Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1330/2003/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, TỈNH QUẢNG NAM VÀ KHU VỰC TRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ ĐÀ NẴNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Điều 58 Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại công văn số 2372/UB-VP ngày 21 tháng 8 năm 2002;
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam tại công văn số 1065/UB-KTN ngày 20 tháng 6 năm 2002;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam bao gồm:

1. Vùng nước trước cầu cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Nại Hiên, K4D6, Nguyễn Văn Trỗi, cầu cảng chuyên dùng của Nhà máy Xi măng Hải Vân, cầu cảng chuyên dùng của Công ty PETEC, cầu cảng khu B thuộc Xí nghiệp sửa chữa Hải Sơn, cảng Kỳ Hà và vùng nước của bến phao Mỹ Khê;

2. Vùng nước của tuyến luồng hàng hải, vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão thuộc các cảng biển quy định tại khoản 1 của Điều này;

3. Vùng nước trước cầu cảng và khu vực neo đậu, chuyển tải, tránh bão khác sẽ được công bố theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:

1. Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng:

a. Khu vực Đà Nẵng gồm cầu cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Nại Hiên, K4D6, Nguyễn Văn Trỗi, cầu cảng chuyên dùng của Nhà máy Xi măng Hải Vân, cầu cảng chuyên dùng của Công ty PETEC, cầu cảng khu B thuộc Xí nghiệp sửa chữa Hải Sơn:

- Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi đoạn thẳng nối hai điểm ĐN1, ĐN2, có tọa độ sau đây:

+ ĐN1. 160 12' 36'' N; 1080 12' 06'' E (mép bờ phía Nam hòn Sơn Chà).

+ ĐN2. 160 09' 36'' N; 1080 14' 42'' E ( mép bờ phía Tây Bắc bán đảo Sơn Chà);

- Ranh giới về phía đất liền: toàn bộ vùng nước của vịnh Đà Nẵng, được giới hạn cụ thể từ điểm ĐN2 chạy dọc theo đường bờ biển của vịnh Đà Nẵng về phía Tây bán đảo Sơn Chà, qua cửa sông Hàn, tiếp tục chạy theo đường bờ biển về phía Tây vịnh Đà Nẵng qua mũi Nam ô lên phía Bắc vịnh Đà Nẵng tới điểm ĐN3 có toạ độ: 16o 12’ 38” N; 108o 11’ 25” E (mép bờ phía Đông đèo Hải Vân). Sau đó từ điểm ĐN3 nối với điểm ĐN4 có toạ độ: 16o 12’ 40” N; 108o 11’ 44” E (mép bờ phía Tây Nam hòn Sơn Chà) và chạy dọc theo đường bờ biển phía Tây Nam hòn Sơn Chà tới điểm ĐN1.

- Ranh giới trên sông Hàn: từ hai điểm mút của cửa sông Hàn (giáp với vùng nước vịnh Đà Nẵng) chạy theo hai bờ sông về phía thượng lưu, dọc theo bên trái đập Bắc - Nam đến đường biên hành lang an toàn hạ lưu cầu Nguyễn Văn Trỗi.

b. Khu vực bến phao Mỹ Khê:

- Ranh giới về phía biển : được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm MK1, MK2 và MK3 có tọa độ sau đây:

+ MK1. 16o 03’ 00” N; 108o 14’ 40” E;

+ MK2. 160 03' 00'' N; 1080 18' 00'' E;

+ MK3. 160 05' 45'' N; 1080 18' 00'' E.

- Ranh giới về phía đất liền: từ điểm MK3 chạy dọc theo mép bờ biển phía Đông Nam bán đảo Sơn Chà tới điểm MK1.

2. Phạm vi vùng nước cảng biển Kỳ Hà thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam:

- Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm KH1, KH2, KH3 và KH4 có tọa độ sau đây:

+ KH1. 150 31’ 00'' N; 1080 40’ 00'' E;

+ KH2. 150 31’ 00'' N; 1080 42’ 18'' E;

+ KH3. 150 28’ 54'' N; 1080 42’ 18'' E;

+ KH4. 15o 28’ 54” N; 108o 41’ 12” E.

- Ranh giới về phía đất liền: từ điểm KH4 chạy dọc theo mép bờ biển về phía Tây Bắc, qua cửa sông Trường Giang ( cửa Lô), tiếp tục chạy theo đường bờ biển qua mũi An Hoà về phía Tây tới điểm KH1.

- Ranh giới trên sông Trường Giang: từ hai điểm mút của cửa sông Trường Giang (cửa Lô), chạy dọc theo hai bờ sông về phía thượng lưu, qua cửa lạch Đầu Doi (Sâm Riêng) tới đường thẳng cắt ngang sông nối hai điểm TG1 và TG2 có toạ độ sau đây:

+ TG1. 150 29' 24'' N; 1080 38' 42'' E.

+ TG2. 150 28' 30'' N; 1080 38' 42'' E.

Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão cho tàu thuyền vào các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, được quy định như sau:

1. Khu vực Đà Nẵng:

a. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại toạ độ:

160 10' 00'' N; 1080 11' 00'' E.

2. b. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền trong vùng nước được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 của Quyết định này.

Khu vực bến phao Mỹ Khê:

a. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại tọa độ:

160 04' 00'' N; 1080 17' 00'' E.

b. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền trong vùng nước được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 của Quyết định này.

3. Khu vực cảng Kỳ Hà:

a. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại toạ độ:

150 29' 30'' N; 1080 41' 42'' E.

b. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền trong vùng nước cảng Kỳ Hà được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quyết định này.

Điều 4.

1. Cảng vụ Đà Nẵng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đối với mọi hoạt động hàng hải tại vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

2. Cảng vụ Đà Nẵng căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước quy định tại điểm b của khoản 1, 2, 3 Điều 3 của Quyết định này, đảm bảo an toàn hàng hải và vệ sinh môi trường.

Điều 5. Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại Điều 2Điều 3 của Quyết định này, Cảng vụ Đà Nẵng còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1600/PC-VT ngày 12/08/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng nước cảng Đà Nẵng và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng và các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 7. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam, Giám đốc Cảng vụ Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như điều 7;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện KSND tối cao;
- Các Bộ, ngành;
- UBND TP. Đà Nẵng;
- UBND tỉnh Quảng Nam;
- Công báo;
- Lưu: VP, PCVT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Thế Minh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1330/2003/QĐ-BGTVT về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 1330/2003/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/05/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Phạm Thế Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 46
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản