Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1332/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 7 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 2197/QĐ-UBND NGÀY 21/10/2011 CỦA UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch xây dựng;

Xét Tờ trình số 305/TTr-CNH ngày 07 tháng 5 năm 2013 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế và đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản thẩm định số 560/TĐ-SXD ngày 06 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân nhân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

1. Điều chỉnh Khoản 5 của Điều 1 (“Giải pháp quy hoạch nguồn cấp nước (theo các đơn vị hành chính)”) như sau:

a) Thành phố Huế:

- Tổng nhu cầu cấp nước:

+ Đến năm 2015: 147.857 m3/ngày đêm.

+ Đến năm 2020: 173.292 m3/ngày đêm.

+ Đến năm 2030: 239.945 m3/ngày đêm.

- Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:

+ Đến năm 2015: đóng cửa nhà máy xử lý nước Dã Viên (công suất 12.000 m3/ngày đêm) và nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1 (công suất 40.000 m3/ngày đêm); tiếp tục sử dụng nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 công suất (82.500 m3/ngày đêm); xây dựng mới nhà máy xử lý nước Quảng Tế 3 có công suất 90.000 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước của các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 và nhà máy xử lý nước Quảng Tế 3 cung cấp cho thành phố Huế là 149.000 m3/ngày đêm (trên tổng công suất 172.500 m3/ngày đêm).

+ Đến năm 2020: xây dựng mới nhà máy nước Hương Phong có công suất 3.000 m3/ngày đêm, nâng công suất nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 từ 90.000 m3/ngày đêm lên 180.000 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước của các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 và nhà máy xử lý nước Quảng Tế 3 cung cấp cho thành phố Huế là 173.000 m3/ngày đêm (trên tổng công suất đã được nâng cấp lên 262.500 m3/ngày đêm).

+ Đến năm 2030: nâng công suất nhà máy xử lý nước Hương Phong từ 3.000 m3/ngày đêm lên 4.000 m3/ngày đêm, xây dựng lại nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1 có công suất 55.000 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước của các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1,2,3 cung cấp cho thành phố Huế là 240.000 m3/ngày đêm (trên tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).

b) Thị xã Hương Trà:

- Tổng nhu cầu cấp nước:

+ Đến năm 2015: 16.672 m3/ngày đêm.

+ Đến năm 2020: 24.407 m3/ngày đêm.

+ Đến năm 2030: 40.506 m3/ngày đêm.

- Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:

+ Đến năm 2015: sử dụng 15.500 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (đã nâng công suất từ 12.000 m3/ngày đêm lên 32.000 m3/ngày đêm) và 1.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Bình Điền (đã nâng công suất từ 500 m3/ngày đêm lên 1.000 m3/ngày đêm).

+ Đến năm 2020: sử dụng 5.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (công suất 32.000 m3/ngày đêm) và 3.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Bình Điền (đã nâng công suất lên 3.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2, 3 (tổng công suất 262.500 m3/ngày đêm).

+ Đến năm 2030: sử dụng 4.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Bình Điền (đã nâng công suất lên 4.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1,2, 3 (tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).

+ Xây dựng trạm tăng áp Hương Vinh (1.500 m3/ngày đêm).

c) Huyện Phong Điền: Điều chỉnh tên “Nhà máy xử lý nước Phong Điền” thành “Nhà máy xử lý nước Phong Thu”.

2. Điều chỉnh Mục b, Khoản 6 của Điều 1(Quy hoạch mạng lưới đường ống) như sau:

Mạng luới đường ống trên địa bàn toàn tỉnh được phân thành 11 khu vực chính như sau:

- Khu vực Hòa Bình Chương: Đầu tư khoảng 39,40 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN400 và 50 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 29.300 dân.

- Khu vực Phong Điền: Đầu tư khoảng 58,50 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN500 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 37.300 dân.

- Khu vực Tứ Hạ: Đầu tư khoảng 97,80 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN600 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 88.500 dân và khu công nghiệp Tứ Hạ.

- Khu vực thành phố Huế và phụ cận: Đầu tư khoảng 145,98 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN1.200 và 120 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN100 để cấp nước an toàn cho khoảng 565.400 dân và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận.

- Khu vực Bình Điền: Đầu tư khoảng 15 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN125-DN200 và 15 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 6.800 dân tại khu vực thị trấn Bình Điền và vùng phụ cận.

- Khu vực Lộc Bổn - thị xã Hương Thủy: Đầu tư khoảng 150,95 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN700 và 60 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 93.300 dân và các khu công nghiệp Phú Bài, La Sơn.

- Khu vực Lộc An: Đầu tư khoảng 103,80 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN500 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 59.600 dân.

- Khu vực Lộc Trì: Đầu tư khoảng 16,70 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN250 và 20 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 19.100 dân tại thị trấn Phú Lộc và các vùng phụ cận.

- Khu vực Chân Mây: Đầu tư khoảng 138,96 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN800 và 80 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho toàn bộ Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo quy hoạch.

- Khu vực Nam Đông: Đầu tư khoảng 35 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN300 và 50 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 14.000 dân trong thị trấn Khe Tre và các vùng phụ cận và nhà máy xi măng Nam Đông.

- Khu vực A Lưới: Đầu tư khoảng 93,69 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN300 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho thị trấn A Lưới, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt và các vùng phụ cận.

3. Điều chỉnh Khoản 7 của Điều 1 (Phân kỳ đầu tư) như sau:

Tổng mức đầu tư dự kiến để thực hiện quy hoạch: 6.487,38 tỷ đồng.

Trong đó: - Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2011-2020: 4.255,00 tỷ đồng.

- Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2021-2030: 2.232,38 tỷ đồng.

Bảng tính toán khối lượng các hạng mục công trình và khái toán tổng mức các giai đoạn được thể hiện ở Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 không trái với Quyết định này vẫn giữ nguyên.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

 


PHỤ LỤC 1

BẢNG TÓM TẮT CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CẦN THIẾT ĐỂ ĐẦU TỪ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY, TRĂM TĂNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tên nhà máy trạm

Công suất hiện tại

(m3/ng.đ)

Công suất vào năm 2015

(m3/ng.đ)

Công suất vào năm 2020

(m3/ng.đ)

Công suất vào năm 2030

(m3/ng.đ)

Cơ cấu sử dụng đất (m2)

1

Nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương

2.000

2.000

2.000

4.000

Hiện sử dụng

2

Nhà máy xử lý nước Điền Môn

0

3.000

3.000

3.000

10.000

3

Nhà máy xử lý nước Phong Thu

 

8.000

21.000

21.000

15.000

4

Nhà máy xử lý nước Tứ Hạ

12.000

32.000

32.000

32.000

15.000

5

Nhà máy xử lý nước Hương Phong

 

 

3.000

4.000

1.000

6

Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1

40.000

 

 

55.000

Hiện sử dụng

7

Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 21

82.500

82.500

82.500

82.500

Hiện sử dụng

8

Nhà máy xử lý Quarng Tế 3

 

90.000

180.000

180.000

72.126

 

 (Khu xử lý bùn là 14.500 m2)

 

 

 

 

 

9

Nhà máy xử lý nước Dã Viên

12.000

 

 

 

Hiện sử dụng

10

Nhà máy xử lý nước Bình Điền

500

1.000

3.000

4.000

Hiện sử dụng

11

Nhà máy xử lý nước Lộc Bổn

 

20.000

30.000

40.000

11.000

12

Nhà máy xử lý nước Phú Bài

1.800

1.800

1.800

1.800

Hiện sử dụng

13

Nhà máy xử lý nước Lộc An

 

8.000

12.000

16.000

30.000

14

Nhà máy xử lý nước Lộc Trì

 

2.000

4.000

6.000

12.400

15

Nhà máy xử lý nước Lộc Bình

 

2.000

2.000

3.000

 10.000

16

Nhà máy xử lý nước Lộc Thủy

 

55.000

110.000

110.000

60.000

17

Nhà máy xử lý nước Chân Mây

6.000

8.000

8.000

8.000

5.000

18

Nhà máy xử lý nước Nam Đông

2.000

2.000

2.000

2.000

Hiện sử dụng

19

Nhà máy xử lý nước Thượng Long

 

2.000

2.000

4.000

10.000

20

Nhà máy xử lý nước A Lưới

2.000

4.000

4.000

6.000

2.000

21

Nhà máy xử lý nước A Đớt

0

0

9.000

13.000

10.000

22

Nhà máy xử lý nước Đông Sơn

180

400

600

600

Hiện sử dụng

23

Nhà máy xử lý nước Hương Phong (huyện A Lưới)

180

500

1.000

1.000

Hiện sử dụng

24

Nhà máy xử lý nước Hồng Hạ

100

600

700

700

Hiện sử dụng

25

Nhà máy xử lý nước Hương Nguyên

120

200

200

200

Hiện sử dụng

26

Nhà máy xử lý nước A Roàng

100

200

200

400

Hiện sử dụng

27

Nhà máy xử lý nước Hồng Trung

170

200

400

600

Hiện sử dụng

28

Nhà máy xử lý nước Hồng Thủy

160

200

200

400

Hiện sử dụng

29

Trạm bơm nước cấp I + bảo tàng nước

120.000

240.000

320.000

 -

25.630

30

Trạm tăng áp Thuận An

 

2.000

4.000

 

10.000

31

Trạm tăng áp Điền Hải

100

250

500

 

5.000

32

Trạm tăng áp Sịa

 

1.500

 

 

10.000

33

Trạm tăng áp Đồng Lâm

500

1.000

2.000

 

10.000

34

Trạm tăng áp Thanh Hà

 

250

 

 

10.000

35

Trạm tăng áp Vinh Hiền

100

1.000

 

 

5.000

36

Trạm tăng áp Vân Trình

170

1.000

 

 

5.000

37

Trạm tăng áp Quảng An

500

1.000

1.000

 

Hiện sử dụng

38

Trạm tăng áp Hương Vinh

 

1.500

 

 

9.000

 

Tổng diện tích đất sử dụng (m2)

 

 

 

 

353.156


PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2015-2020-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định 1332/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Stt

Các nhà máy xử lý nước

Hiện tại

(m3/ng.đ)

Năm 2015

(m3/ng.đ)

Năm 2020

(m3/ng.đ)

Năm 2030

(m3/ng.đ)

1

Nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương

2.000

2.000

2.000

4.000

2

Nhà máy xử lý nước Điền Môn

 

3.000

3.000

3.000

3

Nhà máy xử lý nước Phong Thu

 

8.000

21.000

21.000

4

Nhà máy xử lý nước Tứ Hạ

12.000

32.000

32.000

32.000

5

Nhà máy xử lý nước Hương Phong

 

 

3.000

4.000

6

Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1

40.000

Đóng cửa

Đóng cửa

55.000

7

Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2

82.500

82.500

82.500

82.500

8

Nhà máy xử lý Quảng Tế 3

 

90.000

180.000

180.000

9

Nhà máy xử lý nước Dã Viên

12.000

Đóng cửa

Đóng cửa

Đóng cửa

10

Nhà máy xử lý nước Bình Điền

500

1.000

3.000

4.000

11

Nhà máy xử lý nước Lộc Bổn

 

20.000

30.000

40.000

12

Nhà máy xử lý nước Phú Bài

1.800

1.800

1.800

1.800

13

Nhà máy xử lý nước Lộc An

 

8.000

12.000

16.000

14

Nhà máy xử lý nước Lộc Trì

 

2.000

4.000

6.000

15

Nhà máy xử lý nước Lộc Bình

 

2.000

2.000

3.000

16

Nhà máy xử lý nước Lộc Thủy

 

55.000

110.000

110.000

17

Nhà máy xử lý nước Chân Mây

6.000

8.000

8.000

8.000

18

Nhà máy xử lý nước Nam Đông

2.000

2.000

2.000

2.000

19

Nhà máy xử lý nước Thượng Long

 

2.000

2.000

4.000

20

Nhà máy xử lý nước A Lưới

2.000

2.000

4.000

6.000

21

Nhà máy xử lý nước A Đớt

 

 

9.000

13.000

22

Nhà máy xử lý nước Đông Sơn

180

400

600

600

23

Nhà máy xử lý nước Hương Phong

180

500

1.000

1.000

24

Nhà máy xử lý nước Hồng Hạ

100

600

700

7000

25

Nhà máy xử lý nước Hương Nguyên

120

200

200

200

26

Nhà máy xử lý nước A Roàng

100

200

200

400

27

Nhà máy xử lý nước Hồng Trung

170

200

400

600

28

Nhà máy xử lý nước Hồng Thủy

160

200

200

400

29

Trạm bơm cấp I Vạn Niên

120.000

240.000

320.000

-

 

Tổng công suất của các nhà máy

161.810

325.600

514.600

599.200

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 2011-2020 VÀ 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Stt

Tên khoản mục

Đơn vị

Khối lượng

2011-2020

(tỷ đồng)

2021-2030

(tỷ đồng)

Tổng cộng

(tỷ đồng)

I

Giá trị xây lắp

 

Gxl

3.019,71

1.606,86

4.626,56

1

Các nhà máy xử lý nước

m3/ng.đ

352.790,0

964,50

1.207,20

2.171,70

2

Trạm tăng áp

m3/ng.đ

13.000,0

12,89

8,84

21,73

3

Tuyến ống truyền tải

md

1.024.790,0

1.748,22

268,64

2.016,85

4

Tuyến ống phân phối

md

925.000,0

166,75

52,90

219,65

5

Hệ thống quản lý SCADA

m3/ng.đ

465.300,0

107,35

59,28

166,63

6

Các hệ thống cấp nước nhỏ lẻ

 

 

20,00

10,00

30,00

II

Chi phí QLDA

 

 

23,37

12,44

35,81

III

Chi phí tư vấn

 

 

49,26

26,21

75,47

IV

Bảo hiểm công trình

 

 

9,06

4,82

13,88

V

Dự phòng phí

 

 

310,14

165,03

475,17

VI

Giải phóng mặt bằng

 

 

51,47

1,50

52,97

VIII

Lãi vay ngân hàng

 

 

772,94

405,52

1.178,47

IX

Kiểm toán quyết toán

 

 

19,05

9,99

29,04

 

Tổng mức đầu tư

 

 

4.255,00

2.232,38

6.487,38

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1332/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Quyết định 2197/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1332/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/07/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Cao
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản