Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2197/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Công văn số 149/HTKT-CTN ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng về việc tham gia ý kiến bản dự thảo Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 636/TTr-CNH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế và đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Văn bản thẩm định số 1099/TĐ-SXD ngày 19 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
a) Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 5.033,2 km2 với dân số khoảng 1.088 nghìn người (tổng điều tra dân số năm 2009), bao gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện: Nam Đông, A Lưới, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang và Phú Lộc.
b) Phạm vi lập quy hoạch: các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu vực nông thôn có thể kết hợp với cấp nước đô thị thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nguồn nước và quản lý tổng hợp các lưu vực sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
b) Hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
c) Bảo đảm khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm.
d) Tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển cấp nước.
3. Phương án quy hoạch sử dụng đất:
a) Đối với cụm đầu mối: Bao gồm các nhà máy cấp nước, trạm bơm cấp I, trạm bơm tăng áp, các chi nhánh cấp nước, khu bảo tàng nước, kho bãi,... trên địa bàn toàn tỉnh, phương án quy hoạch sử dụng đất là thu hồi và giao cấp đất lâu dài cho chủ đầu tư để phục vụ các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước với diện tích dự kiến đến năm 2030 là: 35,32 ha (Bảng cơ cấu sử dụng đất tại Phụ lục I đính kèm).
b) Đối với xây dựng hệ thống các đường ống cấp nước: Với phương án quy hoạch, việc sử dụng diện tích đất để xây dựng hệ thống đường ống chủ yếu nằm trong hành lang kỹ thuật của các tuyến giao thông; chỉ có một số tuyến trong trường hợp đặc biệt là phải thu hồi đất theo quy định.
4. Chỉ tiêu và nhu cầu nước đến năm 2015, 2020, tầm nhìn đến 2030:
a) Chỉ tiêu cấp nước:
- Cấp nước cho sinh hoạt:
+ Thành phố Huế: Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2015 là 165 lít/người.ngày đêm và đến năm 2020 là 180 lít/người.ngày đêm.
+ Đối với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (theo quy hoạch đến năm 2015 là đô thị loại 3 và đến năm 2020 phát triển thành đô thị loại 2): Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2015 là 120 lít/người.ngày đêm và đến năm 2020 là 150 lít/người.ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV, V và vùng ven đô thị: Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2015 là 100 lít/người.ngày đêm và đến năm 2020 là 120 lít/người. ngày đêm.
+ Đối với vùng dân cư nông thôn: Tiêu chuẩn cấp nước đến năm 2015 là 65 lít/người.ngày đêm và đến năm 2020 là 80 lít/người.ngày đêm.
- Cấp nước cho công nghiệp: Tiêu chuẩn cấp nước cho các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung là 20m3/ha.ngày đêm cho 60% diện tích theo quy hoạch.
- Chỉ tiêu dùng nước thương mại và dịch vụ công cộng:
+ Đối với thành phố Huế và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: 20% nhu cầu nước sinh hoạt.
+ Đối với các đô thị khác: 15% nhu cầu dùng nước sinh hoạt.
- Chỉ tiêu thất thoát (nước không doanh thu): 15% lượng nước sản xuất.
b) Tổng nhu cầu cấp nước toàn tỉnh:
- Đến năm 2015: 322.595 m3/ngày đêm.
- Đến năm 2020: 476.266 m3/ngày đêm.
- Đến năm 2030: 668.628 m3/ngày đêm.
(Xem Bảng dự báo nhu cầu cấp nuớc cho các giai đoạn theo các đơn vị hành chính của tỉnh tại Phụ Lục 2 kèm theo Quyết định này).
5. Giải pháp quy hoạch nguồn cấp nước (theo các đơn vị hành chính):
a) Đối với các khu vực tập trung dân cư: Được chia thành 9 khu vực cấp nước tập trung theo địa giới hành chính:
- Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 147.857 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 173.292 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 239.945 m3/ngày đêm.
- Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Đóng cửa nhà máy xử lý nước Dã Viên (công suất 12.000 m3/ngày đêm) và nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1 (công suất 40.000 m3/ngày đêm); tiếp tục sử dụng nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 (công suất 82.500 m3/ngày đêm); xây dựng mới nhà máy xử lý nước Quảng Tế 3 có công suất 90.000 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước của các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 và nhà máy xử lý nước Quảng Tế 3 cung cấp cho thành phố Huế là 149.000 m3/ngày đêm (trên tổng công suất 172.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: Nâng công suất nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 từ 90.000 m3/ngày đêm lên 180.000 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước của các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 và nhà máy xử lý nước Quảng Tế 3 cung cấp cho thành phố Huế là 173.000 m3/ngày đêm (trên tổng công suất đã được nâng cấp lên 262.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: Xây dựng lại nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1 có công suất 55.000 m3/ngày đêm. Tổng lượng nước của các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1, 2, 3 cung cấp cho thành phố Huế là 240.000 m3/ngày đêm (trên tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 26.232 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 42.568 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 78.701 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Sử dụng 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (xây dựng mới, công suất 20.000 m3/ngày đêm), 1.800 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Phú Bài (đã có, công suất 1.800 m3/ngày đêm), còn lại từ nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 (đã có, công suất 82.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: Sử dụng 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (đã nâng công suất lên 30.000 m3/ngày đêm), 1.800 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Phú Bài (công suất 1.800 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2, 3 (tổng công suất đã được nâng cấp lên 262.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: Sử dụng 16.500 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (đã nâng công suất lên 40.000 m3/ngày đêm), 1.800 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Phú Bài (công suất 1.800 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1, 2, 3 (tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).
- Huyện A Lưới:
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 5.237 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 15.580 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 22.974 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Nâng công suất nhà máy xử lý nước A Lưới từ 2.000 m3/ngày đêm lên 4.000 m3/ngày đêm; cải tạo và nâng công suất một số nhà máy xử lý nước nhỏ (Đông Sơn, Hương Phong, Hồng Hạ, Hương Nguyên, A Roàng, Hồng Trung và Hồng Thuỷ).
* Đến năm 2020: xây dựng mới nhà máy xử lý nước A Đớt công suất 9.000 m3/ngày đêm; tiếp tục nâng công suất một số nhà máy xử lý nước nhỏ (Đông Sơn, Hương Phong, Hồng Hạ và Hồng Trung).
* Đến năm 2030: nâng công suất nhà máy xử lý nước A Lưới từ 4.000 m3/ngày đêm lên 6.000 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý nước A Đớt từ 9.000 m3/ngày đêm lên 13.000 m3/ngày đêm; tiếp tục nâng công suất một số nhà máy xử lý nước nhỏ (A Roàng, Hồng Trung và Hồng Thuỷ).
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 1.900 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 2.916 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 4.874 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Sử dụng tiếp tục nhà máy xử lý nước Khe Tre công suất 2.000 m3/ngày đêm; xây dựng mới nhà máy xử lý nước Thượng Long công suất 2.000 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020 hoặc 2030: nâng công suất nhà máy xử lý nước Thượng Long từ 2.000 m3/ngày đêm lên 4.000 m3/ngày đêm tại thời điểm phù hợp (để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển nhà máy xi măng Nam Đông).
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 62.645 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 103.677 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 142.495 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Sử dụng 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (xây dựng mới, công suất 20.000 m3/ngày đêm), 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc An (xây dựng mới, công suất 8.000 m3/ngày đêm), 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Trì (xây dựng mới, công suất 2.000 m3/ngày đêm), 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bình (xây dựng mới, công suất 2.000 m3/ngày đêm), 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Chân Mây (được nâng công suất từ 6.000 m3/ngày đêm lên 8.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ nhà máy xử lý nước Lộc Thủy (xây dựng mới giai đoạn I, công suất 55.000 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: Sử dụng 18.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (đã nâng công suất lên 30.000 m3/ngày đêm), 6.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc An (đã nâng công suất lên 12.000 m3/ngày đêm), 4.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Trì (đã nâng công suất lên 4.000 m3/ngày đêm), 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bình (công suất 2.000 m3/ngày đêm), 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Chân Mây (công suất 8.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ nhà máy xử lý nước Lộc Thủy (xây dựng mới giai đoạn I, công suất 55.000 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: Sử dụng 13.500 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (đã nâng công suất lên 40.000 m3/ngày đêm), 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc An (đã nâng công suất lên 16.000 m3/ngày đêm), 6.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Trì (đã nâng công suất lên 6.000 m3/ngày đêm), 3.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bình (đã nâng công suất lên 3.000 m3/ngày đêm), 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Chân Mây (công suất 8.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ nhà máy xử lý nước Lộc Thủy (xây dựng hoàn chỉnh công suất 110.000 m3/ngày đêm).
* Xây dựng trạm tăng áp Vinh Hiền công suất 250 m3/ngày đêm.
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 24.363 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 32.876 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 57.189 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Sử dụng 4.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (xây dựng mới, công suất 20.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 (đã có, công suất 82.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: Sử dụng 4.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (đã nâng công suất lên 30.000 m3/ngày đêm), 6.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc An (đã nâng công suất lên 12.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2,3 (tổng công suất 262.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: sử dụng 10.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc Bổn (đã nâng công suất lên 40.000 m3/ngày đêm), 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Lộc An (đã nâng công suất lên 16.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1,2,3 (tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).
* Xây dựng các trạm tăng áp: Thuận An (2.000 m3/ngày đêm) và Thanh Hà (250 m3/ngày đêm).
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 16.672 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 24.407 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 40.506 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Sử dụng 15.500 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (đã nâng công suất từ 12.000 m3/ngày đêm lên 32.000 m3/ngày đêm) và 1.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Bình Điền (đã nâng công suất từ 500 m3/ngày đêm lên 1.000 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: Sử dụng 5.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (công suất 32.000 m3/ngày đêm) và 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Bình Điền (đã nâng công suất lên 2.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2, 3 (tổng công suất 262.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: Sử dụng 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Bình Điền (công suất 2.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1, 2, 3 (tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).
* Xây dựng trạm tăng áp Hương Vinh (1.500 m3/ngày đêm).
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 7.634 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 12.761 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 21.307 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: sử dụng 5.430 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (đã nâng công suất từ 12.000 m3/ngày đêm lên 32.000 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: sử dụng 13.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (công suất 32.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2, 3 (tổng công suất 262.500 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: sử dụng 14.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (công suất 32.000 m3/ngày đêm), còn lại lấy từ các nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1, 2, 3 (tổng công suất 317.500 m3/ngày đêm).
* Xây dựng các trạm tăng áp: Sịa (1.500 m3/ngày đêm) và Quảng An (1.000 m3/ngày đêm).
+ Tổng nhu cầu cấp nước:
* Đến năm 2015: 22.096 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2020: 39.913 m3/ngày đêm.
* Đến năm 2030: 60.636 m3/ngày đêm.
+ Phương án quy hoạch nguồn cấp nước:
* Đến năm 2015: Sử dụng 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương (đã có, công suất 2.000 m3/ngày đêm), 9.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (đã nâng công suất từ 12.000 m3/ngày đêm lên 32.000 m3/ngày đêm), 3.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Điền Môn (xây dựng mới, công suất 3.000 m3/ngày đêm) và 8.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Phong Điền (xây dựng mới, công suất 3.000 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2020: Sử dụng 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương (công suất 2.000 m3/ngày đêm), 14.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (công suất 32.000 m3/ngày đêm), 3.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Điền Môn (công suất 3.000 m3/ngày đêm) và 21.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Phong Điền (đã nâng công suất lên 21.000 m3/ngày đêm).
* Đến năm 2030: Sử dụng 2.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương (công suất 2.000 m3/ngày đêm), 32.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Tứ Hạ (công suất 32.000 m3/ngày đêm), 3.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Điền Môn (công suất 3.000 m3/ngày đêm) và 21.000 m3/ngày đêm từ nhà máy xử lý nước Phong Điền (đã nâng công suất lên 21.000 m3/ngày đêm).
* Xây dựng các trạm tăng áp: Đồng Lâm (1.000 m3/ngày đêm), Vân Trình (1.000 m3/ngày đêm) và Điền Hải (250 m3/ngày đêm).
b) Đối với các cụm dân cư nhỏ ở vùng bị địa hình chia cắt: Các cụm dân cư nhỏ ở vùng bị địa hình chia cắt khó tiếp cận được với hệ thống cấp nước tập trung, hoặc nếu có thể tiếp cận được thì chi phí để nối mạng, làm hệ thống tăng áp là rất lớn và không kinh tế. Hiện tại, có một số khu vực đã được đầu tư hệ thống cấp nước nông thôn có công suất khoảng từ 50-500 m3/ngày đêm từ chương trình nước sạch nông thôn, và các hệ thống này do địa phương quản lý. Do hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh phí, năng lực quản lý vận hành nên các hệ thống cấp nước nông thôn do địa phương quản lý hiện tại đã xuống cấp trầm trọng và không phát huy được hiệu quả, nguồn nước cấp thường xuyên bị gián đoạn và chất lượng không được đảm bảo.
- Phương án cấp nước đối với khu vực có trạm cấp nước nông thôn: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước tỉnh (HUEWACO) sẽ tiếp nhận lại các công trình cấp nước nông thôn, cải tạo và nâng cấp hệ thống để cấp nước ổn định đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước an toàn theo quy định.
- Phương án cấp nước đối với khu vực chưa có hệ thống cấp nước: Tiếp tục sử dụng các nguồn nước giếng khoan, giếng khơi có chất lượng tốt, bể thu nước mưa và các nguồn nước hợp vệ sinh khác đạt các tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước tỉnh (HUEWACO) sẽ lắp đặt các trạm xử lý quy mô nhỏ sử dụng thiết bị lọc áp lực hoặc thiết bị lọc màng và khử trùng bằng thiết bị châm Clo tự động để cung cấp nước sạch dùng cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống.
6. Quy hoạch hệ thống cấp nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
a) Quy hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy cấp nước và các trạm tăng áp qua các giai đoạn:
- Trên cơ sở hệ thống cấp nước hiện trạng, nhu cầu cấp nước của từng khu vực và nguồn nước, xây dựng phương án quy hoạch đầu tư xây dựng (cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới) các nhà máy xử lý nước và các trạm tăng áp giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Danh mục các nhà máy xử lý nước và các trạm tăng áp với công suất dự kiến qua từng giai đoạn được thể hiện tại các Phụ lục 3 và 4 ban hành kèm theo Quyết định này.
- Khu vực Hòa Bình Chương: Đầu tư khoảng 25 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN250 và 50 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 29.300 dân.
- Khu vực Phong Điền: Đầu tư khoảng 30 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN400 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 37.300 dân.
- Khu vực Tứ Hạ: Đầu tư khoảng 45 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN300 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 88.500 dân và khu công nghiệp Tứ Hạ.
- Khu vực thành phố Huế và phụ cận: Đầu tư khoảng 65 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN1.200 và 120 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN100 để cấp nước an toàn cho khoảng 565.400 dân và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận.
- Khu vực Bình Điền: Đầu tư khoảng 15 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN125-DN200 và 15 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 6.800 dân tại khu vực thị trấn Bình Điền và vùng phụ cận.
- Khu vực Lộc Bổn: Đầu tư khoảng 65 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN150-DN500 và 60 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 93.300 dân và các khu công nghiệp Phú Bài, La Sơn.
- Khu vực Lộc An: Đầu tư khoảng 55 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN 150-DN500 và 60 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 59.600 dân.
- Khu vực Lộc Trì: Đầu tư khoảng 15 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN250 và 20 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 19.100 dân tại thị trấn Phú Lộc và các vùng phụ cận.
- Khu vực Chân Mây: Đầu tư khoảng 116 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN800 và 80 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50 - DN80 đảm bảo cấp nước an toàn cho toàn bộ Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo quy hoạch.
- Khu vực Nam Đông: Đầu tư khoảng 35 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN200 và 50 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho khoảng 14.000 dân trong thị trấn Khe Tre, các vùng phụ cận và nhà máy xi măng Nam Đông.
- Khu vực A Lưới: Đầu tư khoảng 50 km đường ống truyền tải có đường kính từ DN100-DN300 và 90 km đường ống phân phối có đường kính từ DN50-DN80 để cấp nước an toàn cho thị trấn A Lưới, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt và các vùng phụ cận.
Tổng mức đầu tư dự kiến để thực hiện quy hoạch: 4.947,9 tỷ đồng.
Trong đó: - Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2011- 2020: 3.339,7 tỷ đồng.
- Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2021- 2030: 1.608,2 tỷ đồng.
Bảng tính toán khối lượng các hạng mục công trình và khái toán tổng mức đầu tư các giai đoạn được thể hiện ở Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định này.
8. Nguồn vốn: Kinh phí để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quy hoạch tương đối lớn; vì vậy, cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn bao gồm: vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, vốn từ nguồn khấu hao cơ bản, vốn do nhân dân đóng góp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, giao trách nhiệm:
1. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện các công việc sau:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thực hiện.
b) Tổ chức việc cắm mốc các hạng mục công trình quan trọng.
c) Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt; tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các nguồn vốn, lựa chọn các giải pháp xây dựng phù hợp, lập kế hoạch xây dựng chi tiết các khu đầu mối trình UBND tỉnh phê duyệt để có cơ sở quản lý đất đai, xây dựng công trình theo đúng luật định hiện hành của Nhà nước.
d) Xây dựng quy định quản lý quy hoạch, trình Sở Xây dựng thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt.
đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hiện trạng và quy hoạch này; đảm bảo tích hợp vào hệ thống GIS của tỉnh.
2. Sở Xây dựng:
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý quy hoạch này theo chức năng nhiệm vụ được giao; thường xuyên rà soát để kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch.
b) Báo cáo tình hình thực hiện cho UBND tỉnh vào tháng 12 hàng năm.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; Giám đốc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế; Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Stt | Tên nhà máy, trạm | Công suất hiện tại (m3/ng. đ) | Công suất vào năm 2015 (m3/ng. đ) | Công suất vào năm 2020 (m3/ng. đ) | Công suất vào năm 2030 (m3/ng. đ) | Cơ cấu sử dụng đất (m2) |
1 | Nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 4.000 | Hiện sử dụng |
2 | Nhà máy xử lý nước Điền Môn | 0 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 10.000 |
3 | Nhà máy xử lý nước Phong Điền |
| 8.000 | 21.000 | 21.000 | 15.000 |
4 | Nhà máy xử lý nước Tứ Hạ | 12.000 | 32.000 | 32.000 | 32.000 | 15.000 |
5 | Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1 | 40.000 |
|
| 55.000 | Hiện sử dụng |
6 | Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 | 82.500 | 82.500 | 82.500 | 82.500 | Hiện sử dụng |
7 | Nhà máy xử lý Quảng Tế 3 |
| 90.000 | 180.000 | 180.000 | 72.126 |
| (Khu xử lý bùn là 14.500 m2) |
|
|
|
|
|
8 | Nhà máy xử lý nước Dã Viên | 12.000 |
|
|
| Hiện sử dụng |
9 | Nhà máy xử lý nước Bình Điền | 500 | 1.000 | 2.000 | 2.000 | Hiện sử dụng |
10 | Nhà máy xử lý nước Lộc Bổn |
| 20.000 | 30.000 | 40.000 | 11.000 |
11 | Nhà máy xử lý nước Phú Bài | 1.800 | 1.800 | 1.800 | 1.800 | Hiện sử dụng |
12 | Nhà máy xử lý nước Lộc An |
| 8.000 | 12.000 | 16.000 | 30.000 |
13 | Nhà máy xử lý nước Lộc Trì |
| 2.000 | 4.000 | 6.000 | 12.400 |
14 | Nhà máy xử lý nước Lộc Bình |
| 2.000 | 2.000 | 3.000 | 10.000 |
15 | Nhà máy xử lý nước Lộc Thủy |
| 55.000 | 110.000 | 110.000 | 60.000 |
16 | Nhà máy xử lý nước Chân Mây | 6.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 5.000 |
17 | Nhà máy xử lý nước Nam Đông | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | Hiện sử dụng |
18 | Nhà máy xử lý nước Thượng Long |
| 2.000 | 2.000 | 4.000 | 10.000 |
19 | Nhà máy xử lý nước A Lưới | 2.000 | 4.000 | 4.000 | 6.000 | 2.000 |
20 | Nhà máy xử lý nước A Đớt | 0 | 0 | 9.000 | 13.000 | 10.000 |
21 | Nhà máy xử lý nước Đông Sơn | 180 | 400 | 600 | 600 | Hiện sử dụng |
22 | Nhà máy xử lý nước Hương Phong (huyện A Lưới) | 180 | 500 | 1.000 | 1.000 | Hiện sử dụng |
23 | Nhà máy xử lý nước Hồng Hạ | 100 | 600 | 700 | 700 | Hiện sử dụng |
24 | Nhà máy xử lý nước Hương Nguyên | 120 | 200 | 200 | 200 | Hiện sử dụng |
25 | Nhà máy xử lý nước A Roàng | 100 | 200 | 200 | 400 | Hiện sử dụng |
26 | Nhà máy xử lý nước Hồng Trung | 170 | 200 | 400 | 600 | Hiện sử dụng |
27 | Nhà máy xử lý nước Hồng Thủy | 160 | 200 | 200 | 400 | Hiện sử dụng |
28 | Trạm bơm cấp I + bảo tàng nước | 120.000 | 240.000 | 320.000 | - | 25.630 |
29 | Trạm tăng áp Thuận An |
| 2.000 | 4.000 |
| 10.000 |
30 | Trạm tăng áp Điền Hải | 100 | 250 | 500 |
| 5.000 |
31 | Trạm tăng áp Sịa |
| 1.500 |
|
| 10.000 |
32 | Trạm tăng áp Đồng Lâm | 500 | 1.000 | 2.000 |
| 10.000 |
33 | Trạm tăng áp Thanh Hà |
| 250 |
|
| 10.000 |
34 | Trạm tăng áp Vinh Hiền | 100 | 250 |
|
| 5.000 |
35 | Trạm tăng áp Vân Trình | 170 | 1.000 |
|
| 5.000 |
36 | Trạm tăng áp Quảng An | 500 | 1.000 | 1.000 |
| Hiện sử dụng |
37 | Trạm tăng áp Hương Vinh |
| 1.500 |
|
| 10.000 |
| Tổng diện tích đất sử dụng (m2) |
|
|
|
| 353.156 |
DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC TOÀN TỈNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Đơn vị hành chính | NHU CẦU CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2015 (m3/ ngày đêm) | ||||
Nước sinh hoạt | Nước công nghiệp | Nước thương mại và dịch vụ | Tổng nhu cầu bình quân/ngày (kể cả thất thoát) | Công suất cấp nước lớn nhất/ngày | |
Huyện A Lưới | 1.532 | 1.800 | 150 | 4.097 | 5.327 |
Huyện Nam Đông | 1.084 | 120 | 88 | 1.520 | 1.900 |
Huyện Phú Lộc | 18.960 | 20.332 | 3.307 | 50.116 | 62.645 |
Thị xã Hương Thủy | 6.070 | 15.880 | 348 | 26.232 | 34.102 |
Huyện Phú Vang | 10.631 | 5.400 | 536 | 19.490 | 24.363 |
Huyện Hương Trà | 6.766 | 4.040 | 95 | 12.825 | 16.672 |
Huyện Phong Điền | 5.130 | 9.740 | 155 | 17.676 | 22.096 |
Huyện Quảng Điền | 2.051 | 2.820 | 120 | 5.872 | 7.634 |
Thành phố Huế | 75.187 | 2.800 | 22.556 | 118.285 | 147.857 |
Tổng cộng toàn tỉnh | 127.410 | 62.932 | 27.356 | 256.115 | 322.595 |
Đơn vị hành chính | NHU CẦU CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2020 (m3/ngày đêm) | ||||
Nước sinh hoạt | Nước công nghiệp | Nước thương mại và dịch vụ | Tổng nhu cầu bình quân/ngày (kể cả thất thoát) | Công suất cấp nước lớn nhất/ngày | |
Huyện A Lưới | 2.728 | 1.800 | 7.399 | 12.464 | 15.580 |
Huyện Nam Đông | 1.555 | 420 | 125 | 2.333 | 2.916 |
Huyện Phú Lộc | 40.179 | 29.544 | 8.035 | 86.397 | 103.677 |
Thị xã Hương Thủy | 8.760 | 29.000 | 552 | 42.568 | 55.339 |
Huyện Phú Vang | 14.610 | 8.500 | 560 | 26.301 | 32.876 |
Huyện Hương Trà | 9.891 | 7.380 | 302 | 19.526 | 39.913 |
Huyện Phong Điền | 7.714 | 22.000 | 221 | 33.261 | 39.913 |
Huyện Quảng Điền | 3.069 | 6.120 | 382 | 10.634 | 12.761 |
Thành phố Huế | 91.209 | 1.400 | 27.363 | 133.301 | 173.292 |
Tổng cộng toàn tỉnh | 179.714 | 106.164 | 44.938 | 366.785 | 476.266 |
Đơn vị hành chính | NHU CẦU CẤP NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 (m3/ngày đêm) | ||||
Nước sinh hoạt | Nước công nghiệp | Nước thương mại và dịch vụ | Tổng nhu cầu bình quân/ngày (kể cả thất thoát) | Công suất cấp nước lớn nhất/ngày | |
Huyện A Lưới | 4.826 | 1.850 | 10.905 | 18.379 | 22.974 |
Huyện Nam Đông | 2.814 | 420 | 276 | 3.899 | 4.874 |
Huyện Phú Lộc | 55.982 | 41.450 | 9.439 | 118.746 | 142.495 |
Thị xã Hương Thủy | 15.137 | 38.200 | 1.149 | 60.540 | 78.701 |
Huyện Phú Vang | 27.502 | 12.100 | 1.574 | 45.751 | 57.189 |
Huyện Hương Trà | 17.136 | 11.400 | 628 | 32.405 | 40.506 |
Huyện Phong Điền | 15.766 | 29.200 | 510 | 50.530 | 60.636 |
Huyện Quảng Điền | 5.336 | 9.320 | 1.325 | 17.756 | 21.307 |
Thành phố Huế | 118.654 | - | 47.462 | 184.573 | 239.945 |
Tổng cộng toàn tỉnh | 263.153 | 143.940 | 73.328 | 532.579 | 668.628 |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Stt | Các nhà máy xử lý nước | Hiện tại (m3/ng.đ) | Năm 2015 (m3/ng.đ) | Năm 2020 (m3/ng.đ) | Năm 2030 (m3/ng.đ) |
1 | Nhà máy xử lý nước Hòa Bình Chương | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 4.000 |
2 | Nhà máy xử lý nước Điền Môn |
| 3.000 | 3.000 | 3.000 |
3 | Nhà máy xử lý nước Phong Điền |
| 8.000 | 21.000 | 21.000 |
4 | Nhà máy xử lý nước Tứ Hạ | 12.000 | 32.000 | 32.000 | 32.000 |
5 | Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 1 | 40.000 | Đóng cửa | Đóng cửa | 55.000 |
6 | Nhà máy xử lý nước Quảng Tế 2 | 82.500 | 82.500 | 82.500 | 82.500 |
7 | Nhà máy xử lý Quảng Tế 3 |
| 90.000 | 180.000 | 180.000 |
8 | Nhà máy xử lý nước Dã Viên | 12.000 | Đóng cửa | Đóng cửa | Đóng cửa |
9 | Nhà máy xử lý nước Bình Điền | 500 | 1.000 | 2.000 | 2.000 |
10 | Nhà máy xử lý nước Lộc Bổn |
| 20.000 | 30.000 | 40.000 |
11 | Nhà máy xử lý nước Phú Bài | 1.800 | 1.800 | 1.800 | 1.800 |
12 | Nhà máy xử lý nước Lộc An |
| 8.000 | 12.000 | 16.000 |
13 | Nhà máy xử lý nước Lộc Trì |
| 2.000 | 4.000 | 6.000 |
14 | Nhà máy xử lý nước Lộc Bình |
| 2.000 | 2.000 | 3.000 |
15 | Nhà máy xử lý nước Lộc Thủy |
| 55.000 | 110.000 | 110.000 |
16 | Nhà máy xử lý nước Chân Mây | 6.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 |
17 | Nhà máy xử lý nước Nam Đông | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 |
18 | Nhà máy xử lý nước Thượng Long |
| 2.000 | 2.000 | 4.000 |
19 | Nhà máy xử lý nước A Lưới | 2.000 | 4.000 | 4.000 | 6.000 |
20 | Nhà máy xử lý nước A Đớt |
|
| 9.000 | 13.000 |
21 | Nhà máy xử lý nước Đông Sơn | 180 | 400 | 600 | 600 |
22 | Nhà máy xử lý nước Hương Phong | 180 | 500 | 1.000 | 1.000 |
23 | Nhà máy xử lý nước Hồng Hạ | 100 | 600 | 700 | 700 |
24 | Nhà máy xử lý nước Hương Nguyên | 120 | 200 | 200 | 200 |
25 | Nhà máy xử lý nước A Roàng | 100 | 200 | 200 | 400 |
26 | Nhà máy xử lý nước Hồng Trung | 170 | 200 | 400 | 600 |
27 | Nhà máy xử lý nước Hồng Thủy | 160 | 200 | 200 | 400 |
28 | Trạm bơm cấp I Vạn Niên | 120.000 | 240.000 | 320.000 | - |
| Tổng công suất của các nhà máy | 161.810 | 325.600 | 510.600 | 593.200 |
DANH MỤC CÁC TRẠM TĂNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND n gày 21/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Stt | Trạm tăng áp | Hiện tại (m3/ng. đ) | Năm 2015 (m3/ng. đ) | Năm 2020 (m3/ng. đ) | Năm 2030 (m3/ng. đ) |
1 | Vinh Hiền | 100 | 250 | 250 | 250 |
2 | Thuận An | Chưa có | 2.000 | 4.000 | 4.000 |
3 | Thanh Hà | Chưa có | 250 | 250 | 250 |
4 | Hương Vinh | Chưa có | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
5 | Sịa | Chưa có | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
6 | Quảng An | 500 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
7 | Đồng Lâm | 500 | 1.000 | 2.000 | 2.000 |
8 | Vân Trình | 170 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
9 | Điền Hải | 100 | 250 | 500 | 500 |
| Tổng công suất | 1.370 | 8.250 | 13.000 | 13.000 |
BẢNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 2011-2020 VÀ 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Stt | Tên khoản mục | Đơn vị | Khối lượng | 2011-2020 (tỷ đồng) | 2021-2030 (tỷ đồng) | Tổng cộng (tỷ đồng) |
I | Giá trị Xây lắp |
| Gxl | 2.360,34 | 1.157,20 | 3.517,54 |
1 | Các nhà máy xử lý nước | m3/ng.đ | 345.790,0 | 1.111,85 | 951,15 | 2.062,99 |
2 | Trạm tăng áp | m3/ng.đ | 13.000,0 | 12,89 | 8,84 | 21,73 |
3 | md | 564.282,0 | 945,72 | 84,00 | 1.029,72 | |
4 | Tuyến ống phân phối | md | 925.000,0 | 166,75 | 52,90 | 219,65 |
5 | Hệ thống quản lý SCADA | m3/ng.đ | 459.300,0 | 103,14 | 50,31 | 153,45 |
6 | Các hệ thống cấp nước nhỏ lẻ |
|
| 20,00 | 10,00 | 30,00 |
II | Chi phí QLDA |
|
| 18,27 | 8,96 | 27,23 |
III | Chi phí tư vấn |
|
| 38,50 | 18,88 | 57,38 |
IV | Bảo hiểm công trình |
|
| 7,08 | 3,47 | 10,55 |
V | Dự phòng phí |
|
| 242,42 | 118,85 | 361,27 |
VI | Giải phóng mặt bằng |
|
| 51,47 | 1,50 | 52,97 |
VIII | Lãi vay ngân hàng |
|
| 606,68 | 292,14 | 898,81 |
IX | Kiểm toán Quyết toán |
|
| 14,95 | 7,20 | 22,14 |
| Tổng mức đầu tư |
|
| 3.339,71 | 1.608,20 | 4.947,90 |
- 1Quyết định 949/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định quản lý quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 807/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
- 3Quyết định 869/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 1332/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Quyết định 2197/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh nội dung Quy hoạch cấp nước toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định 2197/QĐ-UBND và Quyết định 1332/QĐ-UBND
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 4Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 03/2008/QĐ-BXD quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 8Thông tư 17/2010/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 949/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định quản lý quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước
- 10Quyết định 807/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
- 11Quyết định 869/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 2197/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch cấp nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 2197/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/10/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra