ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2000/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 08 tháng 12 năm 2000 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHONG TRÀO "TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA"
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Chỉ thị số 05-CT/ TU ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thành ủy về việc tăng cường chỉ đạo cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa";
- Căn cứ kết luận của phiên họp thường kỳ UBND thành phố tháng 10 năm 2000 tại Thông báo số 112/TB-UB ngày 16 tháng 11 năm 2000 của UBND thành phố;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tại Tờ trình số 471 ngày 21 tháng 11 năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở văn hóa Thông tin, Thủ trường các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
TRIỂN KHAI PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 132/2000/QĐ-UB ngày 08 tháng 12 năm 2000 của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
- Tăng cường nhận thức trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, từ trong cơ quan Nhà nước đến ngoài xã hội, trong cán bộ đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa và nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tiếp tục đẩy mạnh và gắn kết chặt chẽ các phong trào quần chúng hiện có với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", đồng thời lồng ghép với các nội dung của cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư".
- Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật.
- Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nếp sống văn hóa. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nếp sống văn hóa. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Phấn đấu trong giai đoạn 2001-2005 toàn thành phố đạt được các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Số TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | KH 2001 | KH 2002 | KH 2003 | KH 2004 | KH 2005 |
1 | Gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá | % | 70 | 70 | 72 | 75 | 80 |
2 | Thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá | % | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 |
3 | Khối phố đạt tiêu chuẩn văn hoá | % | 20 | 25 | 30 | 40 | 50 |
4 | Cơ quan, đơn vị văn hoá | % | 70 | 75 | 80 | 85 | 90 |
5 | Xã, phường có thiết chế VH | % | 30 | 50 | 70 | 90 | 100 |
III - NỘI DUNG TIÊU CHUẨN CUỘC VẬN ĐỘNG:
1- Xây dựng gia đình văn hóa:
Gia đình là tế bào của xã hội. Môi trường văn hóa trong gia đình là yếu tố quan trọng hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống của mỗi thành viên. Xây dựng gia đình văn hóa là cơ sở vững chắc cho việc hình thành một xã hội lành mạnh. Danh hiệu gia đình văn hóa được xem xét theo 5 tiêu chuẩn sau:
1- Thực hiện kế hoạch "5 không" của thành phố (không có hộ đói; không có người mù chữ; không có người lang thang, xin ăn; không có người nghiện ma túy; không giết người cướp của).
2- Gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.
3- Tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư đều đặn.
4- Đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ xóm giềng, cùng chung xây dựng cộng đồng dân cư.
5- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không ngừng nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần.
2- Xây dựng địa bàn dân cư văn hóa:
+ Đối với đô thị: Xây dựng khối phố văn hóa. Đối với đô thị: Xây dựng khối phố văn hóa.
+ Đối với nông thôn: Xây dựng thôn văn hóa. Đối với nông thôn: Xây dựng thôn văn hóa.
Thôn, khối phố là địa bàn cư trú, sinh hoạt với các mối quan hệ xã hội diễn ra hằng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống yên ổn và nhân cách của mỗi con người. Do vậy, xây dựng nếp sống văn hóa ở địa bàn dân cư là tạo môi trường lành mạnh cho mọi người và cũng là tạo sự gắn bó thân thiết giữa mỗi cá nhân với cộng đồng dân cư, phát huy quyền dân chủ thiết thực của người dân.
Để được công nhận là thôn văn hóa, khối phố văn hóa cần phải phấn đấu thực hiện và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1- Thực hiện kế hoạch "5 không" của thành phố.
2- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh và phong phú.
3- Có môi trường cảnh quan sạch, đẹp; không để xảy ra trộm cắp, mất vặt.
4- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
5- Có trên 70% gia đình được công nhận là gia đình văn hóa.
3- Xây dựng xã, phường văn hóa:
Là xã, phường được công nhận danh hiệu xã, phường văn hóa thì ở đó phải có ít nhất là 70% số thôn, khối phố trở lên đạt danh hiệu "Thôn văn hóa", "Khối phố văn hóa".
4- Xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, công sở văn hóa (gọi chung là cơ quan văn hóa).
Các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị cần phát huy cao nhất khả năng của mình, thực hiện cuộc vận động. Quá trình thực hiện cuộc vận động có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; phát huy được tinh thần trách nhiệm, tự giác của cán bộ, công chức viên chức, các thành viên trong đơn vị; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương . Tiêu chuẩn đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, gồm các nội dung cơ bản sau:
1- Công sở sạch, đẹp, an toàn.
2- Làm việc có kỷ luật, thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan.
3- ăn mặc gọn gàng, trang nhã. Giao tiếp ứng xử văn minh nhã nhặn, lịch thiệp với đồng sự, với khách, thực hiện tốt trách nhiệm với công việc, đeo thẻ công chức trong giờ làm việc, sắp xếp công việc khoa học, giảm thủ tục phiền hà, chống quan liêu, lãng phí.
4- Không để xảy ra tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan
5- Không hút thuốc tại công sở trong lúc hội họp, làm việc và tiếp khách. Không đặt bàn thờ, bát hương tại cơ quan, công sở
5- Xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn minh nơi công cộng:
Nếp sống văn hóa công cộng là biểu hiện của thói quen ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên. Xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng là tạo được lối sống lành mạnh, tốt đẹp cho mỗi người, mỗi gia đình. Những nơi công cộng như: nhà hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, bến tàu, bến xe, nơi buôn bán (chợ), đường phố, công viên, khu di tích, danh thắng, cần thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng nội quy, quy định ở các khu sinh hoạt công cộng.
- Giữ gìn vệ sinh, không gây rối làm mất trật tự nơi công cộng
- Không lấn chiếm vỉa hè, lề đường, đất công.
- Không treo, dán, viết, vẽ quảng cáo tùy tiện.
- Trồng và bảo vệ cây xanh, vườn hoa.
- Không để xảy ra các tệ nạn xã hội, hoạt động mê tín dị đoan.
1- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục tiêu của phong trào, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước với Mặt trận và đoàn thể nhân dân ở tất cả các cấp.
Theo các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể trên cơ sở xác định vai trò vị trí của văn hóa, căn cứ vào nội dung xây dựng đời sống văn hóa để lồng ghép, bổ sung vào nội dung các phong trào do địa phương, đơn vị phát động. Coi việc chỉ đạo, phát động xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là một động lực, một nội dung của phong trào thi đua yêu nước.
2- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động:
Các ngành, các cấp phải xây dựng chương trình kế hoạch, tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch triển khai cuộc vận động, quán triệt sử dụng tổng hợp các hình thức, các lực lượng để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho mọi người nắm bắt đầy đủ, nội dung ý nghĩa của cuộc vận động. Các cơ quan báo, đài có chương trình định kỳ với thời lượng thích đáng để tuyên truyền về cuộc vận động. Biên tập và in ấn phát hành tài liệu về cuộc vận động đến các khối phố, khu dân cư.
3- Thành lập Ban Chỉ đạo:
+ ở cấp thành phố: Căn cứ vào kế hoạch của Ban chỉ đạo cấp Trung ương và tình hình thực tế ở địa phương, thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách văn - xã làm trưởng ban. ở cấp thành phố: Căn cứ vào kế hoạch của Ban chỉ đạo cấp Trung ương và tình hình thực tế ở địa phương, thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách văn - xã làm trưởng ban.
+ ở cấp quận, huyện: Các thành viên Ban chỉ đạo tương tự như Ban chỉ đạo cấp thành phố. ở cấp quận, huyện: Các thành viên Ban chỉ đạo tương tự như Ban chỉ đạo cấp thành phố.
+ ở cấp xã phường: Được cơ cấu gọn hơn nhưng phải có đủ các thành phần như sau: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm trưởng ban, Chủ tịch UBMTTQ và Trưởng ban VHTT là phó ban, và các thành viên là:Tư pháp, Lao động - Thương binh Xã hội, Công an, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh.
+ ở cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang: Ban chỉ,đạo gồm lãnh đạo chủ chốt cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thế trong cơ quan, đơn vị. ở cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang: Ban chỉ đạo gồm lãnh đạo chủ chốt cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị.
4- Tổ chức phát động phong trào đăng ký và triển khai công nhận:
Ban chỉ đạo các cấp phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phát động rộng rãi các cơ sở đăng ký xây dựng nếp sống văn hóa theo những tiêu chuẩn, nội dung đã được chỉ đạo thống nhất của Ban chỉ đạo. Hằng năm, vào tháng 11 tổ chức kiểm tra, xét công nhận ở cấp cơ sở và cấp quận, huyện theo các nội dung đã được nêu tại kế hoạch này và các nội dung cụ thể của các Ban chỉ đạo địa phương, đơn vị.
5- Nâng mức đầu tư cho các thiết chế văn hóa, từng bước xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa cơ sở:
Thiết chế văn hóa là cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân như nhà văn hóa, phòng đọc sách, phòng truyền thống, sân chơi thể thao, trạm truyền thanh... Đây là những công trình có ý nghĩa thiết thực góp phần tích cực vào việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Do vậy, đồng thời với quá trình đầu tư phát triển kinh tế cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư cho văn hóa tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Tiến tới mỗi xã, phường có một thiết chế văn hóa (như nhà văn hóa, khu vui chơi cho trẻ em và người lớn tuổi), gắn với một đội ngũ cán bộ quản lý được bồi dưỡng, đào tạo.
6- Thực hiện chính sách xã hội hóa các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa:
Quán triệt đầy đủ và tổ chức tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị quyết 90/CP và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc xã hội hóa hoạt động văn hóa, với mục tiêu lấy sức dân chăm lo cho dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp xã hội tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.
- Hình thành các câu lạc bộ, các nhóm, đội nghệ thuật cho các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.
- Có chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, về vay vốn cho các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở.
- Huy động sự tham gia đầu tư sáng tạo văn hóa - nghệ thuật của các tầng lớp công chúng gắn với việc tham gia phổ biến, truyền tải các giá trị văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho các tầng lớp nhân dân.
7- Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phong trào, đề xuất khen thưởng:
- Hằng năm Ban chỉ đạo cuộc vận động các cấp, ban, ngành, đoàn thể phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện cuộc vận động của cấp mình. Kịp thời phát hiện những điển hình tốt, những mô hình tiêu biểu từ thực tiễn; đồng thời cũng đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho phong trào phát triển. Xem xét bình chọn những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc để biểu dương khen thưởng kịp thời. Đây là phong trào rộng lớn thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội, nên có rất nhiều nội dung thi đua, với các danh hiệu thi đua như:
- Người tốt việc tốt.
- Gia đình văn hóa.
- Thôn văn hóa, khối phố văn hóa.
- Cơ quan, đơn vị, trường học có nếp sống văn hóa.
- Đơn vị có thành tích cao về rèn luyện thân thể.
- Nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa.
- Đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân có môi trường văn hóa tốt.
Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" thành phố phối hợp với các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo phong trào, xây dựng chương trình kế hoạch công tác cụ thể cho từng thời gian, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng phong trào.
- Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố làm đầu mối liên kết các đoàn thể, các giới, các hội, làm nòng cốt và chịu trách nhiệm toàn bộ về kế hoạch, nội dung, biện pháp triển khai nội dung cuộc vận động trong các đối tượng nhân sĩ, trí thức, tôn giáo và các tổ chức thành viên. Gắn cuộc vận động này với nội dung cuộc vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư".
- Sở Văn hóa - Thông tin: Cơ quan thường trực phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ trong việc tham mưu, đề xuất nội dung, biện pháp tổ chức cuộc vận động, chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức phong trào, trực tiếp theo dõi chỉ đạo phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa, khối phố văn hóa. Đồng thời, làm tốt công tác quản lý Nhà nước về văn hóa theo quy định của Chính phủ.
- Sở Thể dục - Thể thao: Trực tiếp chủ trì thực hiện phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phát triển sôi nổi, đều khắp phong trào thể thao quần chúng và phấn đấu xây dựng, phát triển các bộ môn đạt thành tích cao; phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin củng cố hệ thống tổ chức văn hóa - Thông tin - thể thao các quận, huyện và cơ sở.
- Sở Giáo dục - Đào tạo: Tiến hành công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh, chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung cuộc vận động trong trường học.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chịu trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo thực hiện tốt các chức trách xã hội, nhất là đối với các đối tượng chính sách. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội, làm lành mạnh môi trường xã hội.
- Sở Y tế: Chịu trách nhiệm tham mưu và trực tiếp chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa ở các cơ sở y tế trong thành phố, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân ăn ở vệ sinh, phòng chống các bệnh dịch, chống suy dinh dưỡng.
- Sở Tài chính - Vật giá: Chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi việc dự trù và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo kinh phí cần thiết cho các hoạt động của Ban chỉ đạo đã được UBND thành phố thông qua.
- Bộ chỉ huy Quân sự và Bộ đội biên phòng: Trực tiếp chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa ở tất cả các đơn vị lực lượng vũ trang trong thành phố, tham mưu với Ban chỉ đạo tổ chức giáo dục quốc phòng toàn dân, phối hợp xây dựng tình đoàn kết quân dân trong các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.
- Công an thành phố: Tham mưu cho Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp phong trào vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, nâng cao ý thức cảnh giác và phòng chống các hoạt động vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn xã hội xây dựng khu dân cư và cơ sở bình yên, lành mạnh, xây dựng đơn vị đạt chuẩn về công sở văn hóa.
- Đề nghị các tổ chức đoàn thể quần chúng (Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh...) vận động các hội viên, đoàn viên tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng cơ quan đơn vị, công sở văn hóa, gắn với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội bằng các biện pháp linh hoạt và phù hợp.
- Đề nghị đài Truyền hình Đà Nẵng - Báo Đà Nẵng, Đài phát thanh truyền hình thành phố mở chuyên mục thường kỳ về xây dựng đời sống văn hóa để tuyên truyền chủ trương, phản ánh kịp thời tình hình thực hiện; chú ý giới thiệu những mô hình, gương người tốt, việc tốt và những đơn vị điển hình trong phong trào; đồng thời, phê phán các hiện tượng tiêu cực, thiếu trách nhiệm của các cá nhân hoặc tập thể đối với cuộc vận động.
- Gia đình văn hóa: Do Mặt trận Tổ quốc và Ban VHTT xã, phường phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc bình chọn và đề xuất Chủ tịch UBND xã, phường ra quyết định công nhận.
- Thôn văn hóa, khối phố văn hóa: Do Chủ tịch UBND quận, huyện ra quyết định công nhận.
- Phường, xã văn hóa; cơ quan, công sở văn hóa: Do Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định công nhận.
Việc bình xét để công nhận danh hiệu thôn văn hóa, khối phố văn hóa, phường, xã văn hóa, cơ quan, công sở văn hóa được tiến hành thường xuyên hàng năm. Ngành Văn hóa - Thông tin với tư cách là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo có trách nhiệm xem xét và đề xuất Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định.
Hàng năm các thành viên trong Ban chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức thực hiện phong trào ở lĩnh vực thành viên phụ trách về Thường trực Ban chỉ đạo thành phố để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo thành phố và Ban chỉ đạo Trung ương.
- 1Quyết định 2236/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010
- 2Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND về quy định kinh phí thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 1941/2006/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010
- 4Hướng dẫn 20/HD-SNV năm 2013 về đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ xét và đề nghị khen thưởng Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 3Quyết định 2236/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006-2010
- 4Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND về quy định kinh phí thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Quyết định 1941/2006/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010
- 6Hướng dẫn 20/HD-SNV năm 2013 về đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ xét và đề nghị khen thưởng Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng ban hành
Quyết định 132/2000/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 132/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/12/2000
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Nguyễn Bá Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2000
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực