối tượng bị thu hồi đất đủ điều kiện đền bù về đất như điều 6 bản Quy định này mà trên giấy tờ hợp pháp về đất của chủ sử dụng đất có ghi ranh giới đất ở và đất vườn, có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì khi thu hồi phần đất gì sẽ đền bù theo giá của phần đất đó nhưng hạn mức đền bù đất ở không vượt diện tích quy định tại điều 10 bản quy định này. Cách tính giá đền bù các phần đất như điểm 1.2.2 dưới đây.

1.2. Trường hợp đối tượng bị thu hồi đất đủ điều kiện đền bù về đất như điều 6 bản Quy định này mà trên giấy tờ hợp pháp về đất của chủ sử dụng đất không ghi ranh giới đất ở và đất vườn hoặc không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì khi thu hồi đất được tính đền bù như sau:

1.2.1. Trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất :

a/ Diện tích đất ở trong hạn mức như điều 10 đền bù theo giá đất ở.

b/ Diện tích đất còn lại ngoài diện tích đất ở đền bù theo giá đất vườn trong đô thị nhân với hệ số như công thức được tính tại mục 1.2.2 điểm b dưới đây.

1.2.2. Trường hợp chỉ thu hồi một phần đất của chủ sử dụng thì áp dụng như sau :

a/ Trường hợp tổng diện tích đất hiện đang sử dụng của đối tượng bị thu hồi đất bằng hoặc nhỏ hơn mức diện tích quy định tại điều 10 thì diện tích đất bị thu hồi được đền bù theo giá đất ở.

b/ Trường hợp tổng diện tích đất hiện đang sử dụng của đối tượng bị thu hồi đất lớn hơn mức diện tích đất ở theo quy định tại điều 10 thì tính như sau:

- Phần diện tích đất thu hồi đền bù theo giá đất ở được tính theo công thức sau :

Diện tích đất đền bù theo giá đất ở (Sơ) bằng diện tích đất ở theo quy định tại điều 10 ( Sđ10) chia cho tổng diện tích đất đang sử dụng ( Ssd) nhân với diện tích đất thu hồi ( Sth).

Công thức : Sơ = ( S đ10 / Ssd ) x S th

- Phần diện tích còn lại đền theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhân với hệ số theo công thức dưới đây:

Giá đền bù

(đồng/m2)

=

Giá đất nông nghiệp, Lâm nghiệp

+ 25%

Giá đất ở của khuôn viên đó

-

Giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp

Giá đất nông nghiệp , lâm nghiệp trên đây là giá đất nông, lâm nghiệp liền kề hoặc gần nhất với khu phần đất bị thu hồi trong khu vực.

2. Đối với khu vực nông thôn:

2.1. Trường hợp hộ bị thu hồi đất hết đất làm nhà trong khuôn viên phải di chuyển nhà ở đi chỗ khác thì được đền bù đất ở tối đa 400m2. hộ gia đình. Diện tích đất bị thu hồi còn lại đền theo đất nông nghiệp.Nếu tại thời điểm thu hồi đất trong gia đình có tối thiểu 2 hộ của các thế hệ đang sinh sống thì đền bù tối đa 800 m2 đất ở. Diện tích đất bị thu hồi còn lại đền theo đất nông nghiệp.

2.2. Trường hợp diện tích đất còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn 400m2, hộ gia đình vẫn có thể làm nhà và đồng ý ở lại thì phần diện tích ít hơn định mức được đền theo giá đất ở,diện tích đất bị thu hồi còn lại đền theo giá đất nông nghiệp.

2.3. Trường hợp sau khi thu hồi đất mà chủ sử dụng đất không phải di chuyển nhà ở thì phần đất thu hồi đền bù theo giá đất nông nghiệp.

3. Tất cả các trường hợp sau khi thu hồi đất mà đã được đền bù khi làm mới hoặc làm lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được cấp đất ở bằng mức diện tích đất ở theo quy định tại Điều 10 bản Quy định này trừ đi ( - ) phần diện tích đất ở đã được đền bù tại điều 11 bản quy định này.Việc chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở và nghĩa vụ tài chính của người được cấp giấy CNQSDĐ áp dụng theo quy định hiện hành của nhà nước.

4. Trường hợp sau khi thu hồi, diện tích đất còn lại đủ theo hạn mức đất ở do UBND tỉnh quy định thì đối tượng có quyền ở lại trên phần đất đó nhưng phải tuân thủ các quy định về quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai hiện hành.

5. Trường hợp sau khi thu hồi, diện tích đất còn lại nhỏ hơn hạn mức đất ở do UBND tỉnh quy định nếu chủ sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được giữ lại nhưng cũng phải tuân thủ các quy định về quy hoạch và quản lý, sử dụng đất đai hiện hành. Nếu chủ sử dụng đất không sử dụng thì nhà nước thu hồi và được đền bù theo quy định.

Điều 12. Đền bù thiệt hại đối với đất chuyên dùng và nộp ngân sách tiền đền bù thiệt hại về đất.

1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, công ty cổ phần, công ty TNHH, đơn vị kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước khi bị thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất nhưng được đền bù thiệt hại chi phí đầu tư vào đất ( nếu có ), nếu chi phí đầu tư đó không thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước;

2. Điều kiện để được xem xét đền bù chi phí đã đầu tư vào đất bao gồm:

a/ Có đầy đủ chứng từ, hồ sơ tài liệu chứng minh đã đầu tư vào đất;

b/ Có thể hiện đầy đủ số liệu trên sổ sách kế toán theo dõi TSCĐ và được cơ quan chức năng xác nhận ;

c/ Vốn đầu tư không thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước,

d/ Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước trong quá trình sử dụng đất.

3. Nộp ngân sách tiền đền bù thiệt hại về đất như điều 14 nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính Phủ.

Chương 3.

ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT

Điều 13. Nguyên tắc đền bù thiệt hại về tài sản

1/Tài sản tính đền bù thiệt hại bao gồm : Nha cửa, kho tàng, công trình kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất ( không thể dỡ, di dời được ), cây trồng vật nuôi tại thời điểm thu hồi.

2. Chủ sở hữu tài sản có trên phần đất đủ điều kiện đền bù như điều 6 bản quy định này thì được đền bù theo các điều dưới đây.

3. Chủ sở hữu tài sản có trên phần đất không được đền bù tại Điều 7 của bản quy định này thì không được đền bù thiệt hại về tài sản, tuỳ từng trường hợp cụ thể Hội đồng GPMB đề xuất, Hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ

Điều 14. Điều kiện được đền bù về nhà và tài sản

1. Chủ sở hữu tài sản có trên phần đất đủ điều kiện được đền bù về đất như điều 6 bản quy định này thì được đền bù về tài sản.

2. Trường hợp nếu đất không đủ điều kiện được đền bù mà chủ sở hữu tài sản có tài sản là nhà, vật kiến trúc khi xây dựng có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền mà phải giải tỏa thì được đền bù trong phạm vi cấp phép.

3. Chủ sở hữu tài sản có tài sản là nhà, vật kiến trúc trên phần đất không đủ điều kiện đền bù về đất theo điều 7 bản quy định này khi xây dựng chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền mà phải giải tỏa thì được đền bù hoặc hỗ trợ như sau:

a/ Đối với vùng nông thôn:

- Tại thời điểm xây dựng(nhà, vật kiến trúc), trồng cây mà chưa có quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được trợ cấp bằng 80% mức đền bù tại các điều 15; 16; 17; 18; 19 của bản quy định này.

- Tại thời điểm xây dựng (nhà, vật kiến trúc), trồng cây mà vi phạm quy hoạch đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì không được trợ cấp .Trường hợp đặc biệt, UBND tỉnh xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể, mức hỗ trợ không quá 50% mức đền bù theo các điều 15; 16; 17; 18; 19 của bản quy định này .

b/ Đối với khu vực thị xã, thi trấn,khu dân cư vùng ven thị xã, thị trấn, đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp không nằm trong huyện lỵ:

- Tại thời điểm xây dựng (nhà, vật kiến trúc), trồng cây chưa có quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được trợ cấp bằng 70% mức đền bù tại các điều 15; 16; 17; 18; 19 của bản quy định này.

- Tại thời điểm xây dựng (nhà, vật kiến trúc), trồng cây, nuôi con (cây trồng vật nuôi) mà vi phạm quy họach đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình ) hoặc xây dựng, sau ngày 15/10/1993 thì không đền bù, không trợ cấp, hỗ trợ , người có công trình, cây trồng buộc phải tự phá dỡ.Trường hợp đặc biệt, UBND tỉnh xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể, mức hỗ trợ không quá 40% mức tại các điều 15; 16; 17; 18; 19 của bản Quy định này .

4. Chủ sở hữu tài sản có tài sản trên phần đất không đủ điều kiện đền bù về đất theo điều 7 bản quy định này mà tại thời điểm xây dựng (nhà, vật kiến trúc), trồng cây,nuôi con (cây trồng vật nuôi) dã được cơ quan có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng, trồng và đình chỉ bằng văn bản thi người có công trình, cây trồng buộc phải tự phá dỡ.

Điều 15. Phương pháp xác định giá trị đền bù về tài sản là nhà, vật kiến trúc:

Đơn giá xây dựng mới của nhà, kho tàng, công trình kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất được áp dụng theo quyết định hiện hành của UBND tỉnh.

1. Đối với nhà :

a/ Các loại nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, nhà biệt thự ( không tháo dỡ, di chuyển được ) được đền bù bằng giá trị hiện có.

Giá trị hiện có được xác định như sau :

Giá trị đền bù (=) diện tích xây dựng của nhà và kho tàng gắn liền với đất nhân với (x) đơn giá xây dưüng mới nhân với (x) tỷ lệ % chất lượng còn lại;

- Tỷ lệ chất lượng còn lại (%) được áp dụng theo thông tư 13/LB - TT ngày 18/8/1994 của liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ ;

- Tổng mức đền bù nhà ở tối đa không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị xây dựng mới của nhà ở theo đơn giá đã quy định trên ;

b/ Đối với nhà ở cấp 4, nhà ở tạm và công trình vật kiến trúc còn lại ngoài các loại nhà tại điểm a. mục 1 điều này : Mức đền bù thiệt hại được tính bằng 100% nguyên giá của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo mức giá tại quyết định hiện hành của UBND tỉnh.

2. Cơ quan, đơn vị sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng nhà ở tập thể để bố trí và bán thanh lý cho CBCNV trong cơ quan sử dụng thì người sử dụng được đền bù 100% giá trị thiệt hại về nhà ở và vật kiến trúc trên đất bị thu hồi. Nhưng tổng mức đền bù nhà cửa, vật kiến trúc và hỗ trợ giá trị thiệt hại tối thiểu phải bằng mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 điều 16 bản quy định này.

3. Đền bù tài sản cho doanh nghiệp:

Doanh nghiệp khi bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại đối với tài sản như sau:

a/ Tài sản là nhà, công trình, vật kiến trúc đền bù theo giá trị hiện có của tài sản và phương pháp tính như khoản a. điểm 1 điều này.

b/ Tài sản là cây trồng, vật nuôi đền theo điều 19 bản quy định này.

4. Đối với nhà, kho tàng gắn liền với đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể ... được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách khi bị thu hồi đất vẫn được lập phương án đền bù như khoản a, điểm 1 điều này . Việc xây dựng lại phải có nhu cầu và phải lập dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền phê duyệt, kinh phí đền bù chuyển qua nguồn đầu tư xây dựng mới.

Riêng tài sản nằm trong chỉ giới GPMB là tường rào, nhà bảo vệ, ga ra, vật kiến trúc khác thì được đền bù bằng tiền trực tiếp để cơ quan tổ chức trên xây dựng lại.

5 / Đối với nhà chỉ giải toả một phần được tính toán đền bù do cắt xén như sau

a. Đối với nhà có kết cấu chịu lực bằng khung bê tông cốt thép hoặc khung sắt thì phần diện tích cắt xén được tính đến khung chịu lực tiếp theo;

b. Đối với nhà có kết cấu tường chịu lực hoặc kết cấu kết hợp khung chịu lực và tường chịu lực thì diện tích cắt xén đến bước khung hoặc tường chịu lực gần vệt giải toả nhất.

c. Đối với nhà xây mái ngói hoặc tôn nếu vệt giải tỏa cắt ngang vì kèo làm thay đổi kết cấu chịu lực thì được đền bù như sau :

Nếu vệt giải tỏa cắt mất kết cấu chịu lực đỡ vì kèo thì đền toàn bộ nhà, nếu vệt giải tỏa không cắt kết cấu chịu lực đỡ vì kèo thì đền phần diện tích bị cắt xén.

d. Đối với nhà xây mái ngói hoặc tôn nếu vệt giải tỏa song song theo vì kèo thì diện tích cắt xén tính đến vì kèo tiếp theo của nhà;

e. Đối với nhà không có vì kèo thì phương pháp tính cắt xén như sau :

- Đối với nhà xây, mái lợp ngói diện tích đền bù được cộng thêm chấn động 1m tính từ điểm cắt sâu nhất;

- Đối với nhà xây, mái lợp tôn diện tích đền bù được cộng thêm chấn động 0,5m tính từ điểm cắt sâu nhất;

Những nhà xây thuộc điểm e này nếu diện tích đền bù trên đây chiếm trên 30% diện tích xây dựng toàn bộ của ngôi nhà thì đền toàn bộ ngôi nhà.

f. Các dạng nhà còn lại nếu bị cắt xén thì diện tích cắt xén tính đến vệt giải tỏa.

Trường hợp đặc biệt, tuy ngôi nhà thuộc diện đền bù một phần nhưng công năng sử dụng của phần nhà còn lại không đáp ứng cho sinh hoạt gia đình và việc sử dụng các công trình kế cận phía sau phần nhà còn lại không thể được thì Hội đồng GPMB đề xuất Hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho chủ sở hữu tài sản. Mức hỗ trợ cộng với mức đền bù phần cắt xén không vượt qúa mức đền bù toàn bộ ngôi nhà bị cắt xén đó.

Tất cả các dạng nhà xây mà đền bù một phần do cắt xén đều được tính thêm phần chi phí cải tạo lại mặt tiền. Mức đền bù cải tạo mặt tiền tính bằng đơn giá của cấp nhà đó nhân với diện tích mặt cắt đứng của ngôi nhà theo vệt giải tỏa.

6. Đối với vật kiến trúc, công trình, tài sản có thể tháo gỡ, di chuyển đến chỗ mới để lắp đặt lại thì chỉ hỗ trợ chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 20% so với giá trị mới (cùng loại) của phần kết cấu tháo gỡ thu hồi được; những kết cấu không thể tháo gỡ di chuyển được thì đền bù theo giá trị hiện có.

Điều 16. Hỗ trợ cho người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Nhà do các đơn vị tự bố trí cho CBCNV đơn vị mình ở, khi giải tỏa nếu không được bố trí lại chỗ ở mới thì được hỗ trợ như sau :

Người đang sử dụng nhà ở do các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh Quảng Trị giao đất xây dựng khu tập thể để bố trí cho CBCNV, người đang sử dụng nhà nguyên trước đây là nhà làm việc, nhà kho, nhà xưởng do các cơ quan, đơn vị tự bố trí vào ở trước 15/10/1993; có đăng ký hộ khẩu riêng tại địa chỉ thu hồi đất khi giải tỏa được hỗ trợ.

Hỗ trợ phần chi phí cải tạo, sửa chữa nâng cấp có sự nhất trí của thủ trưởng Cơ quan, đơn vị chủ tài sản.

Hỗ trợ bằng tiền 5.000.000 - 12.000.000 đồng/hộ đối với gia đình và 5.000.000 đồng /người đồi với hộ độc thân.

Điều 17. Đền bù thiệt hại mồ mả.

Mồ mả có chủ và Mồ mả không có chủ được đền bù chi phí để di chuyển theo mức giá do UBND tỉnh quy định. Trường hợp Mồ mả xây, đắp khác với quy cách tiêu chuẩn trong bảng giá của tỉnh thì Hội đồng GPMB đề xuất để Hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.

Mộ vô chủ giao cho UBND phường, xã , thị trấn di dời. Mộ phải di dời khi đã thông báo lên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày mà không có chủ nhận thì di dời như là mộ vô chủ. Hội đồng GPMB có trách nhiệm thông báo lên phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 18. Đền bu di chuyển đối với các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ nhà thờ, đền chùa, và công trình công cộng.

1. Việc đền bù, di chuyển đối với các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ nhà thờ, đền chùa, trên cơ sở đề nghị của các Hội đồng đền bù giải tỏa mặt bằng, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

2. Đối với các công trình công cộng thì đền bù theo công trình có tính năng kỹ thuật sử dụng như công trình hiện trạng và phải có phương án di dời về vị trí mới: gồm thiết kế kỹ thuật, dự toán được duyệt, giấy phép xây dựng mới và phương án thu hồi thiết bị vật liệu cũ.

Điều 19. Đền bù thiệt hại về hoa màu, vật nuôi

1. Mức đền bù cây trồng, vật nuôi tính bằng giá trị theo đơn giá quy định của UBND tỉnh .

2. Đối với con vật nuôi ( trong nuôi trồng thủy sản ) không tính đền bù, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, các Ban Quản lý dự án, các Chủ dự án thông báo trước cho người bị giải tỏa ít nhất là ba (03) tháng để thu hoạch sản phẩm. Khi cần thiết, Hội đồng GPMB đề xuất từng trường hợp cụ thể để Hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

3. Mức đền bù đối với cây lâu năm trồng xen kẽ trong vườn nhà, tính theo đơn giá từng loại cây (đồng/ cây) trong quyết định giá của UBND tỉnh. Đơn giá cây phân tán chỉ áp dụng cho việc trồng cây xen kẽ các khu đất trong khuôn viên nhà ở với diện tích tối đa 2.000 m2. mảnh vườn cây trồng và những cây trồng bao che hoặc tận dụng đất dọc các tuyến đường.

4. Đối với cây lâu năm, cây lấy gỗ, cây trồng tập trung không thuộc khuôn viên nhà ở hoặc cùng trong khuôn viên nhà ở nhưng diện tích lớn hơn 2.000 m2 /mảnh vườn cây trồng thì tính theo đơn giá (đồng /ha) trong Quyết định giá của UBND tỉnh.

5. Nếu là cây lâu năm đến thời hạn thanh lý, cây lấy gỗ đến thời kỳ thu hoạch thì chỉ đền bù chi phí cho việc chặt hạ.

6. Những cây không có danh mục trong Quyết định giá của UBND tỉnh thì tùy theo mức độ tương đương, Ban giải phóng mặt bằng đề xuất Hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh quyết định trong từng phương án đền bù .

Chương 4.

CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP, HỖ TRỢ VÀ THƯỞNG

Điều 20. Hỗ trợ chi phí di chuyển.

Những hộ gia đình, cá nhân, hộ đang ở tập thể, nhà thuộc sở hữu Nhà nước trong diện giải tỏa khi di chuyển đến nơi ở mới được trợ cấp chi phí di chuyển như sau :

1. Di chuyển đến chỗ ở mới trong phạm vi cùng huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Trị thì mức trợ cấp 1.500.000 đồng/hộ (một triệu năm trăm ngàn đồng );

2. Di chuyển đến chỗ ở mới khác huyện, thị xã đang ở thuộc tỉnh Quảng Trị thì mức trợ cấp 2.500.000 đồng/hộ ( hai triệu năm trăm ngàn đồng );

3. Trường hợp di chuyển chỗ ở sang các tỉnh khác thì mức trợ cấp 4.000.000 đồng/hộ (bốn triệu đồng);

4. Những hộ phải làm lại nhà ở được hỗ trợ 45 tháng thuê nhà với giá 300.000 - 500.000 đồng/tháng tuỳ theo từng địa bàn huyện, thị xã.

Điều 21. Trợ cấp ổn định đời sống

Trợ cấp 06 tháng để ổn định đời sống cho những hộ phải di chuyển chỗ ở và những hộ làm lại nhà tại khuôn viên cũ khi Nhà nước thu hồi đất;

Mức trợ cấp một tháng được tính bằng tiền cho một nhân khẩu tương đương 30 kg gạo theo giá thị trường trung bình tại tỉnh Quảng Trị. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm xác định giá gạo theo từng thời điểm để làm cơ sở tính trợ cấp.

Điều 22. Trợ cấp ngừng sản xuất kinh doanh

1. Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tư nhân tại nhà, tổ hợp tác, HTX, (không có đủ căn cứ để xác định số lượng công nhân hiện đang làm việc lâu dài, ổn định ) thực sự phải ngừng sản xuất - kinh doanh do phải giải tỏa mà có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế đầy đủ tại địa phương, phải làm lại nhà xưởng thì được trợ cấp ngừng việc bằng số thuế thực tế đã nộp của 03 tháng thuế thu nhập doanh nghiệp gần thời điểm giải tỏa nhất (có biên lai nộp thuế kèm theo);

2. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có đủ căn cứ để xác định chính xác số lượng công nhân đang làm việc lâu dài, ổn định tại cơ sở, trong trường hợp phải di chuyển toàn bộ cơ sở đến địa điểm mới. Tùy theo quy mô và khả năng ổn định sản xuất - kinh doanh tại địa điểm mới, thực sự có ngừng sản xuất -kinh doanh do phải giải tỏa thì Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định ; Mức trợ cấp một tháng bằng 70% lương cơ bản theo cấp bậc công việc đang hưởng. Thời gian để tính hỗ trợ tối đa không quá 6 tháng.

3. Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp phải di chuyển cơ sở đến địa điểm mới thì được trợ cấp toàn bộ chi phí di chuyển. Mức chi phí di chuyển do đơn vị lập dự toán theo giá trị thị trường hợp lý tại địa phương được Ban giải phóng mặt bằng đề xuất để Hội đồng thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 23. Trợ cấp kinh phí chuyển đổi nghề đối với sản xuất nông nghiệp .

Người lao động nông nghiệp phải chuyển làm nghề khác do bị thu hồi đất nông nghiệp thuộc diện đền bù theo Điều 8, Bản quy định này thì được trợ cấp chi phí chuyển đổi nghề như sau :

1. Trợ cấp 2.000.000 đ/lao động ( hai triệu đồng) đối với trường hợp thu hồi trên 90% đất nông nghiệp;

2. Trợ cấp 1.500.000 đ/lao động (một triệu năm trăm ngàn đồng) đối với trường hợp thu hồi từ 70% đến 90% đất nông nghiệp ;

3. Trợ cấp 1.000.000 đ/lao động (một triệu đồng) / đối với trường hợp thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp ;

4. Trường hợp thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp thì không trợ cấp kinh phí chuyển đổi ngành nghề.

Điều 24. Những trường hợp hỗ trợ khác

1. Trường hợp trong hộ có nhân khẩu tạm trú dài hạn để chờ nhập hộ khẩu có đăng ký tại Công an địa phương nơi cư trú được hỗ trợ bằng 30% của các mức quy định tại Điều 21,Điều 22 và Điều 24 của bản Quy định này.

2. Trường hợp hộ chỉ giải toả một phần vào nhà ở chính không phải di chuyển chỗ ở, được hỗ trợ bằng 50% của các mức quy định tại Điều 21, Điều 24 của bản Quy định này;

3. Đối với các hộ chỉ giải toả một phần đất, tường rào, cổng ngõ không ảnh hưởng đến nhà ở thì không được hưởng mức hỗ trợ trên.

4. Nhà ở, trụ sở (Cơ quan, doanh nghiệp) không thuộc diện giải toả mà khi thi công đường mới tạo cốt cao hơn hoặc thấp hơn so với cốt cũ từ 1m trở lên thì được xem xét hỗ trợ kinh phí xây kè và đường lên xuống.

5. Người bị thu hồi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được hỗ trợ khoản lệ phí khi làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 25. Chính sách hỗ trợ xã hội

Hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất được hỗ trợ 1000.000 đồng (có xác nhận của Cơ quan Lao động-Thương binh & Xã hội địa phương).

Điều 26. Chế độ thưởng

Đối với những công trình cần giải tỏa có quy định tiến độ, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách và kế hoạch giải tỏa, giao mặt bằng đúng thời gian quy định của Hội đồng giải phóng mặt bằng thì được thưởng như sau :

1. Thưởng 4% trên giá trị đền bù của nhà, công trình phụ, vật kiến trúc, cây cối ( trừ giá trị đất và các chính sách hỗ trợ khác ) đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có giá trị đền bù dưới 50.000.000 đ( năm mươi triệu đồng );

2. Thưởng 7% trên trên giá trị đền bù của nhà, công trình phụ, vật kiến trúc, cây cối ( trừ giá trị đất và các chính sách hỗ trợ khác ) đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có giá trị đền bù từ 50.000.000 đ (năm mươi triệu đồng ) trở lên.

Mức thưởng tối đa cho mọi trường hợp không quá 5.000.000 đ ( năm triệu đồng ) / hộ giải tỏa

Điều 27. Các đối tượng không được hưởng các chính sách hỗ trợ và bị xử phạt vi phạm hành chính:

1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách và kế hoạch giải tỏa theo đúng thời gian quy định thì không được hưởng các chính sách hỗ trợ và thưởng được quy định tại Chương IV của bản Quy định này.

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình không thực hiện giải tỏa để bàn giao mặt bằng sẽ bị xử phạt hành chính và bị cưỡng chế hành chính theo pháp luật hiện hành để giải phóng mặt bằng. Mọi chi phí cho công tác cưỡng chế do các đối tượng bị cưỡng chế chi trả.

Điều 28. Đền bù thiệt hại trong trường hợp giao đất tạm thời.

Các đối tượng được giao đất tạm thời phải đền bù thiệt hại về tài sản trên đất cho người đang sử dụng đất như bản quy định này. Trường hợp thời gian sử dụng đất kéo dài ảnh hưởng đến nhiều mùa vụ sản xuất thì phải trợ cấp ngừng sản xuất cho đối tượng đang sử dụng đất. Hết hạn, chủ sử dụng đất tạm thời phải phục hồi lại tình trạng đất như ban đầu hoặc đền bù bằng tiền để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

Chương 5.

CHI PHÍ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐỀN BÙ GIẢI TỎA

Điều 29. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đền bù giải tỏa

Kinh phí phục cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng là kinh phí chi về vật chất và hoạt động của con người trong công tác giải phóng mặt bằng từ khâu triển khai đến khâu bàn giao mặt bằng trong đó bao gồm chi cho Hội đồng GPMB và Hội đồng thẩm định . Những dự án có quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền thì không áp dụng theo bản quy định này.

1. Nội dung chi :

a. Chi cho Hội đồng giải phóng mặt bằng :

- Triển khai thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và chi cho công tác chuẩn bị khác có liên quan.

- Chi trợ cấp kiêm nhiệm và các khoản phụ cấp liên quan cho cán bộ thành viên, cán bộ giúp việc của Hội đồng GPMB, lương cán bộ hợp đồng (nếu có)

- Khảo sát điều tra về tình hình kinh tế , xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án.

- Thông tin, tuyên truyền, vận động.

- Công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: Đóng cọc mốc xác định ranh giới đất bị thu hồi, lập hồ sơ mặt bằng cần giải tỏa, đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại; phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm tra đánh giá thực tế để xác định mức độ thiệt hại với từng trường hợp cụ thể ; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai nhà cửa vật kiến trúc hoa màu và tài sản khác ...

- Lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng bao gồm : Lập phương án đền bù từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu đền bù đến lập phương án, tham gia phương án đền bù.

- Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách đền bù, giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù và tổ chức thực hiện chi trả đền bù.

- Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của Hội đồng đền bù, đối với những dự án có quy mô sử dụng đất lớn mà không thể tận dụng được cơ sở làm việc hiện có của các cơ quan là thành viên Hội đồng.

- In ấn và văn phòng phẩm.

- Các khoản chi có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.

- Giải quyết khiếu nại.

- Bàn giao mặt bằng.

b. Chi cho công tác thẩm định :

-Kiểm tra, hướng dẫn chính sách đền bù thông qua tập huấn, hội họp với ban giải phóng mặt bằng và thành viên Hội đồng để triển khai và thẩm định phương án.

- Chi trợ cấp kiêm nhiệm và các khoản phụ cấp liên quan cho cán bộ thành viên, cán bộ giúp việc của Hội đồng.

-Khảo sát tham mưu trình UBND tỉnh ban hành mức giá và các quy định riêng cho từng phương án đền bù khi cần.

-Thẩm định từng hồ sơ của mỗi đối tượng được đền bù về đất, tài sản, thẩm định mức hỗ trợ, chính sách tái định cư...

- Phúc tra, kiểm tra hồ sơ, thực trạng và xử lý số liệu tổng hợp số liệu.

- Mua sắm thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác thẩm định, chi phí phương tiện đi lại, văn phòng phẩm ; chi phí in ấn và mua sắm một số tài sản khác phục vụ cho việc thẩm định và duyệt phương án, chi thuê hội trường làm việc và các khoản chi cụ thể cho từng công việc.

- Lập phương án, tổng hợp phương án giá đền bù để trình UBND tỉnh phê duyệt cho từng đối tượng cụ thể.

- Công tác phí, đi lại khi cần khảo sát hiện trường,phúc tra thực tế.

- Giải quyết khiếu nại, tổng hợp, đề xuất giải quyết khiếu nại trình UBND tỉnh trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của hội đồng.

2. Mức chi :

a. Chi cho Hội đồng giải phóng mặt bằng :

Sở Tài chính - Vật giá chịu trách nhiệm duyệt các định mức chi phí cho các bước công việc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhưng mức tối đa không quá 12% tổng giá trị đền bù. Ban quản lý dự án có trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng của dự án đó để làm cơ sở hợp đồng với Hội đồng giải phóng mặt bằng.

Trường hợp những dự án yêu cầu lập riêng khoản chi này thì không áp dụng mức trích trên.

b.Chi cho Hội đồng thẩm định :

Chi phí cho Hội đồng thẩm định nằm trong chi phí hoạt động giải phóng mặt bằng. Mức trích 0,4 % trên tổng giá trị được thẩm định đền bù và hỗ trợ, mức thu tối thiểu 400.000 đ (bốn trăm ngàn đồng ) cho một đợt thẩm định và mức tối đa không quá 4.000.000 đ ( bốn triệu đồng) cho một đợt thẩm định. Mỗi dự án có thể phải thẩm định nhiều đợt. Mỗi đợt thẩm định cho các phương án đền bù do Hội đồng giải phóng mặt bằng lập tờ trình .

Trường hợp những dự án yêu cầu lập riêng khoản chi này thì không áp dụng mức trích trên.

Không thu kinh phí thẩm định đối với công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại và tính đền bù bổ sung.

c) Sau khi kết thúc công việc đền bù GPMB chậm nhất 30 ngày, chủ dự án phải có quyết toán chi phí đền bù gửi Sở Tài chính-Vật giá để quyết toán theo quy định.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng các cấp và hội đồng thẩm định.

1. Khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ban Quản lý dự án làm việc với UBND huyện , thị xã (nơi có đất bị thu hồi) để Chủ tịch UBND huyện, thị thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện, thị xã.

Thành phần Hội đồng gồm :

- Chủ tịch, hoặc PCT UBND huyện, thị xã làm Chủ tịch Hội đồng

- Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch, làm Uỷ viên Thường trực

- Đại diện phòng Kinh tế, làm Uỷ viên

- Đại diện phòng Nông nghiệp -Địa chính, làm Uỷ viên

- Đại diện UBMTTQVN huyện, thị xã , làm Uỷ viên

- Đại diện UBND xã, phương, thị trấn,làm Uỷ viên

- Đại diện những người được đền bù thiệt hại (do khu phố trưởng, trưởng thôn, trưởng bản cử)

Tùy tình hình thực tế của mỗi công trình,Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định thành phần của Hội đồng cho phù hợp.

Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã hoạt động cho đến khi bàn giao xong mặt bằng. Trường hợp Hội đồng hoạt động cho nhiều dự án cùng một lần hoặc hoạt động cho dự án kế tiếp thì phải có quyết định bổ sung nhiệm vụ của Chủ tịch UBND huyện, thị xã.

Hội đồng giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung công việc quy định tại tiết a, điểm 1,điều 29 của bản Quy định này và chịu trách nhiệm pháp lý về số liệu tại phương án trình Hội đồng thẩm định.

2. Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của mỗi dự án, UBND tỉnh sẽ thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

3. Hội đồng thẩm định đền bù thiệt hại được thành lập theo quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh .Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá -Chủ tịch Hội đồng thẩm định hướng dẫn quy trình thẩm định và các yêu cầu về những nội dung, chỉ tiêu của phương án kiểm kê tính toán áp giá đền bù, tổng hợp giải quyết các vướng mắc, đề nghị, xử lý số liệu để các Ban giải phóng mặt bằng huyện, thị và các ngành chức năng phối hợp thực hiện trước khi trình UBND tỉnh quyết định phương án giá đền bù.

Điều 31. Trách nhiệm của các cấp, các ngành

Căn cứ vào số liệu tại hồ sơ do BGPMB cung cấp, Chủ tịch Hội đồng và mỗi Ủy viên Hội đồng thẩm định có quyền hạn và chịu trách nhiệm độc lập thuộc chức năng, lĩnh vực của mình và có ý kiến tham gia về những lĩnh vực khác theo các nội dung sau :

1. Lãnh đạo chủ đầu tư hoặc BQL dự án các công trình liên quan:

- Cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ cho công tác GPMB và thẩm định phương án:

+ Quyết định thu hồi đất, Quyết định giao đất

+ Quyết định phê duyệt dự án

+ Hợp đồng với hội đồng GPMB Huyện, Thị xã để thực hiện GPMB theo yêu cầu của dự án

+ Các tài liệu liên quan khác

+ Công bố quy hoạch theo điều 7 bản quy định này.

- Tham gia ý kiến với tư cách là Ủy viên Hội đồng và thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh phí đền bù, hỗ trợ theo chức năng của Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án.

2. Lãnh đạo UBND huyện, thị xã có dự án trên địa bàn :

- Chỉ đạo Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB huyện, thị xã lập phương án đền bù để báo cáo trước Hội đồng và cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan về đất, tài sản có trên đất của các đối tượng bị ảnh hưởng cho Hội đồng.

- Xác định vị trí đất, hạng đất và các tiêu chí về đất được UBND tỉnh ủy quyền tại Quyết định phân loại đường phố thị xã, thị trấn trên địa bàn để phục vụ cho việc áp giá đền bù.

- Công bố quy hoạch theo điều 7 bản quy định này.

- Tham gia ý kiến những vấn đề liên quan khác với tư cách là Ủy viên Hội đồng và xử lý những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương trên lĩnh vực GPMB và tái định cư (nếu có ).

-Tổ chức thực hiện đền bù thiệt hại GPMB theo phương án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Giải thích, vận động, hướng dẫn đối tượng bị ảnh hưởng chấp hành chính sách, chủ trương của Nhà nước trong giải phóng mặt bằng.

3. Lãnh đạo Sở Tài chính - Vật giá :

- Xác định và đề xuất giá đất, giá cây, tham gia xây dựng giá nhà cửa vật kiến trúc chưa có trong Quyết định của UBND tỉnh để tổng hợp đưa vào trong phương án trình UBND tỉnh quyết định.

- Thẩm định và kiểm tra việc áp giá đền bù về đất, tài sản trên đất cho từng đối tượng bị thiệt hại trên cơ sở phương án báo cáo của Hội đồng GPMB huyện, thị xã và các số liệu về đất, tài sản trên đất của các Ủy viên hội đồng thẩm định.

- Thẩm định mức trợ cấp, hỗ trợ do Ban GPMB trình trong phương án, tổng hợp những vấn đề liên quan khác do ác Ủy viên Hội đồng đề xuất, tổ chức thảo luận thông nhất ý kiến, tổng hợp phương án đền bù , trợ cấp cho từng đối tượng bị thiệt hại, lập tờ trình trình ÙBND tỉnh Quyết định.

- Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc chi trả tiền đền bù, trợ cấp cho đối tượng bị ảnh hưởng và chi phí cho công tác tổ chức đền bù thiệt hại GPMB.

4. Giám đốc Sở Xây dựng :

- Xác định quy mô, diện tích, tính chất hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng trên đất bị thu hồi của đối tượng phải giải tỏa.

- Xác định cấp nhà, chất lượng nhà của vật kiến trúc gắn liền với đất bị giải tỏa của đối tượng bị ảnh hưởng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định quy mô khu tái định cư (nếu cần ) theo quy hoạch để phục vụ cho công tác GPMB.

- Tham gia ý kiến trong Hội đồng với tư cách là Ủy viên Hội đồng, xác định giá nhà cửa vật kiến trúc trên đất mà chưa có trong Quyết định của UBND tỉnh và xử lý những vấn đề liên quan thuộc chức năng của ngành xây dựng.

5. Giám đốc Sở Địa chính :

- Xác định diện tích đất, loại đất cho từng đối tượng được đền bù hoặc không được đền bù về đất để làm cơ sở cho việc thẩm định áp giá đền bù.

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ giấy tờ về đất của các hộ bị ảnh hưởng do Ban GPMB của huyện, thị xã cung cấp để xác định tính hợp pháp trong đền bù về đất.

- Phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã xác định khả năng quỹ đất dùng để đền bù thiệt hại ( khi đền bù cho đối tượng bị ảnh hưởng bằng đất ).

- Tham gia ý kiến về các vấn đề khác với tư cách là Ủy viên Hội đồng và trực tiếp xử lý những vấn đề liên quan về đất phát sinh trong nội dung và yêu cầu của công tác thẩm định phương án giá đền bù.

6. Các cơ quan có liên quan khác thuộc UBND tỉnh, huyện, thị xã có trách nhiệm tham gia cùng với Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng về các lĩnh vực thuộc quản lý chuyên ngành khi có yêu cầu của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các quyết định và xác nhận của mình.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất có trách nhiệm:

- Chấp hành đầy đủ, đúng thời gian thu hồi đất .

- Kê khai trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu về đất, tài sản theo yêu cầu của Hội đồng giải phóng mặt bằng .

- Chấp hành đầy đủ việc công bố quy hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Di chuyển, bàn giao mặt bằng theo đúng quy định của Pháp luật.

8. UBND các phường, xã:

a/ Là Thành viên của Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng của huyện, thị nếu dự án thuộc địa bàn quản lý;

b/ Tổ chức vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương đền bù giải tỏa của Nhà nước;

c/ Căn cứ các quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc xác nhận thời điểm sử dụng đất, xây dựng sử dụng nhà, tài sản khác trên đất và các chế độ chính sách khác của các đối tượng thuộc diện giải tỏa.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực của bản Quy định trong một số trường hợp cụ thể

1. Tất cả các chủ dự án, chủ sử dụng đất có thực hiện đền bù giải tỏa phải thực hiện đúng bản quy định này;

2. Những dự án đang triển khai mà Chủ tịch UBND tỉnh đã có quy định chính sách đền bù riêng thì không áp dụng bản quy định này.

3. Những phương án giá đền bù đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30 tháng 6 năm 2003 thì không áp dụng theo bản quy định này.

Điều 33. Khiếu nại và thời khiếu nại

1. Người bị thu hồi đất nếu thấy quyết định đền bù thiệt hại không đúng với quy định thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại Tố cáo. Người khiếu nại phải gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại hoặc đã được công bố quyết định đền bù thiệt hại. Quá thời hạn nêu trên, đơn khiếu nại không còn giá trị xem xét xử lý;

2. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt giá trị đền bù thiệt hại, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện, thị phối hợp với Chủ dự án công bố tập trung hoặc công bố bằng hình thức niêm yết tại trụ sở UBND phường, xã. Thời điểm công bố quyết định đền bù thiệt hại là thời điểm công bố tập trung hoặc sau niêm yết 3 ngày.

3. Trong khi chờ giải quyết việc khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 34. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, các ngành, đơn vị và các cá nhân phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp và phối hợp với ngành liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Điều 35. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, có động cơ cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến vi phạm các quy định có liên quan đến công tác đền bù giải tỏa thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà có thể xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi hoàn theo quy định của Pháp luật./.