Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/2003/QĐ-UB | Đà lạt, ngày 18 tháng 9 năm 2003 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LÂM NGHIỆP XÃ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12/8/1991;
- Căn cứ quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp;
- Xét đề nghị của Chi cục Kiểm lâm tại tờ trình số 333/TT-KL ngày 24/10/2002;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính vật giá, Kế hoạch và đầu tư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LÂM NGHIỆP XÃ
( Ban hành kèm theo quyết định số: 131/ 2003/ QĐ-UB ngày 18/9/2003 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1: Quy định này quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lâm nghiệp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban lâm nghiệp xã), là bộ phận tham mưu giúp việc UBND cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp nhằm góp phần tích cực ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng từ cơ sở.
Điều 2: Ban lâm nghiệp xã được tổ chức ở các xã, phường, thị trấn có rừng trong toàn Tỉnh: Ban lâm nghiệp xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND cấp xã, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Hạt Kiểm lâm sở tại.
Điều 3: Ban lâm nghiệp xã đảm bảo thường trực tại trụ sở UBND cấp xã sở tại để giúp UBND xã giải quyết những công việc hàng ngày thuộc nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của cấp xã.
Điều 4: Việc thành lập Ban lâm nghiệp xã do UBND cấp huyện, thị xã, thành phố quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã sở tại, thành phần gồm có:
- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp xã làm Trưởng ban; giúp việc cho Trưởng ban có hai Phó Ban: Một phó ban chuyên trách là cán bộ của đơn vị chủ rừng. Một phó ban kiêm nhiệm là Trung đội trưởng Trung đội Dân quân cơ động.
- Thành viên gồm đại diện các Ban, Ngành ở cấp xã: Công an, Quân sự, Địa chính, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã, cán bộ tiểu khu của đơn vị chủ rừng liên quan, đại diện của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã.
Điều 5: Trưởng Ban và các thành viên Ban lâm nghiệp xã hoạt động mang tính chất kiêm nhiệm. Trưởng Ban chịu trách nhiệm chung và điều hành hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban.
Định kỳ hàng năm Ban lâm nghiệp xã đánh giá, nhận xét hoạt động của từng thành viên trong Ban để gửi về đơn vị chủ quản làm cơ sở xét thi đua khen thưởng.
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm Ban lâm nghiệp xã báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động, gửi UBND cấp xã, Hạt Kiểm lâm sở tại để tổng hợp theo dõi và báo cáo cơ quan cấp trên.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LÂM NGHIỆP XÃ
Điều 7: Ban lâm nghiệp xã có nhiệm vụ:
1 . Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao nhận thức về rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nhằm phát huy tính tự giác của mọi người tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã về các mặt: danh sách chủ rừng; diện tích ranh giới các khu rừng; các văn bản giao, khoán, cho thuê rừng, đất lâm nghiệp giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
3. Giúp UBND cấp xã hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
4. Tham gia xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn dân cư.
5. Tham gia công việc giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp theo chỉ đạo của UBND cấp huyện, xây dựng và thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng, dự án định canh định cư, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn do UBND cấp xã phân công.
6. Theo dõi và nắm chắc tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp của nhân dân sống trong và ven rừng, các đối tượng phá rừng, sinh sống bằng nghề rừng trái phép trên địa bàn để có biện pháp quản lý, giáo dục thích hợp .
7. Giúp UBND cấp xã xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn, bản; Phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan (Kiểm lâm, Công an, Quân đội ) trên địa bàn tuần tra bảo vệ rừng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, cháy rừng.
8. Tham mưu chủ tịch UBND cấp xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; chuyển hồ sơ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng cho các cơ quan chức năng xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND cấp xã.
Điều 8: Ban lâm nghiệp xã có quyền:
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp cửa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao, khoán, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn.
2. Tham gia xác minh ban đầu và đề xuất giải quyết đối với những trường hợp được giao, khoán, thuê rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp; Yêu cầu các Chủ rừng báo cáo về kết quả tình hình quản lý bảo vệ rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.
3. Kiến nghị, đề xuất với UBND cấp xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương.
4. Khi phát hiện cháy rừng, Ban lâm nghiệp xã có quyền yêu cầu đơn vị Chủ rừng tổ chức lực lượng chữa cháy và báo cáo ngay cho UBND cấp xã huy động các lực lượng cứu chữa.
Trong trường hợp các đơn vị chủ rừng, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng mà vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy hoặc để rừng bị cháy mà không tổ chức cứu chữa kịp thời, Ban lâm nghiệp xã có quyền lập biên bản vi phạm đối với tổ chức, cá nhân này và chuyển giao hồ sơ cho cơ quan có chức năng xử lý hoặc tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xử lý theo thẩm quyền.
5. Các thành viên Ban lâm nghiệp xã khi thi hành công vụ phải mang bảng tên theo quy định do UBND huyện cấp, có quyền kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, biên bản phạm pháp quả tang đối với các trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, có quyền yêu cầu các đối tượng bị kiểm tra xuất trình những giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra; tham mưu UBND cấp xã áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và xử phạt đối với các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền quy định.
Điều 9: Kinh phí hoạt động của Ban lâm nghiệp xã:
- Phụ cấp Trưởng ban lâm nghiệp xã: Trưởng Ban lâm nghiệp xã được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo chế độ quy định tại văn bản liên ngành số 185/ HD-LN ngày 10/8/1998 của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Sở Lao động thương binh Xã hội, Sở Tài chính Vật giá.
- Phụ cấp Phó Ban kiêm nhiệm Ban lâm nghiệp xã bằng phụ cấp của Xã đội phó thông qua hợp đồng trách nhiệm với Hạt Kiểm lâm sở tại.
- Định mức kinh phí phục vụ hoạt động của Ban lâm nghiệp xã bình quân 400.000 đồng/ tháng ( phục vụ cho việc kiểm tra, nhiên liệu kiểm tra, bồi dưỡng trực cho các thành viên Ban lâm nghiệp ... ). UBND cấp huyện quyết định mức kinh phí cụ thể cho từng xã tùy theo điều kiện thực tế ở xã
- Các khoản kinh phí trên do Hạt Kiểm lâm dự toán, cấp phát, điều hành cho các Ban lâm nghiệp và quyết toán với Phòng Tài chính huyện.
- Phòng Tài chính cân đối kinh phí cấp phát cho Hạt Kiểm lâm.
Điều 10: Phân công trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ hoạt động Ban lâm nghiệp xã:
1. UBND cấp xã chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện hoạt động của Ban lâm nghiệp xã. Định kỳ hàng tháng UBND cấp xã giao ban với Ban lâm nghiệp xã và đơn vị chủ rừng có liên quan để kiểm điểm công tác tháng trước và triển khai công tác tháng tới.
2. Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp các ngành chức năng cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho hoạt động của Ban lâm nghiệp xã; có kế hoạch, biện pháp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Ban lâm nghiệp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
3. Các đơn vị Chủ rừng phải cử cán bộ về công tác ở những xã, phường, thị trấn có rừng do mình quản lý, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp bảo vệ rừng; định kỳ hàng tháng có trách nhiệm báo cáo UBND cấp xã thông qua Ban lâm nghiệp xã sở tại về tình hình hoạt động quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng trên địa bàn.
Điều 11: UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt có trách nhiệm quyết định thành lập các Ban lâm nghiệp xã và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; điều hành hoạt động của Ban lâm nghiệp xã đi vào nề nếp, hiệu quả; Đồng thời chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng cấp huyện phối hợp, hỗ trợ UBND cấp xã thực hiện tốt yêu cầu này.
Điều 12: Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, giúp UBND tỉnh tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Ban lâm nghiệp xã, định kỳ báo cáo để theo dõi, chỉ đạo
Hàng năm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban lâm nghiệp xã đảm bảo hoạt động có hiệu quả; đồng thời tổ chức lực lượng Kiểm lâm hoạt động gắn với địa bàn xã và chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm thường xuyên theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động cho Ban lâm nghiệp xã theo quy định.
Điều 13: Sở Tài chính-vật giá có trách nhiệm cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm, hướng dẫn cơ quan Tài chính các cấp cấp phát, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí phục vụ hoạt động của Ban lâm nghiệp xã.
Điều 14: Các Sở, Ban, Ngành trong Tỉnh có trách nhiệm phối hợp với chính quyền các cấp và ngành Lâm nghiệp, Kiểm lâm tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho Ban lâm nghiệp xã nâng cao vai trò trách nhiệm và hiệu quả hoạt động xây dựng bảo vệ rừng.
Điều 15: Khen thưởng, xử phạt:
Đơn vị, cá nhân nào thực hiện tốt Bản quy định này, hoặc có thành tích trong việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo Ban lâm nghiệp xã hoạt động có hiệu quả thì được khen thưởng theo quy định; trường hợp cản trở, thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng làm trái thì tùy mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
- 1Nghị định 165-HĐBT năm 1981 về việc thành lập Liên hiệp lâm, công nghiệp Long Đại trực thuộc Bộ Lâm nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 1195/QĐ-UB năm 1995 về phân công quản lý đất lâm nghiệp cho Uỷ ban nhân dân Huyện Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 1196/QĐ-UB năm 1995 về phân công quản lý đất lâm nghiệp cho Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Tiên do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Nghị định 165-HĐBT năm 1981 về việc thành lập Liên hiệp lâm, công nghiệp Long Đại trực thuộc Bộ Lâm nghiệp do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1195/QĐ-UB năm 1995 về phân công quản lý đất lâm nghiệp cho Uỷ ban nhân dân Huyện Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 1196/QĐ-UB năm 1995 về phân công quản lý đất lâm nghiệp cho Uỷ ban nhân dân Huyện Cát Tiên do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 131/2003/QĐ-UB ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban lâm nghiệp xã do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 131/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/09/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phan Thiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra